tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính bao 153
gồm: cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Thành phố phải đặt trọng tâm trong thời gian tới là giải quyết các vướng mắc trong các lĩnh vực hành chính, dễ phát sinh tiêu cực. Xử lý nghiêm túc và kiên quyết các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong các ngành như hải quan, thuế, quản lý thị trường, nhà đất …nhằm giảm tối đa chi phí ngầm có tính chất tiêu cực và gây phiền hà.
Tăng cường rà soát để loại bỏ các văn bản pháp quy đã lỗi thời, gây phiền hà cho dân; nâng cao hiệu lực thi hành của các văn bản pháp quy. Xác định trách nhiệm của tập thể và trách nhiệm cá nhân, nhất là chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
Quy trình hoá, tiêu chuẩn hoá và đơn giản hoá thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố. Hiện nay, điều mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm nhất khi lựa chọn các địa phương đầu tư không chỉ là các ưu đãi đầu tư mà quan trọng hơn là môi trường đầu tư minh bạch công khai, các công cụ, chính sách ổn định, bình đẳng; các nguồn lực đầu vào, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thủ tục cấp phép nhanh chóng, thuận tiện, cam kết minh bạch, công khai các chính sách, pháp luật, thủ tục, trình tự ….liên quan đến môi trường kinh doanh là yêu cầu cấp thiết của quá trình hội nhập và là trách nhiệm của chính quyền các cấp ở thành phố trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của thành phố. Do vậy, quy trình hoá, đơn giản hoá các thủ tục hành chính liên quan đến các khâu, nhất là khâu nộp thuế, hoàn thuế, khâu thông quan, khâu giải thể, phá sản doanh nghiệp là những việc doanh nghiệp rất quan tâm và giải quyết nhanh chóng. Có thể nói, chính sách kích cầu của chính phủ cũng như chính quyền thành phố hiện nay chỉ phát huy tác dụng tốt nếu kết hợp với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính để giúp các doanh nghiệp tiếp cận vốn nguồn vốn kích cầu thuận lợi hơn.
Tăng cường phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, thẩm quyền và
trách nhiệm của quận, huyện; kiện toàn bộ máy và cán bộ chính quyền các cấp có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm với dân, với 154
công cụ để quản lý, giải quyết đúng thẩm quyền những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Tăng cường kỷ cương trong thi hành luật pháp, quản lý đô thị. Chú ý giáo
dục, bồ___________i dưỡng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, tăng cường
chức năng kiểm tra và thực hiện thưởng phạt nghiêm minh; xây dựng và bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, trật tự đô thị; thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục – kinh tế - hành chánh để mọi người có ý thức chấp hành luật pháp, sống và làm việc theo pháp luật.
Thành phố tiếp tục nghiên cứu để kiến nghị với Trung ương mở rộng cơ chế quản lý cho Thành phố trên các mặt hành chính, tài chính, đầu tư…, nâng cao tính chủ động của địa phương trong việc huy động vốn; quản lý và sử dụng ngân sách; chủ động phối hợp với các bộ, ngành giải quyết những tồn tại về vấn đề quản lý Nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn.
thầu. Cần phải nghiên cứu, cải tiến cơ chế, chính sách quản lý đầu tư theo hướng
loại bỏ dần tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản, cần phải tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trong xây dựng cơ bản.
Tăng cường công tác quản lý đầu tư đối với các nguồn vốn của nhà nước.
Xác định đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, vai trò chủ đầu tư và chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quy chế đầu tư, xây dựng cơ bản, đặc biệt là quy chế đấu thầu và quy chế giám sát đầu tư. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư bao gồm các khâu từ thông qua chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư, tổ chức đấu thầu, triển khai thực hiện dự án, quản lý dự án, theo dõi và đánh giá dự án. Phải quy định rõ: người có thẩm quyền quyết định ở các khâu phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và kiên quyết quản lý đầu tư theo
quy hoạch đã duyệt. Các cơ quan có trách nhiệm khi xem xét, phê duyệt các dự án cần phải tuân theo đúng quy hoạch đã được duyệt. Các dự án đầu tư bằng nguồn 155
vốn của Nhà nước khi phê duyệt, các chủ đầu tư phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn đầu tư, xem xét cả yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án. Kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, ồ ạt, phân tán, không đồng bộ, không tính đến hiệu quả đầu tư, gây lãng phí lớn và mất niềm tin trong dân chúng.
Củng cố và chấn chỉnh các cơ quan quản lý đầu tư, các ban quản lý dự án. Các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo tiến độ thực hiện các công trình đầu tư và phải chịu trách nhiệm với cấp trên về tiến độ và chất lượng của dự án đầu tư; phải tăng cường công tác giám sát đầu tư, kiểm tra xà xử lý những hành vi vi phạm quản lý đầu tư, kéo dài chậm trễ các dự án. Có thể thấy, thời gian quan trên địa bàn thành phố, hầu hết các dự án đầu tư bằng vốn nhà nước đều chậm trễ trong việc hoàn thành gây lãng phí lớn trong đầu tư và mất lòng tin đối với người dân. Do đó, trong thời gian sắp tới khi ký kết các hợp đồng, cần phải có các quy định cụ thể trong các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu về chất lượng công trình và tiến độ, trong đó phải có những quy định chế tài đủ mạnh đối với các nhà thầu không đảm bảo đúng chất lượng và chậm trễ trong thực hiện. Các biện pháp chế tài có thể là phạt tiền, thậm chí là tạm ngưng hợp đồng đối với các nhà thầu. Nếu có được những quy định chặt chẽ như vậy trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thì mới thúc đẩy các nhà thầu thực hiện tốt các công việc mà mình đã cam kết.
Cần đổi mới tổ chức quản lý dự án đầu tư và xây dựng theo hướng giảm số cấp kiểm tra, xem xét quyết định đầu tư. Chỉ nên giữ lại hai cấp, gồm chủ đầu tư và cấp quyết định đầu tư. Trong đó, cấp chủ đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư và quá trình triển khai xây dựng, cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án. Nếu thực hiện như vậy, sẽ tăng trách nhiệm của các đơn vị liên quan và giảm tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan hữu quan khi có các sự cố đối với dự án xảy ra.
Nâng cao năng lực trách nhiệm của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, giám 156
sát trong các khâu khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công; tăng cường kiểm tra giám sát thi công theo đúng qui trình, theo đúng thiết kế kỹ thuật, đúng trang thiết bị trong nội dung thiết kế được phê duyệt. Chấm dứt tình trạng đơn vị thi công và tổ chức giám sát thi công đều thuộc một cơ quan quản lý.
Đối với chủ đầu tư, cần tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư, xem chủ đầu tư là đại diện duy nhất của nhà nước làm chủ dự án. Do đó, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn bộ về dự án. Nên phân cấp cho chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết, bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục công trình, nhưng phải phù hợp với thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được duyệt. Đồng thời, cần phải quy định cụ thể các tiêu chí và điều kiện đối với các cá nhân và đơn vị làm chủ đầu tư để đảm bảo chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn về lĩnh vực đang đầu tư và kiến thức về lập thẩm định và quản lý dự án.
Rà soát, xây dựng bổ sung các quy định mức giá, đơn giá xây dựng cho phù hợp theo giá cả thị trường; tăng cường quản lý xây dựng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, các ban quản lý dự án. Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình như chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, thiết kế, đơn vị thi công, giám sát. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra chất lượng thi công, kịp thời phát hiện những sai phạm, chậm trễ trong tổ chức thi công, nghiệm thu theo đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định.
Thành phố cần sớm tổ chức một bộ phân chuyên đảm nhiệm hoạt động giám sát khách quan chất lượng và tiến độ thi công của các dự án sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn thành phố. Điều kiện về nhân sự của các đơn vị này phải là những viên chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của dự án và có khả năng quản trị dự án và họ phải là những người không có quan hệ với dự án đang giám sát với các chủ thể thuộc dự án. Nếu bộ phận này đi vào hoạt động có hiệu quả sẽ là một động lực lớn thúc đẩy các chủ đầu tư và nhà thầu thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình, dự án đang triển khai
157
Thứ ba, công khai hoá, minh bạch hoá nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Muốn chống thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước cần phải
tiến hành hàng loạt các biện pháp từ khâu lập kế hoạch đầu tư, tính các dự toán, đến việc quản lý xây dựng và quản lý dự án. Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là công khai hoá toàn bộ hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Việc công khai hoá, minh bạch hoá các dự án đầu tư, công bố rộng rãi để nhân dân biết và tham gia giám sát, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử làm tốt chức năng giám sát việc thực hiện đầu tư. Nếu thực hiện tốt được vấn đề này sẽ góp phần hạn chế tình trạng lãnh phí, tham nhũng trong quá trình thực hiện các dự án cũng như hạn chế tình trạng kém chất lượng của các dự án.
