Thực chất đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn liền với bản chất của quá trình tăng trưởng kinh tế. Đó là quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và sự biến đổi của quan hệ sản xuất tương ứng.
Thứ nhất, xét về mặt lực lượng sản xuất, thời gian qua lực lượng sản xuất ở
thành phố đã có bước phát triển mạnh thể hiện:
Một là, thành phố đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong
thời gian tương đối dài mặc dù trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Đông Nam Á năm 1997 và khủng 123
hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra hiện nay. Tính bình quân giai đoạn 1991 – 2008, GDP thành phố đạt mức tăng trưởng bình quân 11,14%/năm.
Hai là, hiệu quả kinh tế trên địa bàn thành phố cao hơn hiệu quả kinh tế
bình quân chung của cả nước. Điều này được thể hiện thông qua năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn và đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế của thành phố cao hơn bình quân cả nước.
Ba là, cơ cấu kinh tế giữa các ngành chuyển dịch theo hướng tiến bộ, cơ cấu
thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với xu thế hội nhập. Có thể thấy rõ rằng, tỷ trọng các nhóm ngành nông nghiệp trong GDP của thành phố có xu hướng giảm dần theo thời gian, từ 5,5% năm 1990 xuống còn 1,3% năm 2008 ; trong khi ngành công nghiệp – xây dựng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, tăng từ 42,3% năm 1990 lên 46% năm 2008. Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ba khối ngành, năm 1990 là 52,2%, năm 2008 là
52,7%.
Thứ hai, xét về mặt quan hệ sản xuất, thời gian qua quan hệ sản xuất của
thành phố có sự biến đổi theo một số hướng tích cực sau:
Một là, về cơ cấu sở hữu. Tăng trưởng kinh tế thành phố thời gian qua đã
thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu sở hữu. Thể hiện ở cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố có sự chuyển biến khá rõ nét, với sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân. Theo xu hướng này, tỷ trọng của khu vực nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế đang giảm dần, còn khu vực tư nhân đang tăng lên dần tương ứng, đánh dấu những bước chuyển biến cơ bản trong việc chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Thành phố. Năm 1992, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 50,9% GDP của thành phố, đến năm 1995 khu vực kinh tế nhà nước giảm xuống còn 49,2%, năm 2000 giảm còn 43%, năm 2005 xuống còn 35,0%, năm 2007 giảm còn 26,8% và năm 2008 giảm xuống còn 26% GDP của thành phố. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhìn chung có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng. Năm 1992, khu vực kinh tế 124
ngoài nhà nước chiếm 45,1% GDP, năm 1995 chiếm 39,7%, năm 2000 chiếm 37,6%, năm 2005 tăng lên 43,2%, năm 2006 là 46,8%, năm 2007 là 50,7% và năm 2008 là 53% GDP của thành phố. Điều này phản ánh sự tham gia ngày càng nhiều của người dân và các doanh nghiệp vào công cuộc phát triển kinh tế của thành phố.
Hai là, về lĩnh vực phân phối thu nhập. Tăng trưởng kinh tế cao của thành
phố đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao mức thu nhập của người dân. Bình quân mỗi năm giai đoạn 1991 – 1995 thành phố đã giải quyết việc làm cho 100.000 lao động, giai đoạn 1996 – 2000 là
180.000 lao động, giai đoạn 2001 – 2005 là 210.000 lao động và giai đoạn 2006 – 2008 là 270.000 lao động hàng năm. Kinh tế thành phố tăng trưởng liên tục qua các năm góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố. GDP bình quân đầu người của thành phố năm 2000 là 1365 USD/người/năm đến năm 2005 là 1920 USD/người/năm và năm 2008 đạt 2500 USD/người/năm. Chương trình xoá đói giảm nghèo có những thành tựu lớn. Đầu năm 1992,
toàn thành phố có 121.722 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17% tổng số hộ dân. Đến cuối năm 1998, số hộ nghèo giảm còn 88.826 hộ, chiếm 11,82% và đến cuối năm 2008 số hộ nghèo trên địa bàn thành phố chỉ còn 5.025 hộ, chiếm tỷ lệ 0,34% và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu không có hộ nghèo có mức thu nhập 6 triệu đồng/năm. Chương trình đã trực tiếp hỗ trợ, chăm lo cho hơn 200.000 hộ tự vươn lên thoát đói, giảm nghèo. Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố trong giai đoạn 1992 – 2008 qua đạt hơn 7.250 tỷ đồng.
Thành phố luôn là địa phương đi đầu trong các phong trào cải tiến đổi mới
trong sản xuất, kinh doanh cũng như các phong trào văn hóa, xã hội trong cả nước.