Chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 27)

Cơ cấu kinh tế là một trong những thuộc tính quan trọng của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; phản ánh số lượng và chất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng. Sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận hợp thành ở trình độ càng cao thì sự phát triển hài hoà được đảm bảo, hệ thống càng phát triển và đem lại kết quả tăng trưởng kinh tế cao và hiệu quả. Để phân tích cơ cấu kinh tế, người ta thường tiếp cận theo các góc độ sau :

Thứ nhất, góc độ chuyển dịch cơ cấu ngành, để xem xét số lượng các ngành

tạo nên nền kinh tế và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao. Thực tế người ta thường chia nền kinh tế thành ba nhóm ngành lớn là nông – lâm nghiệp – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng ngày càng hiện đại hơn. Mà thông thường là tỷ trọng của 34

các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng và tỷ trọng của ngành nông – lâm nghiệp – thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm. Chất lượng của sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện rõ nét qua sự chuyển

dịch cơ cấu nội ngành kinh tế. Khi xem xét chất chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế người ta thường xét sự chuyển dịch các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trong nội bộ trong ngành nông nghiệp; sự chuyển dịch các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tài nguyên với ngành công nghiệp thâm dụng khoa học công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và sự chuyển dịch các ngành dịch vụ cao cấp trong cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ.

Thứ hai, góc độ chuyển dịch cơ cấu sở hữu, xem xét có bao nhiêu thành kinh

tế tồn tại, phát triển trong hệ thống nền kinh tế, trong đó thành phân kinh tế nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, về mặt quan điểm, sự phát triển bao nhiêu thành phần hay phần thành nào giữ vai trò quyết định cũng không thể nằm ngoài mục tiêu chung là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đem lại đời sống ấm no cho người dân. Vì một mục tiêu chung là xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng hơn.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w