một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại ttgdtx huyện văn bàn tỉnh lào cai

27 548 0
một số biện pháp nhằm nâng   cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại ttgdtx huyện văn bàn tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do, mục đích chọn đề tài I. 1. Bồi dưỡng học viên giỏi là một trong những công tác mũi nhọn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trung tâm GDTX. Bồi dưỡng học viên giỏi là bồi dưỡng, phát huy nguồn tài năng sẵn có, khơi dậy những tố chất tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho nó được bộc lộ ngày càng rõ nét và đầy đủ, góp phần đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng xã hội. Bồi dưỡng học viên giỏi là góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đây là một việc làm quan trọng đã được đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và trở thành tư tưởng quan trọng được ông cha ta lưu lại trên sách vở, văn bia như lời nhắc nhở bất hủ đối với các thế hệ con cháu có trách nhiệm gánh vác giang sơn đất nước những thế kỉ sau: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. vì thế, thánh đế minh vương không ai không coi việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí là công việc hàng đầu…” (Văn bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất) và “Đạo trị nước tất phải lấy việc gây dựng nhân tài làm việc ưu tiên, mà phương pháp gây dựng thì trước hết phải nuôi dưỡng người tài” (Chiếu vua Minh Mạng ban năm 1827). Chính sách chú trọng bồi dưỡng người có tài ngày nay càng khẳng định được tính đúng đắn ưu việt của nó. Vì vậy, trong xu thế đổi mới để hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, Bộ GD&ĐT cũng đã đặt ra nhiệm vụ, mục tiêu chung cho nền giáo dục quốc dân là phải nâng cao năng lực tự học, tính tích cực, năng động, sáng tạo, phát huy tài năng của người học. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” tại Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương khóa VII, Đảng ta đã chỉ đạo: mục tiêu, nhiệm vụ của nền giáo dục ngày nay là phải “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần đào tạo nên những thế hệ người lao động mới tài giỏi có năng lực chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo. 2 Để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược chung của ngành giáo dục, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD&ĐT đề ra cho các trung tâm GDTX trong việc nâng cao chất lượng của công tác giáo dục văn hóa phổ thông là phải chú trọng tới công tác bồi dưỡng học viên giỏi, xem đây là một trong những hoạt động mũi nhọn của đơn vị, phải xác định mục tiêu phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao chất lượng và thành tích trong công tác này. 2. Công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX Văn Bàn trong một số năm qua đã bộc lộ sự hạn chế ở nhiều khâu dẫn đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng chưa cao. Từ tháng 9 năm 2004, theo quyết định của Bộ GD&ĐT, các Trường Bồi dưỡng giáo dục đã được chuyển đổi thành các Trung tâm GDTX với chức năng, nhiệm vụ mới. Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Ban giám đốc, thày trò nhà trường đã có nhiều cố gằng trong hoạt động bồi dưỡng học viên giỏi. Tuy nhiên, trong một số năm liên tục, thành tích đạt được còn khá ít ỏi, mới chỉ dừng lại ở một vài giải cấp trường, không có học viên giỏi cấp tỉnh. Nhiệm vụ và những khó khăn hạn chế nêu trên đã đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp sư phạm, các cách thức làm việc mới để nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi. Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng mang tên “Biện pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại trung tâm GDTX huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai” của chúng tôi ra đời dựa trên cơ sở các lí do trên. Đề tài được thực hiện nhằm tìm tòi, nghiên cứu, đưa các biện pháp mới vào hoạt động quản lí và giảng dạy cho đối tượng học viên giỏi nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX huyện văn Bàn, tỉnh Lào Cai. II. Lịch sử vấn đề Việc nghiên cứu, đề xuất hệ thống các biện pháp phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bậc học phổ thông là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều thầy cô giáo quan tâm thực hiện từ rất lâu. Đã có không ít đề tài nghiên cứu khoa 3 học, sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo, các nhà khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục nghiên cứu về vấn đề này. Ví dụ: - Đề tài: “Bồi dưỡng năng lực thẩm văn cho học sinh giỏi văn (trường chuyên Vĩnh Phúc) khi học truyện ngắn Nguyễn Tuân” (Phan Hồng Hiệp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ). - Đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi- toán 5” (Nguyễn Thúy Hằng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Vinh ). - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: “Phương pháp tọa độ với bài toán hình học phẳng” (Huỳnh Chí Hào, Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu). - Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa vô cơ (Trường THCS Long Định huyện Châu Thành tỉnh Nghệ An)… Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều đã khẳng định tầm quan trọng to lớn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục nước nhà là góp phần bồi dưỡng, đào tạo cho đất nước những lớp công dân tương lai vừa có đức vừa có tài đủ sức gánh vác trọng trách xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai. Tuy nhiên, có thể nói ít có một chuyên đề, một sáng kiến kinh nghiệm hay một bài nghiên cứu nào bàn về vấn đề tìm kiếm các biện pháp bồi dưỡng đối tượng học viên giỏi tại các Trung tâm GDTX- một trong những đối tượng là thế hệ những người lao động cũng có đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước mà trực tiếp nhất là tại các địa phương nơi những học viên này đang sinh sống. Đề tài này trên cơ sở kế thừa những kiến thức lí luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ các công trình nêu trên đã xây dựng nền tảng về mặt lí luận cho việc bồi dưỡng đối tượng học viên giỏi đồng thời đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. III. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những đặc điểm của học viên ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 phục vụ cho việc phát hiện, bồi dưỡng học viên giỏi ở các bộ môn. - Nghiên cứu thực trạng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi. 4 - Nghiên cứu hệ thống các biện pháp mới có thể áp dụng vào công tác bồi dưỡng học viên giỏi. IV. Giới hạn phạm vi, nội dung nghiên cứu Để việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, trong đề tài nghiên cứu này,chúng tôi đã xác định phạm vi và đối tượng nghiên cứu ở mức độ tương đối hẹp. Cụ thế là: - Về địa bàn nghiên cứu: Tất cả các đối tượng nghiên cứu của đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Trung tâm GDTX huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. - Về nội dung nghiên cứu: Mọi nghiên cứu chủ yếu hướng vào tìm hiểu các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc bồi dưỡng học viên giỏi hai bộ môn toán và văn. V. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những đặc điểm về tâm, sinh lí, hoàn cảnh sống, hệ thống các năng lực cần có trong mỗi học viên có ý nghĩa là những tiền đề để tiến hành công tác bồi dưỡng học viên giỏi. - Nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn ở cả phía học viên và nhà trường trong việc tiến hành bồi dưỡng học viên giỏi qua các năm học 2004-2005, 2005- 2006, 2006-2007. - Nghiên cứu các cách thức làm việc mới có thể áp dụng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng học viên giỏi. VI. Phương pháp nghiên cứu VI.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Dựa trên thông tin từ những tài liệu đã có, sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa… để rút ra những kết luận khoa học. Phương pháp này sử dụng để thu thập thông tin, tư liệu nhằm nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết của đề tài, tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học viên giỏi. VI.2. Phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tiễn Tiến hành điều tra, khảo sát bằng quan sát, phỏng vấn nhằm tìm hiểu đặc điểm tâm lí, tư duy, những năng lực đặc biệt liên quan đến những vấn đề bồi 5 dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho việc xác định mục đích, lí do chọn đề tài, xây dựng cơ sở lí thuyết nền tảng vững chắc cho việc đề xuất hệ thống các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng học viên giỏi. VI.3. Phương pháp thống kê, so sánh, phân loại. Từ các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, điều tra, chúng tôi tiến hành so sánh để rút ra các kết luận khoa học làm tiền đề lí luận cho đề tài cũng như so sánh kết quả đã đạt được với những hạn chế thực tế đã xảy ra trước đó nhằm chứng minh cho tính khả thi của đề tài. VII. Thời gian nghiên cứu Thời gian tiến hành nghiên cứu cho đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này kéo dài trong năm năm, từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 12 năm 2012. 