Giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 102 - 104)

Có thể thấy nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu 145

trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP.HCM. Để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở thành phố trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, giải pháp cơ bản đầu tiên là đổi mới năng lực quản lý nhà nước

dục gắn với yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố. Đổi mới căn bản mô hình giáo dục đào tạo hiện nay theo hướng chuyển sang mô hình giáo dục mở; xây dựng xã hội học tập với hệ thống học tập cho mọi đối tượng, thực hiện liên thông giữa các bậc học gắn với phát triển nghề nghiệp của người dân, tạo ra nền tảng và điều kiện phát triển nguồn nhân lực.

Thứ hai, liên kết các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn để chủ động đào

tạo nguồn nhân lực cho thành phố, tập trung vào hai mục tiêu trước mắt là đào tạo nhóm các ngành nghề mới, lĩnh vực mới cho sự phát triển 5 – 10 năm tới như: công nghệ sinh học, công nghiệp công nghệ phần mềm, điện tử - viễn thông, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu mới.

Tiến hành các chương trình đào tạo lao động lành nghề, có trình độ cao, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố và khu vực, vừa tạo nguồn xuất khẩu lao động. Đào tạo tại các trường dạy nghề, trường chuyên nghiệp, đại học và tại doanh nghiệp, trong đó hệ thống trường dạy nghề đóng vai trò quan trọng nhất. Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề; mở rộng và nâng cấp các cơ sở dạy nghề, xây dựng các trung tâm đào tạo dạy nghề trình độ cao, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố.

Thúc đẩy, tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, nắm vững kỹ thuật cho

đội ngũ công nhân, lao động Thành phố như: miễn, giảm thuế, cho thuê, cấp đất để xây trường; động viên các nguồn tài chính trong xã hội và xác định tỷ lệ ngân sách thỏa đáng về đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy nghề; tạo điều kiện để các trường nâng cấp, mở rộng đào tạo, phát triển quan hệ quốc tế, phát triển dạy nghề bên cạnh xí nghiệp với nguồn đầu tư tài chính của doanh nghiệp; đưa công 146

nhân kỹ thuật và giáo viên dạy nghề đi học tập nắm công nghệ mới ở nước ngoài thông qua liên doanh và hợp tác. Dành một khoản ngân sách thỏa đáng cho việc hỗ trợ đào tạo nghề dưới hình thức đào tạo miễn phí hoặc cho vay ưu đãi để học nghề tùy theo đối tượng.

Thứ ba, phát huy sức đóng góp của kiều bào nước ngoài. Xây dựng các chính

sách, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến đi lại, nhà ở, chính sách đãi ngộ…để thu hút các nhà đầu tư, các nhà khoa học Việt kiều về nước đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội thành phố. Tạo mối quan hệ tin cậy lẫn nhau giữa chính quyền với chủ đầu tư, sự gắn bó giữa kiều bào nước ngoài với thân nhân và nhân dân trong nước.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cán bộ. Từng bước nâng

cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, thực hiện tốt chương trình tạo nguồn cán bộ dài hạn theo quy hoạch trong lực lượng trẻ của công nhân, lực lượng vũ trang, xã viên hợp tác xã, viên chức trẻ, sinh viên học sinh ưu tú có tâm huyết cho sự thành công của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực hiện kế hoạch trung hạn phát hiện, quy hoạch đào tạo cán bộ trẻ ưu tú cấp cơ sở có thành tích xuất sắc. Thực hiện các biện pháp sàng lọc, nâng chất đội ngũ thông qua kiểm tra, đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng năm; kiên quyết áp dụng biện pháp hành chính – kinh tế để thay thế số cán bộ yếu kém không có khả năng vươn lên. Thực hiện nghiêm việc sát hạch trình độ và căn cứ tiêu chuẩn khi nâng ngạch, bậc, chuyển ngạch. Khuyến khích cơ quan, đơn vị có điều kiện quan tâm bồi dưỡng lao động có kỹ thuật cao

và nghề nghiệp chuyên sâu, người lao động giỏi. Có các chính về nhà ở, phúc lợi và thu nhập để cán bộ công chức yên tâm làm việc lâu dài và có thể cạnh tranh được với các khu vực khác.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 102 - 104)