Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xoá đói giảm nghèo và đáp ứng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 64 - 69)

dịch cơ bản trong xã hội

Những thành tựu tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua đã góp

phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao khả năng đáp ứng các dịch vụ cơ bản trên địa bàn thành phố. Những đóng góp này thể hiện:

Thứ nhất, về công tác xoá đói, giảm nghèo. Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố với tốc độ cao, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền và nhân dân thành phố đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Chương trình Xóa đói giảm nghèo thành phố được triển khai thực hiện từ đầu năm 1992. Suốt 16 năm qua, Chương trình đã thực sự đi vào cuộc sống, bằng tấm 89

lòng và trách nhiệm của cả Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp nhân dân thành phố và bằng các nguồn lực vận động của toàn xã hội. Đầu năm 1992, toàn thành

phố có 121.722 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17% tổng số hộ dân. Đến cuối năm 1997, thành phố còn 98.984 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 12,3%. Đến cuối năm 1998, số hộ nghèo giảm còn 88.826 hộ, chiếm 11,82% (theo tiêu chí thu nhập bình quân dưới 3 triệu đồng/người/năm ở khu vực nội thành và dưới 2,5 triệu đồng/người/năm ở khu vực ngoại thành) và đến cuối năm 2003, khi kết thúc giai đoạn 1, số hộ nghèo giảm chỉ còn 1.655 hộ, chiếm 0,15% tổng số hộ dân toàn thành phố. Năm 2004, thành phố tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2 với tiêu chí nghèo được nâng cao hơn (thu nhập bình quân dưới 6 triệu đồng/người/năm tính chung cho cả khu vực nội thành và ngoại thành), số hộ nghèo được thống kê là 89.090 hộ, chiếm 7,72% tổng số hộ dân toàn thành phố.

Qua 5 năm triển khai giai đoạn 2, tổng số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm từ 89.090 hộ vào đầu năm 2004, chỉ còn 5.025 hộ vào cuối năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,72% xuống chỉ còn còn 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm [61, tr. 8].

Tính đến cuối năm 2008, Chương trình đã trải qua 2 giai đoạn (giai đoạn 1: 1992-2003; giai đoạn 2 : 2004-2010, với 6 lần điều chỉnh nâng mức chuẩn nghèo cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Qua 16 năm triển khai hoạt động, Chương trình đã trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho hơn 200.000 hộ tự vươn lên thoát đói, giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố trong giai đoạn 1992 – 2008 qua đạt hơn 7.250 tỷ đồng [61, tr. 8].

Như vậy, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, về hoạt động y tế. Tăng trưởng kinh tế của thành phố thời gian qua

góp phần nâng cao cơ sở vật chất cũng như chất lượng hoạt động y tế trên địa bàn 90

thành phố.

Hệ thống y tế thành phố ngày càng phát triển, không chỉ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thành phố, mà còn tiếp nhận và chữa trị bệnh nhân từ các tỉnh chuyển đến (hơn 30% bệnh nhân điều trị nội trú tại các bệnh viện thành phố là người từ các tỉnh chuyển đến). Công tác xã hội hoá ngành y tế thu được những kết quả tích cực với việc ra đời một số bệnh viện, trung tâm y tế và phòng khám đa kho tư nhân trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống y tế tư nhân thời gian qua phát triển mạnh góp phần giảm áp lực lớn tại các bệnh viện công. Số cơ sở y tế tư nhân đến cuối năm 2007 là hơn 12.000 cơ sở. Chăm sóc cho bệnh nhân nghèo ngày càng tiến bộ.

Cơ sở vật chất ngành y tế không ngừng được mở rộng và nâng cấp thời gain qua, đã khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm y tế chuyên sâu Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cơ sở mới của bệnh viện Hùng Vương, Khoa thận bệnh viện nhân dân 115, Khoa khám kỹ thuật cao Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Khu xạ trị gia tốc bệnh viện Ung bướu; Khoa khám điều trị kỹ thuật cao Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. …..

Từ năm 1992, thành phố đã có chủ trương cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí, sau đó là thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, bình quân cấp khoảng

250.000 sổ, thẻ/năm; đồng thời, thực hiện hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất nhưng không thuộc đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện nhà nước, người lang thang, cơ nhỡ. Đến năm 2001, thành phố chuyển sang thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo và kể cả người già yếu, neo đơn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng nguồn ngân sách thành phố và nguồn vận động xã hội hóa. Trong giai đoạn 1, đã mua hơn 560.000 thẻ bảo hiểm y tế, với tổng kinh phí 21,5 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2, đã mua tổng cộng hơn 1,35 triệu thẻ bảo hiểm y tế (bắt buộc), bình quân cấp gần 275.000 thẻ cho hộ nghèo/năm, với tổng kinh phí 34,2 tỷ đồng. Ngoài ra, mỗi năm thành phố đều dành 91

khoảng 2 tỷ đồng cho các trung tâm y tế quận - huyện và trạm y tế phường - xã cấp phát thuốc và thực hiện các xét nghiệm cơ bản miễn phí cho dân nghèo. Đến nay, toàn thành phố đã thành lập 3 bệnh viện miễn phí cho người nghèo ở xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi và Bệnh viện An Bình; đồng thời, tại các bệnh viện chuyên khoa của thành phố đều dành 20% số giường để khám chữa bệnh và thực hiện miễn, giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo. Kinh phí miễn giảm viện phí cho người nghèo bình quân khoảng 40 tỷ đồng/năm [61, tr.14].

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, hoạt động y tế trên địa bàn thành phố

còn một số hạn chế, thể hiện: (i) Đội ngũ bác sĩ ở các bệnh viện còn thiếu, tỷ lệ 8 bác sĩ / 10.000 dân hiện nay, dẫn đến tình trạng quá tải trong ngành y tế, khó đảm bảo chất lượng cao trong điều trị; (ii) Hệ thống y tế chưa hoàn chỉnh, mạng lưới y tế cơ sở, y tế cộng đồng chưa được củng cố vững chắc, các bệnh viện, các trung tâm y tế chưa được nâng cấp hoàn chỉnh, còn thiếu các bệnh viện đa khoa ở các cửa ngõ thành phố để giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện trong nội thành. Tình trạng quá tải của các bệnh viện và sự chậm nâng cấp về chất lượng dịch vụ y tế công là những hạn chế đáng quan tâm; (iii) Còn tình trạng phân biệt giữa khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế và không bảo hiểm y tế; (iv) Chất lượng phục vụ, vấn đề y đức, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động y tế còn là những nỗi lo lớn của người bệnh và của ngành y tế; (v) Giá thuốc tăng cao, các khoản viện phí cao trở thành gánh nặng đối với bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nghèo.

Điều tra khảo sát của tác giả về hệ thống y tế cho thấy: đánh giá hệ thống y

tế tốt hơn trước chiếm tỷ lệ 17,18%; hệ thống y tế kém hơn trước chiếm tỷ lệ 5,53%; hệ thống y tế tốt hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản thân chiếm tỷ lệ 9,92% và đánh giá hệ thống y tế tốt hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao chiếm tỷ lệ cao nhất 50,95%. Cũng trong khảo sát này, vấn đề sức khoẻ của bản thân xếp vị trí thứ 1 trong 10 vấn đề được quan tâm nhất trong đời sống hàng ngày của người dân thành phố.

92

Bảng 2.12: Khảo sát đánh giá về hệ thống y tế trên địa bàn TP.HCM STT Đánh giá về hệ thống y tế Số

Phiếu

Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Tốt hơn trước 90 17,18

2 Tốt hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao

267 50,95

3 Tốt hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản than

52 9,92

4 Vẫn như trước 86 16,41

5 Kém hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao

25 4,77

6 Kém hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản thân

0 0

7 Kém hơn trước 4 0,76

TỔNG CỘNG 524 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra tháng 5/2009

Thứ ba, về hoạt động giáo dục. Tăng trưởng kinh tế của thành phố với tốc độ

khá cao thời gian qua góp phần quan trọng vào việc nâng cao cơ sở vật chất cũng như chất lượng hoạt động của ngành giáo dục trên địa bàn thành phố.

Ngành giáo dục thành phố đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục Trung

học cơ sở vào năm 2002. Quy mô phát triển giáo dục được mở rộng ở các cấp, các bậc học. Toàn ngành giáo dục thành phố hiện có hơn 1.500 trường học với khoảng hơn 1,5 triệu học sinh, sinh viên các ngành học. Số cán bộ và giáo viên là hơn 60.000 người. Đi đôi với quy mô giáo dục mở rộng là hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học không ngừng được đầu tư ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề phát triển nhanh, nhiều trường Đại học và Cao Đẳng trên địa bàn thành phố tham gia hoạt động đào tạo, dạy nghề. Số cơ sở đào tạo dạy nghề ngoài công lập phát triển nhanh và đa dạng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư phát triển cơ sở dạy nghề ở nhiều quy mô và trình độ.

93

Thành phố đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các đối tượng diện hộ nghèo có điều kiện học tập như thực hiện chính sách miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cơ sở vật chất. Từ năm học 2006-2007, thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trong bước 2, giai đoạn 2, kể cả các hộ vừa mới vượt chuẩn nghèo và hộ cận nghèo. Cụ thể, năm học 2006-2007 đã miễn 100% học phí và các khoản đóng góp cơ sở vật chất cho 29.397 trường hợp (kinh phí ngân sách cấp bù cho ngành giáo dục là 10,5 tỷ đồng); năm học 2007-2008 là 30.400 trường hợp (kinh phí ngân sách cấp bù 12 tỷ đồng); năm học 2008-2009, miễn toàn bộ học phí cho 29.000 trường hợp (9.500 học sinh thuộc diện hộ nghèo và 19.500 học sinh thuộc diện hộ cận nghèo đang học tại các trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố) với tổng kinh phí ngân sách cấp bù dự kiến 11,6 tỷ đồng [61, tr. 13]. Đối với các trường ngoài công lập, mức học phí được miễn tương đương với mức học phí của các trường công lập cùng cấp. Ngoài ra, thành phố cũng đảm bảo hỗ trợ học

sinh nghèo được miễn, giảm (trên 50%) các khoản đóng góp cho nhà trường (tiền học thêm, phụ đạo,… ngoài tiền học phí và tiền cơ sở vật chất trường lớp đã được miễn giảm); tích cực tổ chức vận động các quỹ học bổng để hỗ trợ cho học sinh nghèo; kiên quyết không để xảy ra trường hợp học sinh nghèo bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, giáo dục trên địa bàn thành

phố cũng còn nhiều hạn chế. Việc quy hoạch các loại hình đào tạo ở các cấp chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ; chương trình nội dung, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới; nội dung, chương trình mới giáo dục phổ thông, chương trình thí điểm phân ban được biên soạn công phu, tốn kém nhưng chưa phù hợp với sống đông học sinh; giáo dục định hướng nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, chất lượng đào tạo của các trường nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên chưa được các trường quan tâm đúng mức, một bộ phận học sinh, sinh viên có lý tưởng lệch lạc, xa rời cuộc sống lành mạnh. Đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, còn thừa thiếu cục bộ. Tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan, chậm được khắc phục Học phí, và các 94

khoản đóng góp khác liên quan đến học tập của học sinh các cấp trên địa bàn thành phố ngày càng gia tăng là gánh nặng đối với các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo.

Khảo sát điều tra của tác giả về hệ thống giáo dục trên địa bàn thành phố

cho thấy: đánh giá hệ thống giáo dục tốt hơn trước chiếm tỷ lệ 21,63%; hệ thống giáo dục kém hơn trước chiếm tỷ lệ 10,2%; hệ thống giáo dục tốt hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản thân chiếm tỷ lệ 8,98% và hệ thống giáo dục tốt hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao chiếm tỷ lệ cao nhất 48,98%. Cũng trong điều tra khảo sát thì vấn đề học tập của bản thân đứng vị trí thứ 4 và học tập của con cái đứng vị trí thứ 7 trong 10 vấn đề mà người dân thành phố quan tâm nhất.

Bảng 2.13: Khảo sát đánh giá về hệ thống giáo dục trên địa bàn TP.HCM STT Đánh giá về hệ thống giáo dục Số

Phiếu

Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Tốt hơn trước 106 21,63

2 Tốt hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao

240 48,98

3 Tốt hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản than

44 8,98

4 Vẫn như trước 50 10,20

5 Kém hơn trước nhưng giá cả ngày càng cao

30 6,12

6 Kém hơn trước nhưng vượt quá khả năng chi trả của bản thân

6 1,22

7 Kém hơn trước 14 2,86

TỔNG CỘNG 490 100

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ số liệu điều tra tháng 5/2009

Như vậy, các số liệu điều tra về cuộc sống, giáo dục, y tế nêu trên, cho thấy thấy rằng các khoản chi tiêu các lĩnh vực này ngày càng tăng đang là gánh nặng đối với các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo.

95

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w