MỤC LỤC
Các Mác đã viết: “ Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho sự phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ” [13, tr.15 -16]. Xét về mọi phương diện của nền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh luôn xác định: “ tất cả các ngành từ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông, kiến trúc, văn hoá, giáo dục, y tế….đều cần phát triển toàn diện nhưng các ngành này phải lấy phục vụ nông nghiệp làm trọng tâm”[47, tr.277].
Bên cạnh đó, do theo đuổi mục tiêu tăng trưởng cao và làm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều quốc gia đang phát triển còn cho phép khai thác tài nguyên và môi trường quá mức, nhiều nước không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, về vệ sinh, an toàn lao động…Do khai thác tài nguyên quá mức và phát triển các ngành công nghiệp dựa vào tài nguyên cũng kéo theo đầu tư nhiều hơn vào tài sản vốn vật chất. Khi xem xét chất chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế người ta thường xét sự chuyển dịch các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong nội bộ trong ngành nông nghiệp; sự chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên với ngành công nghiệp thâm dụng khoa học công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và sự chuyển dịch các ngành dịch vụ cao cấp trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ.
Đây là cơ hội để các nước đang phát triển cải thiện môi trường kinh để có thể thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm tốc độ và chất lượng tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để vượt qua những thách thức này đòi hỏi trong quá trình phát triển, các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu.
Do nhận thức rằng tỷ lệ lao động qua giáo dục bậc trung học cơ sở thấp và không bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, nên chính phủ Thái Lan đã giải quyết vấn đề này thông qua việc tăng đầu tư cho giáo dục trung học cơ sở, có những chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, các vùng sâu, vùng xa. Trên cơ sở khái quát ba nội dung cơ bản nhất của chất lượng tăng trưởng, chương này đã xây dựng thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực; chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng, môi trường sinh thái trong quá trình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh tăng trưởng.
Điều này, phản ánh một thực tế khách quan là tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước và các ngành sản xuất phi nông nghiệp thường có năng suất lao động cao hơn so với ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, vì vậy đây là nơi thu hút rất nhiều lao động từ các vùng miền của cả nước, nhất là đội ngũ có trình độ lao động cao thường chọn thành phố là nơi để phát huy khả năng của mình.
Tình trạng quá tải của các bệnh viện và sự chậm nâng cấp về chất lượng dịch vụ y tế công là những hạn chế đáng quan tâm; (iii) Còn tình trạng phân biệt giữa khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế; (iv) Chất lượng phục vụ, vấn đề y đức, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế còn là những nỗi lo lớn của người bệnh và của ngành y tế; (v) Giá thuốc tăng cao, các khoản viện phí cao trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo. Việc quy hoạch các loại hình đào tạo ở các cấp chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ; chương trình nội dung, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới; nội dung, chương trình mới giáo dục phổ thông, chương trình thí điểm phân ban được biên soạn công phu, tốn kém nhưng chưa phù hợp với sống đông học sinh; giáo dục định hướng nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng đào tạo của các trường nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Đối với ngành nông nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm qua vẫn là ngành trồng trọt, năm 2000 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 55,1% giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chỉ chiếm 33,59% và dịch vụ nông nghiệp đóng góp 11,31% giá trị ngành nông nghiệp. Theo xu hướng này, tỷ trọng của khu vực nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế đang giảm dần, còn khu vực tư nhân đang tăng lên dần tương ứng, đánh dấu những bước chuyển biến cơ bản trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường ở thành phố.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tiềm năng về vốn của khu vực này tại thành phố còn rất lớn, nếu có cơ chế chính sách thuận lợi và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn thì sự đóng góp của khu vực này chắc sẽ còn lớn hơn. Bên cạnh đó là những lý do rất cũ, đã nhiều lần được nhắc đi nhắc lại là ý thức người tham gia giao thông còn kém, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, lòng lề đường bị lấn chiếm; bố trí xây dựng trường học, siêu thị, bệnh viện… chưa phù hợp và đặc biệt là các công trường thi công chậm, kéo dài vô trách nhiệm của Dự án lắp đặt thoát nước thuộc dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực nhiêu Lộc – Thị Nghè.Vào những lúc cao điểm, trên các tuyến giao thông của thành có hơn 200 lô cốt dựng lên, góp phần vào tình trạng kẹt xe càng càng tăng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Theo kết quả điều tra năm 2006 của Cơ quan tư vấn nguồn nhân lực Mercer, TP.HCM thứ 37 (năm 2005 đứng thứ 36) trong danh sách 50 thành phố có giá cả sinh hoạt cao nhất thế giới điều này cũng là một nhân tố làm giảm tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh ở thành phố. Nguồn: Sở LĐTBXH thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố các năm Thời gian qua việc phát triển văn hoá ở thành phố chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chưa tác động tích cực đến đời sống xã hội, chưa tạo ra động lực lớn tác động có hiệu quả đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố.
Một là, việc nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đưa đến những thời cơ cho việc phát triển kinh tế ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này. 4/2/2009, Thủ tướng nhấn mạnh: “ Đây là lúc đẩy nhanh quá trình cải cách và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ mô hình tăng trưởng chủ yếu là dựa vào các yếu tố theo chiều rộng (dựa chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên, tăng đầu tư, nhất là đầu tư trong nước) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở phát huy nguồn lực và tính năng động của khu vực dân doanh, khai thác lợi thế so sánh, tăng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (công nghệ và quản lý, chất lượng nguồn nhân lực…) nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới trong từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế”[110].
Mục tiêu tổng quát của thành phố là xây dựng TP.HCM phát triển giàu mạnh, hiện đại, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần phong phú cho nhân dân; xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp vì sự phát triển bền vững; phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác với các thành phố vệ tinh trong vùng động lực; tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hợp lý. Xây dựng Thành phố thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á.
Thứ năm, phối hợp với các địa phương trong khu vực, nhất là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam để xây dựng các chương trình hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, thông tin kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội chung… nhằm khai thác được nhiều lợi thế của mỗi nơi và tạo sự phát triển bền vững cho cả khu vực, đóng góp có hiệu quả hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian tới phát triển kinh tế của thành phố phải chuyển dần từ mô hình tăng trưởng kinh theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và vốn sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên cơ sở đóng góp chủ yếu của nhân tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề về phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo và phải gắn việc bảo vệ tài nguyên môi trường.