Một trong những nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho TP.HCM là xây dựng
ngày càng lớn với khu vực phía Nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á đúng 136
như nghị quyết 20 – NQ/TW ngày 18-1-2002 của Bộ chính trị đã xác định. Từ những nhiệm vụ chiến lược nêu trên, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới, thành phố cần phát triển theo các định hướng sau:
Thứ nhất, thành phố không nên quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng với
tốc độ cao mà phải lấy việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu ưu tiên đầu tiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Phải chuyển dần từ tăng trưởng kinh theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và vốn sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên cơ sở đóng góp chủ yếu của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng. Cụ thể tăng trưởng phải liên tục và ổn định trong nhiều năm; tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, gắn với việc bảo vệ tài nguyên môi trường và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và đạt được yếu tố bền
vững trong phát triển, mọi kế hoạch và chương trình mục tiêu luôn chứa đựng cả 3 mặt: kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội. Đặt người dân Thành phố vào vị trí trung tâm của sự phát triển và mục tiêu sau cùng là nhắm đến sự phát triển con người. Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại.
Thứ ba, phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bởi vì chỉ có việc phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới góp phần làm tăng tỷ lệ đóng góp của TFP vào trong tăng trưởng kinh tế. Phải nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế thành phố trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh của thành phố, đặc biệt về vị trí địa lý, lao động, trung tâm tài chính và khoa học công nghệ của cả nước.
Thứ tư, tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề
137
về phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhằm phát triển toàn diện con người, tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả mọi người trong quá trình phát triển của thành phố. Tăng trưởng kinh tế phải gắn việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất, các đơn vị kinh doanh vi phạm về tài nguyên môi trường và chú trọng đến vấn đề môi trường, môi sinh trong quá trình cấp, duyệt các dự án trên địa bàn thành phố.
Thứ năm, phát triển thành phố phải gắn với phát triển vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. TP.HCM phải đóng vai trò hạt nhân trung tâm phát triển của Vùng. Do đó, các vấn đề như quy họach, bố trí lực lượng sản xuất, cung cấp dịch vụ hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý môi trường phải được gắn kết trong toàn vùng.
Thứ sáu, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố được
đề nâng cao năng lực cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh ở giác độ địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa dịch vụ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các vấn đề kinh tế của Thành phố.