Việc thực hiện tốt các giải pháp tạo việc làm; nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân, nhất là đối tượng có thu nhập thấp; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo sẽ góp phần tích cực và việc thực hiện công bằng xã 167
hội trong tăng trưởng kinh tế của thành phố. Song song với các giải pháp trên, theo chúng tôi, để thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế của thành phố, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, thực hiện được chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp. Hiện
nay, sở hữu được một căn hộ hay một ngôi nhà quả là một mơ ước rất xa đối với rất nhiều người ở thành phố hiện nay, không chỉ đối với những người có thu nhập thấp mà kể cả các cán bộ công chức trẻ. Khi mà giá cả đất đai của thành phố quá cao so với thu nhập của họ. Nếu thực hiện tốt được chính sách này sẽ góp phần thực hiện tốt vấn đề công bằng xã hội trên địa bàn thành phố
Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của Singapore về chính sách nhà ở công ích. Hiện nay, Chính phủ đang chủ trương thực hiện chính sách kích cầu, theo chúng tôi, chính quyền thành phố nên tận dụng cơ hội này để kích cầu đầu tư nhà ở xã hội. Theo chúng tôi, để thực hiện thành công các dự án kích cầu nhà ở xã hội hiện nay, điều quan trọng là phải có cơ chế tách bạch giữa việc quản lý vốn phát triển nhà ở xã hội với việc xây dựng nhà ở xã hội và việc quản lý cung ứng nhà ở xã hội. Có tách biệt như vậy, thì sự giúp đỡ của nhà nước mới đến tay người dân có nhu cầu nhà ở xã hội thật sự. Có thể giao cho các ngân hàng, hoặc quỹ phát triển nhà ở làm chủ đầu tư quản lý nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội. Các công ty xây dựng tham gia đấu thầu thực hiện thi công, xây dựng nhà ở xã hội và bàn giao nhà hoàn thành cho các chủ đầu tư. Còn việc cung ứng nhà ở cho người lao động nên do các hợp tác xã nhà ở thực hiện độc lập theo quy định của pháp luật và theo giá thành sản xuất. Các hợp tác xã này hoạt động vì mục đích xã hội đáp ứng cho việc cung ứng nhà ở, đại diện cho quyền lợi của những người dân có nhu cầu về nhà ở.
Việc giải quyết tốt nhu cầu nhà ở xã hội cho người lao động chẳng những
giải quyết tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố, góp phần đưa giá đất về mức hợp lý so với thu nhập của người lao động mà còn
góp phần vào việc giải quyết tốt các vấn đề về an sinh xã hội và công bằng xã hội trong phát triển kinh tế của thành phố trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chính quyền thành phố nên có các chính sách ưu đãi, khuyến 168
khích các người sử dụng lao động ở các khu chế xuất, khu công nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân và kịp thời tháo gở những khó khăn vướng mắc và có những ưu đãi đối với các doanh nghiệp, cá nhân tham gia xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Hai là, sử dụng có hiệu quả công cụ thuế nhằm điều tiết thu nhập giữa các
nhóm dân cư. Nhà nước cần phải đánh thuế các loại bất động sản, nên thực hiện đánh thuế luỹ tiến vào bất động sản. Trong đó, đánh thuế cao nhất là những nhà ở cao cấp, biệt thự, đánh thuế những dự án đất đai bỏ hoang, để tránh đầu cơ và góp phần thực hiện công bằng xã hội.
Đối với thuế thu nhập cá nhân, chính quyền thành phố cần kiến nghị với cơ quan thuế, khi tính thuế thu nhập cá nhân phải căn cứ vào mức chi phí cho cuộc sống của từng vùng và điều kiện nhà ở của từng cá nhân. Có như vậy, mới đảm bảo tính công bằng trong việc thu thuế. Theo luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 quy định mọi người có thu nhập đều phải chịu thuế. Tuy nhiên, mỗi cá nhân được trừ ra một khoản 4 triệu đồng/tháng gọi là chiết giảm gia cảnh và 1,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc. Có thể hiểu khoản chiết giảm gia cảnh 4 triệu đồng/ tháng dùng để mua tư liệu sinh hoạt duy trì đời sống của người lao động. Nhưng hiện nay giá cả tư liệu sinh hoạt của các địa phương là khác nhau. Vì vậy, khoản chiết giảm gia cảnh phải phụ thuộc vào từng địa
phương, các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội phải lớn hơn các tỉnh. Thêm vào đó, cùng một mức thu nhập là 4 triệu đồng, người sở hữu nhà hoặc đang ở chung với cha mẹ sẽ thuận lợi hơn những người đang phải thuê nhà. Vì vậy, trong tính khoản trừ gia cảnh phải tính đến vấn đề nhà ở.
Thực hiện nghiêm minh và cương quyết trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân. Thực hiện tốt điều này, vừa tăng được các khoản thu từ thuế, vừa đảom bảo tính công bằng trong việc nộp thuế. Cần xử lý kiên quyết và phạt thật năng với các đối tượng trốn thuế, gian lận thuế.
Bên cạnh việc thu thuế, cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn thu từ thuế, cần công khai rõ ràng việc sử dụng các nguồn thu từ thuế đầu tư vào các công trình phúc lợi trên địa bàn thành phố để người dân thấy được ý nghĩa của 169
những đóng góp của mình cho công đồng và cho xã hội.
