Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 101 - 102)

Phát triển KHCN có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bởi vì chỉ có việc phát triển KHCN mới góp phần tăng tỷ lệ đóng góp của TFP vào trong tăng trưởng kinh tế. Để KHCN trên địa bàn thành phố phát triển trong thời gian tới, cần tập trung vào các vấn đề sau:

KHCN phục vụ cho CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn tới. Phát triển KHCN phải nhằm tạo sự tăng trưởng nhanh về năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành những ngành kinh tế chủ lực có hàm lượng trí tuệ cao và phát triển bền vững, bảo đảm tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển các nguồn lực, hạ tầng cơ sở KHCN, hình thành cơ chế quản lý phù hợp, bảo đảm khả năng phát triển KHCN tương xứng với phát triển kinh tế - xã hội và vị trí của thành phố.

Thứ hai, có chính sách phát triển và quy hoạch hợp lý các ngành KHCN trên

địa bàn thành phố. KHCN tập trung các chương trình trọng điểm về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí - tự động, vật liệu mới. Nâng cao năng lực 144

làm chủ và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh triển khai chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu với chi phí thấp, phục vụ cho phát triển những ngành nghề chủ lực, có sức cạnh tranh cao. Phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của khu công nghệ cao, nông nghiệp kỹ thuật cao, Trung tâm công nghệ sinh học, tạo nên những mũi đột phá thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển công nghiệp công nghệ phần mềm; tập trung ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành có điều kiện tăng nhanh tỷ trọng hàng nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Sử dụng hợp lý ngân sách của thành phố và khả năng tài chính của các doanh nghiệp để đổi mới nhanh công nghệ và sản phẩm theo yêu cầu: chi phí đầu vào thấp, chất lượng đầu ra cao, liên kết tiếp thị xuất khẩu và cạnh tranh quốc tế.

Thứ ba, mở rộng và phát triển thị trường KHCN; hoàn thiện cơ chế liên kết

giữa doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học; tăng cường tổ chức chợ thiết bị công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ... Phát triển dịch vụ khoa học theo hướng liên kết nghiên cứu công nghệ cao theo đơn đặt hàng của các nước; đồng thời có chính sách thu hút nguồn lực khoa học của nước ngoài, nâng cao năng lực KHCN Thành phố.

Thứ tư, nâng cao ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với người dân

cũng như doanh nghiệp thông qua tuyên truyền, phổ biến thông tin bằng nhiều hình thức về hệ thống pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho những đối tượng có liên quan, tạo ra thói quen trong xã hội về vần đề bản quyền và sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực và hiểu biết của cán bộ trong việc phát hiện các vi phạm cũng như giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ; vận hành có hiệu của cơ chế xử lý các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thực hiện bảo vệ trên thực tế quyền lợi của các cá nhân và tổ chức đối với tài sản trí tuệ được pháp luật công nhận.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 101 - 102)