Tăng trưởng kinh tế với khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 79 - 85)

Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố với tốc độ cao, trong khi đó cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển không kịp đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng tăng trưởng. Tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang đe dọa lớn đến tăng trưởng kinh tế thành phố trong tương lai. Vấn đề này được thể hiện:

Một là, ùn tắt giao thông, kẹt xe đang là một trong những yếu tố đe dọa lớn

chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố. Nạn kẹt xe đang trở thành nỗi lo sợ với cả người dân TP.HCM lẫn các nhà đầu tư. Theo tính toán của sở giao thông công chính thành phố, mỗi năm kẹt xe gây ra tổn thất cho kinh tế thành phố khoảng hơn 15.000 tỷ đồng. Đây chỉ mới là thiệt hại về mặt kinh tế còn về mặt xã hội như bệnh tật do kẹt xe mang lại, sự bực bội, khó chịu chưa được đánh giá. Nếu tính luôn cả mặt kinh tế và xã hội thì tổn thất không chỉ dừng lại ở con số 15.000 tỷ đồng/năm. Còn theo tính toán của một số chuyên gia đến từ Worl Bank trong báo cáo phát triển Việt Nam 2009, mỗi ngày TP.HCM này thiệt hại khoảng 7,3 triệu USD do sự yếu kém của hạ tầng giao thông (một năm là 2.664,5 triệu USD). Trong đó, hằng tháng, mỗi gia đình phải chi cho ách tắc giao thông, tổn hao nhiên liệu, sửa chữa phương tiện, mất thời gian là 29 USD, bằng 17% thu nhập mỗi tháng của người dân.

Theo thống kê của Sở Giao thông Công chính, đến cuối năm 2008, số

phương tiện cơ giới đường bộ đăng ký lưu hành tại TPHCM đã vượt con số 4 triệu chiếc, trong đó 90% là xe máy. Đó là chưa kể khoảng 750.000 xe máy, 80.000 ô tô mang biển số tỉnh và khoảng 2 triệu xe đạp lưu thông trên địa bàn thành phố trong khi hiện TP.HCM chỉ có khoảng hơn 3.300 con đường với tổng chiều dài hơn 3

110

triệu mét. Một số lượng phương tiện khổng lồ, trong khi diện tích đường tăng không đáng kể, các công trình giao thông trọng điểm triển khai chưa đồng bộ, chậm tiến độ. Bên cạnh đó là những lý do rất cũ, đã nhiều lần được nhắc đi nhắc lại là ý thức người tham gia giao thông còn kém, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe, lòng lề đường bị lấn chiếm; bố trí xây dựng trường học, siêu thị, bệnh viện… chưa phù hợp và đặc biệt là các công trường thi công chậm, kéo dài vô trách nhiệm của Dự án lắp đặt thoát nước thuộc dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực nhiêu Lộc – Thị Nghè.Vào những lúc cao điểm, trên các tuyến giao thông của thành có hơn 200 lô cốt dựng lên, góp phần vào tình trạng kẹt xe càng càng tăng, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.

Nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất của nạn kẹt xe là sự phát triển hạ tầng

giao thông không theo kịp tốc độ tăng dân số đô thị. Thành phố còn phải gách chịu hậu quả của nhiều năm phát triển đô thị không theo quy hoạch, để lại một vùng ven rộng lớn có mật độ đường rất thấp. Kinh phí và các nguồn vốn khác rót vào các công trình công chánh không phải ít, nhưng nhiều công trình kéo dài thời gian đầu tư xây dựng. Hiện nay nhiều dự án cầu đường hầu như không được quản lý (có kiểm soát, chế tài) về tiến độ thực hiện mà dự án vệ sinh môi trường TPHCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) là một minh chứng rõ ràng nhất. Các công trình chậm hoàn thành ngày nào thì nạn ách tắc giao thông trầm trọng thêm ngày đó. Hơn nữa, việc mở công trình cải tạo, mở rộng cầu đường cũng sẽ làm trở ngại giao thông. Việc phát triển mở rộng các ngành sử dụng nhiều lao động như hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đô thị, đó là vấn đề giao thông, ô nhiễm môi trường

Hiện nay, kẹt xe ở khu trung tâm thành phố đang ở mức đáng báo động,

trong khi đó, có một nghịch lý là hàng loạt các nhà đầu tư có xu hướng dồn về đầu tư cao ốc văn phòng ở khu trung tâm do trung tâm hành chính vẫn giữ lại tại quận 1 và quận 3. Thực tế cho thấy thành phố đã cấp hàng loạt dự án xây dựng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ tại khu vực này, trong khi các khu đô thị thủ thiêm không được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Các đô thị vệ tinh như khu đô thị Tây bắc (Củ chi), Thủ Đức, Hóc môn…hầu như không có nhiều chuyển biến. 111

Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 20 “khu đất vàng” nằm trong khu vực trung tâm thành phố đang được cơ quan chức năng qui hoạch để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Hiện nay, các khu đất vàng này phần lớn là trụ sở các cơ quan hoặc các khu nhà lụp xụp. Nhưng theo đề xuất của các cơ quan chức năng và cá chủ đầu tư, ở đây sẽ là những cao ốc hoành tráng trong tương lai, tầng cao phổ biến từ 20 – 65 tầng, mật độ xây dựng lại khá dày. Khi đưa vào sử dụng, có khả năng thu hút thêm hàng chục ngàn người vào khu trung tâm thành phố vốn đã chật chội. Đã là đất vàng thì các chủ đầu tư không bỏ qua cơ hội để khai thác tối đa các chỉ tiêu có lợi cho mình như: tầng cao, tầng hầm, mật độ xây dựng….làm sao có lợi cho mình. Còn việc quá tải hạ tầng như giao thông, điện, nước, chất thải, bãi đậu xe…..thì ít ai quan tâm.

Điều tra khảo sát của tác giả về hệ thống đường giao thông, cho thấy

55,26% số khảo sát đánh giá tình hình giao thông đi lại kém hơn trước và chỉ có 34,4% hy vọng sẽ tốt hơn khi các công trình được hoàn thành. Về tình hình kẹt xe,

có đến 60,53% đánh giá kém hơn trước và 22,18% cho rằng sẽ tốt hơn khi các công trình được hoàn thành. Qua các số liệu điều tra khảo sát chúng ta có thể nhận thấy đánh giá của người dân về tình hình giao thông đi lại, kẹt xe ở thành phố rất kém và đang là một thách thức lớn trong quá trình phát triển của thành phố.

Bảng 2.23 : Khảo sát đánh giá về giao thông trên địa bàn TP.HCM STT Đánh giá về giao thông Số

Phiếu

Tỷ lệ (%) Ghi chú

A. Về tình trạng giao thông đi lại

1 Tốt hơn trước 27 5,08

2 Vẫn như trước nhưng khi hoàn thành các công trình sẽ tốt hơn 183 34,4 3 Vẫn như trước 28 5,26 4 Kém hơn trước 294 55,26 B. Về tình hình kẹt xe Số Phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tốt hơn trước 4 0,75 112

2 Vẫn như trước nhưng khi hoàn thành các công trình sẽ tốt hơn

118 22,18

3 Vẫn như trước 88 16,54 4 Kém hơn trước 322 60,53

TỔNG CỘNG 532 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra tháng 5/2009

Hai là, vấn đề ngập nước đe dọa đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Theo

báo cáo của Sở GTCC, trên địa bàn TP còn tồn tại 78 điểm ngập. Tuy nhiên, theo một nguồn tin khác thì số điểm ngập này chưa tính đến các điểm mới phát sinh ở khu vực ngoại thành, vùng ven. Điều đáng nói là thời gian qua, khi một số dự án ở khu vực trung tâm TP thi công làm bít hệ thống cống thoát nước thì khu vực trung tâm trở nên ngập nặng.

