1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng thương hiệu hàng nông sản việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.doc

97 692 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 813,5 KB

Nội dung

Xây dựng thương hiệu hàng nông sản việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢNVIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM 2

3 Những quy định pháp lý hiện nay trên thế giới về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY

1 Khái quát thực trạng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong những năm gần đây

2 Tình hình cụ thể việc xây dựng và phát triển thương hiệu của một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam

3 Hệ thống chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam một số năm gần đây

423.1 Hệ thống chính sách phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 423.2 Những tác động và tồn tại của các chính sách xây dựng thương hiệu

hàng nông sản Việt Nam

Trang 3

sản xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập thời gian tới.

1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nông sản xuất khẩu của Việt Nam 591.2 Định hướng xây dựng thương hiệu nông sản xuất khẩu Việt Nam 61

2 Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam 632.1 Những giải pháp về marketing, nghiên cứu thị trường và cập nhật

thông tin

632.2 Những giải pháp về xây dựng chiến lược marketing gắn kết thị

trường-sản phẩm

682.3 Những giải pháp xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu 70

PHỤ LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Như kinh tế học đã chỉ rõ, cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thịtrường Các doanh nghiệp không ngừng chạy đua giành giật lợi thế trong thươngtrường nhằm thu được lợi nhuận tối ưu Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiệnnay, để chiến thắng trong cạnh tranh, một trong những yếu tố mà doanh nghiệpphải chú trọng hàng đầu là xây dựng thành công thương hiệu có uy tín

Việt Nam là một nước nông nghiệp chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tếthị trường từ năm 1986 Bởi vậy các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khănkhi cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chấtlượng và giá cả sản phẩm Nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam, chiếm1/4 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhưng chủ yếu dưới dạng thô Nhiều mặt hàngnông sản của chúng ta xuất ra nước ngoài đứng thứ hai, thứ ba trên thế giới nhưngđến nay chưa có tên tuổi, khi xuất đều phải sử dụng thương hiệu nước ngoài.Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách khuyến khích phát triểnhàng hoá và quan tâm đến việc xây dựng các thương hiệu hàng nông sản Tuynhiên, nhiều cơ quan quản lý và các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầmquan trọng của thương hiệu, việc đăng ký thương hiệu hàng nông sản cũng cònnhiều bất cập, chưa có chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá các thương

hiệu Ý thức được tính cấp thiết đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây

dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốctế” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

Kết cấu đề tài gồm 3 chương sau:

Chương 1- Lý luận chung về thương hiệu sản phẩm

Chương 2- Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trongxu thế hội nhập hiện nay.

Chương 3- Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam trongthời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô giáo của trường đại học NgoạiThương đã truyền cho em những kiến thức quí báu, đặc biệt là giáo viên hướngdẫn - PGS.TS Nguyễn Trung Vãn, với kiến thức sâu rộng đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành đề tài này Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng củangười viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết Em

Trang 5

rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trường và gópý của đông đảo độc giả Em xin trân trọng cám ơn.

Trang 6

Theo Hiệp định các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại (TRIPS) của WTO, thương hiệu là bất cứ dấu hiệu nào hoặc sự kếthợp các dấu hiệu đó, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của mộtdoanh nghiệp với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác, chẳnghạn từ ngữ, kể cả tên cá nhân, chữ, số, hình vẽ và sự kết hợp các màu sắc cũngnhư bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó.1

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ,một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả yếu tố kể trên đểphân biệt một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phânbiệt sản phẩm đó với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Ở Việt Nam hiện nay, thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trongmarketing thường được người ta sử dụng khi đề cập tới :

a Nhãn hiệu hàng hoá (thương hiệu sản phẩm)

b Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh(thương hiệu doanh nghiệp) hay

Trang 7

c Các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Bộ Luật Dân sự đã định nghĩa về "Nhãn hiệu hàng hoá"2 như sau : "Nhãnhiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loạicủa các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc."

Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định về tên thương mại ở điều 14: tênthương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt độngkinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau :

- Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được ;

- Có thể phân biệt được chủ thể kinh doanh mang tên đó với các chủ thểkinh doanh mang tên khác trong lĩnh vực kinh doanh

Về "Tên gọi xuất xứ hàng hoá", điều 786 Bộ luật dân sự quy định : "Tên gọixuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặthàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất,chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếutố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó".

Như vậy, có thể hiểu : "thương hiệu là những từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng,

màu sắc riêng rẽ hoặc được kết hợp với nhau để thể hiện tên gọi, xuất xứ, địachỉ của sản phẩm, của doanh nghiệp nhằm phân biệt sản phẩm của doanhnghiệp với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác" Thương hiệu là hình

thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩmhoặc doanh nghiệp) Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêudùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng Giá trị của mộtthương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho doanhnghiệp trong tương lai Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng đemlại giá trị hữu hình cho doanh nghiệp.

1.2 Nội dung thương hiệu

2 Điều 785 Bộ luật dân sự

Trang 8

Thương hiệu được cấu thành từ một tập hợp các dấu hiệu bao gồm: tên sản phẩm, tên công ty, con số, chữ viết tắt, logo hay biểu tượng, màu sắc, và được phân thành hai nhóm sau:

- Nhóm dấu hiệu đọc được: gồm từ ngữ, chữ viết tắt, con số nhưng quantrọng nhất là tên sản phẩm Ví dụ như Bia Sài Gòn, phần mềm Windows, bộtgiặt Omo, thuốc lá 555, bia 333 Yêu cầu đối với nhóm này là phải dễ đọc, dễnhớ, tôn tạo chất lượng, tạo dựng uy tín và tranh thủ được thiện cảm.

- Nhóm dấu hiệu không đọc được, như biểu tượng, hình vẽ, màu sắc, kýhiệu, âm nhạc, kiểu chữ đặc thù Chúng ta có thể nhận biết được nhưng khôngthể đọc được Biểu tượng là một dấu hiệu mang tính điển hình hoá cao, có quycách chặt chẽ, cô đọng và được cấu tạo bằng hình ảnh có cấu trúc nghiêm ngặt.Biểu tượng cần thể hiện được nghệ thuật thẩm mỹ cao, gây được ấn tượngmạnh, thu hút được sự chú ý như ngôi sao ba cánh trong một vòng tròn củaMedcedes là sự cách điệu vô lăng xe hơi, cánh đại bàng và nét chữ in đậm cóchân màu đỏ của Honda, chữ BP màu vàng trên nền xanh lá cây của BristishPetrolium

Ngoài ra, một thương hiệu hoàn chỉnh thường có thêm phần khẩu hiệu Đâylà phần không được pháp luật bảo hộ nhưng nó lại là những dấu hiệu quan trọngđể thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp muốn đưa tới người tiêudùng Thông qua khẩu hiệu, khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược vàđịnh hướng của doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng màhàng hoá mang đến cho họ Khẩu hiệu phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp cầntruyền tải và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm giác sang trọng hoặc tò mò

khi tiêu dùng sản phẩm (ví dụ: Biti’s- Nâng niu bàn chân Việt; Vinamilk- sức

khoẻ và trí tuệ, Unilever -phục vụ thế giới người tiêu dùng, EZ-up- Cho mắt aimãi tìm; Triump- Thời trang và hơn thế nữa; Dream- Không ngừng ước mơ;Heinerken- Chỉ có thể là Heinerken )

1.3 Mục tiêu, ý nghĩa của thương hiệu

Trang 9

1.3.1 Mục tiêu

Mục tiêu của xây dựng thương hiệu là khuyến khích hoạt động sáng tạo, tạonên những thương hiệu độc đáo, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sửdụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã hội.

1.3.2 Ý nghĩa của thương hiệu

Thực tế hiện nay, thương hiệu không còn đơn thuần là dấu hiệu để nhận biếtvà phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác mà cao hơnnhiều, nó là tài sản rất có giá của doanh nghiệp, là uy tín của doanh nghiệp vàthể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp Đốivới người mua, thương hiệu giúp họ phần nào biết được về chất lượng sảnphẩm, tăng hiệu quả mua hàng và nhận biết những sản phẩm mới có thể có íchcho họ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhờ có thương hiệu họ có thểthống kê và quản lý các hàng hoá lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn Thôngqua quản lý việc đăng ký thương hiệu, họ có cơ sở để xử lý các vụ tranh chấpthương hiệu Đối với các doanh nghiệp, thương hiệu có ý nghĩa to lớn về mặtkinh tế và quản lý.

Trang 10

- Thương hiệu mạnh tạo sự trung thành của khách hàng, giúp cho doanhnghiệp có nhiều khả năng lượng thứ của khách hàng khi doanh nghiệp mắc sailầm.

b Về mặt quản lý

- Thương hiệu giúp doanh nghiệp xử lý tốt các đơn đặt hàng Mỗi doanhnghiệp thường sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, ngoài thương hiệu gia đình(như Vinamilk), mỗi sản phẩm đều có thương hiệu riêng (như Hồng Ngọc,Phương Nam, Ông Thọ ) Với các thương hiệu cá biệt này, doanh nghiệp cóthể xử lý đơn đặt hàng cho từng loại, khi có rắc rối với một loại sản phẩm mangthương hiệu nào cũng sẽ được doanh nghiệp xác định nhanh và tìm cách xử lýkịp thời.

- Thương hiệu mạnh tạo nên sự xuyên suốt và tập trung trong nội bộ doanhnghiệp về việc xây dựng thương hiệu

- Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút được những khách hàng trungthành và kiểm soát tốt hơn việc hoạch định marketing- mix

- Thương hiệu giúp người bán phân đoạn thị trường Hãng P&G thay vìchỉ bán một loại bột giặt đã tung ra mười loại, mỗi loại có công thức khác nhaunhằm vào những thị trường riêng biệt.

- Thương hiệu đã được đăng ký được pháp luật bảo vệ, không bị các doanhnghiệp khác đánh cắp.

2 ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU

b.1 Nội dung và phương thức đăng ký thương hiệu

b.1.1 Nội dung đăng ký thương hiệu

Theo tài liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hầu như khônggiới hạn đối với các loại thương hiệu đăng ký Thương hiệu có thể là một hoặclà sự kết hợp của những từ, chữ và những chữ số Chúng có thể gồm hình vẽ,những ký hiệu, những dấu hiệu ba chiều, những dấu hiệu có thể nghe được nhưâm nhạc hoặc âm thanh, hương thơm hoặc màu sắc, sử dụng những đặc tính

Trang 11

riêng biệt Ngoài những thương hiệu xác định nguồn gốc thương mại của hànghoá hoặc dịch vụ, còn tồn tại một vài loại thương hiệu, nhãn hiệu khác Nhữngnhãn hiệu tập thể thuộc về một hội, trong đó các thành viên sử dụng chúng đểxác định mức chất lượng và yêu cầu do hội đặt ra Những hiệp hội đó có thể đạidiện cho kế toán, kỹ sư hoặc kiến trúc sư

Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu khá rộng bao gồm nhãn hiệunhư VINATABA (thuốc lá), Trung Nguyên (cà phê), SAGIANG (bánh phồngtôm), VINAMILK (sữa); chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá như PhúQuốc (nước mắm), Tân Cương (chè), Chợ Đào (gạo), Made in Vietnam (“ xemáy, máy tính thương hiệu Việt Nam”); tên thương mại như PETROVIETNAM, VNPT (Tên viết tắt của Tổng công ty Dầu khí; Tổng công ty Bưuchính Viễn thông) Do đó, đăng ký thương hiệu ở đây được hiểu là đăng kýnhãn hiệu hàng hoá và xuất xứ hàng hoá (đăng ký trong nước), đăng ký nhãnhiệu hàng hoá (khi đăng ký quốc tế)

b.1.2 Phương thức đăng ký thương hiệu

Đăng ký thương hiệu chính là cách để các doanh nghiệp bảo vệ sản phẩmcủa mình không bị làm giả, không bị xâm phạm bởi các doanh nghiệp khác.Hiện nay, trên thế giới, có ba phương thức đăng ký thương hiệu, đó là trực tiếpnộp đơn đến văn phòng thương hiệu quốc gia, gửi thư bảo đảm qua bưu điện vàđăng ký qua mạng Ở Việt Nam hiện nay chỉ chấp nhận hai phương thức đăngký là nộp đơn trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm đến Cục Sở hữu trí tuệ (tên mớicủa Cục Sở hữu công nghiệp) Đăng ký qua mạng được nhiều nước trên thế giớichấp nhận trong đó có Mỹ Hiện nay Văn phòng sáng chế và thương hiệu Mỹ(USPTO) đã nhận đăng ký qua mạng tại địa chỉ

http://teas.uspto.gov/indexTLT.html Tại đây, doanh nghiệp cũng có thể kiểm tratình hình hồ sơ của mình, xem có ai tranh chấp không, bao giờ được công nhận.

Để đăng ký thương hiệu ra nước ngoài, doanh nghiệp có thể áp dụng cáccách sau:

Trang 12

- Nộp đơn đăng ký thương hiệu trực tiếp tới các Cơ quan Sở hữu trí tuệnước ngoài đó.

- Nộp đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đăng ký thương hiệu theo Thoảước Madrid của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), trong đơn cần chỉ địnhcác nước xin bảo hộ Đơn này được chuyển tới Văn phòng WIPO tại Thuỵ Sỹ đểxét duyệt và có thể được bảo hộ thương hiệu tại 52 nước thành viên của Thoảước Madrid.

Nếu xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU, doanh nghiệp có thể đăng kýthương hiệu thông qua hệ thống CTM Đơn có thể gửi đến Cơ quan Sở hữu trítuệ của EU là OHIM có trụ sở tại Tây Ban Nha hoặc bất kỳ Cơ quan Sở hữucông nghiệp nào trong các nước EU Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần làthương hiệu sẽ được bảo hộ tại 15 nước EU.

b.2 Thủ tục đăng ký thương hiệu

Theo luật pháp của các quốc gia trên thế giới, để đăng ký thương hiệu, trướchết phải chọn cho doanh nghiệp mình một thương hiệu và tìm hiểu xem thươnghiệu đó đã được đăng ký chưa, sau đó gửi đơn đăng ký tới văn phòng thươnghiệu quốc gia hoặc khu vực Đơn đăng ký thương hiệu phải thể hiện rõ ràngthương hiệu đăng ký, bao gồm màu sắc, kiểu dáng, đặc điểm ba chiều Đơn đăngký phải gồm danh sách hàng hoá hoặc dịch vụ mà thương hiệu thể hiện Dấuhiệu đó phải đáp ứng mọi điều kiện nhằm nhận được sự bảo vệ đối với cácthương hiệu Nó phải được đặc định hoá rõ rệt để phân biệt các thương hiệukhác nhau của các sản phẩm khác nhau Thương hiệu không được gây nhầm lẫnhoặc lừa dối khách hàng cũng như vi phạm trật tự công cộng hay giá trị đạo đức.Cuối cùng, những quyền được áp dụng đối với chủ thương hiệu này không thểgiống hoặc tương tự những quyền được dành cho một chủ thương hiệu khác.

Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có hệ thống đăng ký và bảo vệthương hiệu Mỗi văn phòng quốc gia hoặc khu vực đều giữ sổ đăng ký thươnghiệu chứa thông tin đầy đủ về tất cả các hồ sơ đăng ký và sự gia hạn, các cuộcthẩm tra, nghiên cứu, khả năng phản đối của các bên thứ ba Tuy nhiên, hiệu quả

Trang 13

riêng rẽ với văn phòng thương hiệu ở từng nước hoặc từng khu vực, Tổ chức sởhữu trí tuệ thế giới (WIPO) điều hành một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế.Hệ thống này được thực hiện trên cơ sở hai hiệp ước, Hiệp ước Madrid liên quanđến việc đăng ký thương hiệu quốc tế và nghị định thư Madrid Cá nhân có mốiliên hệ với một nước tham gia một trong hai hiệp ước này, nếu đăng ký với cơquan thương hiệu của nước đó đều có thể nhận được một sự bảo đảm đăng kýquốc tế có hiệu lực trong một số hoặc tất cả các nước thuộc liên hiệp Madrid

Ở Việt Nam, các thủ tục để đăng ký thương hiệu được hướng dẫn cụ thểtrong thông tư của bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường số 3055/TT-SHCNngày 31 tháng 12 năm 1996 hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lậpquyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong nghị định số 63/CP ngày24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệpnhư sau:

b.2.1 Đăng ký thương hiệu trong nước

Trước khi đăng ký thương hiệu, các doanh nghiệp nên tra cứu khả năng bảohộ thương hiệu Nhãn hiệu hàng hoá chỉ được bảo hộ khi được tạo thành từ mộthoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành mộttổng thể độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc không tương tự tới mức gâynhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại ViệtNam Tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ phải là tên địa lý của một nướchoặc một địa phương là nơi mà hàng hoá tương ứng được sản xuất và hàng hoáđó phải có tính chất, chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý (tự nhiên, con người)của nước, địa phương đó quyết định

Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu, cần tiến hành nộp đơn yêucầu cấp văn bằng bảo hộ Đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại bất kỳđịa điểm tiếp nhận đơn nào khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập Đơn cũng cóthể gửi bằng hình thức bảo đảm qua Bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nóitrên

Trang 14

Các yêu cầu chung về đơn đăng ký thương hiệu là đơn phải đảm bảo tínhthống nhất về nội dung, và phải đáp ứng các yêu cầu chung về hình thức nhưsau:

- Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một Văn bằng bảo hộ, loại Văn bằng bảohộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trongđơn;

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu cóthể trình bày bằng ngôn ngữ khác.

- Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặtgiấy trắng khổ A4 (210mm x 297mm) trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lềrộng 20mm, trừ các tài liệu được đưa thêm vào đơn với lý do cần thiết để bổ trợhoặc minh hoạ thêm mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn, dođó có thể được trình bày một cách khác;

- Nếu loại tài liệu nào cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫuđó bằng cách điền vào những chỗ thích hợp dành riêng;

- Mỗi loại tài liệu phải bao gồm đủ số lượng bản theo yêu cầu; nếu một loạitài liệu bao gồm nhiều trang thì tại giữa đầu mỗi trang phải ghi số thứ tự trangđó bằng chữ số Ảrập;

- Các tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ mộtcách rõ ràng sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa.

- Các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt nhưngphải dịch ra tiếng Việt:

+ Giấy uỷ quyền (nếu có)

+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởngquyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoảthuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả chuyển giao đơn đã nộp; Hợp đồnggiao việc hoặc Hợp đồng lao động )

+ Giấy chuyển quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu quyền ưu tiên và quyềnđó được thụ hưởng từ người khác)

+ Các tài liệu liên quan nhằm chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (đơnđầu tiên, chứng nhận trưng bày tại triển lãm );

Trang 15

+ Các tài liệu gốc hoặc sao từ bản gốc mà người nộp đơn đưa vào đơn để bổtrợ cho đơn.

 Các yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu

Ngoài các yêu cầu chung trên, đơn nhãn hiệu còn phải tuân theo các yêu cầusau:

 Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:3

- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trên đó có gắnmẫu nhãn hiệu, làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành, gồm 3 bản; (xemphụ lục 1)

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tậpthể, gồm 1 bản;

- Giấy uỷ quyền (nếu cần);

- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trongđơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm 1 bản;

- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứađựng các thông tin đó, gồm 1 bản;

- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng cácbiểu tượng, tên riêng

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản.

 Các tài liệu trên phải nộp đồng thời, riêng các tài liệu sau đây có thể nộptrong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn:

- Bản gốc tài liệu giấy uỷ quyền nếu trong đơn đã có bản sao

3 Mục 8 thông tư số 3055/TT-SHCN ng y 31 tháng 12 này 31 tháng 12 năm 1996

Trang 16

- Tài liệu bản sao đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãmnếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế kể cả bảndịch ra tiếng Việt.

 Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt củanhãn hiệu, trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩatổng thể của nhãn hiệu Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việtthì phải ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩathì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.

Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ nhưlà yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từngữ đó Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ảrập hoặc chữ sốLamã thì phải dịch ra chữ số Ảrập Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệtkhác nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên một sản phẩm thì phải nêu rõ vịtrí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm.

 Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phùhợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh như đã nêutrong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phảiđược phân nhóm theo Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm, dịch vụ (theo Thoảước Nixơ).

 Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các mẫu nhãn hiệu khác phảiđược trình bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ 80mm x80mm và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15mm.

Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúngmàu sắc cần bảo hộ Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãnhiệu đều phải được trình bày dưới dạng đen trắng.

 Các yêu cầu đối với đơn đăng ký tên gọi xuất xứ

Ngoài các yêu cầu chung, đơn tên gọi xuất xứ phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đơn phải bao gồm các tài liệu sau đây:

- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hànghoá, làm theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành, gồm 3 bản; (xem phụ lục)

Trang 17

- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinhdoanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v.), gồm 1 bản;

- Bản thuyết minh về đặc thù chất lượng của sản phẩm mang tên gọi xuất xứhàng hoá, trong đó có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gồm 1bản;

- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền rằng sản phẩm do người nộp đơnsản xuất hoặc kinh doanh thương mại có tính chất, chất lượng đặc thù và đượcsản xuất tại vùng lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoá đó (phù hợpvới thuyết minh trong tài liệu thuyết minh) gồm 1 bản;

- Bản sao Văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá do nước xuất xứ cấp,hoặc tài liệu của nước xuất xứ xác nhận quyền của người nộp đơn được sử dụngtên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ tại nước xuất xứ (nếu tên gọi xuất xứhàng hoá có nguồn gốc nước ngoài) gồm 1 bản;

- Bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với tên gọi xuất xứ hàng hoátrong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh của người nộp đơn, gồm 1bản;

- Giấy uỷ quyền (nếu cần) 1 bản;

- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn, gồm 1 bản

Nếu người nộp đơn chỉ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọixuất xứ hàng hoá đối với một tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng bạ từ trướcthì trong đơn không cần có các tài liệu: bản thuyết minh về đặc thù chất lượngcủa sản phẩm mang tên gọi xuất xứ hàng hoá, trong đó có xác nhận của cơ quanNhà nước có thẩm quyền và bản đồ mô tả phạm vi lãnh thổ tương ứng với têngọi xuất xứ hàng hoá trong đó có chỉ dẫn địa điểm sản xuất, kinh doanh củangười nộp đơn Nếu tên gọi xuất xứ hàng hoá có nguồn gốc nước ngoài thì trongđơn không cần có hai tài liệu trên và bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanhhợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh v.v.)

 Các tài liệu trên phải nộp đồng thời Riêng bản gốc của giấy uỷ quyền cóthể nộp trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nộp đơn nếu trong đơn đã có bảnsao.

Trang 18

 Cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chất đặc thù của loại sản phẩmmang tên gọi xuất xứ và xác nhận rằng sản phẩm do người nộp đơn sản xuất ramang tính chất đặc thù đó là các cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá của trungương hoặc địa phương nơi có tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Sau khi doanh nghiệp nộp đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra lại danh mụccác tài liệu ghi trong tờ khai; đóng dấu xác nhận ngày đơn đến Cục Sở hữu trítuệ vào tờ khai; ghi nhận những sai khác giữa danh mục tài liệu ghi trong tờkhai và số tài liệu thực có trong đơn; sơ bộ kiểm tra đơn để kết luận có tiếp nhậnđơn hay không; gửi cho người nộp đơn một tờ khai đã đóng dấu xác nhận ngàyđơn đến, số đơn và có ghi kết quả kiểm tra danh mục tài liệu, có họ tên, chữ kýcủa cán bộ nhận đơn.

Sau đó Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xử lý hồ sơ của đơn đã tiếp nhận và xétnghiệm hình thức Nếu đơn có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo chongười nộp đơn và trong thời hạn 2 tháng tính từ ngày thông báo, người nộp đơnphải sửa chữa các thiếu sót đó Thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từngày đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ ghi trên dấu nhận đơn; riêng đơn có tài liệu nộpmuộn thời hạn xét nghiệm hình thức là 3 tháng tính từ ngày bổ sung đủ các tàiliệu đó Trước ngày kết thúc thời hạn nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ phải xétnghiệm xong về mặt hình thức và phải có thông báo cho người nộp đơn

Tiếp đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xét nghiệm nội dung đơn nếu đơnđó đã được chấp nhận hợp lệ và người nộp đơn nộp lệ phí xét nghiệm nội dungtheo quy định nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêutrong đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.Trong thời hạn này, người nộp đơn có thể chủ động sửa đổi, bổ sung các tài liệutrong đơn và phải nộp lệ phí theo quy định nhưng việc sửa đổi, bổ sung khôngđược làm thay đổi bản chất đối tượng, không được mở rộng phạm vi (khốilượng) bảo hộ đã nêu trong đơn

Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn là 9 tháng với đơn nhãn hiệu, 6 tháng đốivới đơn tên gọi xuất xứ tính từ ngày ký thông báo chấp nhận đơn hợp lệ Nếutrong quá trình xét nghiệm nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu

Trang 19

cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạnxét nghiệm nội dung có thể kéo dài thêm bằng khoảng thời gian dành cho mụcđích sửa chữa, bổ sung tài liệu.

b.2.2 Đăng ký quốc tế thương hiệu

Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách sau để thực hiệnviệc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình tại nước ngoài

 Nộp đơn đăng ký quốc tế qua Thoả ước Madrid

Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá có hiệu lực từnăm 1891 Việt Nam là thành viên của Thoả ước này từ năm 1949 Tính đếnngày 18/1/2002 có 52 nước tham gia Thoả ước Madrid Làm và nộp đơn đăngký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ra nước ngoài theo thoả ướcMadrid được quy định cụ thể trong điều 24 thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Mọi cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có quyền nộp đơn đăng ký quốctế thương hiệu theo thoả ước Madrid với điều kiện thương hiệu đó đã được đăngký tại Việt Nam.

Đơn này phải được làm bằng tiếng Pháp theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệcung cấp miễn phí, bằng cách ghi vào các mục riêng dành cho người nộp đơn(trừ các mục dành riêng cho Cục Sở hữu trí tuệ và Văn phòng quốc tế) và phảikèm theo các mẫu thương hiệu Trong đơn cần ghi rõ các nước thành viênMadrid mà người nộp đơn muốn thương hiệu được bảo hộ Người nộp đơn cầntính sơ bộ tổng số lệ phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế theo biểu lệ phí in trênmẫu đơn Nếu người nộp tin chắc số lệ phí được tính là đúng hoặc sau khi đượcCục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số lệ phí phải nộp, người nộp đơn phảinộp khoản lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế Ngoài ra người nộp đơn cũng phảinộp thêm khoản lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn đăng ký quốc tế thương hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thôngqua Cục Sở hữu trí tuệ thì ngày Cục này nhận đơn sẽ được coi là ngày nhận đơn

Trang 20

tại Văn phòng quốc tế nếu Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2tháng kể từ ngày đó

Sau khi Đơn được nộp cho Văn phòng quốc tế, mọi giao dịch giữa ngườinộp đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục Sở hữu trí tuệ kể cả việcsửa đổi tài liệu, hạn chế danh mục sản phẩm, chuyển giao quyền đã đăng ký

Đơn quốc tế phải chịu những khoản phí sau:

- Phí cơ bản (653 Fr Thuỵ Sỹ) cho nhãn hiệu đen trắng; 903 Fr Thuỵ Sỹcho đơn yêu cầu bảo hộ màu);

- Phí bổ sung đối với mỗi bên tham gia được chỉ định (73 Fr Thuỵ Sỹ chomỗi nước);

- Phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm.

Đăng ký quốc tế có hiệu lực 10 năm, có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần10 năm với điều kiện phải nộp phí gia hạn.

Ưu điểm của việc đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá theo Thoả ướcMadrid là sau khi đăng ký thương hiệu với Cơ quan xuất xứ (Cục sở hữu trí tuệ)chủ thương hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ cho một cơ quan vàchỉ phải nộp các khoản phí cho một cơ quan Thủ tục này thay thế cho việc phảinộp đơn riêng biệt cho từng cơ quan thương hiệu của các bên tham gia khácnhau, bằng các ngôn ngữ khác nhau và phải trả các khoản phí riêng biệt chotừng cơ quan Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng các lợi thếtrên.

 Nộp đơn trực tiếp

Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều có Luật bảo hộ thương hiệu hànghoá Khác với đơn đăng ký quốc tế thương hiệu hàng hoá theo Thoả ướcMadrid, để thương hiệu của mình được bảo hộ tại một nước nào đó các doanhnghiệp phải nộp đơn trực tiếp vào nước đó Mỗi nước phải nộp một đơn yêu cầubảo hộ thương hiệu hàng hoá Đơn phải làm bằng ngôn ngữ của nước đó, phảitrả các khoản phí liên quan cho cơ quan thương hiệu của nước đó.

Việc nộp đơn trực tiếp có những thuận lợi:

Trang 21

- Được chọn bất kỳ quốc gia nào mà mình cho rằng thương hiệu cần phảiđược bảo hộ (miễn là ở nước đó có luật bảo hộ thương hiệu hàng hoá) Nếu nộpđơn theo Thoả ước Madid thì chỉ được chọn nước là thành viên của Thoả ước.

- Đơn yêu cầu bảo hộ thương hiệu nộp trực tiếp không bị phụ thuộc vàoviệc thương hiệu đó đã được bảo hộ tại nước xuất xứ hay chưa, không bị ràngbuộc về mẫu thương hiệu, khối lượng bảo hộ (danh mục sản phẩm/dịch vụ).

Chẳng hạn để đăng ký thương hiệu hàng hoá sang Mỹ và Nga, các doanhnghiệp phải thực hiện các bước như sau:

 Đăng ký thương hiệu hàng hoá sang Mỹ

 Cơ sở nộp đơn đăng ký thương hiệu hàng hoá: - Thương hiệu đã sử dụng tại Mỹ

- Thương hiệu có dự định sử dụng tại Mỹ

- Thương hiệu đã nộp đơn tại một nước khác (là thành viên của Công ướcParis hoặc của thoả ước về thương hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận).

- Thương hiệu đã đăng ký tại một nước khác (là thành viên của Công ướcParis hoặc của thoả ước về thương hiệu hàng hoá mà Mỹ công nhận)

 Quy trình xét nghiệm:

- Đơn đăng ký thương hiệu hàng hoá sẽ được xét nghiệm trong vòng 6tháng kể từ ngày nộp đơn Nếu không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung hay phản đốinào của xét nghiệm viên trong thời hạn xét nghiệm, đơn sẽ được chuyển sangcông bố trên công báo sở hữu công nghiệp để bất kỳ bên thứ ba nào có quyền vàlợi ích liên quan có thể phản đối việc đăng ký thương hiệu hàng hoá.

- Nếu không có đơn phản đối, thương hiệu nộp đơn trên cơ sở đã sử dụnghoặc đã đăng ký tại một nước khác sẽ được cấp giấy chứng nhận Những đơnnộp trên cơ sở đã nộp tại một nước khác sẽ được cấp văn bằng khi và chỉ khiđơn đó đã được cấp chứng nhận tại nước nộp đơn cơ sở Nếu đơn nộp trên cơ sởdự định sử dụng tại Mỹ, cơ quan đăng ký Mỹ sẽ ra một thông báo về việc chấpnhận đơn Người nộp đơn theo đó sẽ có thời hạn tối đa là 3 năm để nộp bằng

Trang 22

chứng sử dụng thương hiệu được nộp và được cơ quan đăng ký chấp thuận trongthời hạn nộp đăng ký thương hiệu sẽ được cấp bằng.

- Như vậy thời gian đăng ký thương hiệu hàng hoá tại Mỹ kể từ khi nộp đơnđến khi cấp bằng phụ thuộc vào cơ sở nộp đơn và xét nghiệm đơn

Lệ phí đăng ký một thương hiệu hàng hoá tại Mỹ là 350 USD, cộng thêm lệphí 100 USD tiền cấp giấy chứng nhận Lệ phí nộp đơn khiếu nại thương hiệu bịchiếm đoạt là 300 USD Gia hạn thương hiệu cũng phải nộp tiền, 400 USD mỗilần gia hạn.

 Đăng ký thương hiệu sang Nga

Để đăng ký thương hiệu sang Nga, người đăng ký phải nộp đơn cho Viện sởhữu công nghiệp Nga theo mẫu của Viện Sau đó các nhân viên phân tích củaViện sẽ tiến hành giám định thương hiệu đó Chu trình giám định chia làm 2phần: Giám định sơ bộ và giám định đơn đăng ký Chỉ sau khi đơn lọt qua đượcphần giám định sơ bộ để xem có bị trùng mẫu không thì Viện mới tiến hànhgiám định kỹ đơn của người xin cấp chứng nhận Giấy chứng nhận của Viện cấpcho căn cứ trên những đặc điểm riêng biệt của người xin giám định.

Theo thủ tục thông thường, chu trình xét duyệt đơn này kéo dài từ 1,5 đến 2năm Có phương thức làm gấp rút cũng phải mất 6 tháng theo các mốc thời giannhư sau:

- Ký nhận đơn của người xin cấp chứng nhận: vào ngày nộp hay ngày hômsau

- Quyết định tiếp nhận hay từ chối đơn: nhanh- 10 ngày, chậm 1,5 tháng.

Trang 23

- Tiến hành đăng ký thương hiệu: nhanh 5-6 tháng, chậm 1,5-2 năm.

- Cấp chứng nhận thương hiệu hàng hoá: nhanh 10 ngày, chậm 1,5-2 thángtính từ ngày nhận kết quả giám định lần cuối.

Về phí đăng ký thương hiệu: được chia làm 2 phần:- Phần thu vào ngân sách nhà nước

- Phần trả cho cơ quan tiến hành đăng ký

Tuỳ vào mặt hàng và thương hiệu hàng hoá, phần nộp cho ngân sách nhànước có thể bắt đầu từ 10000 rúp đến 100000 rúp Tiền trả cho Viện có thể từ200$ đến 500$

Giấy chứng nhận thương hiệu hàng hoá được lưu giữ trong 10 năm, sau đóphải gia hạn.

c NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI VỀTHƯƠNG HIỆU VÀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANHNGHIỆP

3.1 Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu

Khi muốn đăng ký thương hiệu hàng hoá ra nước ngoài, một trong nhữngcách mà các doanh nghiệp nghĩ đến là đăng ký qua hệ thống Madrid Hệ thốngnày được tạo nên từ hai Hiệp ước là Hiệp định Madrid và Thoả ước Madrid.Hiệp định Madrid về đăng ký quốc tế các thương hiệu được thông qua ngày 14tháng 4 năm 1891 cho phép tất cả các quốc gia ký kết Hiệp định được bảo hộthương hiệu hàng hoá, dịch vụ của mình ở một nước hoặc tất cả các nước thànhviên Việc này được thực hiện bằng cách nộp đơn đăng ký quốc tế trong lĩnh vựcđó ở một nước, bằng một ngôn ngữ (tiếng Pháp) với những thủ tục đơn giảnnhất, nộp một khoản phí bằng một đồng tiền duy nhất

Gần 100 năm sau vào ngày 27 tháng 6 năm 1989 một hiệp ước liên quancũng được thông qua ở Madrid được gọi là Thoả ước liên quan đến đăng kýquốc tế thương hiệu của Hiệp định Madrid và thường được gọi tắt là Thoả ướcMadrid Thoả ước này vẫn dựa trên mục đích cơ bản của Hiệp định Madrid

Trang 24

nhưng cho phép nộp đơn đăng ký bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và làm phongphú thêm những quy định ban đầu của Hiệp định Madrid Mặc dù có nhiều điểmtương đồng nhưng Hiệp định Madrid và Thoả ước Madrid vẫn là hai Hiệp ướcriêng biệt nhưng vì giữa chúng có nhiều điểm chung nên thường được đề cậpđến như là “Hệ thống đăng ký Madrid”.

a Quy định về đăng ký quốc tế thương hiệu theo Thoả ước Madrid

Thoả ước Madrid cho phép bất cứ cá nhân hay công ty nào của nước thànhviên bảo hộ hàng hoá, dịch vụ của mình trên bất kỳ hay toàn bộ quốc gia thànhviên còn lại bằng cách đăng ký quốc tế thương hiệu Bất cứ lúc nào, sau khiđăng ký tại quốc gia mình, người đăng ký có thể nộp đơn đăng ký quốc tếthương hiệu hàng hoá hay dịch vụ đó Người nộp đơn cần xác định rõ nhữngquốc gia chỉ định Đơn đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ được chuyển đến trụ sở chínhcủa tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ở Gơnevơ, nơi sẽ cấp chứng chỉ đăngký và công bố việc đăng ký Đồng thời, WIPO cũng sẽ gửi các bản sao của đơnđăng ký tới cơ quan đăng ký thương hiệu của những quốc gia chỉ định trong đơnđăng ký Tuy nhiên, mỗi cơ quan tiếp nhận đăng ký vẫn có quyền từ chối bảo hộthương hiệu hàng hoá ở đất nước đó Do vậy, đăng ký thương hiệu quốc tế chỉcó hiệu lực ở những quốc gia mà đơn đăng ký không bị từ chối hoặc sự phản đốikhông thành công

b Từ chối

Cơ quan đăng ký thương hiệu ở mỗi quốc gia chỉ định sẽ có thời gian 18tháng để từ chối bảo hộ thương hiệu ở quốc gia mình Trong trường hợp có sựphản đối việc từ chối thì thông báo có thể tiến hành sau 18 tháng, miễn là cơquan đó thông báo với WIPO rằng sự phản đối có thể thành công.

c Những đối tượng có thể đăng ký quốc tế thương hiệu theo Thoả ướcMadrid

Những đơn đăng ký theo thoả ước Madrid phải là đơn của các cá nhân hoặcdoanh nghiệp của những nước đã ký Thoả ước này Quốc gia mà cá nhân haydoanh nghiệp mang quốc tịch hoặc thiết lập hoạt động kinh doanh hiệu quả và

Trang 25

thực tế sẽ được coi là quốc gia của doanh nghiệp đó Một người trước khi nộpđơn đăng ký quốc tế phải nộp đơn đăng ký thương hiệu tại quốc gia của mình.

d Ngày đăng ký quốc tế

Ngày đăng ký thương hiệu quốc tế là ngày tổ chức đăng ký thương hiệu ởquốc gia của người đăng ký nhận được đơn đăng ký miễn là WIPO nhận đượcđơn đăng ký đúng mẫu trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó Nếu WIPO khôngnhận được đơn đăng ký đúng mẫu trong vòng hai tháng kể từ ngày đó thì ngàyWIPO nhận được đơn đăng ký sẽ là ngày đăng ký Việc khiếu nại do chưa đăngký quốc gia hoặc do đăng ký cùng một thương hiệu có thể thực hiện miễn là đơnđăng ký thương hiệu quốc tế được nộp trong vòng 6 tháng sau khi nộp đơn đăngký thương hiệu quốc gia

Khi gia hạn, một lần nữa WIPO sẽ thu khoản phí cơ bản và một khoản phụphí cho các quốc gia chỉ định Đối với một số quốc gia nhất định, một khoản phíriêng sẽ được tính đối với việc gia hạn.

g Sự phụ thuộc vào đăng ký tại quốc gia sở tại

Đăng ký thương hiệu quốc tế phụ thuộc vào hiệu lực của đăng ký thươnghiệu quốc gia trong 5 năm đầu Nói cách khác, nếu đơn đăng ký tại quốc gia sởtại bị từ chối hay nhầm lẫn, sai sót hoặc bị huỷ trong vòng 5 năm kể từ ngàyđăng ký quốc tế thì việc đăng ký thương hiệu quốc tế cũng bị huỷ bỏ Tuy nhiên,có một điều khoản quan trọng về vấn đề này đó là nếu đăng ký quốc tế thươnghiệu bị huỷ bỏ trên cơ sở này thì người sở hữu thương hiệu vẫn có quyền nộp

Trang 26

đơn đăng ký ở tất cả các quốc gia được phép đăng ký và vẫn giữ ngày đăng kýthương hiệu quốc tế như cũ Để giữ ngày đăng ký, cần phải chuyển việc đăng kýquốc tế bị huỷ bỏ thành đơn đăng ký quốc gia trong vòng 3 tháng kể từ ngày bịhuỷ bỏ

h Mở rộng phạm vi bảo hộ

Sau khi đăng ký quốc tế thương hiệu, có thể mở rộng phạm vi bảo hộ sangcác quốc gia khác Đơn xin mở rộng lãnh thổ bảo hộ có thể nộp bất cứ lúc nàosau khi đăng ký Việc đăng ký quốc tế thương hiệu sẽ có hiệu lực ở các quốc giađược chỉ định thêm kể từ ngày WIPO chấp nhận đơn đăng ký mở rộng lãnh thổbảo hộ Một lần nữa, các cơ quan tiếp nhận đăng ký ở các quốc gia chỉ địnhthêm vẫn có quyền từ chối bảo hộ thương hiệu trên lãnh thổ nước mình

i Thời hạn hiệu lực

Đăng ký bảo hộ theo Thoả ước Madrid sẽ có hiệu lực trong 10 năm đầu vàsẽ được gia hạn mỗi lần 10 năm

k Cơ quan tiếp nhận đăng ký

Việc tiếp nhận đăng ký thương hiệu quốc tế có thể được giao cho một hoặctoàn bộ các quốc gia chỉ định đối với một số hoặc toàn bộ hàng hoá, dịch vụ.Tuy nhiên, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải là thành viên được phép của quốc giasở tại cho phép đảm nhận việc này theo thoả ước Madrid Tên và địa chỉ các cơquan này được ghi trong văn bản của WIPO.

3.2 Hiệp định những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đếnthương mại ( TRIPS) của WTO

Hiệp định TRIPS được thảo luận và thông qua ở vòng đàm phán Uruguaynăm 1986-1994 lần đầu tiên chính thức đưa các quy định về sở hữu trí tuệ vàohệ thống thương mại đa phương Hiệp định TRIPS đã khẳng định lại và mở rộngcác chuẩn mực quy định trong điều 02 Điều ước quốc tế cơ bản về sở hữu trítuệ, là Công ước Paris và Công ước Berne, làm thay đổi bộ mặt của sở hữu trítuệ vì các nước thành viên WTO phải điều chỉnh pháp luật của họ để phù hợpvới hiệp định TRIPS Hiệp định này bảo hộ các lĩnh vực: bản quyền và các

Trang 27

quyền liên quan; thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng sángchế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranhkhông lành mạnh, giống cây trồng mới.

Những quy định về thương hiệu trong hiệp định này được nêu ở phần 2 từđiều 15 đến 21 Về khía cạnh này, Hiệp định nêu rõ những kiểu dấu hiệu nàothích hợp, đủ điều kiện để được bảo vệ như những thương hiệu và những quyềntối thiểu nào mà những người sở hữu thương hiệu được công nhận Theo Hiệpđịnh này, những thương hiệu dịch vụ cũng phải được bảo vệ như những thươnghiệu hàng hoá Những thương hiệu nổi tiếng ở mỗi quốc gia phải được bảo hộ kểcả khi chưa đăng ký Các quy định cụ thể của Hiệp định này về thương hiệu nhưsau:

a Đối tượng được bảo hộ

Bất cứ dấu hiệu nào hoặc sự kết hợp các dấu hiệu đó có khả năng phân biệthàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá dịch vụ cùng loại củadoanh nghiệp khác đều được gọi là thương hiệu Những dấu hiệu như vậy cụ thểlà tên riêng, những chữ, số và các biểu tượng, sự kết hợp màu sắc hoặc sự kếthợp các dấu hiệu như vậy sẽ được đăng ký như là những thương hiệu Nếunhững dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ liên quanthì các thành viên phải đăng ký thông qua việc phân biệt khả năng sử dụng củachúng Điều kiện để các thành viên có thể đăng ký là những dấu hiệu đó phảiphân biệt được bằng mắt thường.

Các doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu tuỳ thuộc vào việc sử dụng.Tuy nhiên, một thương hiệu được sử dụng trong thực tế không phải là điều kiệnđể một người đăng ký bảo hộ Doanh nghiệp được phép nộp đơn đăng kýthương hiệu có ý định sử dụng trong vòng 3 năm Tính chất của hàng hoá ở đơnđăng ký thương hiệu không được trùng với hàng hoá đã nộp đơn trước đó.

Các doanh nghiệp sẽ công bố thương hiệu trước khi hoặc ngay sau khi đượcđăng ký và phải có lý do hợp lý thì mới được bác đơn Các doanh nghiệp có thểđược tạo điều kiện để đăng ký môt thương hiệu đã bị phản đối.

Trang 28

b Quyền của chủ sở hữu

Chủ sở hữu thương hiệu đã đăng ký có quyền ngăn cản tất cả bên thứ banào sử dụng những dấu hiệu thương mại giống hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụđã được đăng ký mà việc sử dụng này có thể dẫn đến nhầm lẫn khi không đượcphép của chủ sở hữu thương hiệu Quyền được mô tả trên đây sẽ không xâmphạm đến bất kỳ quyền lợi nào đã có từ trước hay ảnh hưởng đến khả năng mộtthành viên khác có quyền sử dụng sản phẩm.

Điều 6bis của Công ước Paris (1967) sẽ được áp dụng với những sửa đổithích đáng về chi tiết đối với dịch vụ Để xác định một thương hiệu có nổi tiếnghay không, các thành viên phải tính đến sự hiểu biết của đông đảo công chúngvề thương hiệu trong khu vực.

c Những ngoại lệ

Có thể đặt ra một số ngoại lệ hạn chế đối với quyền được cấp với điều kiệnkhông mâu thuẫn với việc khai thác bình thường thương hiệu hàng hoá và khôngảnh hưởng bất hợp lý tới quyền của chủ sở hữu thương hiệu.

d Thời hạn bảo hộ

Đăng ký ban đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký của một thương hiệu sẽ diễnra trong khoảng thời gian không ít hơn 7 năm Thương hiệu có thể được gia hạnvới số lần không giới hạn.

e Yêu cầu sử dụng

Nếu người đăng ký không sử dụng thương hiệu trong thời gian ít nhất là 3năm thì đăng ký đó bị huỷ bỏ trừ phi người sở hữu thương hiệu có những lý dobiện minh xác đáng cho việc không sử dụng này Đó phải là những lý do kháchquan cản trở việc sử dụng thương hiệu đó như quy định hạn chế nhập khẩu hoặcnhững quy định của chính phủ nước khác đối với hàng hoá hoặc dịch vụ đượcbảo vệ bằng thương hiệu

Khi người sở hữu thương hiệu đồng ý, người khác có thể sử dụng thươnghiệu đó nhằm mục đích duy trì việc đăng ký thương hiệu.

Trang 29

f Những yêu cầu khác

Người đã đăng ký thương hiệu được độc quyền sử dụng thương hiệu đó.Những người khác chỉ được sử dụng thương hiệu này nếu được người chủ sởhữu thương hiệu chuyển nhượng

3.3 Hiệp định khung về hợp tác sở hữu trí tuệ của ASEAN

Nhận thức rõ tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mạicũng như đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN và tầm quan trọng của sựhợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ khu vực, ngày 15 tháng 12 năm 1995, tạiBăng Cốc Thái Lan, đại diện chính phủ các nước Brunei, Inđônêxia, Malaysia,Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN vềhợp tác sở hữu trí tuệ nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽtrong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan để tạo cơ sở vững chắccho tiến trình phát triển kinh tế khu vực, tạo nên một ASEAN phồn thịnh Phạmvi hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ không kểnhững lĩnh vực khác gồm có: bản quyền và các quyền liên quan, bằng phát minhsáng chế, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, bí mật thông tin vàsơ đồ bố trí mạch tích hợp

Các hoạt động hợp tác theo Hiệp định này nhằm mục đích thúc đẩy việcquản lý hành chính quyền sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia ASEAN, để thúc đẩyhợp tác ASEAN trong việc thực hiện và bảo hộ sở hữu trí tuệ và để khai tháckhả năng thiết lập hệ thống thương hiệu, văn bằng sáng chế ASEAN

Để đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các nước ASEAN, các doanh nghiệp cóthể điền vào 2 mẫu đăng ký (xem phụ lục 3,4) Trong mẫu đăng ký khu vực cóhướng dẫn cụ thể để giúp người đăng ký dễ dàng khi điền mẫu

3.4 Luật thương hiệu của các quốc gia

Thương hiệu là một mảng trong sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp Hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều có luật liên quan đến thương hiệu và đăng kýthương hiệu Tại Nhật Bản, bên cạnh các luật nhằm mục đích bảo hộ sở hữu trítuệ như Luật văn bằng sáng chế, Luật thiết kế, Luật bản quyền, Luật chống cạnh

Trang 30

tranh không lành mạnh, Luật về sơ đồ bố trí mạch tích hợp thì Luật thương hiệucũng có tầm quan trọng lớn góp phần bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Tại Việt Nam chưa có một văn bản pháp lý nào dùng chữ “thương hiệu”nhưng thương hiệu được hiểu là nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại của tổchức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp) haycác chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá, chính là các đối tượng của sở hữucông nghiệp Do đó những văn bản pháp lý về thương hiệu cũng là những vănbản pháp lý về sở hữu công nghiệp Đó là những văn bản sau :

- Nghị định số 31/CP (23.01.1981) và Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ hợp lý hoá sản xuất và sáng chế.

thuật Nghị định số 197/HĐBT (14.12.1982) và Điều lệ về nhãn hiệu hàng hoá- Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (11.2.1989)

- Nghị định số 84/HĐBT (20.03.1990) về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ vềsáng kiến cải tiến kỹ thuật- hợp lý hoá sản xuất và sáng chế, Điều lệ về nhãnhiệu hàng hoá, Điều lệ về giải pháp hữu ích, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp,Điều lệ về mua bán li-xăng

- Nghị định số 63/CP (24.10.1996) quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp- Nghị định số 12/1999/NĐ-CP (06.03.1999) về xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

- Nghị định số 54/2000/NĐ-CP (03.10.2000) về bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộquyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

- Nghị định số 06/2001/NĐ-CP (01.02.2001) về việc sửa đổi, bổ sung Nghịđịnh 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

Trang 31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU HÀNG

NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY

1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THƯƠNG HIỆU HÀNG NÔNG SẢNVIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.1 Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản

1.1.1 Nhận thức về thương hiệu của nhà doanh nghiệp và nhà quản lý

Trong những năm gần đây, khi Việt Nam hội nhập với kinh tế khu vực vàthế giới, thương hiệu ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng Trên các phươngtiện thông tin đại chúng, tầm quan trọng của thương hiệu, các vụ thương hiệuViệt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài được đề cập đến rất nhiều lần, người người,

Trang 32

nhà nhà đều nói đến thương hiệu nhưng những người thực sự hiểu, nhận thức rõvề thương hiệu không nhiều Ngay cả đối với các nhà doanh nghiệp và nhà quảnlý, thương hiệu là một trong số những vấn đề cốt lõi, quyết định sự thành côngtrong kinh doanh mà họ phải quan tâm, nhưng nhận thức về thương hiệu vẫnđang là vấn đề mới còn nhiều lúng túng Hiện tại, các nhà doanh nghiệp và nhàquản lý có hai xu hướng nhận thức về vấn đề này Một số người thì thờ ơ vớithương hiệu, một số người thì quá nóng vội, cái gì cũng muốn gắn thương hiệuvào mà không quan tâm tới cốt lõi để có một thương hiệu mạnh là bản thân chấtlượng sản phẩm.

Những nhà doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thươnghiệu, sự tác động của thương hiệu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệptrong nền kinh tế mở thì thờ ơ với vấn đề này và cho rằng đài báo chỉ thổi phồngquá về thương hiệu, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản mang nhiều nét chunggiữa các vùng thì xây dựng thương hiệu là một việc làm vô ích Trong lĩnh vựcnông nghiệp, xây dựng thương hiệu hàng hoá là vấn đề mới mẻ không chỉ đốivới doanh nghiệp mà ngay cả đối với nhà quản lý Hầu hết những hiểu biết vềvấn đề đăng ký thương hiệu hàng hoá mới chỉ dừng ở mức là thấy cần thiết phảiđăng ký thương hiệu hàng hoá để chống hàng giả Nhiều doanh nghiệp chưanắm chắc về thủ tục đăng ký thương hiệu hàng hoá: đăng ký ở đâu, cách làmnhư thế nào, cần tài liệu gì Đối với cơ quan quản lý, nhiều cán bộ còn tỏ ra lúngtúng, chưa phân biệt rõ những khái niệm về nhãn hiệu, nhãn mác, thương hiệu.Theo kết quả điều tra của Cục Khuyến nông và khuyến lâm về tình hình xâydựng thương hiệu hàng nông sản của 31 tỉnh, thành phố phía Bắc và 13 tổngcông ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy một thực tếđáng lo ngại về sức cạnh tranh kém của hàng nông sản Việt Nam trên đường hộinhập nền kinh tế thế giới Trong số 31 tỉnh, thành phố phía Bắc chỉ có 14 SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có báo cáo về nội dung điềutra, còn lại 17 Sở NN&PTNT không có báo cáo về tình hình xây dựng thươnghiệu cho hàng hoá nông sản Trong số 173 doanh nghiệp Nhà nước hoạt độngkinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,

Trang 33

thuốc trừ sâu, thuốc thú y qua thống kê tại 14 tỉnh, thành phố thì mới chỉ có 37doanh nghiệp đăng ký thương hiệu hàng hoá Trái với các doanh nghiệp Nhànước thuộc Sở NN&PTNT quản lý, hầu hết các doanh nghiệp thuộc tổng côngty đã có ý thức nhất định trong vấn đề khẳng định thương hiệu của mình Kếtquả điều tra tại 11 tổng công ty cho thấy, có 9 tổng công ty gồm 277 doanhnghiệp đã xây dựng thương hiệu hàng hoá, trong đó có 4 loại hàng hoá đã đăngký với nước ngoài Kết quả nêu trên đã bộc lộ phần nào sự lơ là của cơ quanquản lý tại các địa phương trong việc tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệptạo dựng thương hiệu hàng nông sản.4

Xu hướng thứ hai là sự quá sùng bái thương hiệu mà quên đi cái cốt lõi củathương hiệu mạnh là bản thân chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu đó.Nhiều nhà doanh nghiệp cho rằng cứ đăng ký thương hiệu là bán được hàng màkhông cần phải cải thiện chất lượng hàng hoá Nhiều người còn nhầm lẫn giữanhãn hiệu hàng hoá và nhãn hàng hoá

Như vậy, cho đến nay, nhận thức về thương hiệu hàng hoá của nhiều doanhnghiệp, nhà quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, trong tất cả các lĩnhvực nói chung còn nhiều vấn đề phải bàn cãi Để có thể xây dựng và phát triểnthương hiệu hàng nông sản trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải cólớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thương hiệu cho những người này vì họđóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng danh tiếng hàng nông sản ViệtNam trên thương trường quốc tế

1.1.2 Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản trong những nămgần đây

Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản trong những năm gần đâyphần nào là kết quả của nhận thức về thương hiệu của các doanh nghiệp vànhững nhà quản lý Sau hơn một năm triển khai kế hoạch đẩy mạnh việc xâydựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn tổ chức vào tháng 8/2002 tại Hà Nội, số doanh nghiệp xây dựngđược thương hiệu hàng hoá nông sản trên cả nước còn quá ít, nhiều doanh

4 Bộ Nông nghiệp v Phát triày 31 tháng 12 nển nông thôn

Trang 34

nghiệp tỏ ra kém hiểu biết và không mặn mà với việc xây dựng thương hiệu chohàng hoá của mình Số lượng doanh nghiệp tham gia đăng ký thương hiệu (nhãnhiệu, xuất xứ hàng hoá) trong nước khoảng 21%, ngoài nước dưới 2% gây khókhăn cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, ngăn chặn hàng giả Một sốvật tư nông nghiệp thường bị lợi dụng làm giả, làm hàng kém chất lượng nhưgiống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc đãgây cho người nông dân nhiều thua thiệt

Nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam, chiếm 1/4 tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu nhưng cho đến nay mặt hàng này chủ yếu xuất dưới dạng thô, giá trịxuất khẩu thấp Giá cà phê Việt Nam suy giảm không chỉ bắt nguồn từ nguyênliệu dư thừa mà chủ yếu do chưa có thương hiệu Theo nhận định của các côngty cà phê trên thế giới, chất lượng cà phê Việt Nam không thua kém Brazilnhưng vì không có thương hiệu nên giá không thể bằng hàng của Brazil Nhiềumặt hàng nông sản Việt Nam xuất ra nước ngoài đứng thứ hai, thứ ba về sảnlượng trên thế giới nhưng đến nay chưa có tên tuổi, khi xuất khẩu đều phải sửdụng thương hiệu nước ngoài Gạo Việt Nam mỗi năm xuất khẩu khoảng 4 triệutấn, đứng thứ hai thế giới nhưng lại được bán trên thị trường với thương hiệugạo Thái Lan.

Xây dựng một thương hiệu nông sản mạnh không phải là dễ, có khi cầnphải chi phí tới hàng trăm thậm chí hàng triệu USD để quảng bá thương hiệu.Các nông sản Việt Nam không ít loại đã có thương hiệu nổi tiếng từ hàng chụcnăm nhưng do thiếu ý thức bảo vệ nên đã bị một số hãng nước ngoài đăng kýmất Những sản phẩm đã bị mất thương hiệu phải kể đến đó là trà Rồng Vàngcủa Tổng công ty chè Việt Nam, Vinatea không những mất thương hiệu mà cònmất cả thị trường Nga Thương hiệu cà phê Trung Nguyên khi chuẩn bị vào kinhdoanh ở Mỹ thì cũng bị công ty Rice Field Corp của Mỹ đăng ký mất nhãn hiệuTrung Nguyên Gần đây, sản phẩm của công ty nước mắm Phú Quốc HưngThành xuất khẩu sang Pháp, Mỹ cũng gặp nước mắm “Phú Quốc” nhãn hiệuThái Lan được bày bán rất nhiều Trước khi Vifon Việt Nam sang Mỹ, một côngty của Nhật Bản là Acecook Kabushiki Kaisha đã nộp đơn đăng ký hai nhãn

Trang 35

hiệu “Vifon” và “Vifon Acecook” tại Mỹ Cơ quan Sáng chế Thương hiệu hànghoá của Mỹ (USPTO) đã cấp các văn bằng bảo hộ độc quyền cho hai thươnghiệu này Vì thế, khi công ty Vifon Việt Nam nộp đơn đăng ký thương hiệu củamình tại USPTO thì đã bị từ chối vì đệ đơn chậm Hiện tượng quả thanh long,hạt điều của ta ghi tên một thương hiệu của Trung Quốc được bày bán công khaiở một số siêu thị Singapore, Malaysia là khá phổ biến.

Như vậy, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất quan tâmđến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu nhưng do những hạn chế về nhậnthức và tài chính mà việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam chưa đạtđược kết quả cao Bên cạnh một số doanh nghiệp xây dựng thành công thươnghiệu, nhiều doanh nghiệp vẫn bị mất thương hiệu oan uổng ở nước ngoài màkhông biết làm thế nào để lấy lại

1.2 Thực trạng đăng ký thương hiệu hàng nông sản

1.2.1 Nhóm mặt hàng nông sản phân theo thoả ước Ni-xơ

Các mặt hàng được coi là hàng nông sản được liệt kê từ chương 1 đếnchương 24 của biểu thuế HS và một vài mặt hàng khác Còn theo thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu hànghoá ký ngày 15.6.1957 được sửa đổi tại Stốckhôm ngày 14.7.1967 và tạiGiơnevơ ngày 13.5.1977 và được bổ sung tại Giơnevơ ngày 28.9.1979 thì hàngnông sản chủ yếu được xếp vào nhóm 29, 30, 31 cụ thể như sau:

Nhóm 29 gồm: thịt, cá, gia cầm và thú săn; chất chiết ra từ thịt; rau, quả

được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; nước quả nấu đông, mứt, nước quả;trứng sữa và các sản phẩm làm từ sữa; dầu thực vật và mỡ ăn;

Trong đó có chú thích: Nhóm này chủ yếu gồm thực phẩm có nguồn gốcđộng vật cũng như rau và các sản phẩm trong vườn có thể ăn được, đã được chếbiến để tiêu dùng hoặc bảo quản Nhóm này đặc biệt gồm cả đồ uống có sữa(sữa là chủ yếu)

Trong nhóm này đặc biệt không chứa:

Trang 36

- Động vật sống (nhóm 31);- Một số thực phẩm gốc thực vật;

- Thực phẩm dành cho trẻ em sơ sinh (nhóm 5);- Đồ ăn kiêng dùng cho chữa bệnh (nhóm 5);- Trứng ấp (nhóm 3);

- Thức ăn cho động vật (nhóm 31);- Nước xốt xa lát.

Nhóm 30: gồm cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay

thế cà phê; bột và sản phảm làm từ bột ngũ cốc, bánh mì, bánh, mứt, kẹo, kem;mật ong, nước mật đường; men, bột nở; muối, tương hạt cải; dấm và nước sốt;gia vị; kem lạnh.

Trong đó có chú thích: Nhóm này chủ yếu gồm các loại thực phẩm gốc thựcvật đã chế biến để tiêu dùng hoặc bảo quản như các gia vị để cải thiện hương vịsản phẩm.

Nhóm này đặc biệt gồm có:

- Đồ uống chế trên cơ sở cà phê, ca cao hoặc sô cô la;

- Ngũ cốc đã chế biến làm thức ăn cho người (ví dụ sợi miến làm từ yếnmạch hoặc từ các loại hạt cốc khác).

Trong nhóm này đặc biệt không chứa:- Một số thực phẩm gốc thực vật

- Muối để bảo quản các thứ không phải là thực phẩm (nhóm 1)- Các chất ăn kiêng và trà dùng cho mục đích y tế (nhóm 5)- Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh (nhóm 5)

- Ngũ cốc thô (nhóm 31)

- Thức ăn cho động vật (nhóm 31)

Trang 37

Nhóm 31: gồm sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm

nghiệp không xếp vào các nhóm khác; động vật sống; rau và quả tươi; hạt giống,cây và hoa tươi; thức ăn cho động vật, mạch nha.

Chú thích: nhóm này chủ yếu gồm các thổ sản chưa qua bất kỳ sự chế biếnnào để tiêu dùng, động vật và thực vật sống cũng như thức ăn cho động vật.

Nhóm này đặc biệt gồm cả: gỗ dạng nguyên liệu; ngũ cốc dạng nguyên liệu;trứng ấp; động vật thân mềm và giáp xác (sống);

Trong nhóm này đặc biệt không chứa:- Gỗ bán thành phẩm (nhóm 19)- Gạo (nhóm 30)

- Thuốc lá (nhóm 34)

- Các chủng vi sinh vật và đỉa dùng cho y tế (nhóm 5)- Mồi câu nhân tạo (nhóm 28)

1.2.2 Thực trạng đăng ký thương hiệu hàng nông sản

Đến nay, số lượng các doanh nghiệp có đăng ký thương hiệu, nhãn hiệuhàng nông sản chưa nhiều Nhiều loại nông sản mang tính bản địa, đặc sản củatừng địa phương chưa được đăng ký nhãn hiệu Theo thống kê của Cục Sở hữutrí tuệ thì số đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục này được phân loạitheo các nhóm sản phẩm được chia theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tếhàng hoá và dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá như sau:

Biểu 1: Đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuện nhãn hi u h ng hoá n p tr c ti p cho C c S h u trí tuệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ ày 31 tháng 12 n ộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ ực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệ ếp cho Cục Sở hữu trí tuệ ục Sở hữu trí tuệ ở hữu trí tuệ ữu trí tuệ ệu hàng hoá nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu trí tuệtheo nhóm s n ph m t n m 1995 ản phẩm từ năm 1995 đến 2002 ẩm từ năm 1995 đến 2002 ừ năm 1995 đến 2002 ăm 1995 đến 2002 đếp cho Cục Sở hữu trí tuện 2002

Nhóm sảnphẩm dịch

Trang 38

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Như đã đề cập ở trên, hàng nông sản chủ yếu là những hàng hoá nằm trongnhóm 29, 30, 31 Từ những số liệu trong biểu 1, ta có thể lập biểu đồ 1 và thấyđược tỷ lệ số đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng nông sản so với tổng sốđơn đăng ký nhãn hiệu cho tất cả các mặt hàng qua các năm không cao Mặc dùViệt Nam là nước nông nghiệp, hàng nông sản chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng sốmặt hàng, chiếm 25% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhưng số hàng nông sản

Trang 39

được nộp đơn đăng ký so với tổng số mặt hàng đó nộp đơn đăng ký chỉ chiếmkhoảng 11% Tuy nhiờn số đơn đăng ký cho nhúm hàng nụng sản năm 2002tăng lờn khỏ nhiều so với cỏc năm trước (biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Tỷ lệ đơn đăng ký nhón hiệu cho nhúm hàng nụng sản trong tổng

số đơn đăng ký nhón hiệu tớnh theo nhúm hàng từ năm 1995 đến 2002

Số đơn đăng kýnhãn hiệu chonhóm hàng nôngsản

Tổng số đơn đăngký nhãn hiệu chotất cả các nhómhàng

Nguồn: Cục sở hữu trớ tuệ

Theo bỏo cỏo của Cục Sở hữu trớ tuệ, số lượng nhón hiệu hàng hoỏ mớiđược cỏc doanh nghiệp bảo hộ tại Việt Nam năm 2002 đó tăng hơn hai lần sovới năm 2001 (6560/3095) đưa tỷ lệ số nhón hiệu hàng hoỏ nội địa đăng ký bảohộ trực tiếp tăng tương ứng từ 48,7% lờn 74% Số lượng nhón hiệu hàng hoỏ củaViệt Nam được đăng ký bảo hộ ra nước ngoài theo Thoả ước Madrid cũng tănggấp bốn lần Cỏc doanh nghiệp Việt Nam cũn chưa nhận thức đầy đủ về thươnghiệu nờn số đơn nhón hiệu hàng hoỏ nộp trực tiếp của người Việt Nam nhỡnchung thấp hơn số đơn đú của người nước ngoài (biểu 2)

Biểu 2: Số đơn đăng ký nhón hiệu hàng hoỏ nộp trực tiếp cho Cục sở hữu

cụng nghiệp từ năm 1982 đến 2002

Trang 40

NămSố đơn nhãn hiệu hàng hoá nộp trực tiếp

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Nếu làm phép tính so sánh giữa số đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàngnông sản với tổng số đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ ta thấy tỷ lệ đơn đăng kýhàng nông sản chưa tương xứng với vị trí kinh tế của nó đem lại trong nền kinhtế nước ta (Biểu đồ 2) Là một nước nông nghiệp với khoảng 75% dân số sốngbằng nghề nông, nông sản lại là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạonhưng đến nay sản phẩm này vẫn chưa có được cái tên và chủ sở hữu có thể nóilà thiếu sự quan tâm phát triển hàng hoá một cách toàn diện Số đơn có đăng kýnhãn hiệu hàng nông sản cũng biến động qua các năm từ (1995-2002) trong đónăm cao nhất là năm 2002, thấp nhất là năm 1999.

Biều đồ 2: Tỷ lệ đơn có đăng ký nhãn hiệu hàng nông sản trong tổng số đơn

đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w