mức sống
Thứ nhất, về lao động và việc làm. Thời gian qua kinh tế thành phố tăng
trưởng khá nhanh đã có tác dụng tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây đã tạo ra được nhiều việc làm mới. Bình quân mỗi năm giai đoạn 1991 – 1995 thành phố đã giải quyết việc làm cho 100.000 lao động, giai đoạn 1996 – 2000 là 180.000 lao động, giai đoạn 2001 – 2005 là 210.000 lao động và giai đoạn 2006 – 2008 bình quân là 270.000 lao động.
Thông qua các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm trong hai năm 2006,
2007, các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút 533.320 người có việc làm [59, tr.1 - 2]. Năm 2008, lực lượng lao động thành phố là 4,6 triệu người, chiếm tỷ lệ 67% dân số. Trong năm 2008, trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động và giải quyết việc làm là 277.837 người chiếm 102,90% so kế hoạch (270.000 người). Số người có việc làm ổn định là 205.251 người, chiếm tỉ lệ 73,87% so với số lao động được giải quyết việc làm. Cơ cấu ngành kinh tế thu hút lực lượng lao động như sau: Số lao động thu hút vào khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng là 110.276 người, chiếm 39,69%; Số lao động thu hút vào khu vực thương mại dịch vụ là 161.157 người, chiếm 58%; Số lao độ___________ng thu hút vào
ngành nông nghiệp là 6.404 người, chiếm 2,31% [60, tr.2].
Điều này đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố từ mức 6,8% trong năm 2001, xuống còn 5,4% năm 2008.
Bảng 2.14 : Tỷ lệ thất nghiệp ở TP.HCM giai đoạn 2001 – 2008
(Đơn vị: %)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ thất
nghiệp
6,8 6,72 6,58 6,13 5,9 5,78 5,5 5,4
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2004, 2007 và Báo cáo của Sở
96
LĐTBXH TP.HCM năm 2008
Thứ hai, về thu nhập và mức sống. Kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục qua
các năm góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố. Giai đoạn 1990 - 1995 GPD/người ở thành tăng bình quân là 11,16%; giai đoạn 1996 -2000 là 7,8%, giai đoạn 2000 – 2005 là 7,06%. GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2000 là 1,365 USD/người/năm; năm 2001 là 1460
USD/người/năm; năm 2002 là 1558 USD/người/năm, năm 2003 là 1675 USD/người/năm; năm 2004 là 1800 USD/người/năm, năm 2005 là 1920 USD/người/năm và năm 2007 là 2180 USD/người/năm và năm 2008 đạt 2500 USD.
Bảng 2.15 : GDP Bình quân đầu người TP.HCM giai đoạn 1990 – 2008 Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP/ Người (USD) 552 937 1365 1460 1558 1675 1800 1920 2056 2180 2500
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM, 30 năm – TP.HCM số liệu thống kê chủ yếu 1976 – 2005 và tính toán của tác giả từ niên giám thống kê TP.HCM năm 2008
Thu nhập dân cư thành phố tăng góp phần tăng mức sống của dân cư thành phố lên đáng kể. Mức sống dân cư thành phố ngày càng tăng được thể hiện thông qua việc chi tiêu bình quân của một người một tháng trên toàn thành phố ngày càng tăng. Nếu như năm 2002 chi tiêu bình quân một người một tháng trên toàn thành phố là 665.980 đồng thì đến năm 2004 chi tiêu bình quân là 826.800 đồng, năm 2006 là 1.052.130 đồng và năm 2008 là 1.618.150 đồng.
Bảng 2.16 : Chi tiêu bình quân một người một tháng trên toàn thành phố
Đơn vị: đồng
Chi tiêu 2002 2004 2006 2008
Tổng chi tiêu 665.980 826.800 1.052.130 1.618.150
Chi ăn, uống, hút 338.600 399.780 462.000 772.560 97
Chi may mặc 23.810 28.800 45.110 58.710 Chi nhà ở, điện
nước, vệ sinh
45.270 50.310 66.670 97.260
Chi thiết bị, đồ dung 44.760 67.250 92.630 113.230 Chi chăm sóc sức
khoẻ, y tế
43.050 55.900 66.320 82.820 Chi đi lại và bưu
điện
77.860 110.940 140.500 282.680
Chi giáo dục 40.530 51.790 72.700 94.260 Chi văn hoá thể
thao, giải trí
19.500 20.940 53.250 61.820
Chi khác 32.590 41.090 52.950 54.810
Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2004 và năm 2008
Như vậy, thời gian qua tăng trưởng kinh tế đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao mức sống của dân cư. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giá cả các mặt hàng tư liệu sinh hoạt cần thiết ở
thành phố tăng cao, chi phí trang trải cho cuộc sống ở thành phố tăng nhanh đang là một sức ép lớn đối với người dân thành phố, đặc biệt là nhóm có thu nhập.
Khảo sát điều tra của tác giả về mức sống dân cư trong quá trình tăng trưởng
kinh tế của thành phố cho thấy số trả lời đánh giá cuộc sống hiện nay trên địa bàn thành phố tốt hơn trước chỉ chiếm tỷ lệ 11,26%; số trả lời đánh giá cuộc sống hiện nay kém hơn trước chỉ chiếm tỷ lệ 3,56%. Trong khi đó, số trả lời đánh giá cuộc sống hiện nay tốt hơn trước nhưng áp lực ngày càng cao chiếm tỷ lệ cao nhất 82,18%. Cũng trong khảo sát của tác giả, trong 10 vấn đề quan tâm nhất của người dân, thì vấn đề ăn uống hàng ngày xếp vị trí thứ 3, vấn đề các quan hệ xã hội xếp thứ 8; nhu cầu vui chơi giải trí xếp thứ 9 và thời sự chính trị trong ngoài nước xếp vị trí cuối cùng thứ 10. Điều này phản ánh thời gian qua tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố nhưng áp lực về cuộc sống hiện nay cao hơn rất nhiều so với trước đây.
98
Bảng 2.17: Khảo sát đánh giá về cuộc sống hiện nay Đánh giá về cuộc sống Số Phiếu Tỷ lệ (%) Ghi chú
Tốt hơn trước 60 11,26
Tốt hơn nhưng áp lực nhiều hơn 438 82,18 Vẫn như trước 15 2,81
Kém hơn trước nhưng áp lực ít hơn 1 0,19 Kém hơn trước 19 3,56
TỔNG CỘNG 533 100
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra tháng 5/2009
Về lý do ít đến khu vui chơi giải trí, khảo sát của tác giả cho thấy có đến
74,23% trả lời do không có thời gian, 7,63% trả lời do ngại tốn phí, 6,19% trả lời do mức giá quá cao và 11,96% trả lời là do khuôn viên giải trí vui chơi quá chật hẹp. Điều này phản ánh sức ép cuộc sống đối với dân cư trên địa bàn thành phố ngày càng tăng.