Nhiều tuyến đường mà trước đây vốn dĩ rất “an toàn” đối với người dân khi lưu thông trong mùa mưa như: Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Thái Bình… thì nay, khi mưa xuống nước ngập 30 – 40mm. Khu vực cụm dân cư quanh các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Đặng Tấn, Trần Khắc Chân, Đặng Dung thuộc phường Tân Định (quận 1) trở thành biển nước mênh mông khi mưa xuống. Những năm trước đây, ngập chỉ xảy ra ở các khu vực: bùng binh Cây Gõ - Hồng Bàng - Minh Phụng, vòng xoay Phú Lâm - Bà Hom - Nguyễn Văn Luông, bến xe Chợ Lớn - Lê Quang Sung - Nguyễn Thị Nhỏ - Tháp Mười, Đồng Đen - Bàu Cát, khu vực công viên Chiến Thắng – Hoàng Văn Thụ, Hồng Hà - Bạch Đằng - Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn, Đức Thọ - Phan Huy Ích… khi mưa. Nhưng hiện nay, nhiều khu vực địa hình trũng thấp dù mưa hay không mưa vẫn bị

ngập, chỉ có điều ngập ít hay ngập nhiều. Những khu vực ngập nặng do triều cường ngày càng lan rộng trên địa bàn các quận 2, 6, 7, 8, Bình Tân, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh… Tiêu biểu là các tuyến đường Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, Phan Đình Phùng, Bùi Hữu Nghĩa, Phạm Thế Hiển, Lê Văn Lương… Dự báo trong thời gian tới, tình trạng ngập sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do 113

thiếu cống, cống quá tải vì công tác duy tu nạo vét không tốt hoặc do thiết kế sai vì chọn lưu vực sai, không xét đến ảnh hưởng của thủy triều, đấu nối tùy tiện vào hệ thống cống hiện hữu; thi công sai về độ dốc, cao trình; thiếu kênh rạch thoát nước, mất vùng điều tiết nước, mất vùng đệm và hệ số chảy tràn gia tăng do việc san lấp, lấn chiếm kênh rạch, đặc biệt là quá trình đô thị hóa thiếu quản lý và không theo quy hoạch.

4 dự án chống ngập lớn sử dụng vốn ODA đang triển khai - mà trước đây lãnh đạo Sở GTCC TPHCM từng tuyên bố “nếu hoàn thành 4 dự án này sẽ xóa được ngập vào cuối năm 2007 cho toàn TP” - lại được thi công rất chậm chạp. Theo dự kiến ban đầu, các dự án này sẽ hoàn thành vào các năm 2005 - 2006. Tuy nhiên, đến nay, dự án vệ sinh môi trường TPHCM (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè), nhằm giải quyết ngập cho các quận: 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, đến nay mới hoàn thành hơn 50%. Còn dự án cải thiện môi trường nước TPHCM (lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Tẻ - kênh Đôi) giải quyết ngập cho khu vực các quận 1, 5, 6, 10 đến nay mới thực hiện khoảng 55% khối lượng. Dự án cải thiện môi trường TPHCM (tiểu dự án cải tạo hệ thống thoát nước rạch Hàng Bàng) giải quyết ngập cho quận 5, 6, 11, đặc biệt sẽ giải quyết ngập nặng khu vực bến xe Chợ Lớn, đường 3 Tháng 2, Lãnh Binh Thăng, do chậm tiến độ nên đến 13/4/2007, khi ADB chính thức có văn thư gửi Ngân hàng Nhà nước VN thông báo khóa sổ khoản vay, thì tiểu dự án rạch Hàng Bàng mới chỉ được giải ngân 16%; khối lượng công việc thực hiện được rất ít ỏi. Nhà tài trợ đã không cho thành phố gia hạn khoản vay vào khoảng 28 triệu đô la.

Riêng dự án nâng cấp đô thị thành phố (lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm) để giải quyết ngập khu vực các quận: 6,11, Tân Bình, Tân Phú, chỉ mới trong giai đoạn hoàn tất trình duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán (đối với hạng mục thoát nước). Với tiến độ này, e rằng đến năm 2020, 4 dự án nói trên cũng chưa thể hoàn thành. Chưa kể mới đây, khi báo cáo trước HĐND TPHCM, một lãnh đạo của Sở GTCC còn đưa ra nhận định rất đáng thất vọng rằng 4 dự án này nếu hoàn thành thì đến năm 2020 cũng chỉ chống được ngập do mưa cho TP, còn muốn chống ngập do 114

triều cường thì phải sau năm 2020 mới tính được. Một thực tế đáng báo động là người dân càng ngày càng mất lòng tin với các công trình mà Thành phố đang tiến hàng để giải quyết vấn đề ngập lụt

Điều tra khảo sát của tác giả về tình hình ngập nước trên địa bàn thành phố

cho thấy chỉ có 3,95% đánh giá là tốt hơn trước, trong khi đến 43,05 % đánh giá kém hơn trước và 25,56% hy vọng sẽ tốt hơn khi các công trình được hoàn thành.

Bảng 2.24 : Khảo sát đánh giá về ngập nước trên địa bàn TP.HCM STT Đánh giá về tình hình ngập nước Số

Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Tốt hơn trước 21 3,95

2 Vẫn như trước nhưng khi hoàn thành các công trình sẽ tốt hơn

136 25,56

3 Vẫn như trước 146 27,44 4 Kém hơn trước 229 43,05

TỔNG CỘNG 532 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra tháng 5/2009

Ba là, tình trạng thiếu điện vào mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và cho

dân sinh. Các năm qua, vào mùa khô, khi mà các hồ chứa của các thuỷ điện bị cạn thì tình trạng thiếu điện ở Việt nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng diễn ra căng thẳng. Tình trạng thiếu điện trên diện rộng và cắt điện thường xuyên xảy ra trên địa bàn thành phố thời gian qua làm ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Theo báo cáo của tập đoàn điện lực Việt Nam, thì tình trạng thiếu điện sẽ tiếp tục kéo dài ở Việt Nam đến năm 2015. Như vậy, đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến tính ổn định trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố.

2.2.4.2. Tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của TP.HCM thời gian qua đã mang trong mình những hiểm hoạ về môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái ngày càng ô 115

nhiễm, vấn đề xử lý rác thải còn nhiều bất cấp, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng đang là những thách thức lớn đe dọa đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế thành phố trong thời gian tới. Do quá chú trọng đến tăng trưởng kinh tế, nên trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền thành phố còn xem nhẹ vấn đề về mức độ ô nhiễm của công nghệ, cũng như những cam kết của doanh nghiệp về tiêu chuẩn khí thải, nước thải…và đến hiện nay, chúng ta đang phải trả giá cho việc tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh. Vấn đề này thể hiện:

Một là, về ô nhiễm môi trường sinh thái. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi

trường đang là thách thức lớn của các đô thị trọng điểm phía Nam, nhất là TP.HCM. Ngoài sự tác động từ các hoạt động sinh hoạt, giao thông, xây dựng... thì các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị. Bầu không khí của TPHCM vào mùa khô bị ô nhiễm từ vừa đến nặng. Vào mùa mưa, mức ô nhiễm giảm so với mùa khô 1,5 lần, tức là ở mức độ ô nhiễm nhẹ. Chỉ tính riêng các lò hơi và lò nung tại thành phố, hàng năm thải vào không khí 578 tấn bụi, 78 tấn SO2, 84 tấn CO2. Tại một số vị trí gần các cơ sở sản xuất, nồng độ bụi trong không khí và tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần. Ngoài bụi, trong không khí thành phố còn chứa nhiều hơi khí độc phổ biến là anhydrít sylfurơ (SO2), oxyt carbon (CO), carbua hydro, amoniắc (NH3), sulfua hydro (H2S)... và một số hơi kim loại độc như chì, cadmi, antimoan.... TP.HCM có số lượng lớn xe

máy, xe ôtô; mật độ giao thông cao, các phương tiện giao thông là một nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Theo thống kê của Uỷ ban nhân dân TP.HCM và Ban Quản lý dự án VIE

1702, đến cuối năm 2007, trên địa bàn TP có khoảng 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư đang gây nên những vấn đề môi trường nghiêm trọng; trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân là do công nghệ sản xuất ở các cơ sở sản xuất hiện đóng trên địa bàn thành phố còn lạc hậu, trang 116

thiết bị máy móc còn thiếu đồng bộ. Nhưng quan trọng hơn là ý thức bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp còn thấp. Nhiều khu vực các chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thải ra làm cho các dòng kênh bị ô nhiễm nặng.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w