MỤC LỤC
Tuy nhiên, có một điều khoản quan trọng về vấn đề này đó là nếu đăng ký quốc tế thương hiệu bị huỷ bỏ trên cơ sở này thì người sở hữu thương hiệu vẫn có quyền nộp đơn đăng ký ở tất cả các quốc gia được phép đăng ký và vẫn giữ ngày đăng ký thương hiệu quốc tế như cũ. Chủ sở hữu thương hiệu đã đăng ký có quyền ngăn cản tất cả bên thứ ba nào sử dụng những dấu hiệu thương mại giống hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký mà việc sử dụng này có thể dẫn đến nhầm lẫn khi không được phép của chủ sở hữu thương hiệu.
Khi người sở hữu thương hiệu đồng ý, người khác có thể sử dụng thương hiệu đó nhằm mục đích duy trì việc đăng ký thương hiệu. Những người khác chỉ được sử dụng thương hiệu này nếu được người chủ sở hữu thương hiệu chuyển nhượng.
Những nhà doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu, sự tác động của thương hiệu tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế mở thì thờ ơ với vấn đề này và cho rằng đài báo chỉ thổi phồng quá về thương hiệu, đặc biệt đối với mặt hàng nông sản mang nhiều nét chung giữa các vùng thì xây dựng thương hiệu là một việc làm vô ích. Sau hơn một năm triển khai kế hoạch đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá nông lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức vào tháng 8/2002 tại Hà Nội, số doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu hàng hoá nông sản trên cả nước còn quá ít, nhiều doanh nghiệp tỏ ra kém hiểu biết và không mặn mà với việc xây dựng thương hiệu cho hàng hoá của mình.
Nếu làm phép tính so sánh giữa số đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhóm hàng nông sản với tổng số đơn nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ ta thấy tỷ lệ đơn đăng ký hàng nông sản chưa tương xứng với vị trí kinh tế của nó đem lại trong nền kinh tế nước ta (Biểu đồ 2). Là một nước nông nghiệp với khoảng 75% dân số sống bằng nghề nông, nông sản lại là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ đạo nhưng đến nay sản phẩm này vẫn chưa có được cái tên và chủ sở hữu có thể nói là thiếu sự quan tâm phát triển hàng hoá một cách toàn diện.
Để xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cà phê của Việt Nam nắm chắc thông tin, đánh giá nhu cầu thị trường thế giới để điều chỉnh kịp thời qui mô sản xuất kinh doanh cà phê trong nước; từng bước tham gia sâu hơn vào các tổ chức cà phê thế giới; đồng thời thực hiện hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng cà phê theo tiêu chuẩn của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) (khẳng định vị trí của Việt Nam trong số gần 70 nước sản xuất cà phê trên thế giới). Những sản phẩm chè của doanh nghiệp Việt Nam có chất lượng cao, đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt đầu tiên của nhà nước (8/2003) như “Lam Đình trà” và chè “ Tân Cương hộp gỗ” (có thể sẽ mang tên “Tri âm trà”) nhưng vì không có điều kiện quảng bá mạnh nên không được biết đến nhiều như Lipton, Dimal.
Nghị định này quy định các nguyên tắc, điều kiện được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới (gọi tắt là Văn bằng bảo hộ); trình tự, thủ tục cấp, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ; đình chỉ hủy bỏ Văn bằng bảo hộ; quản lý nhà nước và xử phạt liên quan đến bảo hộ giống cây trồng mới. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ là: giống cây trồng mới phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; giống cây trồng mới phải có tính khác biệt, đồng nhất, ổn định, có tính mới về mặt thương mại và có tên gọi phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết thời hạn bảo hộ, không ai được tự do sử dụng. Về hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, người yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải có hồ sơ bao gồm:. a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;. b) Tài liệu mô tả giống theo mẫu quy định cùng với ảnh chụp. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ được phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam có yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ phải nộp hồ sơ và làm các thủ tục liên quan thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện có tư cách pháp nhân làm đại diện nộp hồ sơ.
Người nộp hồ sơ phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (gọi tắt là khảo nghiệm DUS) tức là khảo nghiệm trên đồng ruộng hay trong phòng thí nghiệm theo sư phạm để xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn đình của giống cây trồng mới. Trước đây, đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp ở Việt Nam chỉ là năm đối tượng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá nên các mặt hàng được xếp vào nhóm hàng nông sản chưa được bảo hộ hoàn toàn chẳng hạn như theo Nghị định 63/CP về sở hữu công nghiệp ở khoản 4 điều 4 có quy định giống thực vật, giống động vật nằm trong các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế, giải pháp hữu ích.
Bất cập thứ ba là sự đối xử không ngang hàng của Nhà nước giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước: Các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp thường có vốn nhỏ nên dù có nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu cũng không đủ khả năng tài chính để quảng cáo trên báo chí, tivi như các công ty nước ngoài song Nhà nước chưa có chính sách trợ giúp doanh nghiệp thực hiện quảng cáo tiếp thị và đăng ký thương hiệu. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản đã nhận thức được rằng cần phải có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu thì thiếu tính chuyên nghiệp là một điểm yếu lớn nhất, từ việc thiết kế bao bì cho sản phẩm tới việc dàn dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị và quảng bá thương hiệu, điều này có thể đánh giá được qua hiệu quả quảng cáo của các sản phẩm do công ty quảng cáo nước ngoài thực hiện với chương trình quảng cáo của một công ty Việt Nam.
Ngoài chè San Tuyết, nước mắm Phú Quốc đã được đăng ký, hiện miền Bắc có cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nhãn lồng Hưng Yên, gạo tám xoan, dự hương, nếp cái hoa vàng Nam Định. Để việc xây dựng thương hiệu thuận lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản Việt Nam nắm chắc thông tin, đánh giá thị trường thế giới để ứng dụng kịp thời vào quá trình sản xuất kinh doanh nông sản trong nước, từng bước tham gia sâu hơn vào các tổ chức nông sản thế giới; đồng thời thực hiện hỗ trợ về công nghệ đặc biệt là công nghệ bảo quản sau thu hoạch giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt chương trình nâng cao chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn quốc tế.
Khi liên kết giữa thị trường và sản phẩm chúng ta có thể có các chiến lược sản phẩm hiện hữu- thị trường hiện hữu mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả nhanh, chi phí thấp (vì không phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu, triển khai); chiến lược sản phẩm mới- thị trường hiện hữu đem lại hiệu quả cao và lợi ích lâu dài trên thị trường; chiến lược sản phẩm hiện hữu- thị trường mới giúp doanh nghiệp không phải đầu tư cải tiến hay sáng chế sản phẩm mới nhưng vẫn có hiệu quả, tuy hiệu quả đó có thể không lớn vì vòng đời sản phẩm ở thị trường mới khó kéo dài như mong muốn;. Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm thúc đẩy cơ hội mua, bán (xúc tiến xuất khẩu) và cung ứng dịch vụ bao gồm các hoạt động: thông tin thương mại -nghiên cứu thị trường, tổ chức tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức cho các đoàn thương nhân nước ngoài vào khảo sát thị trường Việt Nam, đại diện thương mại hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, tổ chức các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, triển lãm, khuyến mại hàng hoá và dịch vụ.
Các chính sách này bao gồm chính sách về pháp lý đảm bảo hệ thống pháp luật minh bạch, có hiệu lực trong đăng ký và xử lý tranh chấp, bảo hộ quyền sử dụng thương hiệu; chính sách hỗ trợ tài chính như cho những doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về thương hiệu, có chiến lược xây dựng thương hiệu khả thi vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp; chính sách giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu không chỉ tại thị trường trong nước mà ở cả thị trường nước ngoài. Trên thị trường các nước phát triển, các kênh phân phối rất chặt chẽ và xu hướng bán hàng thương hiệu riêng của các nhà bán lẻ đang tăng dần, trước mắt thì các doanh nghiệp của ta không đủ khả năng thể tự mở các văn phòng đại diện, đại lý bán lẻ để trực tiếp giới thiệu thương hiệu của mình cho khách hàng nước ngoài vì vậy muốn đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, vai trò của hội ngành hàng là vô cùng cần thiết.