Thực trạng hoạt động của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Mở đầu Kể từ khi nước ta tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi phù hợp, trải qua gần 20 năm, thế và lực của nước ta đã được nâng lên một tầm cao mới. Trong lĩnh vực kinh tế, Đảng ta đã chủ trương và lãnh đạo thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và coi đó là vấn đề mang tính chất chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Đường lối đó đã mang lại thắng lợi to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hay còn gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước đã và đang chiếm một bộ phận to lớn và đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam. Kinh tế Nhà nước là bộ phận kinh tế quan trọng nhất của mọi quốc gia nó chi phối mọi hoạt động của các ngành KT – XH, phản ánh bản chất và phục vụ cho giai cấp thống trị xã hội. Việc nhận diện vai trò của kinh tế Nhà nước, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh kinh tế Nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức thiết thực trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước và hoạch định chiến lược phát triển KT – XH Việt Nam trong thời gian tới. Chính vì vậy, Đảng ta luôn luôn khảng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCH. Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ đạo của nền kinh tế Nhà nước sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng, yều cầu đúng đối với doanh nghiệp nhà nước và trên cơ sở đó tìm biện pháp, chính sách, cơ chế phù hợp, hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển. Với tầm quan trọng to lớn như vậy nên em sẽ đi sâu vào tìm hiểu vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 B. Nội dung 1. Kinh tế Nhà nước 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế Nhà nước. Hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế được chia làm hai khu vực: khu vực Nhà nước và khu vực Tư nhân. Cách phân chia này dựa vào tiêu chí quản lý là chính. Trước đây, Việt Nam không dùng khái niệm “kinh tế Nhà nước”, “kinh tế Tư nhân” mà dùng khái niệm “kinh tế Quốc doanh” và “kinh tế ngoài Quốc doanh”. Thuật ngữ “kinh tế Nhà nước” được sử dụng rộng rãi sau Đại hội VIII của Đảng, khi trong văn kiện Đại hội VIII dùng: “thành phần kinh tế Nhà nước” thay cho “thành phần kinh tế Quốc doanh” trước đó. Đây không chỉ đơn thuần việc thay đổi tên gọi mà còn thể hiện sự thay đổi trong tư duy, trong quan niệm, tiếp cận gần hơn với cách hiểu chung trên thế giới, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. “Kinh tế Nhà nước” là khái niệm rộng hơn “kinh tế Quốc doanh”. Nếu như “kinh tế Quốc doanh trước đây” được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ khu vực kinh doanh của Nhà nước, cụ thể là các xí nghiệp Quốc doanh thì “kinh tế Nhà nước” có phạm vi rộng hơn, ngoài khu vực kinh doanh của Nhà nước còn bao gồm cả khu vực khác (phi kinh doanh) như: tài nguyên thiên nhiên, các quỹ hỗ trợ… 1.2. Khái niệm kinh tế Nhà nước. Sau Đại hội VIII của Đảng, tuy thuật ngữ “kinh tế Nhà nước” đã được sử dụng tương đối rộng rãi, phổ biến nhưng trong tất cả các văn kiện Đại hội, khái niệm “kinh tế Nhà nước”chưa được xác định rõ, do vậy chưa có cách hiểu thống nhất về kinh tế Nhà nước. Một số ý kiến đồng nhất kinh tế Nhà nước với khu vực doanh nghiệp Nhà nước, một số khác cho rằng kinh tế Nhà nước bao gồm cả bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Khái niệm “kinh tế Nhà nước” cũng được đưa ra trong nhiều đề tài nghiên cứu, báo cáo, tham luận… trong đó đáng lưu ý nhất về kinh tế Nhà nước là: “Kinh tế Nhà nước là loại hình kinh tế do Nhà nước nắm giữ, bao gồm quyền sở 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hiệu quả kinh doanh do lực lượng vật chất đó mang lại” Kinh tế Nhà nước phải là những hoạt động kinh tế mà Nhà nước là người chủ sở hữu, có quyền tổ chức, chi phối hoạt động theo hướng đã định. Kinh tế Nhà nước được biểu hiện dưới hình thức nhất định đó là doanh nghiệp Nhà nước, ngân sách Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, quỹ dự trữ Quốc gia, hệ thống bảo hiểm… Nghĩa là kinh tế Nhà nước có nhiều bộ phận hợp thành và tất cả những bộ phận đó đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, kể cả vốn góp của Nhà nước đưa vào doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. 