Thứ tư, phải có quy chế đổi mới cơ chế, chính sách và phương pháp sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia giỏi. Có chính sách thu hút, sử dụng nhân tài
và đội ngũ trí thức khoa học trên địa bàn Thành phố và cả nước, nhất là trí thức đầu đàn trong những ngành nghề mũi nhọn và những lĩnh vực quan trọng; thu hút các nhà khoa học và quản lý nước ngoài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào. Mạnh dạn thuê chuyên gia giỏi về các lĩnh vực và có chính sách thỏa đáng về
tiền lương, điều kiện và chế độ cư trú, làm việc... phù hợp với sự cống hiến của họ. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, lực lượng doanh nhân có
tinh thần yêu nước, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm kinh doanh thành thạo; không ngừng đổi mới và sáng tạo, mạnh dạn vận dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ, của khoa học tổ chức và quản lý tiên tiến.
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý Nhà nước có phẩm chất chính trị, có tâm đức trong sáng, có trách nhiệm trước dân, có năng lực, trí tuệ và nhiệt tình cách mạng cao. Có chính sách thỏa đáng để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực tổ chức thực hiện và tăng thu nhập cho cán bộ.
Thứ năm, đổi mới căn bản cơ chế quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền Thành phố, tạo điều kiện cho hoạt động khoa học gắn kết chặt chẽ với sản xuất kinh doanh và đào tạo. Có những cơ chế chính sách tạo điều kiện cho cộng đồng khoa
158
học gắn với cộng đồng doanh nghiệp, gắn với các cơ chế, nhất là được tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư của các khu vực kinh tế, các doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ.
Khoa học và công nghệ ở Việt nam nói chung và TP.HCM nói riêng chậm
phát triển, nhất là chuyển giao công nghệ thực hiện chậm là do nhà khoa học chưa có động lực. Động lực ấy phải thể hiện ở việc họ được công nhận, ghi nhận, bằng vật chất, tinh thần. Được sử dụng, họ thấy thích vì mình làm có ích, và được hưởng lợi ích từ đó, tạo động lực cho nhà khoa học làm việc. Vì vậy, cần có chính sách bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn trí thức, nhất là từ các viện nghiên cứu, trường đại học trên địa bàn Thành phố, Việt kiều... Phát huy hơn nữa vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Thành phố trong việc tập hợp lực lượng, nghiên cứu, tư vấn và phản biện.
Thứ sáu, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ đối với mọi loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giành thuận lợi trong hội nhập
Thành phố nên đầu tư nguồn lực tương xứng để mở rộng quy mô và chất
lượng các chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại đối với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Tổ chức tốt các chương trình xúc tiến thương mại ra nước ngoài một cách có trọng điểm. Tổ chức một số trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm doanh nghiệp tại một số thị trường quan trọng. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số loại hình giao dịch hiện đại và thị trường mới cần được quan tâm và đẩy nhanh. Gắn kết các chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp với các chương trình phát triển xuất khẩu. Tranh thủ sử dụng nguồn vốn kích cầu của chính phủ để khuyến khích các doanh nghiệp làm chủ khâu thiết kế thiết kế sản phẩm, hiện đại hoá công nghệ, chủ động mở rộng hệ thống tiêu thụ, hình thành những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao.
Chính quyền thành phố nên tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được tiếp cận được những thông tin về trình tự, thủ tục hành chính, tư pháp; về những thay 159
đổi hoặc ban hành chính sách và pháp luật liên quan đến kinh sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư; về những cam kết trong hội nhập quốc tế, về luật lệ làm ăn với các đối tác nước ngoài…Việc doanh nghiệp được tiếp cận tốt với các nguồn
thông tin sẽ giúp họ hoạch định chính xác hơn, xây dựng chiến lược kinh doanh tốt, chuẩn bị tốt cho những thay đổi về môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng như sẳn sàng hơn trong cuộc chơi đầy thách thức của quá trình hội nhập và giảm bớt tính bị động khi hợp tác với nước ngoài.
Xây dựng mối quan hệ và thông tin liên lạc định kỳ giữa doanh nghiệp và
lãnh đạo thành phố, tổ chức bộ phận thường trực để giải quyết hoặc đầu mối liên hệ để giải quyết ngay những vướng mắc của doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì và mở rộng đối thoại trực tiếp và qua mạng điện tử giữa lãnh đạo thành phố với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo thành phố phải cam kết bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư