1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận các quy định của Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh.

22 575 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 49,65 KB

Nội dung

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam thì việc chỉ tồn tạimột loại hình kinh doanh duy nhất đó là doanh nghiệp nhà nước không thể đápứng với thực tế Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nhà nước

đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật thừa nhận sự tồn tại của kinh tế tưnhân và tạo hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp, công ty khácphát triển Công ty hợp danh là một trong những hình thức công ty ra đời sớmnhất trong lịch sử hình thành công ty Khái niệm hợp danh đã xuất hiện từ thờiBabylon, Hy Lạp, La Mã cổ đại, khi con người bắt đầu hợp tác với nhau Để

làm rõ hơn về công ty hợp danh, tôi chọn đề tài Bình luận các quy định của

Luật Doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh.

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.

Khái quát chung về công ty

1 Sự ra đời và phát triển của công ty trên thế giới

Sự ra đời của công ty gắn chặt với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thịtrường Trong môi trường ngày cạnh tranh ngày càng gay gắt của chốn thươngtrường, để tồn tại và phát triển được, tăng sức cạnh tranh của các nhà tư bản thì

họ phải tìm mọi cách để hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm Có haiphương án cho các nhà tư bản lựa chọn trong đó áp dụng triệt để khoa học kỹthuật để tăng năng suất và giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm là phương

án ưu việt hơn Tuy nhiên để làm được việc này thì phải có vốn đầu tư ban đầurất lớn Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản vừa và nhỏ Đểkhắc phục khó khăn về vốn đầu tư ban đầu, các nhà đầu tư vừa và nhỏ đã có sựliên kết với nhau, và chính điều này đã bước đầu tạo nền tảng cho sự ra đời củacông ty Kinh tế ngày càng phát triển, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việcđầu tư góp vốn kinh doanh là nhu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết Sự góp vốn đó

đã làm xuất hiện hình thức công ty Hình thức này thấy rõ nhiều ưu điểm hơnhẳn so với các hình thức khác như tập trung được vốn lớn, giảm thiểu rủi ro,tạo điều kiện cho những người có vốn ít,…

2 Khái niệm và đặc điểm chung

Trang 2

Để tìm ra một khái niệm chung nhất cho khái niệm công ty, hãy điểm quamột vài khái niệm về công ty sau:

Theo khái niệm của luật Pháp: “Công ty là một hợp đồng thông qua đó hai

hay nhiều người thỏa thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của mình vào hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận thu được qua hoạt động đó”

Theo khái niệm của luật bang Lousiana – Mỹ: “Một công ty là một pháp

nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được

ấn định trong điều lệ”

Qua một số khái niệm trên, cũng như tìm hiểu về sự hình thành phát triển

của công ty, xin đưa ra một khái niệm về công ty như sau: “công ty được hiểu

là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành các hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó”.

Có rất nhiều loại hình công ty với những đặc điểm riêng, nhưng nhìnchung, công ty có những đặc điểm cơ bản sau:

- Công ty phải do ít nhất hai chủ thể thành lập

- Các thành viên phải đóng góp vào công ty một khối lượng tài sản nhất định

- Công ty được thành lập thông qua sự thỏa thuận, nhất trí của các thànhviên nhằm thực hiện hoạt động nào đó để đạt được mục đích chung đã đề ra

3 Phân loại công ty

Có nhiều cách phân loại công ty khác nhau, ở đây xin nêu cách phân loạicông ty phổ biến nhất, phân loại căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ tráchnhiệm của thành viên công ty

Công ty đối nhân là công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽbởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia, việc góp vốn chỉ làthứ yếu Loại hình công ty này có đặc điểm đó là không có sự tách bạch về tàisản cá nhân của các thành viên và tài sản của công ty Các thành viên liên đớichịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty hoặc ít nhất phải cómột thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty

2

Trang 3

Công ty đối vốn ra đời sau công ty đối nhân, nhưng thực tế, đây lại là loạihình công ty phổ biến hơn trong thực tế hiện nay Khác với công ty đối nhân,công ty đối vốn không quan tâm đến nhân thân người góp vốn mà chỉ quantâm đến phần vốn góp của họ Quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi thành viên cũngchỉ phụ thuộc vào phần vốn mà họ góp vào công ty

Tới thời kỳ Trung đại, cuối thế kỷ XVII, hình thức hợp danh ngày càngđược mô phỏng rõ nét hơn Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệthống luật thông lệ của Anh Từ đó, pháp luật về công ty hợp danh bắt đầuđược áp dụng tại Mỹ Tới đầu thế kỷ XIX, công ty hợp danh đã trở thành mộthình thức kinh doanh quan trọng bậc nhất ở đất nước đang có nền kinh tế pháttriển nhất thế giới này

Khác với các nước tư bản trên thế giới, loại hình công ty hợp danh xuấthiện khá muộn ở Việt Nam (do điều kiện kinh tế cũng như lịch sử, xã hội củanước ta) Cuối thế kỷ XIX, xuất hiện các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công

ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh ở Việt Nam thông qua ba bộ luậtcủa Pháp áp đặt lên Việt Nam Nhưng sau khi nước Việt Nam độc lập, các bộluật này không còn giá trị pháp lý, Việt Nam trở lại với nền kinh tế tập trung.Luật doanh nghiệp 1999, khái niệm về công ty hợp danh mới trở lại với nềnkinh tế của Việt Nam

2 Khái niệm và đặc điểm công ty hợp danh

2.1 Khái niệm

Khác với pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, theo Luật doanhnghiệp Việt Nam hiện nay thì công ty hợp danh đang bị gắn với một hình thứccông ty khác đó là công ty hợp vốn đơn giản để cùng mang một cái tên chung

Trang 4

là Công ty hợp danh Có thể hiểu một cách đơn giản nhất, công ty hợp danh là

một công ty của hai hay nhiều người cùng tiến hành hoạt động kinh doanh vớimục tiêu lợi nhuận.Theo Luật doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi là Luật doanhnghiệp), công ty hợp danh được định nghĩa như sau:

Điều 130: Công ty hợp danh

1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

a Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

b Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Ngay trong định nghĩa về công ty hợp danh này của Luật doanh nghiệp đãxuất hiện hai vấn đề cần bàn:

Thứ nhất, theo quy định trên thì công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất

hai thành viên hợp danh – những người chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đốivới các khoản nợ của công ty Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết vềcông ty hợp danh thông thường, bởi, bản chất của công ty hợp danh chính là sựliên kết giữa các thương nhân đơn lẻ để kinh doanh dưới một cái tên chung.Tuy nhiên, nó lại không thích hợp đối với loại hình công ty hợp vốn đơn giản

Công ty hợp vốn đơn giản, theo pháp luật Mỹ thì: Công ty hợp danh hữu hạn

bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thành viên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn Công ty hợp vốn đơn giản thì chỉ cần có

một thành viên hợp danh và một thành viên góp vốn là đủ

Thứ hai, thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân, có

nghĩa là pháp nhân thì không thể trở thành thành viên hợp danh của công tyhợp danh được Công ty hợp danh vốn là sự liên kết giữa các thương nhân, màthương nhân ở đây có thể là thương gia thể nhân, thương gia pháp nhân Bởivậy, pháp nhân cũng hoàn toàn có thể trở thành thành viên hợp danh của công

ty hợp danh

2.2 Đặc điểm

4

Trang 5

- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải là cá nhân Việt Namhoặc nước ngoài, không rơi vào một trong các trường hợp bị cấm thành lập vàquản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo khoản 2 điều 12 Luật doanh nghiệp.Luật doanh nghiệp cũng quy định, công ty hợp danh phải có tối thiểu hai thànhviên hợp danh và không khống chế số lượng tối đa Với bản chất là loại hìnhcông ty đối nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh thường là nhữngngười quen biết, tin cậy với nhau.

- Thành viên góp vốn: có thể là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hay nướcngoài không thuộc vào trường hợp tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần,góp vốn vào các doanh nghiệp theo khoản 4 điều 13 Luật Doanh nghiệp

Công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, là khái niệm chung đểchỉ hai khái niệm đơn lẻ: công ty chỉ có thành viên hợp danh; công ty có cả thànhviên hợp danh, cả thành viên góp vốn (còn gọi là công ty hợp vốn đơn giản)

- Tư cách pháp lý của công ty hợp danh: theo khoản 2 điều 130, công tyhợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh

- Chế độ chịu trách nhiệm: bởi công ty hợp danh là một pháp nhân, nên

nó có khối tài sản riêng, và công ty hợp danh phải tự chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ vốn và tài sản của công ty Sau khi công ty hợp danh đã chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ vốn và tài sản của công ty vẫn chưa đủ để hoàn thành cácnghĩa vụ đối với đối tác hoặc bên thứ ba thì các thành viên hợp danh phải liênđới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để thanh toán các khoản nợcho công ty Còn đối với thành viên góp vốn, họ chỉ chịu trách nhiệm trongphần vốn góp vào công ty theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 140 và điều

131 Luật doanh nghiệp

- Chuyển nhượng vốn: công ty hợp danh là một loại hình điển hình chocông ty đối nhân – thành lập trên cơ sở sự thân cận, tín nhiệm lẫn nhau giữacác thành viên là chính, nên việc chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh

là rất khó khăn Sự chuyển nhượng vốn góp bắt buộc phải có sự đồng thuậncủa hội đồng thành viên Công ty hợp danh

Trang 6

- Chứng khoán: công ty hợp danh không được phát hành bất cứ loạichứng khoán nào Đây được xem là một hạn chế cho việc huy động vốn củaloại hình này

III Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 về công ty hợp danh

Đên Luật doanh nghiệp 2005 đã có những thay đổi đáng kể về bản chấtcũng như hình thức của công ty hợp danh Khắc phục những thiếu sót của Luậtdoanh nghiệp 1999 quy định về loại hình công ty hợp danh còn quá sơ sài,chưa đủ tầm điều chỉnh những vấn đề phát sinh và hoạt động của loại hìnhdoanh nghiệp này, luật doanh nghiệp 2005 đã sửa đổi, bổ sung và quy địnhmới ở một số nội dung cho phù hợp hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn

1 Thành lập công ty hợp danh

Theo khoản 2 điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh được thànhlập, bắt đầu hoạt động và là một pháp nhân độc lập ngay sau khi được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác,luật doanh nghiệp nhấn mạnh ý nghĩa của hành vi đăng ký kinh doanh đối vớicông ty hợp danh Nhưng không phải vì lẽ đó mà quên đi sự thỏa thuận của cácthành viên trong công ty hợp danh như ý nghĩa ban đầu của công ty hợp danh.Nội dung thỏa thuận thành lập công ty hợp danh cũng rất quan trọng, nội dungthỏa thuận sẽ được ghi nhận vào điều lệ công ty hợp danh và giấy đề nghị kinhdoanh (theo điều 17, điều 21, điều 22 Luật doanh nghiệp)

Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh được quy định tại điều 20nghị đinh 43/2010/NĐ-CP

Một điều đáng lưu ý, đó là, tất cả các thành viên hợp danh trong công tyhợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề yêu cầu chứngchỉ hành nghề (ví dụ như thẻ luật sư đối với các thành viên hợp danh của công

ty về luật) và các kiều kiện hành nghề khác (theo điều 8, điều 9 nghị định102/2010/NĐ-CP) theo quy định tại khoản 5 điều 17 Luật doanh nghiệp

2 Thành viên công ty hợp danh

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nhà thì công ty hợp danh cóhai loại thành viên đó là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Khôngphân biệt riêng rẽ giữa hai hình thức hợp danh và hợp danh góp vốn đơn giản,nên công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam mang đặc điểm của cả hai loại

6

Trang 7

hình trên Dù là theo hình thức nào thì công ty hợp danh bắt buộc phải có tốithiểu hai thành viên hợp danh Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều

có quyền sở hữu đối với tài sản của công ty, được chia lợi nhuận, được nhậnthông tin từ hoạt động kinh doanh và quản lý công ty, xem sổ kế toán và các

hồ sơ khác và có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết, chấp hành các nội quy vàquyết định của công ty…

Khoản 12 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Thành viên hợp

danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh” Thành viên hợp danh là những người quyết

định tới sự tồn tại và phát triển của công ty cả về mặt pháp lý lẫn trên thực tế

Họ được hưởng toàn bộ những quyền cơ bản và quan trọng nhất của thành viêncông ty Sở dĩ thành viên hợp danh là những người có quyền tổ chức, quản lý,điều hành công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty là bởi chế độchịu trách nhiệm vô hạn liên đới của thành viên hợp danh Họ không chỉ chịutrách nhiệm đối với phần vốn góp của mình trong công ty mà còn phải chịubằng toàn bộ tài sản của mình Họ hoàn toàn có thể bị khánh kiệt tài sản nếucông ty hợp danh làm ăn thua lỗ Bởi lẽ đó nên thành viên hợp danh có toànquyền trong việc tổ chức, quản lý công ty hợp danh Ngoài ra, các quyền củathành viên hợp danh còn được quy định tại 9 điểm trong khoản 1 điều 134 Luậtdoanh nghiệp 2005

Thành viên hợp danh phải chịu một số hạn chế quy định tại điều 133 Luậtdoanh nghiệp nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp cho công ty hợp danh của thànhviên hợp danh đó, cũng như quyền và lợi ích hớp pháp của các thành viên kháctrong công ty

“Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty” Quyền của thành viên góp vốn cơ

bản được quy định tại khoản 1 điều 140 Luật doanh nghiệp 2005

So với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thì quyền tổ chức vàquản lý công ty hợp danh của thành viên góp vốn mờ nhạt hơn rất nhiều Điều

đó thể hiện ở những điểm sau đây:

Trang 8

- Quyền tham gia biểu quyết cũng như thảo luận bàn bạc về quản lý củacông ty đối với thành viên góp vốn rất hạn chế Tuy có quy định về quyền thảoluận và biểu quyết của thành viên góp vốn tại điểm a khoản 1 điều 140 nhưng

nó chỉ mang tính hình thức bởi trong quy định cụ thể thì không nhắc tới thànhviên hợp danh (ví dụ như quy định về triệu tập họp hội đồng thành viên, theokhoản 1 điều 136 Luật doanh nghiệp 2005, Chủ tịch hội đồng thành viên có thểtriệu tập họp hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu củathành viên hợp danh Trường hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tậphọp theo yêu cầu của thành viên hợp danh thì thành viên đó triệu tập họp hộiđồng thành viên)

- Không được phân công đảm nhiệm các chức danh quản lý trong công ty

- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việckinh doanh nhân danh công ty Điều này được lý giải bởi chế độ chịu tráchnhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn trong công ty Không như thành viênhợp danh, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng phầnvốn góp trong công ty Họ không đứng trước nguy cơ bị khánh kiệt nếu công

ty bị phá sản Bởi lẽ đó họ không thể có trách nhiệm cao với công ty đồng thời

là với phần tài sản của mình trong công ty hợp danh Cũng bởi điều này nênthành viên góp vốn không yêu cầu có chuyên môn trong khi trở thành thànhviên của công ty hợp danh kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Tuy vai trò quản trị của thành viên góp vốn hạn chế hơn thành viên hợpdanh nhưng bù lại thành viên góp vốn lại có quyền định đoạt phần vốn góp củamình rộng hơn so với thành viên hợp danh:

- Thành viên góp vốn có thể để lại thừa kế phần vốn góp của mình màkhông cần có sự chấp thuận của hội đồng thành viên (đối với thành viên hợpdanh phải được hội đồng thành viên chấp nhận)

- Thành viên góp vốn có quyền tặng cho, thế chấp, cầm cố phần vốn gópcủa mình theo điều 140 (trong khi đối với thành viên hợp thì không có bất cứquy định nào về điều này)

- Thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mìnhtrong công ty cho người khác (đối với thành viên hợp danh thì phải có sự đồng

ý của các thành viên hợp danh còn lại)

8

Trang 9

3 Vốn góp và phần vốn góp trong công ty hợp danh

Nếu công ty kinh doanh ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì cácthành viên sáng lập có thể tự thỏa thuận mức vốn điều lệ, phần đóng góp củacác thành viên, thỏa thuận các loại tài sản dùng làm vốn góp, cách thức địnhgiá và chuyển giao cho công ty hợp danh Về nguyên tắc, có nhiều loại tài sản

có thể được dùng làm vốn góp, ví dụ như tiền, vàng, nhà đất,… các loại tài sảnkhác Người góp vốn phải tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu sang chocông ty hợp danh (đối với vật phải chuyển quyền sở hữu), đối với những tàisản khác phải làm biên bản giao nhận theo quy định tại khoản 1 điều 29 vàkhoản 1 điều 132 Luật doanh nghiệp, và đó là khối tài sản riêng của công ty.Các thành viên trong công ty hợp danh, kể cả thành viên hợp danh và thànhviên góp vốn đều có nghĩa vụ góp vốn đủ và đúng thời hạn Nếu vi phạm, sốvốn chưa góp đủ được gọi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty Sau khi góp vốn, thành viên mất đi quyền sở hữu đối với tài sản đã góp vàđược nhận quyền lợi từ công ty Quyền tài sản ấy được coi là phần vốn góptrong công ty, thường được thể hiện bằng một tỉ lệ nhất định Công ty hợpdanh có thể cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên đã thực hiệnnghĩa vụ góp vốn theo quy định tại khoản 4 điều 131 Luật doanh nghiệp

4 Quản lý điều hành trong công ty hợp danh

Do tính an toàn pháp lý đối với công chúng cao, mặt khác các thành viêntrong công ty hợp danh thường có quan hệ với nhau về nhân thân nên việcquản lý và điều hành công ty hợp danh chịu rất ít sự ràng buộc của pháp luật

Về cơ bản, các thành viên có quyền tự thỏa thuận về việc quản lý, điều hànhcông ty Song, quyền quản lý công ty hợp danh chỉ thuộc về các thành viênhợp danh, thành viên góp vốn thì không có quyền quản lý công ty (như đãphân tích ở phần thành viên công ty hợp danh)

Công ty hợp danh thường có cơ chế quản lý nội bộ linh hoạt, tùy thuộc vào

sự thỏa thuận giữa các thành viên Tuy nhiên, việc tổ chức quản lý công ty hợpdanh cũng phải tuân thủ các quy định về một số vấn đề cơ bản sau đây: Cơquan cao nhất của công ty hợp danh là hội đồng thành viên, bao gồm tất cả cácthành viên hợp danh và cả thành viên góp vốn, được triệu tập bất kỳ thời điểmnào khi một trong số các thành viên hợp danh xét thấy cần thiết (theo khoản 1,

Trang 10

2 điều 135 và khoản 1 điều 136 Luật doanh nghiệp) Thể thức triệu tập cuộchọp, quy định gửi tài liệu trước cuộc họp, điều hành, biểu quyết và ghi biênbản các cuộc họp hội đồng thành viên khá đơn giản, tùy thuộc vào thỏa thuậncủa các thành viên ghi trong điều lệ của công ty Nếu điều lệ công ty khôngquy định thì khi quyết định những vấn đề quan trọng phải được ít nhất ¾ sốthành viên hợp danh chấp thuận (khoản 3 điều 135) Còn khi quyết định nhữngvấn đề ít quan trọng hơn thì chỉ cần 2/3 số thành viên hợp danh chấp thuận.Trong quá trình hoạt động của công ty, các thành viên hợp danh có quyền đạidiện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày củacông ty Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (tổng giám đốc) có nhiệm vụquản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách

là thành viên hợp danh, phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa cácthành viên hợp danh Người này cũng là người đại diện cho công ty hợp danhtrong các quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách lànguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại

IV.Thực trạng về công ty hợp danh tại Việt Nam và một số kiến nghị

1 Thực trạng về công ty hợp danh tại Việt Nam – một số hạn chế của pháp luật về công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005

1.1 Thực trạng về công ty hợp danh ở Việt Nam

Công ty hợp danh đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới, nó đã bộc lộ những ưuđiểm đáng kể so với các loại hình doanh nghiệp khác, là sự lựa chọn của một

số lượng lớn các thương nhân trên thế giới Khi so sánh công ty hợp danh vớicác loại hình doanh nghiệp khác, ta thấy công ty hợp danh có những ưu điểmđáng kể sau đây:

Thứ nhất, so với doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh có khả năng

huy động vốn lớn hơn, bởi công ty hợp danh là sự liên kết giữa hai hay nhiềuthành viên hợp danh, ngoài ra công ty hợp danh còn có thể có thành viên gópvốn nữa, trong khi doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân thành lập, tiếnhành hoạt động kinh doanh Điều đó có thể thấy, công ty hợp danh là một lựachọn ưu việt hơn cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ để có một doanh nghiệp có quy

mô lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường Hơn nữa, công ty hợp

0

Trang 11

danh được pháp luật trao cho tư cách pháp nhân, tạo điều kiện để công ty hợpdanh có thể tham gia một cách rộng rãi vào tất cả các hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, so với các doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty

trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, … - các loại hình doanh nghiệp đềuđược thành lập dựa trên cơ sở liên minh, hợp tác của nhiều thành viên để cùngtiến hành hoạt động kinh doanh Điểm khác biệt là, các thành viên hợp danhcủa công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn thanh toán hết cáckhoản nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số

nợ của công ty (điểm đ khoản 2 điều 134), vì vậy, công ty hợp danh, về lýthuyết, có khả năng tạo được uy tín, tín nhiệm cao hơn trong hoạt động kinhdoanh, dễ vay vốn hơn

Còn so với công ty hợp danh của các nước trên thế giới, công ty hợp danhcũng có ưu thế để phát triển ở Việt Nam, một đất nước coi trọng tình nghĩa,trong khi công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, việc thành lập dựatrên cơ sở quan hệ nhân thân là chính

Theo số lượng của tổng cục thống kê năm 2009 thì số lượng công ty hợp danh

ở Việt Nam tính đến 2009 là 67 công ty, chiếm 0.03% so với các loại hìnhdoanh nghiệp khác là một con số quá bé nhỏ Những ưu điểm của công ty hợpdanh có thể thấy là khá rõ ràng, vậy tại sao số lượng công ty hợp danh ở ViệtNam lại ít như vậy? Hạn chế của loại hình công ty này ở Việt Nam là gì?

Thứ nhất, khái niệm về công ty hợp danh chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ

luật doanh nghiệp 1999, có thể thấy, đây là một mô hình doanh nghiệp khá mới

mẻ với các nhà đầu tư nước ta, nhiều người chưa nhận thức được bản chất củacông ty hợp danh, thấy rõ ưu điểm của loại hình công ty này Cái người ta cóthể nhìn thấy, đó là, ở công ty hợp danh, họ có hai sự lựa chọn:

Một là, chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và chia sẻ quyền quản lý với ítnhất là một người khác Trong khi các nhà kinh doanh Việt Nam vốn đã quenrằng một khi phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản thì họ hoàn toàn có quyền

tự quyết, tự quản lý doanh nghiệp của mình theo mô hình doanh nghiệp tư nhânHai là, chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản nhưng không có quyền quản lýcông ty Nếu một nhà kinh doanh chỉ muốn chịu trách nhiệm hữu hạn thôi thì

Ngày đăng: 06/04/2013, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w