1.3. Hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của một số bộ phận hợp thành của kinh tế Nhà nước. 1.3.1. Doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Như vậy doanh nghiệp Nhà nước có hai loại: một loại hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và một loại khác hoạt động công ích không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì phúc lợi xã hội. 1.3.2. Ngân sách Nhà nước. Là bộ phận kinh tế Nhà nước, thực hiện chức năng thu, chi ngân sách và có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động của kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác theo mục tiêu kinh tế - xã hội đã định. 1.3.3. Ngân hàng Nhà nước. Là một bộ phận của kinh tế Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước có tác dụng điều chỉnh, quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là xây dựng và tổ chức hệ thống chính sách tiền tệ để phát triển kinh tế - xã hội. 1.3.4. Các quỹ Quốc gia. Là một bộ phận của kinh tế Nhà nước, nhằm đảm bảo cho kinh tế Nhà nước, kinh tế Quốc dân hoạt động bình thường trong mọi tình huống; các quỹ 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Quốc gia dùng lực lượng vật chất của mình để điều tiết, quản lý, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo cho tình hình kinh tế, xã hội ổn định để phát triển. 1.3.5. Hệ thống bảo hiểm. Cũng là một bộ phận không thể thiếu của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chịu trách nhiệm thực hiện chế độ bảo hiểm do Nhà nước quy định để phục vụ cho kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế khác, nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh tế - xã hội bình thường trong những điều kiện bị tổn thất do rủi ro khách quan. 2. Vai trò của kinh tế Nhà nước. 2.1. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là quan điểm lý luận và được các nước XHCN thừa nhận rộng rãi trong hoạt động lãnh đạo của nền kinh tế quốc dân coi đó là một đặc trưng cơ bản để phân biệt kinh tế thị trường định hướng XHCN với kinh tế thị trường TBCN. 2.1.1. Kinh tế Nhà nước có tác dụng mở đường cho sự phát triển các thành phần kinh tế khác. Điều đó được thể hiện ở chỗ: - Kinh tế Nhà nước thúc đẩy việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo con đường XHCN; chính quyết định này là để mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. - Kinh tế Nhà nước đảm nhận phát triển cơ cấu hạ tầng và công trình công cộng khác để tạo điều kiện, mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. - Kinh tế Nhà nước được tiến hành cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, liên doanh liên kết với tư nhân trong và ngoài nước với các thành kinh tế khác; việc làm này chính là mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Ở đây cần chú ý: chúng ta cổ phần hoá chứ không phải tư nhân hóa, cổ phần hoá nhưng Nhà nước phải giữ một tỷ lệ cổ phần khống chế và chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp Nhà nước không giữ những vị trí quan trọng yết hầu của nền kinh tế. Việc cổ phần hoá, liên doanh, liên kết với các thành phần 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 kinh tế khác là nhằm mục đích mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Song phải chú ý một điều là kinh tế Nhà nước luôn luôn giữ vai trò quyết định xu hướng phát triển, vai trò trung tâm cuốn hút, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác đi vào quỹ đạo XHCN, nếu rời bỏ vai trò này sẽ chệch hướng XHCN. 2.1.2. Kinh tế Nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. -Điều này được thể hiện ở chỗ Kinh tế Nhà nước và các thành phần khác đều bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, những doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện pháp luật, chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế…đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. 2.1.3. Vai trò hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển: Kinh tế Nhà nước luôn luôn có một bộ phận là doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn vào các hoạt động kinh tế. Chính thông qua những hoạt động này, doanh nghiệp Nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn như doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận những lĩnh vực vốn lớn, thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không giám hoặc không đủ sức làm như việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đường xá, điện nước… Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặt khác, kinh tế Nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước để hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô, vừa hỗ trợ, vừa giúp đỡ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn như chính sách tài chính, thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi, thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để bảo vệ sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước…Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2.1.4. Kinh tế Nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế Nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể, đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế Nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách Nhà nước, là công cụ và là lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vững bước đi lên CNXH. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chỉ đạo của Kinh tế Nhà nước. 2.2. Tính tất yếu khách quan của việc: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” trong nền Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Qua quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước tại các kỳ đại hội, có thể rút ra nhận định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế có nghĩa là: + Kinh tế Nhà nước phải mạnh và có khả năng chi phối nền kinh tế. + Là công cụ hữu hiệu để đảm bảo sự ổn định xã hội và ổn định nền kinh tế. + Là lực lượng vật chất để tạo nên môi trường hoạt động thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác. Khi nói đến “chủ đạo” và “vai trò chủ đạo của nền kinh tế” của một bộ phận kinh tế nào đó, tức là nói đến tầm quan trọng của nó và tính chất quyết định của nó đối với một chế độ xã hội nào đó, bộ phận kinh tế chủ đạo phải chi phối và dẫn dắt các bộ phận kinh tế khác. Một câu hỏi đặt ra là hầu hết các nước trên thế giới đều có kinh tế Nhà nước và Nhà nước đều có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế, tại sao chỉ ở Việt Nam mới xác định: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và điều đó có thực sự cần thiết không? Có đúng không? 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Có thể khẳng định rằng, việc xác định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam là cần thiết và đúng đắn. Bởi lẽ không củng cố và tăng cường Kinh tế Nhà nước thì không thể nói tới CNXH, không thực hiện tốt vai trò chủ đạo của Kinh tế Nhà nước thì cũng không thể nói đến định hướng XHCN, nói tới con đường đi lên XHCN. Từ nhận định này chúng ta có thể trao đổi thêm một số khía cạnh: + Một là: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN” là một luận điểm phát triển quan trọng và đúng đắn của Đảng ta. Điều này không phải là sản phẩm tư duy chủ quan của một số người mà có tính tất yếu khách quan, xuất phát từ lý luận về tính giai cấp của Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước XHCN, nhà nước công nông, nhà nước của những người lao động. Nhìn chung thì những người lao động không có tư liệu sản xuất riêng, mà chỉ đồng sở hữu toàn dân đã giao cho Nhà nước quản lý. Vì vậy, khu vực Kinh tế Nhà nước phải ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế. Khu vực này có phát triển thì mới có quyền lực để chủ động giải quyết tốt các vấn đề xã hội. + Hai là khu vực doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận cấu thành của kinh tế Nhà nước, là công cụ quan trọng để thông qua đó Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế khi cần thiết. Chi phối, dẫn dắt và tạo môi trường hoạt động cho các thành phần kinh tế khác, góp phần làm cho nền kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình. Phải phát triển và xây dựng khu vực doanh nghiệp mạnh, nắm giữ những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhưng có chọn lọc, không nặng nề về tỷ trọng, số lượng doanh nghiệp mà phải chú trọng chất lượng của các doanh nghiệp Nhà nước. + Ba là: Các bộ phận phi doanh nghiệp của kinh tế Nhà nước phải được quản lý và sử dụng tốt để thực sự trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong định hướng hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, là công cụ để giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế. Khu vực phi doanh nghiệp của kinh tế Nhà nước chỉ có thể phát huy hiệu quả vai trò của mình khi Nhà nước có một đội ngũ công chức, viên chức mẫn cán, kinh thông nghiệp vụ, có đạo đức. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào công cuộc cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp hoá bộ máy Nhà nước. 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Bốn là: Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác không ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, ngược lại, nó còn tác động đến sự phát triển của Kinh tế Nhà nước một cách tích cực để Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt hơn vai trò chủ đạo của mình 3. Thực trạng hoạt động của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua 3.1. Những mặt làm được và tiến bộ của Kinh tế Nhà nước - Các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đều có những đóng góp nhất định vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế (xem bảng 1). Bảng 1: Cơ cấu GDP (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế. Đơn vị tính: % 2000 2001 2002 2003 Kinh tế nhà nước 38.53 38.4 38.31 38.22 Kinh tế tập thể 8.58 8.06 7.98 7.9 Kinh tế tư nhân 3.38 3.73 3.93 39.81 ** Kinh tế cá thể 32.31 31.84 31.42 Kinh tế hỗn hợp * 3.92 4.22 4.45 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.28 13.75 13.91 14.07 Chú thích: * Tương đương với khái niệm về Kinh tế tư bản Nhà nước ** Tổng của 3 khu vực kinh tế: Tư nhân, cá thể, hỗn hợp Nguồn: Tổng cục Thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư. Qua bảng 1 ta thấy, kinh tế Nhà nước chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế Nhà nước chiếm giữ phần lớn các nguồn lực tài sản, đất đai, nguồn vốn tài chính, vốn con người, đồng thời có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2003, khu vực kinh tế Nhà nước hiện có khoảng 5175 doanh nghiệp, chiếm 56.5% tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp hơn 38% GDP (xem bảng 2). Doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thậm chí độc quyền trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị trí then chốt như bưu chính - viễn thông, hàng không, điện lực…Khu này đã sản xuất ra 39.5% giá trị sản 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 23.7% tổng thu ngân sách Nhà nước. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ công ích đều do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm. Bảng 2: Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế. Đơn vị tính: % 2001 2002 2003 Đóng góp cho GDP (giá thực tế) 38.4 38.31 38.22 Đóng góp cho vốn đầu tư phát triển (giá thực tế) 58.1 56.2 56.5 Đóng góp cho tổng thu ngân sách 22.28 23.37 23.71 Tỷ trọng trong tổng lực lượng lao động - 4.8 - Nguồn: Tổng cục thống kê 2003. Nhìn chung, hệ thống kinh tế Nhà nước, mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp Nhà nước, đang được đổi mới, phát triển và ngày được hoàn thiện hơn. Điều này được biểu hiện ở chỗ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đang phát triển, nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân và chi phối các thành phần kinh tế khác. Các bộ phận của kinh tế Nhà nước như: Ngân sách Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đảm bảo được những cân đối lớn của kinh tế Quốc dân; hệ thống ngân hàng có nhiều hình thức mới phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống bảo hiểm được hình thành và phát triển khá đã bảo hiểm và giúp đỡ các thành phần kinh tế an tâm sản xuất; đât đai, hầm mỏ… được khai thác đạt hiệu quả nhiều hơn. Cả hệ thống kinh tế này cùng với những thể chế thồng nhất, đồng bộ của Nhà nước đang và có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Tóm lại, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước đã được tổ chức sắp xếp lại theo một cơ cấu mới, tiến bộ hơn về chất, đã xoá bỏ được cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước được xác định ngày càng rõ ràng và hoàn thiện hơn, vai trò tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanh nghiệp được xác lập và ngày càng mở rộng. Nhà nước từng bước quản lý doanh nghiệp và phát huy tính chủ động của doanh nghiệp. Với những kết quả 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 tiến bộ trên, doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra được lực lượng vật chất cần thiết để tác động, chi phối và hợp tác trong việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, bước đầu phát huy vai trò mở đường và làm đòn bẩy trên một số mặt để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội hướng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, làm cơ sở cho việc hình thành chế độ mới - chế độ XHCN. 3.2. Những tồn tại và yếu kém của kinh tế Nhà nước. - Tuy kinh tế Nhà nước đã đạt được những bước thành công như vậy nhưng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước hiện nay chưa thực sự xuất phát từ thực lực vượt trội của khu vực này so với các thành phần kinh tế khác và so với các doanh nghiệp trên thế giới. Đặc điểm này được thể hiện rõ ở một số điểm như sau: Thứ nhất: năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước thấp kém, nhiều doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước quá lớn, nợ khó đòi chưa có dấu hiệu thuyên giảm (chiếm tới 74.8% trong số nợ quá hạn của ngân hàng thương mại quốc doanh). So với các doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có quy mô nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng thấp, sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ 2: So với các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp Nhà nước được nhận nhiều hỗ trợ và hưởng những quyền lợi đặc biệt mà doanh nghiệp khác không thể có. Doanh nghiệp Nhà nước được vay vốn không cần thế chấp, được giao đất mà không phải thuê, được giao thực hiện các dự án lớn mà nắm chắc là thu lãi cao… Trong 4 năm 1997 – 2000, ngân sách Nhà nước đã đầu tư hơn 8200 tỷ đồng cho doanh nghiệp Nhà nước (trong đó 2216 tỷ đồng cung cấp, bổ sung vốn lưu động, 1464 tỷ đồng là bù lỗ giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính), miễn giảm thuế 1351 tỷ đồng, xoá nợ 1088 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ, giãn nợ 540 tỷ và giảm trích khấu hao 200 tỷ. Hiện nay, Nhà nước vẫn đang tiếp tục cấp thêm nhiều tỷ đồng bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để trong 5 năm 2001 – 2005 cơ bản tạo đủ vốn cho doanh nghiệp. 10 [...]... quan tâm là mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước chưa được pháp luật của Nhà nước quy định rõ ràng nên tính tự chủ kinh daonh của doanh nghiệp Nhà nước không được đảm bảo Những nguyên nhân trên đã gây trở ngại và khó khăn cho doanh nghiệp Nhà nước trong việc thực hiện vai trò chủ lức giúp kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế 4 Giải pháp... tốt vai trò kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước Đồng thời kiên quyết chống tham nhũng, buôn lậu và xử lý nghiêm minh những cán bộ thoái hoá biến chất, vi phạm pháp luật nhà nước Phát triển kinh tế Nhà nước trở thành lực lượng kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là một việc làm có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng... phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác” Kinh tế Nhà nước phải đạt được sự tăng trưởng không chỉ nhanh về tốc độ, mà còn phải đảm bảo cả về chất lượng để có thể đối trọng với các tổ chức kinh tế nước ngoài trong quá trình cạnh tranh... nền kinh tế hỗn độn mà nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Mặt khác nền kinh tế nhà nước được hình thành dựa trên hình thức sở hữu toàn dân, đại diện cho quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Đồng thời nó là lực lượng vật chất, công cụ sắc bén để nhà nước. .. bén để nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế Kinh tế nhà nước được coi là "người dẫn đường" đồng thời, tạo điều kiện và định hướng cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Trong xu thế phát triển hiện nay, nền kinh tế thế giới chứa đầy biến động quá trình hội nhập đã mang theo rất nhiều bất cập, đòi hỏi Đảng và Nhà nước luôn luôn... 0918.775.368 Kết luận Như vậy nền kinh tế nhiều thành phần là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Các thành phần kinh tế này luôn luôn vận động, phát triển, tác động qua lại và đan xen lẫn nhau trong nền kinh tế quốc dân đồng thời chúng hợp ta, bổ sung, cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật Tuy nhiên các thành phần kinh tế này không phát triển theo mọi... luận đồng thời nhìn nhận thực tiễn để ngày càng nâng cao thêm vay trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 15 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NXB Giáo dục 2 Giáo trình triết học Mác Lênin - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân... của nền kinh tế Nhà nước hiện nay chưa thực sự xuất phát từ thực lực vượt trội của khu vực này so với các thành phần kinh tế khác và so với các doanh nghiệp trên thế giới thì hệ thống doanh nghiệp Nhà nước cũng vấp phải những tồn tại và yếu kém đáng chú ý 3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém Nguyên nhân chủ yếu, bao trùm của những tồn tại và yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước là do quan hệ sản... Ương khóa IX 5 Nông Đức Mạnh Việc sắp xết đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới hiệu quả cao để doanh nghiệp nhà nước giữa vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần Tạp chí cộng sản số 13 (tháng 9 năm 2001) 6 Ngô Quang Minh Kinh tế Nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước NXB Chính trị quốc gia 7 Nguyễn Tấn Hùng Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Mâu thuẫn và phương... Hai là: Trên cơ sở xác định các ngành, lĩnh vực trọng điểm, then chốt, mũi nhọn của nền kinh tế, tiến hành phân loại doanh nghiệp Nhà nước để chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước theo hướng: Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh vì lợi nhuận mà ở những ngành then chốt, mũi nhọn thì Nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển và giữ lấy vị trí độc quyền, không tiến hành . của mình.. 3. Thực trạng hoạt động của kinh tế Nhà nước trong thời gian qua 3.1. Những mặt làm được và tiến bộ của Kinh tế Nhà nước - Các thành phần kinh. trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, ngược lại, nó còn tác động đến sự phát triển của Kinh tế Nhà nước một cách tích cực để Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt