Tình hình tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM thời gian qua

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 47)

2.1.1. Giới thiệu khái quát về TP.HCM

TP.HCM nằm ở trung tâm Nam bộ, trong tọa độ: 10010’ – 10038’ vĩ Bắc,

106022’ – 106054 kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ biển dài 15 km. Diện tích tự nhiên là 2.095,24 km2, chia thành 24 quận, huyện với 317 phường, xã. Dân số khoảng hơn 8 triệu người (kể cả dân nhập cư).

Quốc lộ 1A nối liền TP.HCM với các tỉnh ven biển miền Trung ra phía Bắc và từ TP.HCM xuống Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); quốc lộ 22 đi Tây Ninh, qua Campuchia nối với đường xuyên Á; quốc lộ 13 qua Bình Dương nối với quốc lộ 14 qua Bình Phước và xuyên suốt Tây Nguyên; quốc lộ 51 nối liền Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và các tỉnh

trong tương lai sẽ phát triển nối với các tỉnh ĐBSCL và đường sắt quốc tế. Sân bay Tân Sơn Nhất, một trong những sân bay quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, có 16 đường bay trong nước, 26 đường bay quốc tế tới các châu lục, vận chuyển trên 5 triệu hành khách /năm. Cảng Sài Gòn giao lưu với các cảng trong nước và thế giới, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 15-20 ngàn tấn, năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm và có khả năng nâng cấp đến 16 triệu tấn/năm.

TP.HCM hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông nối liền với các địa phương trong nước và là cửa ngõ của cả nước ra thế giới. Bên cạnh đó, việc tập trung các trường đại học, cao đẳng, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trung tâm thương mại, cơ sở văn hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí…, đội ngũ 66

cán bộ quản lý giỏi, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao… là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

Những năm qua, TP.HCM luôn đi tiên phong và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế. TP.HCM có vai trò như là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một khu vực được đánh giá là năng động nhất cả nước.

2.1.2. Khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1991 - 2008

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1991 – 1995

Đầu thập niên 1990, TP.HCM cùng cả nước triển khai kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội 5 năm 1991 – 1995 với trọng tâm là tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn này, Thành phố đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng và khá ổn định. GDP trên địa bàn thành phố tăng liên tục. Đặc biệt tốc độ năm sau đều cao hơn năm trước và đạt đỉnh cao vào năm 1995 với mức 15,3%. Bình quân giai đoạn 1991 – 1995, GDP tăng 12,6%, trong đó công nghiệp đóng góp 7,1%, dịch vụ đóng góp 5,3% và nông lâm ngư nghiệp đóng góp 0,2% vào tốc độ tăng trưởng này.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 1991 – 1995

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TP.HCM GĐ 1991 -1995 9.1 11.7 12.5 14.6 15.3 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1991 1992 1993 1994 1995 NĂM (% ) Tốc độ tăng GDP

Nguồn:Niên giám thống kê TP.HCM năm 1996

Trong các khu vực kinh tế, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Các chính sách cải cách kinh tế giai đoạn 1986-1989 về giá cả, thuế, tài 67

chính, ngoại thương đã bắt đầu phát huy tác dụng. Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân thời kỳ 1991 – 1995 là 16,6%, chiếm tỷ trọng 38,9% trong cơ

cấu GDP vào năm 1995. Thế mạnh của công nghiệp thành phố là công nghiệp chế biến tăng trưởng với tốc độ 17%/năm. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến trong xuất khẩu tăng từ 20,4% năm 1991 lên 48,4% năm 1995. Việc chuyển đổi trọng tâm trong chính sách công nghiêp sang sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu đã tạo chuyển biến trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến. Các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tới 84% giá trị sản lượng công nghiệp chế biến.

Về nông nghiệp, tuy diện tích canh tác bị thu hẹp do phát triển đô thị, sản xuất nông, lâm và ngư nghiệp vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân 4,7%/năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng thấp hơn các ngành khác, nên tỷ trọng trong GDP của ngành này giảm dần và đến năm 1995 chỉ còn 3,3 %. Tỷ trọng chăn nuôi tăng dần từ 32% năm 1991 lên 35% vào năm 1995.

Cùng với đà tăng trưởng mạnh của các ngành sản xuất vật chất, hoạt động dịch vụ cũng phát triển mạnh. GDP của ngành dịch vụ tăng trưởng với mức bình quân 10,1%/năm trong giai đoạn 1991-1995. Đến năm 1995, ngành dịch vụ chiếm đến 57,8 GDP.

Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Thành phố trong giai đoạn này có sự đóng góp rất lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở giai đoạn này đều ở dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước hay 100% vốn nước ngoài. Không những phát triển nhanh mà các doanh nghiệp này còn kéo theo sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Từ năm 1991 đến năm 1995, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng vớn tốc độ bình quân 68%/năm. Đến năm 1995, khu vực này đã chiếm 11,1% GDP và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. Trong tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của thành phố là 12,6%/năm trong giai đoạn 1991- 1995, 4,3% là do đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

68

2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 1996 – 2000

Năm 1996, tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố vẫn ở mức cao là 14,9% nhưng đã giảm sút so với năm 1995 (15,3%). Tốc độ tăng trưởng tiếp tục giảm xuống 12,1% năm 1997, 9,2% năm 1998, 6,2% năm 1999 và 9% năm 2000. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của TP.HCM giai đoạn 1996 – 2000 đạt 10,3%.

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 1996 – 2000 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TP.HCM GĐ 1996-2000 14.9 12.1 9.2 6.2 9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 1996 1997 1998 1999 2000 Năm (%) Tốc độ tăng

GDP

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2001

Hiện tượng này cho thấy kinh tế TP.HCM có chiều hướng suy giảm trước cả khi có sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á cuối năm 1997. Khu vực quốc doanh trong giai đoạn 1996 – 2000 ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém. Các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có nhiều vốn và lao động có trình độ chuyên môn cao hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng lại có tỷ lệ làm ăn thua lỗ cao. Trong năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh có tốc độ tăng trưởng thấp nhất 15,6% so với mức 17,5% của khu vực ngoài quốc doanh và 16,2% của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Trong những năm 1996 – 2000, khu vực kinh tế tư nhân mặc dù được hoạt

động trong môi trường pháp lý thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, nhưng lại gặp phải môi trường kinh tế không thuận lợi. Do nhu cầu nội địa giảm nên doanh thu 69

và lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố hầu như không tăng và trong nhiều trường hợp còn giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài giảm sút. Trong năm 1998, hai lĩnh vực này chịu sự tác động nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Thành phố trong những năm 1995 và 1996 đều tăng trên 40% thì đến năm 1997 xuất khẩu không tăng và năm 1998 xuất khẩu giảm 1,9%. Đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm từ năm 1996 và đến năm 1998, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên địa bàn Thành phố chỉ là 906 triệu USD so với con số 2,3 tỷ USD trong năm 1995. Sự suy giảm của hai khu vực này là một trong những tác động chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Bên cạnh xuất khẩu giảm thì giai đoạn này nhập khẩu cũng giảm. Do máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu chiếm tới 88% kim ngạch nhập khẩu nên tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố giảm từ 17,8% năm 1996 xuống 13,1% năm 1997 , 12,5% năm 1998 và 10.2% năm 1999. Đến năm 2000 có dấu hiệu phục hồi, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16,2%.

Trước những tình hình khó khăn trên, Thành phố đã thực hiện nhiều cải cách kinh tế mới trong năm 2000 và tình hình kinh tế Thành phố đã có được những nét khả quan. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2000 là 6,4 tỷ USD tăng 39% so với năm 1999. Sự gia tăng xuất khẩu một phần là do các nước trong khu vực đã dần dần phục hồi sau khủng hoảng và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Việt Nam tăng trở lại.

Luật doanh nghiệp được quốc hội thông qua. Luật đã đơn giản hoá rất nhiều thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân đồng thời cũng cho phép các doanh nghiệp được linh hoạt hơn trong hoạt động huy động vốn và kinh doanh. Do đó, trong năm 2000 đã có sự tăng trưởng đột biến về số lượng doanh nghiệp được thành lập mới trên địa bàn Thành phố.

2.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005

Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 70

của Thành phố là 11%/năm, cao hơn tốc độ 10,3%/năm của giai đoạn 1996-2000. Nét nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này là năm sau cao hơn năm

trước.

Biều đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TP.HCM GĐ 2001 -2005 9.5 10.2 11.4 11.6 12.2 0 2 4 6 8 10 12 14 2001 2002 2003 2004 2005 Năm (%) Tốc độ tăng GDP

Nguồn: Niên thống kê TP.HCM năm 2007

Về giá trị tuyệt đối, trong năm 2005, GDP của thành phố theo giá hiện hành đạt 164.000 tỷ đồng tương ứng 10,4 tỷ USD.

Đầu tư phát triển khá và hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố được cải thiện. Tỷ lệ đầu tư trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân 35%. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển bình quân trong 5 năm trên là 15,5%/năm, nếu trừ đi yếu tố trượt giá thì tốc độ tăng đầu tư là 13,8%/năm. Về số tuyệt đối, thu hút đầu tư phát triển trong 5 năm đạt 200.000 tỷ đồng tương đương 13 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch có hiệu quả hơn. Kinh tế trên địa bàn Thành phố chủ yếu dựa vào 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ. Khu vực công nghiệp – xây dựng luôn có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 là 12,6%/năm, khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân là 9,9%/năm, giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp bao gồm nông – lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân hàng năm là 3,5%/năm.

71

Năm 2000, cơ cấu kinh tế của Thành phố là: nông nghiệp 2,0%, công

nghiệp 45,4%, dịch vụ 52,6%. Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế Thành phố là: nông nghiệp 1,3%, công nghiệp 48,1% và dịch vụ 50,6%.

Đối với khu vực công nghiệp – xây dựng. Trong năm 5, 2001 – 2005, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng bình quân 15%/năm, chiếm gần 30% giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố có tăng nhưng không đáng kể. Từ 96,2% năm 2001 tăng lên 97,2% năm 2005. Điều này cho thấy công nghiệp thành phố mới đạt sự thay đổi về lượng còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động; còn những ngành có hàm lượng chất xám cao như điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo tuy có tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Về khu vực dịch vụ, nét nổi bật trong cơ cấu kinh tế Thành phố giai đoạn

2000 – 2005 là các ngành của khu vực dịch vụ đã bắt đầu phát triển khởi sắc hơn so với giai đoạn 1996 – 2000. Đáng quan tâm là tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2000 là 7%; năm 2001 là 7,4%; năm 2002 là 9,2%; năm 2003 là 9,4%; năm 2004 là 11,1%; năm 2005 là 12,2%.

Về khu vực nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển biến

tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của ngành thuỷ sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Cụ thể đến năm 2004, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 32,3%, thuỷ sản chiếm 29,5%, trồng trọt 27,9%, dịch vụ nông – lâm- ngư nghiệp 8% và lâm nghiệp 2,3%. Cơ cấu lao động nông nghiệp có sự chuyển dịch khá nhanh sang các ngành dịch vụ và công nghiệp. Tính đến năm 2005, lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chỉ còn chiếm 6,3% tổng lao động làm việc trên địa bàn thành phố.

Kinh tế đối ngoại trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển. Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá, giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 14,2%. Tổng kim 72

ngạch xuất khẩu trong 5 năm đạt 42 tỷ USD; tỷ trọng xuất khẩu/GDP đạt 97%. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhất là thị trường mới ở Bắc Mỹ, Châu Âu. Kim ngạch nhập khẩu của Thanh phố giai đoạn 2001 -2005 tăng bình quân 12,2%/năm. Cơ cấu hàng nhập khẩu cho thấy nguyên – vật liệu và máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn (gần 90%) và xu thế cơ cấu nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần máy móc – thiết bị, phụ tùng từ các quốc gia trung gian để nhập khẩu trực tiếp từ những thị trường phát triển, có trình độ công nghệ cao như Mỹ, Nhật, EU.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong giai đoạn 2001 – 2005 trên địa bàn thành phố bước đầu có cải thiện với tổng vốn đăng ký tăng từ 224 triệu USD năm 2000 lên 650 triệu USD năm 2005. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong 5 năm 2001 – 2005 giải ngân đạt trên 1 tỷ USD.

2.1.2.4. Tăng trưởng kinh tế TP.HCM giai đoạn 2006 - 2008

Trong giai đoạn 2006 – 2008, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Thành phố là 11,63%/năm, cao hơn tốc độ 11%/năm của giai đoạn 2001 - 2005. Trong đó, năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố là 12,2%; năm 2007 là 12,6% và năm 2008 có xu hướng giảm xuống còn 10,7% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP TP.HCM giai đoạn 2006 – 2008

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TP.HCM GĐ 2006 - 2008 12.2 12.6 10.7 9.5 10 10.5 11 11.5 12 12.5 13 2006 2007 2008 NĂM (%) Tốc độ tăng GDP

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM 2008

73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch có hiệu quả. Năm 2006, cơ cấu kinh

tế của Thành phố là: nông nghiệp 1,2%, công nghiệp 47,5%, dịch vụ 51,3%. Đến năm 2008, cơ cấu kinh tế Thành phố là: nông nghiệp 1,3%, công nghiệp 46 % và dịch vụ 52,7%. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng giá trị gia tăng nhanh nhất, bình quân giai đoạn 2006– 2008 là 13,2%/năm; khu vực công nghiệp xây dựng với tốc

độ tăng trưởng bình quân là 9,7%/năm, giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 47)