Ba là, chính quyền thành phố nên rà soát tình hình sử dụng nhà đất công trên
đại bàn thành phố và kiến nghị với các cấp thẩm quyền ở trung ương kiên quyết thu hồi các mặt bằng do các cơ quan ban ngành trung ương đóng trên địa bàn thành phố đang sử dụng sai mục đích, hoặc kém hiệu quả. Dùng các mặt bằng này hoặc tiền bán đấu giá các mặt bằng này để xây dựng các công trình phúc lợi như trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, công viên, khu vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, đặc biệt là người nghèo. Chúng tôi cho rằng, đây là một chủ trương sẽ được sự đồng thuận và ủng hộ cao của các tầng lớp dân cư trên địa bàn thành phố
Bốn là, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống những kẻ làm giàu hợp
pháp. Trong đó, tập trung vào hai nhóm chính là những người buôn bán gian lận, lừa đảo, đầu cơ và nhóm cán bộ công thức tham ô tham nhũng.
Tóm lược chương 3
Mục tiêu tổng quát của TP.HCM là xây dựng thành phố phát triển giàu mạnh, hiện đại, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần phong phú cho nhân dân; xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp vì sự phát triển bền vững; phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác với các thành phố vệ tinh trong vùng động lực; tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hợp lý.
Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian tới phát triển kinh tế của thành phố phải chuyển dần từ mô hình tăng trưởng kinh theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và vốn sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên cơ sở đóng góp chủ yếu của nhân tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề về phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo và phải gắn việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Trong thời gian sắp tới, thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nguồn vốn nhà nước; tập 170
trung các nguồn lực trong và ngoài nước vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là là phát triển hạ tầng giao thông giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông và vấn đề môi trường sinh thái trong quá trình tăng trưởng; phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa chính quyền thành phố với hiệp hội doanh nghiệp thành phố và bản thân các doanh nghiệp; tập trung các nguồn lực và cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đồng thời phải có các chương trình hành động thiết thực quan tâm đến đời sống và phúc lợi của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.
171
KẾT LUẬN
Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực tăng trưởng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng trưởng; chỉ tiêu liên quan đến phúc lợi xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khả năng đảm bảo cơ sở hạ tầng và môi trường sinh thái trong quá trình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh tăng trưởng .
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đem lại nhiều mặt tích cực cũng như
những thách thức đối với các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Để vượt qua những thách thức này đòi hỏi trong quá trình phát triển, các nước đang phát triển không chỉ chú trọng đến vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh mà ngày càng phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng tự chủ cuả nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy để duy trì chất
lượng tăng trưởng kinh tế cao chính phủ cần phải có chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt, minh bạch hoá nhằm chia sẻ công bằng thành quả tăng trưởng; phải có một nhà nước mạnh, nghĩa là nhà nước đó phải phát triển theo hướng tập trung, có quyền lực mạnh, cam kết theo đuổi và thực hiện các chính sách phát triển dài hạn; cần đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân.
Qua phân tích có thể thấy rằng kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 1991 – 2008 đã đạt những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế xét dưới góc độ số lượng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của thành phố giai đoạn 1991 – 2008 đạt 11,14%/năm. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chất lượng tăng trưởng kinh tế của thành phố trong giai đoạn này cũng có một số hạn chế, thể 172
hiện: tăng trưởng kinh tế của thành phố giai đoạn này chủ yếu là do tăng các yếu tố vào – tăng trưởng về lượng, chất lượng của tăng trưởng thể hiện sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp - TFP còn khá thấp. Giai đoạn 1994 – 2000 TFP chỉ đóng góp có 18,22% vào tăng trưởng kinh tế của thành phố và giai đoạn 2001 – 2008 đóng góp 21,8 % vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Việc gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố; chất của sự tăng trưởng dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế của thành phố còn thấp và chưa rõ nét; cơ sở hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế; môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng; năng lực cạnh tranh tăng trưởng của TP.HCM chưa cao.
Tăng trưởng kinh tế thành phố đang đứng trước mâu thuẫn cơ bản giữa thực trạng tăng trưởng theo chiều rộng với yêu cầu đòi hỏi tăng trưởng theo chiều sâu. Mâu thuẫn cơ bản này biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau: mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực với tình trạng lãng phí các nguồn lực hiện nay; mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố; mâu thuẫn giữa việc tăng trưởng kinh tế nhanh với vấn đề môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế nhanh với tình trạng phân hóa giàu nghèo trên địa bàn thành phố ngày càng tăng và mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với yêu cầu cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Mục tiêu tổng quát của TP.HCM trong thời gian tới là xây dựng thành phố phát triển giàu mạnh, hiện đại, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần phong phú cho nhân dân; xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp vì sự phát triển bền vững; phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác với các thành phố vệ tinh trong vùng động lực; tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hợp lý.
Để đạt mục tiêu trên, trong thời gian tới việc phát triển kinh tế của thành phố 173
phải chuyển dần từ tăng trưởng kinh theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và vốn sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên cơ sở đóng góp
chủ yếu của nhân tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng trưởng; tăng trưởng kinh tế nhanh phải đi đôi với việc giải quyết các vấn đề về phúc lợi xã hội, xoá đói giảm nghèo.
Thành phố cần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn nhà nước; tập trung các nguồn lực trong và ngoài nước vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố, nhất là hạ tầng giao thông giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông, vấn nạn kẹt xe; thành phố cần phối hợp với các địa phương trong khu vực, nhất là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để xây dựng các chương trình hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học công nghệ, thông tin kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội chung; phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa chính quyền thành phố với hiệp hội doanh nghiệp thành phố và bản thân các doanh nghiệp; tập trung các nguồn lực và cơ chế chính sách để phát triển khoa học công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách hành chính, tạo môi trườnng thuận lợi trong việc thu hút đầu tư; đồng thời phải có các chương trình hành động thiết thực quan tâm đến đời sống và phúc lợi của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp.