1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

15 1,1K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 280,5 KB

Nội dung

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

Trang 1

I Khái niệm công ty hợp danh :

Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định công ty hợp danh dưới dạng liệt kêcác đặc điểm cơ bản của nó Khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp 2005định nghĩa:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

- Phải có tí nhất hai thành viên là chủ sỡ hữu chung của công ty, cùngnhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thanh viên hơp danh có thể cóthành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tàisản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Tành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật nước Việt Nam ghi nhậncông ty hợp danh bao gồm cả hai loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữuhạn, cả hai loại công ty hợp danh này được ghi nhận nhưng không có sự phântách mà gộp chung dưới một tên gọi duy nhất là “công ty hợp danh” Thật vậy,pháp luât Việt Nam quy định công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất làhai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh còn có thành viên gópvốn Nói như vậy, có nghĩa là công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thểchỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, và phải có số lượngít nhất là hai thành viên mới được thành lập hợp pháp Đây chính là hình thứccông ty hợp danh thong thường mang bản chất “hợp danh tuyệt đối” giống nhưquy định của nhiều nước trên thế giới Nhưng điểm khác biệt ở đây là pháp luật

Việt Nam đồng thời quy định “ngoài các thành viên hợp danh có thể có thànhviên góp vốn”, tức là đã gi nhận loại hình công ty hữu hạn hay chính là công ty

hợp vốn đơn giản theo quy định của pháp luật các nước, và đậy là một loại hìnhcông ty đối nhân Đối với công ty hợp danh hữu hạn ở Việt Nam cũng phải đápứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và khôngquy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện chỉ một thành viên góp vốncũng đủ làm cho bản chất của công ty hợp danh trở thành “hợp danh không tuyệtđối”.

Ta thấy sự cộng gộp này là khá gọn gàng, nhưng thực sự có là sự khoa họchay không khi đều ghi nhận cả hai hình thức công ty hợp danh nhưng lại điềuchỉnh dưới một quy chế chung Khái niệm này dẫn tới sự bất cập, mà trước hết là

Trang 2

quy định về số lượng thành viên tối thiểu trong công ty hợp danh khi đó là điềukiện buộc công ty phải giải thể Một trong những trường hợp các doanh nghiệpbắt buộc phải giải thể theo quy định tại Điều 157 Luật doanh nghiệp 2005 đó là

“Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật nàytrong thời hạn sáu tháng liên tục” Do Luật doanh nhiệp không phân định rõ hai

loại công ty hợp danh nhưng vẫn ghi nhận sự tồn tại của hai hình thức công tyhợp danh hữu hạn và hợp danh thông thường nên việc tìm hiểu khi nào thì côngty hợp danh thông thường thiếu số lượng thành viên tối thiểu? Khi nào công tyhợp danh hữu hạn thiếu số lượng thành viên tối thiểu? là một vấn đề khá phứctạp Đồng thời Luật doanh nghiệp 2005 không quy định trong công ty hợp danhhữu hạn thì phải có tối thiểu bao nhiêu thành viên góp vốn, nếu chỉ áp dụng điềukiện chung là không đủ hai thành viên hợp danh thì công ty phải giải thể, vậy khikhông còn một thành viên góp vốn nào trong công ty hợp danh hữu hạn thì côngty không phải giải thể? Mà khi không còn thành viên góp vốn thử hỏi công ty đócó còn đúng là công ty hợp danh hữu hạn nữa hay không?

Như vậy, qua trên đã cho ta thấy được điểm khác biệt cơ bản của pháp luậtViệt Nam so với pháp luật các nước trên thế giới cũng như trong khu vực ĐôngNam Á Nhưng nhìn chung, khái niệm công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệpcủa Việt Nam có nội hàm công ty đối nhân theo pháp luật các nước Với quyđịnh về công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của cáccông ty đối nhân ở Việt Nam Tuy nhiên với quy định như vậy có thể thấy cònnhiều vấn đề còn tồn tại xoay quanh khái niệm công ty HDHH tại Luật doanhnghiệp 2005.

II Thành viên công ty hợp danh:

Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh bao gồm hai loạithành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Vì vậy, tìm hiểu quy chếthành viên trong công ty hợp danh tức là phân tích hai loại thành viên này cùngnhững quyền và nghĩa vụ pháp lý của nó.

1 Thành viên hợp danh:

Điểm b khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “thành viênhợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềcác nghĩa vụ của công ty” Theo đó, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

Trang 3

ở Việt Nam chỉ có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, mộttổ chức trở thành thành viên hợp danh trong công ty Đối với một số trường hợpđặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề như dịch vụpháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, thiết kế côngtrình, kiểm toán, môi giới chứng khoán… thì thành viên hợp danh trong công tyđó phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn hoặc bằng cấp, nghiệp vụnhất định.

Như vậy, việc phân biệt giữa cá nhân và pháp nhân là cần thiết để thiết lậpđời sống pháp lý khác nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trởtới việc tham gia vào các hoạt động kinh tế cuả pháp nhân Tuy nhiên ta thấyrằng với nền kinh tế thì trường hiện nay thì việc quy định không cho phép phápnhân là thành viên hợp danh là chưa hợp lý đối với việc lựa chọn hình thức đầutư của các thương nhân mà không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng hay từcác nhà đầu tư là pháp nhân theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tưnước ngoài.

Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toànbộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ và khoản nợ của công ty Chủ nợ có quyênyêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đốivới chủ nợ Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản củamình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về cácnghĩa vụ của công ty.

Có thể thấy với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanhnghiệp đồng thời trao cho thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trongviệc điều hành và quản lý công ty Nói cách khác, thành viên hợp danh giữ vaitrò quyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty hợp danh về cả mặtpháp lý lẫn thực tế Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những quyềnhạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh Cụ thể thành viên hợp danhtrong công ty hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lý công ty, sử dụng tàisản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến những việc nội bộkhác của công ty…Bên cạnh đó thành viên hợp danh phải có nghĩa vu quản lýcông ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu trách nhiệnm vô hạn đốivới mọi khoản nợ của công ty,…Có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2005 đã traocho thành viên hợp danh quyền của một công ty thực sự, đồng thời cũng áp dụngmột chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên này phải chịu khi thực hiệncác hoạt động nhân danh công ty Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về

Trang 4

các hoạt động của công ty kể từ khi đăng kí vào danh sách thành viên công ty,bất kể thành viên đó có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh tráchnhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại cóthoã thuận khác (Khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2005) Ngay cả khichấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thànhviên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bàng toàn bộ tài sản của mìnhđối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thànhviên (Khoản 5 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005) Xuất phát từ việc thành viênhợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trong việc thanh lập và quản lý công ty hợpdanh mà điều kiện để trở thành thành viên hợp danh cũng chính là điều kiệnđược quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.

Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn của thànhviên hợp danh mà Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005 đã có một số quy định hạnchế đối với quyền của thành viên hợp danh, đó là:

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thànhviên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sự nhất trí củacác thành viên hợp danh còn lại.

- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danhngười khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đóđể tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phầnvốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận củacác thành viên hợp danh còn lại

Việc pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh cũng là một điềudễ hiểu bởi thành viên hợp danh giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và pháttriển của công ty hợp danh, hơn nữa tính đối nhân luôn gắn liền với loại thànhviên này, do đó việc cho phép thành viên hợp danh được tự do chuyển nhượngvốn cũng như được tự do thoải mái trong hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến sự phát triển của công ty, đến trật tự của môi trường kinh doanh nóichung và làm méo mó bản chất đối nhân cơ bản của công ty hợp danh.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp đối với là cá nhân là thành viên hợpdanh trong công ty hợp danh thì không được nhân danh bản thân để hoạt độngkinh doanh một cách độc lập, mà chỉ được phép nhân danh công ty tiến hành cáchoạt động kinh doanh vì lợi ích của công ty Như vậy pháp luật Việt Nam vôhình chung đã không công nhận tư cách thương nhân của thành viên hợp danh.

Trang 5

Chỉ có công ty hợp danh mới là chủ thể kinh doanh thực sự và có tư cách thươngnhân.

Về việc chấm dứt tư cách thành viên của thành viên hợp danh, tại Khoản 1Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tư cách thành viên hợp danh chấmdứt trong các trường hợp sau đây:

- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.

Việc cho phép các thành viên hợp danh được quyền rút vốn khỏi công tyđã tao một cơ chế thong thoáng, linh hoạt cho các thành viên đó có thể tạmngừng kinh doanh vì hoàn cảnh cá nhân hoặc chuyển hướng sang các mô hìnhkinh doanh khác có lợi hơn Nnưng việc rút vốn cũng kéo theo việc thay đổinhân sự, cơ cấu quản lý và điều hành công ty, gây khó khăn cho công ty, bởithành viên hợp danh nắm vai trò quyết định Bởi vậy Luật Doanh nghiệp chophép các thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty đông thời có những

quy định ràng buộc đối với hành vi rút vốn của loại thành viên này: “Thành viênhợp danh chỉ được rút vốn nếu được Hội đông thành viên chấp thuận và phảithông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rútvốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo năm tàichính đó đã được thông qua” (Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005) Và

đương nhiên khi rút vốn khỏi công ty thì đồng nghĩa với việc cá nhân đó khôngcòn tư cách là thành viên hợp danh của công ty nữa.

- Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

Trường hợp này, người thừa kế của thành viên đó được hưởng phần giá trịtài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó.Và người thừa kế chỉ được trở thành viên hợp danh của công ty nếu được Hộiđồng thành viên chấp thuận (Điểm h Khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp).

- Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất nănglực hành vi dân sự.

Thành viên hợp danh nắm vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọi côngviệc từ quản lý nội bộ đến điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đòihỏi thành viên hợp danh là cá nhân phải có năng lực, do đó việc vắng mặt cũngnhư việc thành viên hợp danh bị mất hoặc hạn chế năng lự hành vi dân sự sẽ ảnhhưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, vậy nên tư cách thành viên của ngờiđó phải chấm dứt Trong trường hợp này, phần vốn góp của người đó được hoàntrả công bằng và thoã đáng (Khoản 4 Điều 138).

- Bị khai trừ khỏi công ty.

Trang 6

Khi một công ty khai trừ, tức là thành viên hợp danh đó đã làm những việckhông đúng, không đáp ứng yêu cầu và làm ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, họkhông còn xứng đáng là thành viên của công ty và bị chấm dứt tư cách thànhviên Khoản 3 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định những trường hợpthành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty, đó là: Không có khả năng góp vốnhoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu góp vốn lầnthứ hai; Vị phạm quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp; Tiến hành công việckinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợpkhác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;Không thực hiện đúng các nghĩa vụ cuẩ thành viên hợp danh

- Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.

Như vậy, có thể nhận thấy thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bảncủa công ty hợp danh, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của công ty, nắm giữvai trò quan trọng trong quản lý và điều hành mọi công việc của công ty, đồngthời chịu chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ cũng nhưcác nghĩa vụ của công ty hợp danh

2 Thành viên góp vốn:

Thành viên góp vốn có thể nói đây là loại thành viên “phụ” trong công tyhợp danh, sự có mặt của nó hay không đều không làm ảnh hưởng đến việc ra đờicủa một công ty hợp danh, nhưng sự xuất hiện của thành viên góp vốn sẽ làmthay đổi bản chất đối nhân tuyệt đối của công ty hợp danh, khi đó bản chất đó chỉcòn là tương đối.

Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 đã quy định: “Ngoài các thành viênhợp danh có thể có thành viên góp vốn” Nói như vậy nghĩa là pháp luật Việt

Nam đã ghi nhận loại thành viên này trong công ty hợp danh Khác với thànhviên hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải là cá nhân Các tổ chức,pháp nhân cũng có thể trở thành thành viên góp vổn trong công ty hợp danh.Theo Khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì mọi cá nhân, tổ chứcđều có thể góp vốn vào công ty hợp danh, trừ các trường hợp sau đây:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tàisản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vịmình;

- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của phápluật về cán bộ, công chức.

Trang 7

Về chế độ trách nhiệm, Điểm c Khoản 1 Điều 130 quy định như sau:

“thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trongphạm vi số vốn đã góp vào công ty” Như vậy thành viên góp vốn chỉ chịu trách

nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp của mình vào công ty Họ khôngphải liên đới chịu trách nhiệm với các thành viên khác, cũng như không phảidùng thêm một tài sản nào khác ngoài số vốn để thanh toán nợ khi công ty làmăn thua lỗ họ hưởng lợi nhuận dựa trên phần vốn góp và chỉ chịu rủi ro trongphạm vi phần vốn góp đó mà thôi Nhưng tại điểm a khoản 2 Điều 140 quy định

về thành viên góp vốn “phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàisản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp” Như vậy, ở đây cósự mâu thuẫn giữa hai điều luật trên, liên quan đến cụm từ “cam kết” và “đãgóp” Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Có thể thấy đây là thiếu xót lớn

của Luật doanh nghiệp 2005, việc quy định như vậy sẽ dẫn đến tình trạng khó ápdụng khi cùng một văn bản chuyên ngành điều chỉnh lại có sự mâu thuẫn nhau:thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vitoàn bộ số vốn họ cam kết góp hay chỉ trong phạm vi phần vốn đã góp?

Thành viên góp vốn chính là những nhà trợ lực về vốn tạo điều kiện chocông ty hợp danh mở rộng quy mô và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Vì vậy, pháp luật Việt Nam cũng trao cho họ những quyền hạn nhất định: Đượctham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên vê việc sữa đổi, bổsung Điều lệ công ty; Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốngóp trong vốn điều lệ công ty; Được cung cấp thông tin về kết quả và tình hìnhkinh doanh của công ty;…Nhưng pháp luật cũng quy định thành viên góp vốntrong công ty hợp danh không có quyền quản lý và điều hành các hoạt động kinhdoanh của công ty, không được nhân danh công ty để tiến hành hoạt động kinhdoanh Đây không phải là sự thể hiện bất bình đẳng, sự phân biệt đối xử giữa hailoại thành viên, mà nó khá là hợp lý Xuất phát từ sự phân công rõ ràng về tráchnhiệm của mỗi loại thành viên trong công ty hợp danh: thành viên hợp danh phảichịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ của côngty Mọi hoạt động kinh doanh của công ty, mọi rủi ro, nguy cơ mà công ty có thểsẽ gặp phải đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và quyền lợi của họ Do đó,để đảm bảo cho sự an toàn của mình, đảm bảo quyền lợi cho bản thân cũng nhưcho cả công ty, nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra, các thành viên hợp danh phảiđược nắm giữ quyền điều hành và quản lý công ty Họ sẽ có trách nhiệm và cẩnthận hơn trong việc kinh doanh của công ty Còn đối với loại thành viên góp vốn,

Trang 8

dù công ty có làm ăn thua lỗ đến đâu thì họ cũng chỉ chịu trách nhiệm trongphạm vi phần vốn góp của mình, họ không phải mất thêm một tài sản nào kháccả Có thể nói việc tham gia của loại thành viên này vào công ty hợp danh là kháan toàn bởi họ được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn Với tinh thần khá thoảimái, được thì hưởng lợi, mất thì chỉ mất vốn, không ảnh hưởng nhiều đến cuộcsống của mình nên thành viên góp vốn khó có thể điều hành và quản lý công tymột cách cẩn trọng và có trach nhiệm như loại thành viên hợp danh được Dovậy nên pháp luật không trao cho họ quyền điều hành và quản lý công ty.

Nếu như thay đổi thành viên hợp danh là khó khăn và phức tạp, cũng nhưviệc hạn chế quyền của loại thành viên này thì đối với thành viên góp vốn hoàntoàn ngược lại, sự có mặt hay vắng mặt của họ đều không ảnh hưởng đến sự tồntại của công ty hợp danh, nên việc thay đổi thành viên góp vốn khá dễ dàng.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, thành viên góp vốn được tự dochuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác, được nhândanh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghềđã đăng ký của công ty Trong khi đó, các thành viên hợp danh không được phépchuyển nhượng phần vốn góp của mình nếu không có sự chấp thuận của cá thànhviên hợp danh còn lại, và họ không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhândanh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề của công ty.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định khá cụ thể về quy chếthành viên của công ty hợp danh Theo đó, công ty hợp danh bao gồm hai loạithành viên: thành viên hợp danh nắm vai trò quản lý và điều hành trong công ty,chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ vàkhoản nợ của công ty Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thểcó thêm thành viên góp vốn, loại thành viên này không có quyền quản lý công tyvà chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp đối với các nghĩa vụcủa công ty.

III Các vấn đề về vốn trong công ty hợp danh:1 Về việc góp vốn vào công ty:

Công ty hợp danh là loại hình công ty mang bản chất đối nhân, yếu tốđược quan tâm hang đầu là nhân than của các thành viên trong công ty chứkhông phải là vốn Chính vì bản chất đối nhân cùng với sự tồn tại hai loại thànhviên trong công ty hợp danh mà việc góp vốn cũng tạo nên sự khác biệt so vớicác loại hình doanh nghiệp khác.

Trang 9

Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì “Tài sản góp vốn cóthể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghitrong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”.

Nếu trong các loại hình đối vốn, phân vốn góp của các thành viên luônđược thể hiện dưới dạng vật chất như vàng, tiền bạc,…thì loại hinh công ty đốinhân như công ty hợp danh lại có sự khác biệt Luật Doanh nghiệp quy địnhcông ty hợp danh Việt Nam có hai loại thành viên là thành viên hợp danh vàthành viên góp vốn Thành viên góp vốn là biểu hiện của tính đối vốn, khi mà sựxuất hiện của họ sẽ làm cho công ty hợp danh không còn mang bản chất đối nhântuyệt đối, và cũng như các thành viên trong công ty đối vốn, phần vốn góp củathành viên góp vốn trong công ty hợp danh cũng được thể hiện dưới dạng vậtchất Nhưng sự khác biệt chính là ở loại thành viên hợp danh – vì nó chính làbiểu hiện của tính đối nhân cơ bản trong công ty hợp danh, nên vấn đề nhân thanluôn được gắn liền với loại thành viên này Tài sản góp vốn của thành viên hợpdanh có thể mang tính phi vật chất, gắn liền với nhân thân của họ như kinhnghiệm, bí quyết kinh doanh, uy tín,… Điều đó đã tạo nên một cơ cấu vốn đadạng trong công ty hợp danh, nhằm phân biệt với các loại hình doanh nghiệpkhác.

Phần vốn góp của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đượcchuyển quyền sở hữu cho công ty và ghi vào Điều lệ công ty, đó chính là vốnĐiều lệ của công ty hợp danh Ngoài vốn Điều lệ thì công ty hợp danh còn cócác loại tài sản khác, đó là: Tài sản tạo lập được mang tên công ty; Tài sản thuđược từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danhcông ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng kýcủa công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; và các tàisản khác theo quy định của pháp luật (Điều 132 Luật Doanh nghhiệp 2005).

Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn sốvốn đã cam kết Tại thời điểm góp đủ vốn như cam kết thành viên được cấp giấpchứng nhận phần vốn góp.

2 Về việc chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác:

Vì công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam tồn tại hai loại thành viên,nên vấn đề chuyển nhượng vốn cũng có sự khác nhau giữa hai loại thành viênnày Đối với thành viên hợp danh, phần vốn góp của họ thường gắn liền với nhân

Trang 10

thân, do đó việc chuyển nhượng vốn là điều xem ra khó có thể thực hiện, bởi khithành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người ngoài công ty,có nghĩa là công ty sẽ phải tiếp nhận một thành viên hợp danh mới mà có thểngười đó hoàn toàn không hề quen biết, điều này ảnh hưởng đến bản chất đốinhân của công ty hợp danh là yếu tố nhân thân luôn luôn được các thành viênquan tâm hàng đầu Do đó, Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định rất hạn chế việcchuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh cho người khác Điều đóchỉ thự hiện được nếu có sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại(Theo Khoản 3 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005) Còn đối với thành viên gópvốn trong công ty hợp danh, bởi tính chất đối vốn của nó nên việc chuyểnnhượng phần vốn góp của loại thành viên này cho người khác là khá tự do và dễdàng Điều này cũng dễ hiểu bởi thành viên góp vốn chỉ là những trợ lực về vốngóp cho công ty, giúp công ty có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanhcủa mình, việc thay đổi loại hình thành viên này cũng không làm ảnh hưởng đếncơ cấu nhân sự, sự tồn tại của công ty cũng như tính đối nhân của nó.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w