Chính sách phân phố

Một phần của tài liệu 10161 (1) (Trang 38 - 40)

Tổ chức kênh phân phối: ngày nay, phần lớn các nhà sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua các trung gian phân phối. Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất vừa hoặc lớn các trung gian phân

phối có vai trò rất quan trọng vì bản thân quá trình sản xuất của các nhà sản xuất đã được chuyên môn hoá sâu sắc nên các trung gian phân phối giúp họ giải quyết khó khăn về tài chính, nhân sự, giảm bớt đầu mối giao dịch, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm... Hệ thống tổ chức kênh phân phối chia thành bốn loại: Kênh Marketing truyền thống; Kênh Marketing dọc; Kênh Marketing ngang (Marketing cộng sinh); Hệ thống Marketing đa kênh.

Doanh nghiệp cần chú ý xem xét các nguyên nhân mâu thuẩn trong kênh phân phối như sự xung khắc về mục đích, sự khác biệt về nhận thức, vai trò quyền hạn của các thành viên trong kênh không rõ ràng, sự lệ thuộc lợi ích của các trung gian vào nhà sản xuất, từ đó xử lý các loại mâu thuẩn chiều dọc giữa các cấp khác nhau trong kênh, mâu thuẩn chiều ngang giữa các thành viên trong cùng một cấp của kênh, mâu thuẩn đa kênh giữa hai hay nhiều kênh cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường của người sản xuất.

- Thiết kế kênh phân phối: đòi hỏi phải phân tích nhu cầu khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ, xác định những mục tiêu và yêu cầu bắt buộc, xây dựng và đánh giá các phương án chính của kênh và lựa chọn kênh phân phối. Phân tích khách hàng nhằm tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu mua những sản phẩm nào, ở đâu, tại sao họ mua và mua như thế nào. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của thị trường, đặc điểm của sản phẩm, qui mô của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải tính toán cần bao nhiêu kênh phân phối và nên sử dụng kênh phân phối nào, số lượng những nhà trung gian cần có ở mỗi cấp cho phù hợp, đồng thời phải quy định rõ điều kiện và trách nhiệm các thành viên trong kênh phân phối. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức phân phối sau: Chính sách phân phối độc quyền; Chính sách phân phối có chọn lọc; Chính sách phân phối rộng rãi.

Sau khi đã xây dựng được một số phương án kênh phân phối, doanh nghiệp sẽ chọn một kênh phân phối thoả mãn tốt nhất những mục tiêu dài hạn

của mình. Mỗi kênh phân phối cần được đánh giá theo những tiêu chuẩn kinh tế, kiểm soát và thích nghi. Việc đánh giá hiệu quả kênh phân phối được lựa chọn căn cứ vào mức độ đạt được mục tiêu phân phối của từng hình thái kênh. Sau khi đã lựa chọn được kênh phân phối thì phải có chính sách kích thích các thành viên của kênh phân phối.

- Quản trị kênh phân phối: sau khi đã lựa chọn được kênh phân phối của mình, doanh nghiệp phải đảm bảo quản trị cho được hoạt động của kênh một cách hiệu quả. Nội dung của quản trị kênh phân phối bao gồm ba công việc là: tuyển chọn các thành viên, xây dựng các biện pháp để kích thích các thành viên của kênh và đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh.

- Quản trị hệ thống bán lẻ, bán sỉ và phân phối sản phẩm vật chất: bán lẻ là việc bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào các mục đích cá nhân bằng các hình thức: cửa hàng bán lẻ, bán hàng trực tiếp, Marketing trực tiếp, bán hàng tự động, dịch vụ mua hàng, các tổ chức bán lẻ khác. Bán sỉ là việc bán sản phẩm, dịch vụ cho người mua để bán lại hay sử dụng vào mục đích kinh doanh. Những người bán sỉ có đặc điểm là quan hệ với khách hàng kinh doanh chứ không phải là người tiêu dùng cuối cùng, qui mô giao dịch lớn, bao quát địa bàn rộng, có vai trò quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả tiêu thụ của nhà sản xuất. Có bốn hình thức bán sỉ chủ yếu là người bán sỉ thương mại, người môi giới và đại lý, các chi nhánh, văn phòng của người sản xuất và người bán lẻ, những người bán sỉ và chuyên doanh khác.

Một phần của tài liệu 10161 (1) (Trang 38 - 40)