Nguyên tắc và những nội dung cơ bản của chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 36 - 40)

7. Kết cấu luận văn

1.2. Nguyên tắc và những nội dung cơ bản của chínhsáchxúctiến thương mại tiêu thụ

1.2.1. Một số nguyên tắc cơ bản đối với chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Nguyên tắc thống nhất.

Nội dung của chính sách xúc tiến thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại của một Tỉnh phải thống nhất, dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước và quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Đồng thời, nội dung và cách thức thực thi của chính sách XTTM của Tỉnh không thể độc lập, tách rời mà cần phải đảm bảo sự thống nhất với nội dung và cách thức thực thi của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chính sách quản lý, phát triển các lĩnh vực khác của Tỉnh và cả nước.

Tỉnh cần thống nhất quản lý các hoạt động xúc tiến thương mại bằng chính sách, luật pháp và công cụ kế hoạch hóa. Phải thống nhất các mục tiêu kinh tế, thương mại với các mục tiêu khác trong quản lý.

Nguyên tắc tập trung và dân chủ.

Nội dung chính sách XTTM và thực thi chính sách XTTM của Tỉnh cần bảo đảm tính minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành

chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, giao thương trong và ngoài nước.

Nguyên tắc liên tục và đúng hướng

Chính sách XTTM của một địa phương, một Tỉnh không được dàn trải mà cần dựa trên tiềm lực và mục tiêu của địa phương để xác định được thị trường, sản phẩm và khách hàng mục tiêu. Từ đó mới có thể xây dựng và thực thi được chính sách xúc tiến thương mại có chất lượng cũng như hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả.

Việc xây dựng và thực hiện chính sách XTTM trên địa bàn một tỉnh cũng cần được tiến hành liên tục trong một thời gian xác định, đủ dài để có tác động đủ lớn, mang lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động XTTM của Tỉnh.

Đồng thời, cần đảm bảo tính liên tục trong theo dõi, đánh giá chính sách XTTM để có những điều chỉnh kịp thời. Để đảm bảo Chính sách xúc tiến thương mại đi đúng hướng phải có hệ thống theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.

Nguyên tắc hiệu quả.

Chính sách xúc tiến thương mại tại một Tỉnh cần đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh

Các quyết định, chính sách được hoạch định và triển khai cần đem lại hiệu quả tương xứng so với chi phí nguồn lực đã bỏ ra. Để đạt được những kết quả tốt, cần nâng cao chất lượng các quyết định trong quản lý cũng như tập trung cho quá trình giám sát điều chỉnh trong quá trình thực hiện các chính sách.

Để chắc chắn rằng chính sách xúc tiến thương mại đi đúng hướng, hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện nhịp nhàng, cần thực hiện được các đánh giá xem xét các nỗ lực và kết quả hoàn thành trong quá khứ. Việc sử

dụng các dữ kiện trong quá khứ sẽ giúp nhận ra các thành công hoặc các vấn đề tồn tại trong dài hạn. Việc đánh giá này phải đảm bảo các mục đích sau:

(i) Xác định điều gì đang và sẽ xảy ra trong suốt qua trình thực hiện chính sách xúc tiến thương mại.

(ii) Đo lường chất lượng của các hoạt động đã thực hiện. (iii) Xác định các tiến trình hoạt động phù hợp.

1.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Nội dung cơ bản của các chính sách XTTM một địa phương cấp tỉnh nói chung phải đảm bảo một số yêu cầu sau: (i) Bảo đảm tính rõ ràng, nhất quán trong mục tiêu và không triệt tiêu/bị triệt tiêu bởi các chính sách khác; (ii) Bảo đảm tính khả thi; (iii) Bảo đảm tính đồng bộ; (iv) Bảo đảm sự phù hợp với sản phẩm, với điều kiện địa phương.

Một số chính sách XTTM cơ bản gồm: Chính sách tài chính hỗ trợ xúc tiến thương mại; Chính sách hỗ trợ tiếp cận và phát triển thị trường; Chính sách phát triển năng lực xúc tiến thương mại của các chủ thể; Hợp tác và liên kết trong hoạt động xúc tiến thương mại … Nội dung chính của các chính sách như

sau:

- Quan điểm, chủ trương, chiến lược và kế hoạch của Tỉnh và các ban, ngành địa phương để thực hiện hoạt động XTTM:

Để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, trước đó, UBND Tỉnh cần xây dựng được quan điểm, chủ trương, ý tưởng, mục tiêu, định hướng cho hoạt động XTTM trên địa bàn trong ngắn hạn, dài hạn; xác định được nhóm sản phẩm, thị trường, đối tượng khách hàng tập trung xúc tiến… Từ đó, Tỉnh và các địa phương có cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện XTTM.

Muốn thực hiện những bước trên, cần có kinh phí và thời gian cho hoạt động. Điều này đòi hỏi nhà hoạch định nên chú trọng cân đối, tính toán để lựa chọn thời gian phù hợp và ngân sách hợp lý nhất.

- Chính sách hỗ trợ về tài chính cho hoạt động XTTM

Như trên đã phân tích, để thực hiện được các hoạt động XTTM, một trong các điều kiện quan trọng là kinh phí. Do vậy, các chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động XTTM có vai trò tiên quyết trong XTTM của tỉnh. Một số chính sách cơ bản như:

(i) Chính sách phân bổ ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) cho hoạt động XTTM cấp tỉnh;

(ii) Chính sách nhằm kết nối, hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn tài chính để tổ chức hoạt động XTTM;

(iii) Chính sách giảm thuế, phí… cho các hoạt động XTTM của doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và phát triển thị trường:

Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức hội chợ, tuần hàng trong và ngoài tỉnh, kêu gọi và hỗ trợ DN tham gia;

Tổ chức các đoàn công tác khảo sát thị trường, tham gia hội chợ; Các chính sách nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp, cá nhân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do tỉnh hoặc tỉnh bạn… tổ chức.

Kết nối để mời các chuyên gia, các đối tác trong và ngoài nước tham gia các hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh để giới thiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Chính sách về thông tin, truyền thông

Mỗi địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước bằng các chính sách thông tin và truyền thông một cách linh hoạt. Có thể định kỳ hàng năm thông qua những

hội trợ thương mại, tuần lễ hàng tiêu dùng… hoặc linh hoạt gắn với những sự kiện trọng đại của quốc gia hoặc của tỉnh với sự hỗ trợ của công cụ truyền thông như phát thanh, truyền hình; thông qua các website của các tổ chức chính trị, xã hội; ….

- Chính sách về nguồn lực cho XTTM

Các chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng nhằm nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách tuyển dụng, chính sách đãi ngộ, đào tạo.

Các chính sách chủ yếu tập trung vào nâng cao chất lượng cho cán bộ quản lý nhà nước về XTTM, cho cán bộ hoạch định và thực thi chính sách về XTTM như nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng; chính sách về hỗ trợ đào tạo kỹ năng XTTM cho nhân sự của các tổ chức, doanh nghiệp… trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng XTTM

Chính sách về thu hút vốn và đầu tư phát triển hạ tầng cho hoạt động XTTM như xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm giới thiệu sản phẩm, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị XTTM, … trên địa bàn Tỉnh.

- Chính sách về hỗ trợ đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu và hình thành chuỗi cung ứng cho sản phẩm chủ lực.

Triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu sản phẩm; quản lý các sản phẩm chủ lực đã được cấp văn bằng bảo hộ; xây dựng mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu.

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm của một địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu 9833ac79-3938-4fcb-8f29-2993fb353f57 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w