1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT số 2 huyện văn bàn tỉnh lào cai

21 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 137,5 KB

Nội dung

Ở các trường phổ thông, tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọngtrong tổ chức nhà trường; thông qua tổ chuyên môn hiệu trưởng quản lý, tổchức thực hiện các nhiệm vụ trường học, cơ bản nhấ

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò then chốt của nhà giáo trongviệc nâng cao chất lượng giáo dục (GD) và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộquản lý (CBQL) trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo Ngày 15 tháng 6 năm

2004, Ban bí thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 40- CT/TW về xây dựng, nâng caochất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD Chỉ thị nhấn mạnh: “ Xây dựng độingũ nhà giáo và CBQL được chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơcấu; đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lươngtâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý phát triển đúng định hướng

và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhânlực, đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”

Bản chiến lược phát triển giáo dục đã xác định đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá để thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.

Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của toànngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục xây dựng các giải pháp tối

ưu nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ Cán bộ quản lígiáo dục

Ở các trường phổ thông, tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọngtrong tổ chức nhà trường; thông qua tổ chuyên môn hiệu trưởng quản lý, tổchức thực hiện các nhiệm vụ trường học, cơ bản nhất là hoạt động dạy học vàtoàn bộ các hoạt động sư phạm của giáo viên Tuy chưa có một văn bản nàothể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ trưởng chuyên mônnhưng lĩnh vực công tác mà đảm nhiệm thực sự là những công việc của mộtCán bộ quản lý Quá trình thực thi nhiệm vụ, người tổ trưởng phải thực hiệntoàn bộ chu trình quản lý: xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện đếnkiểm tra, giám sát; đưa tổ bộ môn thành bộ phận hữu cơ quan trọng trong cácnhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo được Đảng và Nhà nướcgiao Mặc dù được giao nhiệm vụ quản lý tổ chuyên môn thực thi nhiệm vụquan trọng trong nhà trường, song hiện nay đội ngũ Tổ trưởng chuyên mônrất ít được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý (kiến thức và kĩ

Trang 2

năng quản lý) một cách bài bản Các tài liệu viết về lĩnh vực nghiệp vụ quản

lý của Tổ trưởng chuyên môn hiện nay rất ít và mới ở mức độ vĩ mô, sơ lượcthiếu tính cụ thể Tổ trưởng chuyên môn thực hiện công tác quản lý tổ bằngkinh nghiệm tự tích lũy hoặc học hỏi các thế hệ đi trước, thiếu sự thống nhất

và khoa học Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng giáodục đào tạo trong nhà trường phổ thông nói chung và của các tổ chuyên mônnói riêng

Trong thời gian làm công tác quản lý nhà trường (P.Hiệu trưởng phụtrách chuyên môn, phụ trách trường), qua điều tra khảo sát sơ bộ đội ngũ Cán

bộ quản lý ở trường THPT Số 2 Văn Bàn thì các ý kiến đều khẳng định: Tổtrưởng chuyên môn rất cần được bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng quản lý

để họ có thể làm tốt hơn nhiệm vụ của mình

Như vậy, công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởngchuyên môn trong các trường THPT cần phải được xác định rõ, đây vừa lànhiệm vụ chính trị của ngành, góp phần nâng cao chất lượng công tác của tổchuyên môn; vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực quản lý tổ của phần lớn

tổ trưởng chuyên môn trong các trường hiện nay Trên cơ sở đó để xây dựngnhững giải pháp khả thi tạo điều kiện để tổ trưởng chuyên môn nâng cao nănglực quản lý, đáp ứng ngày càng tốt hơn đối với sự nghiệp phát triển giáo dụcđào tạo trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi đã chọn “Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT Số 2 Huyện Văn Bàn – Tỉnh Lào Cai ” làm đề tài.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trang 3

1 Quản lý và bản chất của quản lý

Quản lý là một trong những loại hình quan trọng nhất trong các hoạt độngcủa con người Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý Có người choquản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lựccủa người khác Cũng có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảmbảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt mục đích của nhóm Từ điểnTiếng Việt thông dụng (NXB giáo dục,1998) định nghĩa: Quản lý là tổ chức, điềukhiển hoạt động của một đơn vị, một cơ quan

Từ những ý chung trong các cách định nghĩa và xét quản lý với tư cách

là một hành động, có thể định nghĩa: quản lý là sự tác động có tổ chức, cóhướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đềra

Về bản chất, quản lý là quá trình tác động qua lại giữa nhà quản lý vớiđối tượng quản lý nhằm tạo ra và thống nhất giữa các thành viên trong tổchức, khơi dậy, dẫn truyền và tăng cường sức mạnh của đối tượng đến mụctiêu quản lý

Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có tính chuyênbiệt, nên muốn có người quản ý giỏi cần tuyển chọn và đào tạo một cách côngphu

2 Người cán bộ quản lý

2.1 Khái niệm cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là những người thực hiện các chức năng quản lý nhằmđảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích với kết quả cao Một cán bộquản lý được xác định bởi 3 yếu tố cơ bản :

- Thứ nhất, có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trongquá trình ra quyết định

- Thứ hai, có chức năng thể hiện những công việc trong toàn bộ hoạtđộng của tổ chức

- Thứ ba, có nghiệp vụ vững vàng đáp ứng những đòi hỏi nhất định củacông việc

Trang 4

Người cán bộ quản lý có ba vai trò cơ bản : Vai trò liên kết, vai tròthông tin và vai trò quyết định

2.2 Tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT là một cán bộ quản lý

Ở các trường THPT, tổ chuyên môn được thành lập theo quy định của

Điều lệ trường Trung học Tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng ra quyếtđịnh và giao nhiệm vụ trong số những giáo viên có năng lực Khi có quyếtđịnh phân công làm tổ trưởng, họ chính thức bắt tay vào thực hiện nhữngcông việc của người cán bộ quản lý

Tổ trưởng chuyên môn là nhà quản lý vì ba lý do sau:

1 Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý người, việc và cơ

là chủ thể quản lý trong hệ thống tổ, là đối tượng quản lý trong hệ thống quản

Trang 5

chỉ là yếu tố tạo nên năng lực, có trường hợp kinh nghiệm không phải lànăng lực.

Năng lực là mặt rất quan trọng của nhân cách, tạo nên giá trị của nhâncách Năng lực được hình thành chủ yếu trong quá trình sống và rèn luyện của

cá nhân, trong hoạt động cá nhân Những đặc điểm năng khiếu, những tư chất,

tố chất di truyền có sẵn là điều kiện quan trọng, thuận lợi cho sự hình thành vàphát triển năng lực chứ không quyết định năng lực Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói : “Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, màmột phần lớn do công tác, do tập trung luyện tập mà có”

Có nhiều cách phân chia năng lực như: Năng lực tái tạo và năng lựcsáng tạo, năng lực chung và năng lực riêng, năng lực nghiên cứu học tập,năng lực quản lý tổ chức….Việc phân chia năng lực phụ thuộc vào tính chấtcông việc mà người đó đảm nhiệm

2.3.2 Năng lực quản lý :

Năng lực quản lý là tập hợp những đặc điểm giúp cho người làm côngtác quản lý hoàn thành tốt công việc của mình Năng lực quản lý bao gồmnhiều năng lực như : Năng lực tư duy, năng lực quan sát, năng lực truyềnđạt, năng lực giáo dục, năng lực kế hoạch hoá…

Có thể nói năng lực quản lý rất rộng, từ định nghĩa có thể xác định

năng lực của cán bộ quản lý biểu hiện ở một số điểm sau:

- Có tầm hiểu biết rộng và sâu

- Có trình độ chuyên môn vững vàng

- Có tri thức và kinh nghiệm quản lý

- Có năng lực xác định mục tiêu, định hướng dự đoán, lập kế hoạch

- Có năng lực tổ chức ( lôi cuốn, quản lý, tập hợp giáo dục và thúc đẩymọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ); có khả năng liên kết làm việc

- Có năng lực tự chủ, tự kiềm chế, tự kiểm tra, đánh giá …

(1) Năng lực chuyên môn :

Do nhiệm vụ là người đứng đầu để điều hành công tác chuyên môntrong một tổ theo sự phân công của Hiệu trưởng, muốn thúc đẩy chuyên

Trang 6

môn của tổ mình tiến lên đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dạy họcnói riêng và giáo dục nói chung thì ngoài các phẩm chất chính trị, đạo đứcnghề nghiệp của một giáo viên, người tổ trưởng rất cần có năng lực chuyênmôn sâu Bởi người tổ trưởng chuyên môn phải thường xuyên đánh giá,xếp loại, hướng dẫn, tư vấn thúc đẩy công tác giảng dạy của giáo viên Vànhư vậy, phải nhận thức rõ rằng bên cạnh công tác tự học, tự bồi dưỡngnâng cao năng lực chuyên môn cho mình thì người tổ trưởng còn phải biết

tổ chức hướng dẫn, cùng cộng sự để nâng cao trình độ chuyên môn cho mỗi

tổ viên Tổ trưởng phải được tổ viên nhìn nhận như một tấm gương mẫumực về năng lực chuyên môn và là chỗ dựa tin cậy cho tổ viên mỗi khi cóvấn đề nào đó cần giải đáp, tháo gỡ

(2) Năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn:

Lĩnh vực hoạt động chuyên môn của người giáo viên có tính đặc thù.Tri thức chuyên môn của giáo viên luôn là công cụ, là nguyên liệu cho việcgiáo dục nhân cách, nó không phải là sự bất biến mà phải không ngừng đượcnâng cao theo yêu cầu xã hội Vì thế, những kiến thức, kỹ năng mà giáo viênđược đào tạo ở các trường sư phạm chỉ là những vốn ban đầu rất cơ bản chỉ

có thể dựa vào đó để tiếp tục bổ sung, bồi dưỡng mới mong đáp ứng được vớithực tiễn ở trường phổ thông

Người tổ trưởng chuyên môn không chỉ có vai trò là người thợ cả trong

tổ thợ của mình mà quan trọng hơn phải là người có năng lực tổ chức các hoạtđộng chuyên môn, biết cách làm cho các tổ viên của mình bộc lộ những khảnăng chuyên môn để đóng góp cho sự tiến bộ của bản thân và các thành viêntrong tổ Năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn của người tổ trưởng chuyênmôn được thể hiện:

- Năng lực phát hiện, trao đổi và giải quyết các vấn đề cần phải tháo gỡcho tổ viên

- Năng lực tổ chức, sắp xếp một cách khoa học các hoạt động của tổchuyên môn Trong đó, năng lực tổ chức, phân công giảng dạy được đặt lên hàngđầu Bởi, tổ trưởng chuyên môn là người thừa hành lệnh của Hiệu trưởng để thực

Trang 7

hiện phân công chuyên môn của tổ chuyên môn do mình quản lý Năng lực tổchức phân công giảng dạy được thể hiện ở cách phân công chuyên môn hợp

lý cả về mặt năng lực cũng như hợp lý về hoàn cảnh của mỗi tổ viên Người

tổ trưởng chuyên môn cũng cần có năng lực điều hành xử lý tình huống sưphạm sao cho khỏi phải dồn đẩy lên lãnh đạo nhà trường

(3) Năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn:

Năng lực kiểm tra, đánh giá là sự tổng hợp của năng lực chuyên môn vàđánh giá chuyên môn của người tổ trưởng Năng lực này được thể hiện ở cácmặt sau :

- Biết xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá chuyên môn theo đặc trưng

và chức năng của bộ môn do mình phụ trách

- Biết tổ chức đánh giá theo tinh thần khách quan, khoa học, tránh làm chođánh giá ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức và tinh thần phấn đấu của tổ viên

- Biết xây dựng kế hoạch và có cách tổ chức đánh giá với sự tham gia của tổviên, biến hoạt động đánh giá thành một dịp để góp ý, xây dựng, bồi dưỡng

(4) Năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo nhà trường :

Tổ trưởng chuyên môn phải thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho lãnh đạotrường trong việc phân công giáo viên và giải quyết những vấn đề nảy sinh

để đảm bảo hiệu quả dạy học của nhà trường Tổ trưởng chuyên môn cũng làngười trực tiếp đánh giá và đại diện tổ chuyên môn cùng Hiệu trưởng đánhgiá, xếp loại các giáo viên thuộc tổ chuyên môn của mình từng kỳ và cả nămhọc

Tóm lại, năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT cóvai trò rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục của nhà trường Để có thểphát huy vai trò quản lý trong phạm vi một tổ chuyên môn và tư vấn cho Hiệutrưởng đòi hỏi người tổ trưởng chuyên môn phải có một số phẩm chất, nănglực như có chuyên môn sâu, biết cách tổ chức hoạt động chuyên môn và bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên Tuy nhiên trong thực tế, năng lựcquản lý của tổ trưởng chuyên môn tại các trường THPT hiện nay còn yếu, cầnphải có sự nhận thức lại và có biện pháp khắc phục Việc rèn luyện năng lực

Trang 8

và kỹ năng quản lý của người tổ trưởng chuyên môn phải được coi là mộtcông tác thường xuyên của những người làm công tác quản lý giáo dục cáccấp.

- Kỹ năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện

- Kỹ năng giám sát, kiểm tra, đánh giá

- Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, động viên

Các nhóm năng lực quản lý trên cũng là các tiêu chí về các yếu tốchung hội nên phẩm chất của người Cán bộ quản lý giáo dục Căn cứ vàochức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cấp học, bậc học mà có những yêu cầu cụthể về năng lực và các nhóm năng lực cho phù hợp

2.4 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý

Trong nhưng năm gần đây, người ta thường hay nói đến cụm từ “tăngcường năng lực”, “nâng cao năng lực công tác” để chỉ việc bồi dưỡng, rènluyện, cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với cán bộ công chức nhằmđảm bảo cho họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, và từng bước nângcao hiệu quả công tác Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý được xem là việclàm có chủ đích nhằm làm cho CBQL làm việc tốt hơn, giải quyết công việcnhanh hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao

Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là mộttrong những nhiệm vụ cấp thiết của ngành GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay

để đổi mới quản lý giáo dục – khâu đột phá thực hiện mục tiêu phát triển giáodục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa

2.5 Nâng cao năng lực quản lý tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT là một việc làm cần thiết.

Trang 9

Xét về phương diện lý luận, Tổ trưởng chuyên môn- lực lượng cán bộquản lý ở cấp cơ sở cuối cùng trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục không chỉcần được ưu tiên bồi dưỡng về năng lực quản lý, mà tiến tới còn cần đưa ranhững yêu cầu, tiêu chí một cách cụ thể về năng lực, về trách nhiệm và quyềnhạn để họ tự học và phấn đấu bồi dưỡng

Thực tiễn, việc quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ

tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT còn hạn chế Đã đến lúc chúng ta cầnphải nhận thức lại nhiệm vụ này Trong đó, việc xác định nội dung, thời gian,hình thức bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn cũng cần sự linh hoạt cho phùhợp với đặc điểm và điều kiện làm việc của lực lượng cán bộ quản lý đông đảonày

II Thực trạng năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT Số 2 Huyện Văn Bàn.

Để tìm kiếm các biện pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực quản lý cho

tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT, tôi đánh giá một cách khái quát tìnhhình các tổ chuyên môn, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và công tác quản lý tổchuyên môn, về những điểm đã làm được và những mặt hạn chế, phân tíchnguyên nhân những vấn đề đặt ra

1 Thực trạng năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn trong trường THPT Số 2 Văn Bàn.

Phần lớn các tổ trưởng chuyên môn đều nhiệt tình, có trách nhiệm với

công việc được giao Mặc dù chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm (kinh nghiệm của bản thân, kinh nghiệm của đồng nghiệp) nhưng họ đã điều hành

tổ thực hiện được những nhiệm vụ quy định trong điều lệ trường trường trunghọc

1.1 Những thuận lợi và khó khăn cơ bản về năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT Số 2 Văn Bàn.

Trang 10

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo nhà trường Trình độđào tạo đạt chuẩn Có năng lực chuyên môn tốt, có uy tín trong đồng nghiệp,

cơ bản có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Tổ trưởng chuyên môn hạn chế về kiến thức, kỹ năng về quản lý nóichung và công tác quản lý điều hành tổ chuyên môn nói riêng do ít được bồidưỡng

Tổ chuyên môn ghép nhiều môn rất khó tổ chức các buổi sinh hoạt

chuyên môn theo chuyên đề bộ môn (2 đến 3 môn học) Tuổi nghề còn trẻ,

kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập

1.2 Nhận thức của tổ trưởng chuyên môn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và trách nhiệm của người tổ trưởng chuyên môn tại trường THPT Số 2 Văn Bàn.

Qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 3/5 đồng chí tổ trưởng chuyênmôn, tôi thấy các tổ trưởng chuyên môn đều nhận thức khá đầy đủ vai trò tổchuyên môn Các tổ trưởng đều cho rằng: Tổ chuyên môn trong trường THPT

có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của nhà trường, nhất là trongcông việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

Về nhiệm vụ của tổ chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn đã nắmđược những nhiệm vụ cơ bản của tổ chuyên môn được ghi trong Điều lệtrường trung học

Trong thực tế, việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn đã được thểhiện qua việc thực hiện những nhiệm vụ rất cụ thể với những cách triển khai đadạng

1.3 Tổ trưởng chuyên môn nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nguời tổ trưởng

Với cương vị tổ trưởng chuyên môn, hầu hết các tổ trưởng chuyên mônđều ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình Có tổ trưởng chuyên môn chorằng, tổ trưởng chuyên môn là người phải chịu trách nhiệm toàn diện về các hoạtđộng giảng dạy, công tác của giáo viên trong tổ….Tổ trưởng chuyên môn có

Ngày đăng: 12/12/2015, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w