6 B. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Một số khái niệm có liên quan tới công tác bồi dưỡng học viên giỏi 1.1. Học viên giỏi Khái niệm học viên giỏi liên qua tới đề tài nghiên cứu này chỉ hiểu ở phạm vi hẹp. Đó là những học sinh đang học chương trình văn hóa phổ thông thuộc hệ bổ túc văn hóa tại các Trung tâm GDTX trong cả nước có năng lực vượt trội hơn các bạn học cùng học trong một môn học nào đó trong chương trình văn hóa đang được học. Học viên giỏi ở các bộ môn khác nhau có những năng lực riêng mang tính đặc thù cho từng bộ môn khác nhau. Học viên giỏi môn toán cần có khả năng tư duy nhạy bén, lô gíc, khoa học Học viên giỏi văn cần có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, tình yêu đối với cái Đẹp, Chân, Thiện, Mĩ; trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, nguồn cảm xúc dạt dào và khả năng hành văn vừa đảm bảo tính lô gíc vừa giàu cảm xúc… 1.2. Bồi dưỡng học viên giỏi Bồi dưỡng học viên giỏi là khả năng vận dụng tri thức chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên để trang bị kiến thức khoa học, rèn luyện kĩ năng, phát triển trí tuệ và kích thích, tạo niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh có năng lực cao nhằm bồi dưỡng, phát huy nguồn tài năng sẵn có, khơi dậy những tố chất tiềm ẩn trong học viên, làm cho nó được bộc lộ ngày càng rõ nét và đầy đủ. 1.3. Biện pháp bồi dưỡng học viên giỏi Biện pháp bồi dưỡng học viên giỏi là cách thức tổ chức dạy học, cách thức tác động của nhà trường và của người giáo viên đến học sinh nhằm phát hiện ra những học viên có năng lực nổi bật trong các môn học và làm cho những học viên này tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các kĩ năng ở mức độ cao theo yêu cầu của quá trình bồi dưỡng học viên giỏi ở các bộ môn. 2. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX huyện Văn Bàn 7 Bồi dưỡng học viên giỏi thực sự là một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng không nhỏ đối với tập thể lãnh đạo và cán bộ giáo viên của Trung tâm GDTX Văn Bàn. Công tác này trước hết nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị theo quy định tại điều 3- nhiệm vụ của Trung tâm GDTX trong quyết định số 01/2007/QĐ-BGDDT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 02 tháng 01 năm 2007. Công tác bồi dưỡng học viên giỏi được đặt ra còn là một trong những yêu cầu quan trọng trong mục tiêu giáo dục đã được nêu lên trong luật Giáo dục Việt Nam. Yêu cầu của nền giáo dục đất nước hiện nay là phải phát huy được năng lực tự học, thắp lên trong học trò ngọn lửa của niềm say mê, hứng thú học tập và khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn, đặc biệt là năng lực tư duy trong học trò. Hoạt động bồi dưỡng học viên giỏi được quan tâm còn là nòng cốt để thúc đẩy phong trào học tập của Trung tâm. Những học viên có năng lực học tập tốt sẽ là những tấm gương sáng cho các học viên khác noi theo. Đồng thời những học viên này còn là nhân tố quan trọng để tạo nên các nhóm bạn, các đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập ở các bộ môn cơ bản. Với mục tiêu, nhiệm vụ mà ngành Giáo dục đã đặt ra như trên, việc tìm kiếm các biện pháp để nâng cao chất lượng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX Văn Bàn là một trong những bài toán thực sự cần giải quyết đối với tập thể cán bộ giáo viên của nhà trường. 