Trước tầm quan trọng của vấn đề em đã chọn đề tài “ Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ” với sự tìm hiểu thông qua các tài liệu em
Trang 1Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Trang 2A Lời mở đầu
Có thể nói trong điều kiện toàn cầu hóa - khu vực hóa được biểu hiện
rõ nhất ở xu thế phát triển của thị trường thế giới trong mấy thập niên gần đây Đối với bất cứ một quốc gia nào việc xác định một cách đúng đắn hoạt động mở cửa hội nhập kinh tế thế giới có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt đối với nước ta kể từ khi thực hiện chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ( 1986 ) thì vấn đề đó càng trở nên hết sức quan trọng
Thực tế các nước phát triển đi trước đã cho thấy việc chú trọng đến hoạt động kinh tế đối ngoại trong công cuộc mở cửa hội nhập thị trường thế giới là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn Lợi ích kinh tế - xã hộ mà kinh tế đối ngoại mang lại cho đất nước là hết sức to lớn, đó là sự phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân
Trước tầm quan trọng của vấn đề em đã chọn đề tài “ Vấn
đề phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ” với sự tìm hiểu thông qua các tài liệu em có thể hiểu rõ hơn về
hoạt động kinh tế đối ngoại đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta Nó chính là hoạt động kinh tế nhằm đưa đất nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu lên thành một nước công nghiệp phát triển vững mạnh ngang tầm các quốc gia phát triển trên thế giới Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã khẳng định: Nội lực là nhân tố quyết định, nhưng ngoại lực cũng là nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển đất nước Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996) đã nêu rõ
Trang 3:”Trong hoàn cảnh mới , chúng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở,
đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại , hướng mạnh về
xuất khẩu”
Trang 4
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế,
là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, mĩ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế khác được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế
Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước đã đưa kinh tế đối ngoại trở thành một lĩnh vực phong phú,đa dạng và quan trọng.Kinh tế đối ngoại chỉ có thể phát triển bền vững và mở rộng hoạt động trên cơ sở một chiến lược và những chính sách nhất quán với sự quản lí vĩ
mô của nhà nước
Lĩnh vực kinh tế đối ngoại luôn biến động và gắn liền với những biến động về chính trị và kinh tế thế giới Xu hướng hiện nay là kinh tế đối ngoại không ngừng được mở rộng trong quá trình hội nhập, mỗi nước đang tích cực tham gia vào hợp tác và phân công lao động quốc tế
Nội dung chủ yếu trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam bao gồm :
Trang 5Ngoại thương
Đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư vốn của Việt Nam ra nước ngoài
Hợp tác và chuyển giao công nghệ
Hoạt động của các dịch vụ có thu ngoại tệ
2 Vai trò của kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là đối với nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế kinh tế đối ngoại góp phần nối liền sản xuất - trao đổi thị trường trong nước với quốc tế
và với khu vực Nhờ có hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta có thể trao đổi hàng hóa sản phẩm với các nước khác có nghĩa là vừa xuất khẩu ra nước ngoài, vừa nhập khẩu những hàng hóa sản phẩm cần thiết Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang trong giai đoạn quan trọng vì thế cần có một nguồn vốn lớn, cần khoa học kỹ thuật công nghệ mới cần những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế Nhờ có đối ngoại mà chúng ta đáp ứng được những nhu cầu quan trọng đó Không chỉ như vậy, kinh tế đối ngoại còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng - văn minh
Tạo nguồn vốn từ kinh tế đối ngoại Thông qua các hoạt động kinh tế đối ngoại(đầu tư trực tiếp và gián tiếp, xuất-nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, hoạt động cuả các dịch vụ có thu ngoại tệ) để tăng tích luỹ đầu tư phát triển xã hội, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học kĩ thuật cho đất nước, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới
Trang 6Góp phần đổi mới cơ cấu kinh tế Thông qua hoạt động kinh
tế đối ngoại hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý về ngành cũng như trên địa bàn lãnh thổ, giải quyết mối quan hệ và lợi ích phát triển giữa toàn cục với
bộ phận, cả nước với từng vùng, phát huy sức mạnh của từng vùng, đầu tư
có trọng điểm ở từng thời kỳ và gắn với thị trường thế giới.Các thành phần kinh tế được động viên tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại theo sự qui định và phân công hợp lý, thống nhất, lấy sản xuất làm khâu trung tâm(bảo đảm cho kinh tế quốc doanh giữ được vai trò chủ đạo trong cơ chế kinh tế nhiều thành phần, tham gia kinh tế đối ngoại).Thông qua kinh tế đối ngoại sẽ chuyển dần lao động từ khu vực I sang khu vực II và III đồng thời nâng dần
tỷ trọng khu vực II và III trong GDP
Góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, tăng thêm dự trữ ngoại tệ Hoạt động kinh tế đối ngoại về cơ bản dựa trên lợi thế so sánh, tất yếu phải mang lại hiệu quả kinh
tế, kinh doanh phải có lãi Phần lãi góp vào việc tăng thêm dự trữ ngoại tệ, bảo đảm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Thông qua nguồn thu thuế, phí, lệ phí hoạt động đa dạng của kinh tế đối ngoại đã và đang góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước
3 Tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay:
Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan là xu thế của thời đại ngày nay của mọi quốc gia trên thế giới do:
Do cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển hết sức mạnh mẽ với những nội dung:tự động hoá,vật liệu mới,công nghệ mới…tạo ra nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới đòi hỏi phải được áp dụng sản xuất ở mọi doanh nghiệp mọi quốc gia nó tạo ra những ngành nghề mới mà không có một quốc gia nào trên thế giới có đầy đủ những yếu tố đầu vào để sản xuất nó ,hơn nữa đầu ra của các sản phẩm đó cũng không phải tiêu thụ ở trong nước hoặc trong một số ít nước khác mà phải tiêu thụ ở nhiều nước
Trang 7Do đó sự phát triển khoa học công nghệ,thúc đẩy quá trình phân công lao động mở rộng phát triển vượt ra khỏi phạm vi từng quốc gia mang tính quốc tế.Khi đó lực lượng sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hoá cao các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau trong qúa trình phát triển Vì vậy muốn phát triển ,muốn nền kinh tế đạt hiệu quả cao ,phát triển ,ổn định,bền vững thì các quốc gia phải mở rộng quan hệ với bên ngoài
Do lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế tức là trong nền kinh tế lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hoá cao thì các quốc gia đều bằng mọi cách phát huy các lợi thế trong nước tranh thủ những thế mạnh từ bên ngoài để sản xuất những sản phẩm chi phí thấp nhất hiệu quả cao nhất
Do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thế giới muốn phát huy được thế mạnh tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài phải giao lưu mở rộng quan hệ kinh tế với nhau
II Thực trạng kinh tế đối ngoại
1, Những thành tựu về đối ngoại
a Ngoại thương:
Xuất khẩu:
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cùng với sự gia tăng về qui mô, chủng loại, các loại hình thị trường Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm
2005 ước đạt gần 23,5 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kì năm 2004, trong
đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI (không kể dầu thô) ước đạt gần 7,9 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 33,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Nếu tính cả dầu thô thì xuất khẩu của khu vực có vốn FDI ước đạt gần 13,3 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kì năm 2004 Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu vẫn đạt mức tăng trưởng cao là dầu thô đạt 13,3 triệu tấn, tương đương với 5,45 tỷ USD ( tăng 33% so với cùng kỳ năm 2004) do giá thế giới tăng cao (tăng 46% so với cùng kỳ) , tuy nhiên lượng dầu thô xuất khẩu lại giảm 9,3%; sản phẩm gỗ tăng 47,4%, sản phẩm nhựa tăng 46%; than đá tăng
Trang 835,6%, hàng điện tử, vi tính và linh kiện tăng 34%; rau quả tăng 34,8; dây điện và dây cáp điện tăng 30%; gạo tăng 32,6%
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của hàng công nghiệp, dịch vụ, hàng chế biến, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu thô
sơ chế Nhiều sản phẩm đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như dầu thô, dệt may, thuỷ sản, giày dép; lần đầu tiên các sản phẩm như: gỗ, hàng điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD
Cơ cấu thị trường đã chuyển dịch theo hướng tích cực, trước đây chủ yếu tập trung ở các nước ASEAN, nay mở rộng sang các nước như Hoa Kỳ,EU, Nhật Bản Hiện nay Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khác trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Nhờ có cơ chế chính sách thương mại ngày càng thông thoáng, đang được bổ sung hoàn thiện theo các quy định quốc tế, hoạt động xuất khẩu đã thu hút được đông đảo các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia; ngoài doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nước và nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng xuất khẩu nói chung của cả nước
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Việt Nam xác định thực hiện Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thực tiễn 20 năm đổi mới vừa qua
đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối này
Nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2005 ước đạt gần 27,4 tỷ USD, tăng 19,2% so cùng kỳ năm 2004; trong đó các doanh nghiệp có vốn FDI nhập khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 23% Các mặt hàng nhập khẩu tăng trong 9 tháng đầu năm là: linh kiện, phụ tùng ô tô (+80,2%), linh kiện, phụ tùng xe máy (+26,4%), vi tính, điện tử , linh kiện(+35,8%),hoá chất các loại(+30%), giấy (+23%), bông (+20%), vải (+18,7%), xăng dầu các loại (+8,2%)
Trang 9Hoạt động nhập khẩu về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển, góp phần nâng cao năng lực sản xuất trong nước và góp phần to lớn thúc đẩy tăng xuất khẩu của cả nước
Quy mô và tốc độ nhập khẩu tăng Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu (chiếm tỷ trọng trên 90% tổng kim ngạch nhập khẩu) Nhập khẩu cung ứng đủ máy móc, thiết bị,phụ tùng cho đầu tư, mở rộng sản xuất; nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh; do sản xuất hàng hoá trong nước phát triển nên nhập khẩu hàng hoá phục vụ tiêu dùng trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ
b .Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam :
Với kết quả thu hút đầu tư nước ngoài trong 10 tháng đầu năm, mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài năm 2005 về cơ bản đã về đích, đánh dấu sự phục hồi rõ nét nhất dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực Trong 10 tháng đầu năm 2005, 659 dự án mới được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,98 tỷ USD, 403 lượt dự án tăng vốn mở rộng đầu thêm khoảng 1,6 tỷ USD, tổng vốn đăng
ký mới và tăng vốn đã đạt con số 4,58 tỷ USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 2% so với mục tiêu đề ra cho cả năm (4,5 tỷ USD).Cùng với việc gia tăng nguồn vốn đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khởi sắc Trong 10 tháng đầu năm 2005, doanh thu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 18,9 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ
c .Hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ:
Trong những năm qua hoạt động hợp tác quốc tế (bao gồm cả chuyển giao công nghệ) đã có nhiều thành tựu, đem lại hiệu quả to lớn đối với công cuộc giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước.Với phương châm vừa tăng cường nội lực vừa tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ cùng nhiều hình thức phong phú, đa dạng khác, nền khoa học - công nghệ quốc gia đã không ngừng lớn mạnh, trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm cho đời sống kinh tế - xã hội,làm giàu thêm tiềm năng tri thức, trí tuệ Việt Nam, có những đóng góp đáng kể cho
Trang 10khoa học – công nghệ thế giới.Trong thời gian vừa qua, hợp tác quốc tế về khoa học – công nghệ đã chứng tỏ vai trò và vị trí quan trọng của mình với những thành tựu chủ yếu như sau:
Tiếp thu và cập nhập tri thức mới của thế giới, tiếp cận với nền khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến, trang bị kiến thức chuyên môn cho nhiều thế hệ các cán bộ khoa học – công nghệ, đồng thời học hỏi, thu nhận được nhiều phương pháp, kinh nghiệm tổ chức quản lý khoa học và tiến hành nghiên cứu của nước ngoài;
Giới thiệu, quảng bá các thành tựu khoa học, tiềm năng của khoa học
và công nghệ, những vấn đề cấp bách của Việt Nam với nước ngoài nhằm tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học- công nghệ và về các lĩnh vực liên quan…
Sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của ASEAN(năm 1995), thành viên APEC(năm 1998) và ký hiệp định Thương mại với Mỹ(năm 2000)…,các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế, trong đó có lĩnh vực hợp tác, giao lưu quốc tế, trong đó có lĩnh vực hợp tác chuyển giao khoa học – công nghệ đã đạt nhiều thành tựu quan trọng
2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
a Ngoại thương:
Xuất khẩu:
Tỷ trọng xuất khẩu nguyên vật liệu hàng nông sản hàng công nghiệp chế biến gia công chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến công nghệ cao tuy có gia tăng nhưng còn thấp, hiện nay mới chiếm 38% Hơn nữa, tỷ lệ giá trị gia tăng trong tổng giá trị của hàng hoá xuất khẩu còn thấp, điều này cho thấy nến kinh tế Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào công nghiệp phụ trợ vốn chưa được phát triển trong nước, còn mang nặng tính chất gia công chế biến, xuất khẩu nguyên vật liệu thô là chủ yếu Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp và bản thân nền kinh tế
Trang 11Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng tổ chức tiêu thụ và thương hiệu của doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của nước
ta thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới Những ưu thế của nước ta về nguyên vật liệu dồi dào, sức lao động rẻ đang vấp phải cạnh tranh quốc tế gay gắt, nhất là của Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước trong khu vực hiện nay
Tình trạng nhập siêu liên tục gia tăng với quy mô tuyệt đối Năm 2005 mới qua 4 tháng đã nhập siêu 1.176 triệu USD cao gấp 1,2 lần mức nhập siêu của cùng kỳ năm 2004 nhập siêu qua 4 tháng ở mức gần 19%
Sự yếu kém về xuất khẩu có nguyên nhân cuả việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chúng ta chưa tạo được những ngành kinh tế chủ lực dựa trên các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của đất nước.Mặt khác, một số chính sách liên quan đến tăng trưởng xuất khẩu cần được bổ sung hoàn thiện trong điều kiện mới Cụ thể, chính sách bảo hộ thị trường trong nước chưa khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng cơ hội để kinh doanh các sản phẩm trong nước
Thị trường nhập khẩu của Việt Nam vẫn là thị trường châu Á- Thái Bình Dương nên công nghệ, máy móc, thiết bị nhập khẩu đa số là công nghệ trung gian; thị trường Âu - Mỹ còn chiếm tỷ trọng chưa cao nên chưa tiếp cận được nhiều công nghệ nguồn, công nghệ cao ; hơn nữa, do thiếu vốn nên nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu hàng đã qua sử dụng, mức độ lạc hậu khá lớn, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản xuất, làm giảm