8 Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Thực trạng bồi dưỡng học viên giỏi của Trung tâm GDTX Văn Bàn trong một số năm qua đã tồn tại nhiều hạn chế thể hiện ở cả phía thầy và trò. 1. Những hạn chế về phía nhà trường trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi 1.1. Những hạn chế trong công tác lãnh chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng học viên giỏi. Tháng 9 năm 2004, sau khi được chuyển đổi từ Trường Bồi dưỡng giáo dục lên mô hình trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX Văn Bàn đã chính thức bước vào hoạt động với những chức năng, nhiệm vụ mới. Đội ngũ lãnh đạo đơn vị có sự thay đổi. Việc tiếp cận để nắm bắt tình hình tại đơn vị, việc nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch hoạt động nhằm hoàn thành nhiều nhiệm vụ mới mẻ được giao đã khiến cho Ban giám đốc Trung tâm chưa thực sự có nhiều thời gian quan tâm đến việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học viên giỏi. Công tác bồi dưỡng thường được tổ chức trong một thời gian ngắn (khoảng hai tháng trước khi kì thi học viên giỏi cấp tỉnh bắt đầu) chứ chưa có sự chỉ đạo để bồi dưỡng, rèn luyện các kĩ năng cho học viên từ trước. Việc dạy dồn ép trong một khoảng thời gian ngắn mà không có thời gian rèn các kĩ năng làm bài đã khiến cho chất lượng các bài thi thường không cao. 1.2. Những hạn chế trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học viên giỏi của giáo viên. Đặc thù của các Trung tâm GDTX là số lượng giáo viên giảng dạy cho từng bộ môn rất ít, thường chỉ có 1 đến 2 giáo viên. Lực lượng tham gia bồi dưỡng mỏng, lại thêm tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ, nhiều giáo viên nữ thay nhau nghỉ chế độ thai sản hoặc có con nhỏ nên thường xuyên bận rộn, ít có thời gian đầu tư cho công việc chuyên môn. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên còn phải thường xuyên kiêm nhiệm nhiều mảng công việc như làm tổ trưởng chuyên môn, công tác đoàn thể hoặc chủ nhiệm… tất cả dẫn tới công tác bồi dưỡng học viên giỏi thường không được đầu tư đúng mức. Giáo viên chưa có ý thức phát hiện và bồi dưỡng nguồn học viên giỏi, cũng chưa có thời gian đầu tư cho việc giảng dạy, chấm chữa bài kĩ 9 lưỡng. Đây là một trong những hạn chế căn bản nhất dẫn đến chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi không được nâng cao. 2. Hạn chế của những học viên tham gia bồi dưỡng học viên giỏi Học viên tham gia bồi dưỡng học viên giỏi có nhiều em có khả năng nhưng lại chưa được rèn rũa nhiều về kĩ năng. Hơn nữa, điều kiện của một huyện miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn thiếu thốn khiến các em không có nhiều cơ hội tiếp xúc với nguồn tài liệu dồi dào, phong phú phục vụ cho việc mở rộng, đào sâu vốn tri thức liên quan tới bộ môn học các em được bồi dưỡng. Nhiều em có năng lực, có khả năng tham gia và đạt giải trong các kì thi học viên giỏi thì lại có điều kiện kinh tế khó khăn, không có thời gian đầu tư cho hoạt động học tập, rèn luyện. Một số em khác có điều kiện để học tập thì suy nghĩ còn non nớt, còn ham chơi hơn ham học, chưa có ý thức nỗ lực, cố gắng vươn lên. Tất cả những hạn chế cả về phía thầy và trò nêu trên là những khó khăn, hạn chế rất lớn làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi, làm cho kết quả của hoạt động này nhiều năm không cao. Bảng thống kê sau sẽ cho thấy rõ điều này. Năm học Thi học viên giỏi cấp trường Thi học viên giỏi cấp trường Số dự thi Kết quả Số dự thi Kết quả Hỏng Đỗ Hỏng Đỗ Nhì Ba KK Nhì Ba KK 2004-2005 06 03 0 01 02 05 05 0 0 0 2005-2006 06 04 0 0 02 03 03 0 0 0 2006-2007 08 05 0 0 03 03 03 0 0 0 Những con số biết nói trong bảng số liệu trên đã cho thấy những tồn tại lớn trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi. Nó đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, ứng dụng những biện pháp, cách thức làm việc mới thì mới có thể nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX Văn Bàn. Bài toán đó đã được tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường từ Ban giám đốc đến tổ chuyên môn, các giáo viên giảng dạy cùng trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại đơn vị. 10 [...]...Chương 3 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI TẠI TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN I Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học viên giỏi Như chúng ta đều biết bồi dưỡng học sinh giỏi hoạt động chuyên môn được coi là “Mũi nhọn” được diễn ra thường xuyên tại các nhà trường Tuy nhiên không phải đơn vị giáo dục nào cũng luôn giữ vững được những thành tích trong một khoảng... trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi biên soạn tài liệu tham khảo, hướng dẫn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho các trường khác học tập * Đối với nhà trường: - Cần tăng cường công tác xây dựng sao cho sát thực với điều kiện thực tế của từng nhà trường - Việc chỉ đạo, phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cần chú ý đến giáo viên kế cận * Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên cần tích cực trong. .. như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tổ chức khoa học, theo một quy trình phù hợp thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt Hơn thế nữa khi có được kết quả tốt chắc chắn sẽ thúc đẩy giáo dục đại trà tại các nhà trường 1 Kiến nghị, đề xuất: * Đối với Sở giáo dục: - Cần có các đợt tập huấn về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho cả cán bộ quản lí và cho giáo viên - Cần cử đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm trong. .. kiến thức cho học sinh hay nóng vội mà “đốt cháy giai đoạn’’… mà đó là quá trình “ngấm”, tư duy và sáng tạo của người học Vì vậy muốn có kết quả tốt trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi công việc đầu tiên là bị xây dựng kế hoạch I.1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học viên giỏi I.1.1 Mục đích, yêu cầu: a Mục đích: - Để quá trình bồi dưỡng học viên giỏi được thực hiện một cách khoa học, theo một tiến trình... bồi dưỡng học sinh giỏi 15 - Ngoài ra để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như: chi bộ, tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng Ví dụ: giảm tiết dạy, công tác kiêm nghiệm, có chế độ học bổng cho học sinh; tuyên dương... ứng được yêu cầu cao của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi Từ đó giáo viên mới có thể giải đáp một cách thỏa đáng, có tính thuyết phục cao những thắc mắc của những học sinh giỏi Giáo viên có sức khỏe, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, chấp hành tốt chấp nội quy chuyên môn là điều kiện thứ hai mà giáo viên rất cần có để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi Chúng ta điều hiểu bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động... Trung tâm GDTX Văn Bàn trong nhiều năm qua Kết quả đó đã, đang và sẽ là động lực, thôi thúc thầy và trò nhà trường tiếp tục phấn đấu trong công tác bồi dưỡng học viên giỏi trong thời gian tới C KẾT LUẬN CHUNG VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT, KIÊN NGHỊ 1 Ý nghĩa: Có thể khẳng định rằng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là hoạt động có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong hoạt động chuyên môn nói riêng và trong giáo dục nhân... khoa học có chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn Đội tuyển học sinh giỏi nhà trường sẽ “gióng lên những hồi chuông ngân dài vang xa”, khẳng định vị thế của nhà trường trong công tác “mũi nhọn” – công tác bồi dưỡng học sinh giỏi II Kết quả đạt được của đề tài Bằng sự nỗ lực không ngừng của tập thể nhà trường nói chung, sự nhiệt huyết của giáo viên tham gia bồi dưỡng và sự đam mê của học sinh giỏi. .. với các tổ chức đoàn, giáo viên, học sinh tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi b Yêu cầu : * Đối với lãnh đạo nhà trường( Ban giám đốc, Ban chuyên môn nhà trường): - Xây dựng, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi từ đầu năm 11 - Chỉ đạo tổ chức tuyển chọn qua kết quả học tập từ đầu năm học lớp 10 - Trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo cho giáo viên được phân công - Thường xuyên kiểm tra,... sinh được bồi dưỡng khi được học một thầy giáo, cô giáo là công nhận giáo viên dạy giỏi thì học sinh sẽ được yên tâm về những đơn vị kiến thức mà mình được tiếp cận khi giáo viên dạy định hướng Và yêu cầu giáo viên tham gia bồi dưỡng học viên giỏi là giáo viên có năng lực hiểu học sinh có kiến thức về tâm lí học lứa tuổi Điều này không thể xem nhẹ, 13 thực tế cho thấy không phải bất kì giáo viên nào . các biện pháp mới nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại đơn vị. 10 Chương 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC VIÊN GIỎI TẠI TRUNG TÂM GDTX VĂN BÀN. I quản lí và giảng dạy cho đối tượng học viên giỏi nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX huyện văn Bàn, tỉnh Lào Cai. II mức độ cao theo yêu cầu của quá trình bồi dưỡng học viên giỏi ở các bộ môn. 2. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học viên giỏi tại Trung tâm GDTX huyện Văn Bàn 7 Bồi dưỡng học viên giỏi thực

Ngày đăng: 16/07/2014, 13:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan