Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Trang 1LỜI MỞ ĐẨU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang hướng tới một quốc gia kinh tế biển Nước ta là một quốc giacó biển lớn trong vùng biển đông với chỉ số biển khoảng 0.01, gấp 6 lần giá trịtrung bình thế giới Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nguồn tài nguyênphong phú và đa dạng với trữ lượng, qui mô thuộc loại khá, cho phép phát triểnnhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phầnrất lớn cho nền kinh tế nước nhà Trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, ngànhcông nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản đóng vai trò quan trọng.
Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọnglớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta Năm 2006 được đánh dấu bằng cộtmốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trongtổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản ViệtNam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằmtrong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam Tớinăm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị sovới năm 2007 Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai tròquan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũinhọn Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trongcả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh Sựmở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển Có thể nói thị trường xuấtkhẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ cácvùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuấtnguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu Hiện nay,Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệcũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020 Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nóichung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trongnhững ngành gánh chịu hậu quả nặng nề Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận
Trang 2dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam Năm2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so vớinăm 2008 Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm Hiệnnay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu banđầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủnghoảng mới không phải là điều không thể có.
Với những lí do trên, người viết đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài “ Giảipháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suygiảm kinh tế toàn cầu”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu diễnra vào năm 2008-2009, thị trường thủy sản thế giới và thực trạng thủy sản ViệtNam trong năm 2008-2009
- Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu trong 2 năm 2009, đồng thời phân tích tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với hoạtđộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
2008 Trên cơ sở đánh giá những thách thức, khó khăn và cơ hội đối với hoạt độngxuất khẩu thủy sản, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩuthủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam chủ yếu trong 2 năm 2009.
2008-4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, khóa luận đã sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, các phương pháp so sánh,mô tả, phân tích, thống kê, và tổng hợp để xử lí số liệu Đồng thời khóa luậncũng vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằmkhái quát, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu.
Trang 35 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, hình, kết luận,danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, thị trường thủysản thế giới, và tổng quan về thủy sản Việt Nam trong thời gian qua
Chương II: Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bốicảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Do khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và sự hiểu biết còn hạn chế củabản thân, bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè để đềtài hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đặc biệt là Ts Đào ThịThu Giang đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP Gross Dosmetic Production Tồng giá trị sản phẩm quốc nộiFED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang MỹWTO World Trade Ognization Tổ chức thương mại thế giớiILO International Labour Ognization Tổ chức thương mại thế giớiECB Europe Center Bank
Ngân hàng trung ương châu ÂuFAO Food and Agricultural Ognization Tổ chức lương thực thế giớiKTHS Khai thác hải sản
NTTS Nuôi trồng thủy sản
Trang 5CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU2008-2009, THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ THỦY
SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1.1 Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu thời gian qua
1.1.1 Tổng quan về suy giảm kinh tế trên thế giới 2008-2009
Theo Wikipedia- từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến thế giới – gọi cuộc suythoái toàn cầu 2008-2009 là cuộc suy thoái cuối thập niên 2000 (Late-2000s recession)để phân biệt với các cuộc suy thoái khác trong lịch sử.
Suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốcđộ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thởi ở nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới.Nó có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tàichính 2007-2010.
Bong bóng nhà ở của Hoa Kỳ dẫn tới khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp rồi
phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính mà hậu quả là tình trạng đói tín dụngảnh hưởng tới khu vực kinh tế thực Vỡ bong bóng nhà ở cũng dẫn tới suy giảm tiêudùng cá nhân ở Hoa Kỳ Sự bất trắc trong đời sống kinh tế và kinh doanh càng làm chotiêu dùng và sản xuất bị hạn chế Ba nhân tố này gây ra suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ từnăm 2008 Nhiều nước trên thế giới có các tổ chức tài chính đã tham gia vào thị trườngtín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Khi các tổ chức tài chính này bị thua lỗ, tình trạngrối loạn tài chính, thậm chí là tình trạng khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở nhiều nướckhiến cho các nước này rơi vào suy thoái kinh tế hoặc suy giảm tốc độ tăng trưởng DoHoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu quan trọng của nhiềunước đang phát triển (nhất là khu vực Đông Á) nên suy thoái và suy giảm kinh tế từthế giới phát triển đã làm giảm xuất khẩu của các nước đang phát triển Đồng thời vìcác nước phát triển là nguồn cung cấp các khoản vay ngân hàng, các khoản vốn đầu tưtrực tiếp và gián tiếp cho các nước đang phát triển, nên khi các nước phát triển dừngcho vay, dừng giải ngân hay rút vốn về, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã bị tácđộng tiêu cực nghiêm trọng.[25]
Trang 6
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí của thế giới
Trang 7định của các chuyên gia kinh tế, như kinh tế gia trưởng Justin Lin củaWorld Bank,chuyên gia kinh tế của đại học tổng hợp New York – Nouriel Roubini thì đây là cuộcsuy thoái tồi tệ nhất của kinh tế thế giới từ sau Đại khủng hoảng 1930.[25]
Từ cuối năm 2009, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên bêncạnh những nhà kinh tế lạc quan cho rằng kinh tế thế giới đang phục hồi theo hình chữU, thì cũng không ít nhà kinh tế dự báo rằng, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng một thờigian sau đó lại đi xuống, có nghĩa là sẽ đi theo hình chữ W Theo nhận định của cựuchủ tịch FED Alan Greenspan “thế giới sẽ còn phải trải qua những cuộc khủng hoảngtài chính nữa trong tương lai” Nói về khủng hoảng, ông cũng cho biết thêm “ Đó là lẽtự nhiên của con người Trừ phi một ai đó có thể tìm ra cách thay đổi tự nhiên, chúngta sẽ còn phải chứng kiến thêm những cuộc khủng hoảng nữa, và không một cuộckhủng hoảng nào trong số đó giống như lần khủng hoảng này Bởi vì không có haicuộc khủng hoảng nào lại có bất kì điểm chung gì, trừ lẽ tự nhiên của con người”.[14]
1.1.2 Tác động của suy thoái tới kinh tế toàn cầu1.1.2.1 Tác động tiêu cực
Thương mại toàn cầu sụt giảm: Nhìn chung nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường
lớn trên thế giới giảm mạnh, đặc biệt là ở thị trường Mỹ vốn là thị trường xuất khẩuchính của nhiều nước, khiến thương mại bị ảnh hưởng mạnh Theo Pasca Lamy – tổnggiám đốc WTO thì “ thương mại thế giới đã sụt giảm 12% trong năm 2009”, mức giảmsút thấp nhất kể từ Đại chiến thế giới II [14] Xuất khẩu của Đức, nước xuất khẩu lớnnhất thế giới trong tháng 12 năm 2008 đã giảm 3,7% sau khi giảm kỉ lục 10.8% trongtháng trước đó Nhật Bản cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi kim ngạch xuất khẩu củanước này đã giảm tới mức 35%, trong khi nhập khẩu cũng giảm mạnh Khối lượngxuất nhập khẩu của Mỹ đã giảm 5 tháng liên tiếp và Trung Quốc- “công xưởng thếgiới” kim ngạch xuất khẩu giảm 17,5 % ngay trong tháng 1/2009 Trong năm 2008,thương mại thế giới chỉ tăng ở mức 4% so với mức 5,5% trong năm 2007, thậm chícòn tăng trưởng âm trong tháng 11 Ông Lamy cũng nhận định rằng đầu năm 2010,thương mại toàn cầu đã có sự phục hồi khiêm tốn, tuy nhiên không thể xác định đượcsự khởi sắc này sớm kết thúc hay có thể kéo dài [14] Thương mại toàn cầu giảm khiếnnhiều ngành công nghiệp điêu đứng, kể đến như vận tải biển, sản xuất ô tô, xây dựng,… thêm vào đó là sự suy thoái về dịch vụ và tiêu dùng khiến những nước dựa chínhxuất khẩu có nguy cơ sụt giảm kinh tế sâu hơn.
Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm: Sự tăng trưởng chậm lại của
hai “đầu máy” kinh tế thế giới- trung tâm kinh tế Mỹ và nền kinh tế tăng trưởng nhanhnhất thế giới- Trung Quốc đã kéo theo sự sụt giảm mạnh nhu cầu của các loại hàng hóanhư dầu, thực phẩm và khoáng sản, đồng thời nhu cầu yếu đi tại hầu hết các quốc giađã gây sức ép giảm giá các mặt hàng khác Suy thoái làm thương mại toàn cầu sụt
Trang 8giảm, sản xuất thu hẹp, vì vậy nhu cầu về nguyên liệu giảm sút, do đó kéo giá nguyênvật liệu thô giảm So với mức giá cao hồi tháng 7/2008, chỉ số giá hàng hóa DowJones- AIG tại thị trường Mỹ vào giữa năm 2009 đã mất một nửa giá trị, nếu tháng7/2008, giá dầu thế giới là 150USD/thùng thì trong quý II/2009 giá chỉ còn 50USD/thùng Không chỉ là giá dầu, mà giá những nguyên vật liệu khác cũng giảmmạnh, như giá kim loại, giá nông sản,… Giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảmgây khó khăn cho những nền kinh tế đang phát triển vì nền kinh tế các nước này chủyếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô.
Hình 1.2: Chỉ số giá dầu thô qua các năm
(Nguồn:chart/)
Niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng sụt giảm: Cuộc khủng hoảng tín dụng
đã gây ra tình trạng thắt chặt thanh khoản và tín dụng trên Phố Wall, tình trạng này lanrộng ra thị trường tài chính nhiều nước Một lượng trái phiếu bất động sản chứa đựngđầy rủi ro và nợ thế chấp của Mỹ đã được bán ra cho các nhà đầu tư nước ngoài, gâynên thất thoát tài chính do tình trạng vỡ nợ ở nhiều nơi tụ trên thế giới.
Do thua lỗ nặng nề, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu cắt giảm đầu tư vào các nhàmáy ở nhiều nơi trên thế giới Thêm vào đó, các tập đoàn châu Âu cũng chịu tác độngđặc biệt lớn do họ phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng nhiều hơn các doanhnghiệp Mỹ.
Bảng 1.1 Thiệt hại của một số ngân hàng, chức tài chính lớn trên thế giới tính đến tháng 5/2008
Trang 9Suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã gây nên sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trườngchứng khoán Triển vọng kinh tế nghèo nàn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầutư Chỉ số chứng khoán của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đềugiảm nghiêm trọng khoảng 30-60% trong năm 2008, trong đó chỉ số VN-Index củaViệt Nam giảm đến 65,9% cao nhất khu vực châu Á Sự sụt giảm thị trường chứngkhoán cũng đồng nghĩa với sự thu hẹp của thêm một kênh vốn đầu tư cho sản xuất,khiến sản xuất thêm trì trệ.
Bảng 1.2: Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008
Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008
Chỉ số Giátrị đóngcửa 30/12
Tăng/giảmso với năm2007(điểm)
Tăng/giảmso với2007(%)Dow Jones 8.668,39 4.375,57 34,6
Trang 10Mỹ Nasdaq 1.550,70 1.058,93 41,5S&P 500 890,64 556,52 39,3Anh FTSE 100 4.392,68 2.024,02 31,5
Pháp CAC 40 3.217,13 2.333,23 42,0Đài Loan Taiwan
Hang Seng 14.235,50 13.325,02 48,8Hàn Quốc KOSPI
1.124,47 728,98 40,7Singapore Straits
1.770,65 1.690,57 49,0Trung
1.832,91 3.428,65 65,2Ấn Độ BSE 30 9.716,16 10.749,14 52,2Australia ASX 3.591,40 2.842,70 44,1Việt Nam VN-Index 316,32 604,75 65,9Nguồn:CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg
Hình 1.3 Biểu đồ tăng/giảm của một số chỉ số chứng khoán tiểu biểu năm 2008
Trang 11Nguồn: gioi-2008-kho-tin-nhung-la-thuc-te!.htm
Từ bảng và biểu đồ ta thấy năm 2008 là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ của cácthị trường chứng khoán trên khắp thế giới thể hiện qua việc xuống điểm mạnh so vớinăm 2007 của chỉ số chứng khoán tại các sàn trên thị trường thế giới Tất cả các sànđều giảm điểm trên 30% so với năm 2007, trong đó điều đáng buồn là chỉ số Vn-Indexgiảm mạnh nhất (-65,9%) Nhìn chung thị trường châu Á giảm điểm nhiều hơn hẳn sovới thị trường Mỹ và Châu Âu, các thị trường châu Á đều giảm trên 40%, trong khi thịtrường Mỹ và Châu Âu nằm trong khoảng từ 30-40% Thị trường chứng khoán phảnánh sức khỏe nền kinh tế, trong khi các quốc gia châu Á đa số là các nước có nền kinhtế phụ thuộc vào xuất khẩu Do đó, khi khủng hoảng xảy ra, thương mại toàn cầu giảmsút đã tác động rất lớn đến nền kinh tế các nước xuất khẩu.
Trước những tin xấu của nền kinh tế toàn cầu, niềm tin của người tiêu dùng trênkhắp thế giới cũng trở nên yếu đi hơn bao giờ hết, vì vậy đã ảnh hưởng tới sức muangười tiêu dùng trên thế giới.
Hình 1.4: Chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số giá thực phẩm nông nghiệp
Trang 12toàn cầu
(Nguồn: Global trade overview by Adun Lem
http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=4802)Từ hình 1.2 ta thấy chỉ số giá tiêu dùng toàn cầu và chỉ số giá thực phẩm FAO cùngbiến động theo hình chữ V ngược Nếu như từ năm 2006 trở về trước, chỉ số này ởmức rất thấp, dưới 125, thì sau đó những con số này tăng liên tục và đạt đỉnh điểm vàogiữa năm 2008 (ở mức xấp xỉ 275), đây là giai đoạn nền kinh tế toàn cầu tăng trưởngmạnh mẽ Tuy nhiên sau đó, bắt đẩu từ giữa năm 2008 đến quý I/2009, 2 chỉ số nàygiảm nhanh, nguyên do là đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới gặp khó khăn do ảnhhưởng của suy thoái kinh tế
Một khi niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng trên thế giới giảm thì tất yếusản xuất sẽ bị thu hẹp, ảnh hưởng đến quy mô kinh tế thế giới.
Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng mạnh: Hiện tượng đồng hành với suy thoái kinh tế là
giảm khả năng đầu tư và nhu cầu tiêu dùng, kéo theo hàng loạt doanh nghiệp phá sảnhoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh Hệ quả là tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên Tại Mỹ- nơibắt nguồn của sự suy thoái, tình trạng mất việc làm là khắc nghiệt nhất Thị trường laođộng ở Mỹ đã mất đi 5,1 triệu việc làm từ khi kinh tế bắt đầu đi xuống vào cuối năm2007 Trong tháng 3/2009, tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ lên đến 8,8%- mức cao nhất trongvòng 25 năm trở lại, trong đó, ngành công nghiệp mất 305.000 việc, dịch vụ là
Trang 13358.000 việc [12] Tháng 1/2009, tỉ lệ thất nghiệp của toàn châu Âu là 7,6%, trong đókhu vực đồng EU là 8,2% Ở các nước đang phát triển, con số này cũng gia tăng,Trung Quốc- đất nước với dân số đông nhất thế giới đã có 20 triệu lao động nông thônmất việc làm ở thành phố; ở Ấn Độ hơn nửa triệu việc làm bị biến mất trong ba thángcuối năm 2008 Suy thoái kinh tế kéo theo nhu cầu nhập khẩu lao động của các nướctrên thế giới giảm, chính phủ Malaysia đã tìm cách cắt giảm lao động nước ngoài mỗinăm 400.000 người kể từ năm 2008 Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở các nước đang pháttriển dẫn đến nguy cơ đói nghèo gia tăng.
Bảng 1.4: Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia trong tháng 11, 12 năm 2008 (Đơn vị: phần trăm)
Theo ILO- tổ chức lao động quốc tế đưa ra nhận định khủng hoảng kinh tế có thểlàm tăng thêm 51 triệu người thất nghiệp, trong năm 2009 toàn thế giới sẽ có tới 230triệu người không có việc làm Tình trạng thất nghiệp tăng làm tăng thêm gánh nặngkinh tế đối với từng gia đình, cá nhân, gây nên những bất ổn về mặt xã hội
Nguy cơ gia tăng bảo hộ mậu dịch trên thế giới: Trong suốt thế kỉ 20, xu
hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, làm cho các nước xích lại gần nhau, cùng hợptác, phát triển Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, toàn cầu hóa lại là mộtnguyên nhân gây nên phát tán khủng hoảng, dẫn đến nguy cơ về sự trỗi dậy của chủnghĩa bảo hộ mậu dịch Các nước đã đưa ra các gói kích thích kinh tế lớn và khuyến
Trang 14khích dùng hàng nội để giảm bớt gánh nặng cho nhà sản xuất Tại Mỹ, chính quyền đãtung ra gói kích thích kinh tế trị giá hơn 900 tỷ USD, trong đó có điều khoản “NgườiMỹ dùng hàng Mỹ”, theo đó Chính phủ nước này không cấp ngân sách cho bất cứ dựán xây dựng, nâng cấp hay sửa chữa công trình công cộng nào nếu không sử dụngtoàn bộ sắt thép hay hàng hóa sản xuất trong nước Liên minh châu Âu cũng đưa rachính sách trợ cấp xuất khẩu cho sản phẩm sữa, hay tại Pháp, tổng thống NicolasSarcozy đề nghị gói hỗ trợ 5 tỷ cho các nhà sản xuất ô tô vơí điều kiện chỉ sử dụng cácthành phần sản xuất ở Pháp và sử dụng nhân công bản địa Tại Châu Á, nhiều nướccũng áp dụng những hình thức bảo hộ riêng, tại Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia đã trụcxuất hàng vạn lao động ngoại quốc về nước, hay ở Indonesia- nền kinh tế lớn nhấtĐông Nam Á, chinh quyền đã yêu cầu người dân trong nước, đồng thời ban hànhnhiều biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các mặt hàng như điện tử, thực phẩm, vàthời trang [10].
Trên thực tế, việc bảo hộ mậu dịch đi ngược lại quá trình tự do hóa thương mạitoàn cầu, đặc biệt là tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lệ thuộc vào xuất khẩu Bảohộ kinh tế khiến suy thoái kinh tế toàn cầu trầm trọng hơn, cuộc Đại khủng hoảng1930 là minh chứng cho điều đó Tuy nhiên, các nước trên thế giới vẫn đưa các nhữngbiện pháp để bảo vệ nền sản xuất của nước mình trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Khó khăn trong việc điều hành chính sách để đối phó với suy thoái: Thông
thường khi nền kinh tế có dấu hiệu bất thường, ngân hàng trung ương các nước thườngphản ứng nhanh để đối phó với những dấu hiệu đó Có nhiều người tin rằng khi khủnghoảng kinh tế xảy ra, các ngân hàng trung ương có thể cứu thế giới thoát khỏi khủnghoảng Chẳng hạn như thời kì suy thoái 2001, FED đã cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuốngcòn 1%, ngân hàng trung ương châu Âu ECB giảm lãi suất từ 4% xuống còn 2%, ngânhàng trung ương Nhật BOJ giảm lãi suất xuống 0%[13] Tuy nhiên, ngày nay lạm pháttăng cao khiến khả năng của các ngân hàng trung ương trong việc sử dụng các công cụtiền tệ để kích thích tăng trưởng và giảm bớt suy thoái bị hạn chế rất nhiều
Khi khủng hoảng xảy ra, hầu hết các ngân hàng trung ương đều cắt giảm lãi suất,đồng tiền trong nước mất giá, những nhà xuất khẩu trong nước được lợi Tuy nhiên,nhìn nhận ở góc độ toàn cầu, điều này ảnh hưởng xấu đến khả năng cạnh tranh và tăngtrưởng của những đối tác thương mại với nước đó
Trang 15Trong bối cảnh suy thoái, nhu cầu của người dân giảm sút mạnh mẽ trong khinguồn cung hàng hóa, nhà cửa rất dư dả, do đó, phải tốn khoảng thời gian dài để ngườidân mới có thể tiêu thụ hết lượng hàng hóa đó Thêm vào đó, suy thoái cũng làm chokhả năng trả nợ của cá nhân doanh nghiệp giảm sút, khiến tình trạng vỡ nợ có khảnăng tăng vọt, nhiều doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đứng bên bờ vực phá sản.
Nền kinh tế thế giới ảm đạm, nhiều nước trong tình trạng thâm hụt ngân sách,đặc biệt là các cường quốc kinh tế như Mỹ, EU, Nhật Bản Điều này làm hạn chế khảnăng áp dụng các biện pháp kích thích tài chính của chinh phủ để cứu vớt nền kinh tế.Trong lần suy thoái vào năm 2001, ngân sách của Mỹ đi từ chỗ thặng dư 2,5% vàonăm 2000 đến chỗ thâm hụt 3,2% GDP vào năm 2004 Trong cuộc khủng hoảng vừarồi, thâm hụt ngân sách của Mỹ đã ở mức cao và chính phủ chỉ có thể thực hiện kíchthích tài chính bằng 1% GDP[12].
Trong quá trình điều hành nền kinh tế, có rất nhiều vấn đề xảy ra, chính phủ cóthể đưa ra những biện pháp có lợi trong ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài có thể gây ảnhhưởng không tốt tới nền kinh tế Đặc biệt trong bối cảnh suy thoái kinh tế, việc đưa ranhững chính sách đúng đắn để khắc phục tình trạng khó khăn trước mắt mà không ảnhhưởng xấu tới nền kinh tế trong tương lai là điều không phải dễ đối với những ngườilảm chính sách.
1.1.2.2 Tác động tích cực
Suy thoái kinh tế đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàncầu, tuy nhiên nhìn nhận ở một góc độ khác, suy thoái chính là cơ hội để xây nên nềntảng phát triển bền vững.
Tạo lập nền tảng để tăng trưởng bền vững trong tương lai: Mặc dù suy thoái
kinh tế làm cho sản xuất sụt giảm, nền kinh tế tăng trưởng thấp, tỉ lệ thất nghiệp giatăng và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội Tuy nhiên suy thoái giúp nền kinh tếtái lập nền tảng vững chắc để tăng trưởng bền vững trong tương lai Khi khủng hoảngxảy ra, những bong bóng kinh tế như bong bóng tài chính, bong bóng bất động sản,bong bong trên thị trường chứng khoán,… sẽ bị nổ, vấn đề yếu kém của một nền kinhtế được thanh lọc, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế ổn định Một khi những “căn bệnh”của nền kinh tế được chữa trị tận gốc, nền kinh tế đó sẽ phát triển “khỏe mạnh”.
Thời cơ đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ cho các nước: Suy thoái cũng là thời
kỳ mà giá cả hàng hóa giảm, trong đó có giá máy móc, thiết bị, công nghệ Vì vậy, giai
Trang 16đoạn này chính là cơ hội cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đổi mớicông nghệ với chi phí thấp, từ đó tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Đầutư máy móc, thiết bị sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của các nước đótrên thị trường thế giới, từ đó rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các nước phát triển vàđang phát triển.
1.2 Sơ lược về thị trường thủy sản thế giới trong năm 2008-2009
Trong những năm gần đây, xuất khẩu thủy sản thế giới luôn tăng với mức độ cao,ổn định, khoảng 7-9% mỗi năm, từ 86 tỉ năm 2006 lên 92 tỉ năm 2007[19] Tuy nhiên,dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, mậu dịch thủy sản thế giới đã bị chữnglại trong hai năm 2008- 2009 Thị trường thuỷ sản thế giới năm 2008, 2009 không quábiến động như những thị trường hàng hoá khác Liên minh châu Âu (EU), thị trườngTrung Đông và một số nước châu Á như Trung Quốc đang nổi lên thành những thịtrường thuỷ sản có tốc độ tăng tiêu thụ mạnh Điểm nổi bật của thị trường thủy sản thếgiới năm 2008, 2009 là giá thủy sản tăng mạnh vào đầu năm 2008 do đợt rét khắcnghiệt ở châu Á, vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giá thủy sản giảm mạnh do suythoái kinh tế toàn cầu, thị trường thủy sản thế giới có những dấu hiệu phục hồi chậm từgiữa năm 2009 trở đi.
1.2.1 Kim ngạch thương mại thủy sản trên thế giới
Theo ước tính của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thế giới năm 2008 là99,5 tỉ USD, mức cao nhất trong lịch sử , trong đó có khoảng 50% giá trị được xuất ratừ các nước đang phát triển Trong khi đó, 80% nhà nhập khẩu lại là các nước pháttriển Giá trị ròng của thuỷ sản xuất khẩu từ các nước đang phát triển đạt mức 25.4triệu USD trong năm 2008 Điều này cho thấy được tầm quan trọng to lớn của ngànhxuất khẩu thuỷ sản trên trường quốc tế đối với các quốc gia đang phát triển Giá trịnhập khẩu cao hơn, đạt 104,7 tỉ USD, Nhật Bản đã giành lại được vị trí là nhà nhậpkhẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới trong năm 2008, sau khi để cho Mỹ vượt qua năm 2007với giá trị nhập khẩu lên tới 14,5 tỉ USD, chiếm 13,8% tồng kim ngạch nhập khẩu thếgiới, tiếp đến là Hoa Kỳ với 14,1 tỉ USD, chiếm 13,5%[22] Xét về giá trị nhập khẩuthuỷ sản, EU chiếm tới 46,8% tổng giá trị thế giới (49 tỉ USD), tổng cộng 3 nhà nhậpkhẩu lớn nhất này đã chiếm tới 74,1% tống giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới
Hình 1.6 : Những thị trường xuất khẩu thủy sản chính 2008
Trang 17(Nguồn: Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=4802)
Từ hình 1.6, ta thấy EU là khu vực kinh tế xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giớichiếm tỉ trọng 26%, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất với tỉ trọng10% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới 2008 Năm 2008, kim ngạchxuất khẩu thủy sản Việt Nam xếp thứ 5 thế giới.
Năm 2009, kim ngạch thương mại thủy sản thế giới đã giảm sút, đặc biệt là trongquý đầu năm 2009, sau đó con số này bắt đầu hổi phục từ quý thứ hai Ở những thịtrường lớn, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh nhất, nguyên nhân chủ yếu do suy thoáikinh tế đã khiến nhu cầu sụt giảm, thêm vào đó các nước gia tăng bảo hộ để bảo vệnền sản xuất trong nước.
1.2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản
Do chi phí sản xuất cao mà giá thành sản phẩm thấp, ngành nuôi trồng thủy sảnthế giới đang bị sa sút Ngược lại với vài năm qua, sức tăng trưởng mạnh mẽ trongnuôi trồng thuỷ sản đã bị chững lại trong năm 2008 và 2009 Năm 2008, tổng sảnlượng thủy sản thế giới đạt 141,6 triệu tấn, tăng mạnh so với 126 triệu tấn năm 2003.[17]
Bảng 1.5: Sản lượng thủy sản trên thế giới
Đơn vị: Triệu tấn
Canada4 %
Viet Nam4%
2%EU (25)
26%
Trang 18Sản lượng cá rôphi tăng nhanh chóng trong mấy năm gần đây cũng sụt giảmmạnh trong năm 2008 xuống còn 2,06 triệu tấn Nguồn cung cá minh thái Alaska giảmgần 11% trong năm 2008 xuống còn 2,5 triệu tấn Năm 2008, sản lượng cá minh tháiAlaska của Mỹ giảm xuống còn 1 triệu tấn So với năm 2005, sản lượng loài thuỷ sảnnày đã giảm hơn 32% Ngược lại, sản lượng của Nga lại tăng 4% lên 1,2 triệu tấn vàtăng hơn 8% vào năm 2009, đạt 1,3 triệu tấn Sản lượng cá tuyết Đại Tây Dương giảmnhẹ (2%) còn 770.000 tấn trong năm 2008 [18]
Trung Quốc là nhà sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới Ngành thuỷ sản TrungQuốc duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong năm 2008 nhờ sản lượng thuỷ sảnnuôi tăng 3% so với năm trước, đạt 48,9 triệu tấn Bất chấp cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu, thặng dư thương mại thuỷ sản nuôi của Trung Quốc vẫn tăng 190 triệuUSD (5,78%) lên 3,49 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2008 [22] Ngoài cuộc khủnghoảng tài chính, ngành nuôi trồng thuỷ sản nước này còn thường xuyên phải đối phóvới thiên tai, như thời tiết đông giá vào đầu năm và bão lụt hồi giữa năm Tuy nhiên,sản lượng của ngành này vẫn tăng nhờ việc cải tiến các đầm nuôi, thiết lập hệ thốngkiểm tra, kiểm dịch và hệ thống sản xuất con giống tốt.
1.2.3 Cơ cấu sản phẩm
Trang 19Các mặt hàng thủy sản thế giới rất đa dạng: tôm, cá, mực, bạch tuộc, thủy sản khô,ngao, sò, điệp,… tuy nhiên người tiêu dùng trên thế giới chủ yếu tiêu thụ những sảnphẩm tôm, cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá da trơn
Giá tôm thế giới tăng mạnh từ cuối năm 2007 tới gần hết quý I/2008, sau đó giảmnhẹ vào đầu quý II, phục hồi vào quý tiếp theo và giảm trở lại vào cuối năm 2008, tiếptục tình trạng đó đến quý I năm 2009, sau đó phục hồi chậm từ quý II/2009 Sự bất ổncủa ở các thị trường tôm hàng đầu thế giới đã ảnh hưởng tới thị trường tôm toàn cầu Mỹ là nhà nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới, mỗi năm nước này nhập khoảng550.000 tấn Tuy nhiên, sau 10 năm tăng tăng liên tục, nhập khẩu tôm vào Mỹ năm2008 bắt đầu trì trệ Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2008 đạt tổng cộng236.000 tấn, hầu như không thay đổi về khói lượng so với cùng kỳ năm 2007 Mặc dùgiá trị nhập khẩu tôm tăng 2,4% song nguyên nhân là do giá tôm nhập khẩu vào Mỹtăng 2,5%, chủ yếu là tôm vỏ đông lạnh Nhìn chung, các nước Châu Á như Thái Lan,Inđônêxia, Trung Quốc và Việt Nam vẫn chi phối thị trường tôm Mỹ, chiếm 65% tổngnhâp khẩu Ecuađo là nhà cung cấp quan trọng với 13% thị phần Các nước Châu Ácung cấp nhiều sản phẩ giá trị gia tăng hơn, trong khi các nước Mỹ Latinh chủ yếucung cấp sản phẩm tôm bỏ đầu đông lạnh.
Tại Nhật Bản, việc đồng Yên tăng giá so với Đôla Mỹ trong những tháng đầu vàcuối năm 2008 cũng tác động giảm tiêu thụ tôm Nhập khẩu tôm vào Nhật bắt đầugiảm từ năm 2007 và tiếp tục giảm trong năm 2008, 2009 nhưng Nhật vẫn là nướcnhập nhiều tôm lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ Tôm vẫn là loại thuỷ sản được nhập nhiềunhất vào Nhật, chiếm 16% trong tổng thuỷ sản nhập vào đây năm 2007, với 270.000tấn[] Đa số tôm nhập vào Nhật là tôm chưa chế biến, nhưng khối lượng tôm chế biếnnhập vào thị trường này đã tăng lên trong những năm gần đây Cũng giống đa số ngườitiêu dùng ở các nước phát triển, người tiêu dùng Nhật muốn thưởng thức các sản phẩmgiá trị gia tăng tiện lợi và bảo đảm vệ sinh nhưng không muốn chi nhiều tiền và vì thếhọ gây áp lực đối với người bán lẻ và nhà cung cấp để giữ giá bán thấp trên thị trường.Nói chung người tiêu dùng Nhật sẽ lựa chọn các loại thuỷ sản đánh bắt trong nướcthay tôm và cá ngừ do giá bán hai mặt hàng này ngày càng tăng khi nền kinh tế suythoái.
Trang 20Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ tôm ở châu Âu năm 2008 thấp, trái với xu hướngtăng liên tục của mấy năm gần đầy Trong khi nhu cầu thấp ở hầu hết các thị trường:Tây Ban Nha, Italia, Pháp… các nước xuất khẩu tôm như Thái Lan, Inđônêixa,Ecuađo, Ấn Độ… lại đang nỗ lực mở rộng thị phần của mình trên thị trường Châu Âudo gặp khó khăn ở thị trường Mỹ Kết quả là giá tôm tại châu Âu cũng giảm xuống, vàtiêu thụ vẫn chậm, đặc biệt là trong năm 2009.
Tôm chân trắng là mặt hàng nổi bật trên thị trường thế giới với tiêu thụ tăngmạnh, lấn át nhiều loại tôm khác như tôm sú Do nhu cầu tôm cỡ lớn trên cả thị trườngxuất khẩu lẫn nội địa khiến nhiều nước sản xuất tôm chân trắng ở Đông Nam Á, vớitrung tâm là Thái Lan đang phải đẩy mạnh sản xuất tôm cỡ lớn 26/30 hoặc lớn hơn
Bảng 1.6: Giá tôm chân trắng tại Thái LanGiá tôm chân trắng tại Thái Lan (Baht/kg)
Ngày 50 con/kg 60 con/kg 70 con/kg 80 con/kg 90 con/kg 100con/kg
Trang 21tăng theo Ngày càng có nhiều tàu đã đăng ký nhưng không hoạt động do chi phí nhiênliệu tăng cao trong khi việc đánh bắt ngày một khó khăn do nguồn cung suy giảm Tuynhiên vào những tháng cuối năm, giá giảm dần do nhu cầu giảm, chịu tác động từ suythoái kinh tế, và giá nhiên liệu giảm Từ mức 1.850 -1900 USD/tấn trong quý III, giágiá mỗi tấn cá ngừ đã giảm xuống trung bình 1.400 USD.[16]
Cá hồi, cá thu
Theo khảo sát mới đây do Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nhật Bản tiến hành, nhucầu đối với cá hồi của Trung Quốc ước tính tăng khoảng 40% năm 2008 Tiêu thụ cáhồi và nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc cho sản xuất sushi tăng nhanh chóng.Năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 10.000 tấn cá hồi Qua phỏng vấn nhiều tổ chứcngành, thì nhu cầu đối với cá hồi của nước này tăng với tốc độ từ 35-40%/năm ỞTrung Quốc, cá hồi là loại thủy sản cao cấp với giá bán khoảng 40 NDT/kg TrungQuốc dự định nuôi cá hồi trên qui mô lớn trong tương lai.
Rô phi
Trên thị trường Trung Quốc, đợt rét khắc nghiệt nhất trong vòng 50 năm trở lạiđây xảy ra hồi đầu năm đẩy giá thuỷ sản tăng mạnh bởi tôm cá chết hàng loạt Theoước tính của các nhà cung cấp, hơn 70% sản lượng cá rô phi nuôi của Trung Quốc bịthiệt hại do đợt rét cuối tháng 1 gây ra, gây khan hiếm nguồn thuỷ sản không chỉ ởnước này mà ảnh hưởng tới toàn cầu, vì Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi chính chothị trường thế giới Trong quý I, theo ước tính, giá cá rôphi trên thị trường Trung Quốctăng từ 30% - 100% Giá cá Rô phi giống trên thị trường đã tăng 50% và người nuôichưa sẵn sàng thả nuôi tiếp cho đến tháng 4 Sản lượng cá rô phi Trung Quốc năm2008 ước tính giảm 80% do thời tiết cuối mùa đông khắc nghiệt[10] Nhu cầu cá rô phimấy năm gần đây tăng mạnh Tại thị trường Châu Âu và Mỹ, đặc biệt khi tiêu thụnhững loài cá vốn rất được yêu thích như là cá tuyết và cá tuyết chấm đen đã bị cácnhà môi trường học cực lực phê phán.
Trang 22Cá da trơn:
Thị trường cá da trơn thế giới biến động mạnh trong những tháng đầu năm 2008.Trên thị trường Mỹ, giá thu mua cá da trơn tăng nhẹ so với tháng 4/2008, nhưng lạigiảm so với một năm trước đây, trong khi chi phí sản xuất (nhiên liệu, thức ăn) tăngcao Giá thức ăn chăn nuôi cá đã tăng gấp đôi chỉ trong một năm qua do giá ngũ cốc vàcác chi phí đầu vào khác đều tăng
1.2.4 Giá cả trên thị trường thủy sản thế giới
Khủng hoàng kinh tế khiến nhu cầu sụt giảm đã kéo giá cả các mặt hàng thủy sảngiảm mạnh trên khắp các thị trường.
Hình 1.7: Chỉ số giá thủy sản thế giới qua các năm
(Nguồn: : Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=4802)
Từ hình 1.7 ta thấy giá thủy sản thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây, nếucoi giá năm 2005 là 100 thì giá thủy sản năm 2008 đạt mức cao nhất, gần 130 Tuynhiên do suy thoái kinh tế, từ cuối năm 2008 giá các mặt hàng thủy sản trên thị trườngthế giới bắt đầu giảm mạnh, nhất là trong quý I/2009, từ giữa năm 2009 giá cả bắt đầuphục hồi, nhưng rất chậm do sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới.
Trang 231.3 Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam
1.3.1 Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản
Việt Nam là một quốc gia biển lớn trong vùng Biển Đông- được đánh giá làmột trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồnlợi hải sản giàu có nhất toàn cầu Việt Nam có chỉ số biển khoảng 0,01, cao gấp 6 lầngiá trị trung bình của thế giới, có bờ biển dài trên 3.260 km, vùng lãnh hải và vùng đặcquyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 với trên 4.000 đảo lớn nhỏ trải dọc từ Bắc vào Namvà hai quần đảo ngoài khơi Hoàng Sa, Trường Sa chiếm vị trí tiền tiêu cực kỳ trọngyếu trong Biển Đông Cùng với diện tích đất liền trên 330 nghìn km2, hệ thống sôngngòi dày đặc với nhiều cửa sông, eo vịnh, đầm phá, đặc điểm 8 vùng sinh thái khácnhau, Việt Nam có thể phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ vùng núi, trung du,đồng bằng đến các vùng biển đảo và phát triển khai thác thủy sản ở hầu hết các thủyvực từ vùng ven bờ đến vùng khơi, hay trong nội địa.
1.3.1.1 Hệ sinh thái biển Việt Nam
Đến nay trong vùng biển Việt Nam đã phát hiện chừng 11.000 loài sinh vật cưtrú Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy; trên 2.030 loài cá trong đó trên 130loài cá có giá trị kinh tế; 657 loài động vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loàitôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12 loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loàichim nước [5]
Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng bờvà quyết định hầu như năng suất sơ cấp của toàn vùng biển và đại dương như: Rạn sanhô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi…Các hệ sinh thái này có khả năng điều hoà dinh dưỡng trong vùng biển thông qua cácchu trình sinh địa hoá; là nơi cứ trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng củanhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa(90% các loài thủy sản sống ở vùng biển thềm lục địa và biển xa có tập tính gắn bó vớivùng nước ven bờ) Các hệ sinh thái biển - ven biển còn có tiềm năng bảo tồn đa dạngsinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trênbiển Chúng có tính liên kết sinh thái, tương hỗ mật thiết với nhau và tạo ra những“dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ mà một mắt xích bị tácđộng sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại.
Trang 241.3.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản
Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển và ven biển Việt Nam được xem là khu hệ sinhthái đa dạng và phong phú Theo các số liệu nghiên cứu, đến nay chúng ta đã phát hiệnđược khoảng 11.000 loài động vật và thực vật biển Khu hệ cá biển có khoảng 2.000loài trong đó đã kiểm định được 1.700 loài Tuy nhiên số lượng cá có giá trị kinh tếkhônh nhiều, chỉ khoảng 100 loài với gần 50 loài có giá trị kinh tế cao như: thu, nụ,song, vược, đối, trác, phèn trích xương, bạc má, chim,… Riêng giáp xác biển có 1.647loài, trong đó tôm có hơn 70 loài thuộc các họ chính như tôm sú, tôm he, tôm hùm,tôm gai, tôm vỏ trong đó tôm he được coi là đặc sản quan trọng nhất cả về số lượngcũng như giá trị kinh tế; nhuyễn thể thống kê được 2.523 loài với một số loài có giá trịkinh tế cao và rất quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam như mực ống, mựcnang, điệp, nghêu ngao, sò huyết, bào ngư, hải sâm nhưng sản lượng không nhiều;bạch tuộc có 7 loài; rong tảo cũng đa dạng mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể được sửdụng nhiều trong công nghiệp và xuất khẩu Bên cạnh đó còn nhiều loại đặc sản quýnhư bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai…[5]
Trữ lượng nguồn lợi hải sản ở nước ta cũng tương đối lớn, dao động trongkhoảng 4,0- 4,5 triệu tấn, khả năng khai thác bền vững từ 1,8- 2,0 triệu tấn Nguồn lợithủy sản nội địa dao động trong khoảng 0,6 - 0,7 triệu tấn, khả năng khai thác bềnvững 0,2 - 0,3 triệu tấn Nếu xếp theo loài, cá đáy khai thác khoảng 856.000 tấn/năm,chiếm khoảng 51,26% khả năng khai thác; cá nổi 694.000 tấn/năm, chiếm 41,5%; cánổi đại dương 120.000 tấn/năm, chiếm khoảng 7,24% [7] Nếu xếp theo vùng lãnh thổthì phân bố trữ lượng và khả năng đánh bắt như sau:
Bảng 1.7: Phân bố trữ lượng và tình hình khai thác thủy sản giữa các vùng
(Nguồn: Trung tâm tin học thống kê- Bộ NN &PTNT)
Qua bảng 1.7 ta thấy, vùng biển Đông Nam Bộ được đánh giá là ngư trường lớnnhất với trữ lượng là 2.075.889 tấn, khả năng khai thác là 830456 tấn, chiếm gần 50%trữ lượng hải sản và khả năng khai thác trong cả nước So với trữ lượng, khả năng khai
Trang 25thác không lớn lắm Do đó, bên cạnh chú ý đến trữ lượng cũng phải chú ý đến sảnlượng khai thác để duy trì được mức độ khai thác an toàn nhằm bảo vệ nguồn lợi tàinguyên biển.
Tóm lại, Việt Nam là nước có diện tích biển nhiều tạo điều kiện cho nghề cáphát triển Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản khá dồi dào, việc đánhgiá đúng nguồn lợi, tổ chức khai thác tốt, chắc chắn ngoài đáp ứng đủ nhu cầu trongnước, thủy sản còn là ngành hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
1.3.1.3 Nguồn nhân lực
Với nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào các hoạt động thủy sản, đặc biệt là dâncư tập trung khá đông đúc vùng ven biển là một nhân tố quan trọng để phát triển kinhtế biển nói chung và thủy sản nói riêng Theo số liệu thống kê, tổng số lao động thủysản tính đến năm 2009 là xấp xỉ 10 triệu người, so với năm 1989 là 1 triệu người, nhưvậy trong vòng 20 năm, số lao động trong ngành thủy sản đã tăng gấp 10 lần.
Về cơ cấu lao động cũng đang có sự chuyển hướng tích cực rõ rệt Nếu hơn 20năm trước, lao động trong ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu ven biển trong ngànhkhai thác ven bờ, thì nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tănglao động thủy sản còn tập trung trong nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản Về chất lượng lao động, trước đây đa phần lao động trong nghề có trình độ vănhóa thấp, tuy rằng tỷ lệ lao động trẻ có tỉ lệ khá cao Nhìn chung, lực lượng lao độnghầu hết thành thạo nghề, chịu khó, có kinh nghiệm, chăm chỉ, cần cù Tuy nhiên, vềlâu dài, những lao động này cần được đào tạo bài bản, được tiếp thu khoa học côngnghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động
Dự báo đến năm 2020 riêng dân số vùng ven biển sẽ tăng lên khoảng 30,4 triệungười, trong đó lao động khoảng gần 19 triệu người Đây sẽ là lực lượng quan trọngtham gia vào sự phát triển ngành thủy sản trong tương lai.
1.3.2 Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được
1.3.2.1 Những thành tựu
* Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu; đóng góp quantrọng vào nền kinh tế quốc dân
Từ một ngành sản xuất thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnh
Trang 26vực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủysản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục vàkhá ổn định.
Nếu năm 1985, sản lượng thủy sản đạt 1,16 triệu tấn thì năm 2008 đã tăng lêntrên 4,6 triệu tấn (tăng gần 4,5 lần) Trong đó, khai thác hải sản tăng 2,35 lần, tốc độtăng trưởng bình quân đạt 3,79%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng lên gần 8,82 lần, tốcđộ tăng trưởng bình quân đạt 9,99%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượngthủy sản đạt 6,17%/năm trong giai đoạn 1985-2008.[2]
GDP (theo giá so sánh năm 1994) của ngành Thủy sản giai đoạn 1995 - 2000
(chỉ bao gồm lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản) tăng từ 5.262 tỷ đồng năm1995 lên 6.680 tỷ đồng năm 2000; tốc độ tăng bình quân đạt 4,89%/năm, cao hơn tăngtrưởng của nông nghiệp (4,53%/năm) và lâm nghiệp (1,18%/năm); trong giai đoạn2001 - 2008, ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8%/năm (nôngnghiệp: 3,35% và lâm nghiệp: 1,03%) [2]
Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thủy sảntrong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, đã tăng tới 3,37% ở năm2000 và chiếm 4,02% ở năm 2007 [2]
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là lĩnh vựcNTTS trong những năm gần đây, đã làm gia tăng khối lượng nguyên liệu chế biến thủysản, dẫn đến công suất các cơ sở chế biến và nhu cầu lao động cũng không ngừng giatăng Ngành chế biến thủy sản ban đầu chỉ có ở một số ít khu đô thị hoặc khu côngnghiệp, đến nay đã phát triển và mở rộng trên phạm vi cả nước Từ 170 cơ sở chế biếnthủy sản đông lạnh năm 1995, đến năm 2008 đã tăng lên trên 550 cơ sở chế biến thủysản quy mô công nghiệp, đạt công nghệ tiên tiến ở tầm khu vực và thế giới Trong đó,có 3/4 các cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường chính.[2]
Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa nước ta trở thànhmột trong 10 nước xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn nhất thế giới So với năm 1985,giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đã tăng trên 50 lần (từ 0,09 tỷ USD lên4,51 tỷ USD).[2]
Đến năm 2008, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 160 quốcgia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Trang 27* Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảo của tổquốc
Các hoạt động trong ngành Thủy sản đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứngđủ nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của người dân trong nước Mức tiêu thụ sản phẩmthủy sản trong nước tăng từ 12kg/người/năm năm 1991 lên 19kg/người/năm năm 2000và đạt 22kg/người/năm ở năm 2008, cao gấp 1,29 lần so với tiêu thụ thủy sản bìnhquân đầu người toàn thế giới Ngành thủy sản đã góp phần chuyển đổi được gần 380nghìn ha ruộng trũng, đất bãi bồi hoang hóa, trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồngthủy sản (ở 44 tỉnh thành), làm tăng giá trị sử dụng đất lên từ 4-10 lần, song không ảnhhưởng đến an ninh lương thực quốc gia.[2]
Phát triển thủy sản, đặc biệt lĩnh vực KTHS xa bờ và NTTS trên biển đảo đã gópphần tích cực vào việc giữ gìn an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Ngư dân trởthành lực lượng quan trọng thực hiện chủ trương hành chính hóa, dân sự hóa trên biểnvà hải đảo, tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyếtcác tranh chấp trên biển Ngư dân là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợpchặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tácquốc tế và bảo vệ môi trường
* Cơ cấu kinh tế thủy sản tiếp tục đổi mới theo hướng tăng nhanh công nghiệp dịch vụngành nghề, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làmvà tăng thu nhập cho ngư dân
Cơ cấu ngành nghề thủy sản ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theohướng tích cực, số lượng và tỷ trọng nhóm hộ thủy sản tăng chậm hơn số lượng và tỷtrọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ Đến 1/7/2006, số hộ thủy sản ở nông thôn trên600 nghìn hộ, tăng 160 nghìn hộ (36,22 %) so với năm 2001 Cơ cấu hộ theo nguồnthu nhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn,phá dần phá thế thuần nông ở nông thôn và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phinông, lâm nghiệp, thủy sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theongành nghề và theo nguồn thu nhập chính.
Cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, từ tập trung chủ yếu ven biển trong khaithác ven bờ, nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao độngthủy sản còn tập trung trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và hậu cần-dịch vụ.
Trang 28Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quy định bởi đặc điểm quá độ củanghề cá nước ta từ một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, bị ảnh hưởngvà tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; thủy sản đã trở thành một ngànhsản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
* Các hình thức tổ chức sản xuất thủy sản tiếp tục được đổi mới
Hệ thống sản xuất - kinh doanh trong ngành bao gồm, hợp tác xã (HTX), tổ hợptác (THT), doanh nghiêp, hộ gia đình, trang trại và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp,Hiệp hội ngành kinh doanh với nhiều hình thức tính chất, trình độ khác nhau, hệ thốngnày đã tự động liên kết với nhau do nhu cầu từ thực tiễn của sản xuất hàng hóa và ngàycàng được củng cố, phát triển để liên kết phát triển ổn định, bền vững.
Kinh tế hộ tiếp tục phát triển và đóng góp cơ bản, quan trọng trong phát triểnthủy sản Tuy nhiên, quy mô sản xuất (lao động, đất đai) nhìn chung không lớn, bìnhquân 1 hộ có 2,6 lao động; số lao động sử dụng bình quân 01 doanh nghiệp, 01 hợp tácxã (HTX) và 01 trang trại lần lượt là: 24,6; 19,1 và 3,5 lao động.[2]
Hộ kinh doanh cá thể, đến nay đã có trên 476 nghìn hộ tăng hơn 11 lần so vớinăm 1996 và hơn 2 lần so với năm 2000.[2]
Kinh tế hợp tác trong hoạt động thủy sản có sự chuyển biến tích cực Về tổ đội
hợp tác, đến nay có gần 1.100 THT với khoảng trên 80 ngàn lao động, tăng hơn 5,7 lầnso với năm 1996 và tăng hơn 1,8 lần so với năm 2000 Đến nay có khoảng 600 HTXnghề cá hoạt động có hiệu quả với số lao động khoảng 25 nghìn người nhưng tập trungchủ yếu là HTX nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thủy sản Nhìn chung, giai đoạn từnăm 2001 - 2006, do nhu cầu cung ứng dịch vụ thúc đẩy sản xuất nên số HTX thủy sảnmới thành lập tăng gấp hơn 3 lần so với các hợp tác xã chuyển đổi, tuy số lượng và tỷtrọng số HTX thủy sản thành lập mới của mỗi vùng có khác nhau.
Nhìn chung, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX), hoạt động củacác HTX đã có những chuyển biến tích cực: Các HTX được củng cố một bước về tổchức, quản lý; bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạnghóa phương thức hoạt động để phù hợp với các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thủynông, máy móc, lao động, vốn, ) hiện có Các HTX đã làm được các khâu dịch vụ cơbản phục vụ sản xuất thủy sản Hoạt động kinh doanh của nhiều HTX thủy sản là vừabảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi lại vừa tạo nền tảng phục vụ sản xuất, kinh tế hộ và
Trang 29sự phát triển chung của cộng đồng Nhiều HTX thủy sản đã đóng vai trò tích cực trongviệc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thônmới, góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Kinh tế trang trại có xu hướng tăng về số
lượng Năm 2001, cả nước có trên 17 nghìn trang trại thủy sản đã tăng lên trên 33nghìn trang trại ở năm 2006 (tăng gần 2 lần)[2] Trang trại tập trung chủ yếu vào hoạtđộng nuôi trồng thủy sản và kinh doanh tổng hợp.
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản đạt được những kết quả khảquan và đóng góp quan trọng vào phát triển của ngành thủy sản Đến nay, theo thống
kê của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, đã có 1.373 doanh nghiệp tham gia vào lĩnhvực thủy sản, tăng hơn 1,1 lần so với năm 1996 và giảm đi 2 lần so với năm 2000 Sốlượng doanh nghiệp giảm, nhưng quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp nuôi vàchế biến tăng hơn năm 1996 và năm 2000[2] Ngành thủy sản có sự chuyển biến mạnhmẽ từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3khóa IX về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Ngành đã sắp xếp lại các Tổng công tynhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con Tại các địa phương 100% các doanhnghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng đã từng bước hình thành vàphát triển như Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP), góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa pháttriển sản xuất với thị trường tiêu thụ, tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biếnvới ngư dân sản xuất nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh và tăng cường khả năng hộinhập với nền kinh tế thế giới.
* Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được xây dựng và củng cố góp phần hỗ trợngư dân phát triển sản xuất
Ngoài việc cần thiết phải hình thành đầy đủ các loại thị trường: thị trường muabán sản phẩm, thị trường nguyên, vật liệu, thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thịtrường tín dụng để phát huy sức sản xuất, kết cấu hạ tầng cơ sở đã được xây dựngcủng cố và nâng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường tăng trưởng thôngsuốt
Trang 30Kể từ năm 1995 đến năm 2007, Ngành thủy sản đã đầu tư nâng cấp, mở rộngvà xây dựng mới 75 cảng cá, bến cá với hơn 10 nghìn mét cầu cảng tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ Trong đó có 57 cảng thuộc vùng venbiển, 18 cảng cá thuộc tuyến đảo Đến cuối năm 2004, đã đưa vào sử dụng 62 cảng cá-bến cá với gần 10.000 m cầu cảng[7] Lượng hàng thủy sản qua cảng năm 2005 trên 1triệu tấn Quy hoạch và đầu tư xây dựng những cảng cá và các trung tâm thu mua sảnphẩm của ngư dân với mục đích làm nơi trao đổi buôn bán bằng các hình thức khácnhau, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu giá sản phẩm của ngư dân tránhtư thương ép giá; là địa điểm thuận lợi trao đổi thông tin không chỉ về giá cả thị trườngmà còn về ngư trường và kỹ thuật khai thác Đây chính là điểm trồi về thương mại vàvăn hóa làm biến đổi bộ mặt kinh tế- văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư dân.
Tuy nhiên, hệ thống cảng cá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngànhkhai thác hải sản Nhiều bến cá, bãi ngang gây khó khăn và mất an toàn trong hoạtđộng cung ứng dịch vụ và vận chuyển sản phẩm khai thác được.
Hiện nay có khoảng 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4.000 chiếc/năm và sửa chữa 8.000 chiếc/ năm[2] Ngoài ra còn có nhiều xưởng đóng tàu nhỏ ởcác địa phương Tuy nhiên, các xưởng này quy mô còn nhỏ, chủ yếu đóng tàu vỏ gỗ cỡnhỏ dựa trên kinh nghiệm của thợ và kỹ thuật đóng tàu truyền thống Thiếu những nhàmáy đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu mới.
Hiện nay có khoảng 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi quy mô lớn trên phạmvi cả nước Các cơ sở này mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn lưới sợi, tuy nhiên vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; nhiều loại ngư lưới cụ phải nhập khẩu để phụcsản xuất.
Cả nước có khoảng 643 kho lạnh sản phẩm thủy sản với tổng sức chứa khoảng78.700 tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46.000 tấn Có 120 nhà máy sản xuất nướcđá, khả năng cung cấp nước đá 2.730 tấn/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đácủa các tàu và các nhà máy chế biến.[2]
Hệ thống chợ cá đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hệ thống chợ đầu mối,phân phối được hình thành ở những vùng sản xuất tập trung, khu đô thị Tuy nhiên,hình thức bán đấu giá, xây dựng sàn đấu giá chưa hình thành do đó giá bán chưa thốngnhất và chưa được kiểm soát.
Trang 31Cả nước có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất hơn10 tỉ cá bột và cá hương các loại Hầu hết các cơ sở ương giống nằm ở các tỉnh vùng trũngđặc biết là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu năm 1996 cả nước mới có 600 trại giống tôm thì đến 2004 đã có trên 5.000cơ sở sản xuất giống tôm, chủ yếu là giống tôm sú Hiện nay do một số vùng đãchuyển sang nuôi tôm chân trắng nên nhu cầu giống tôm sú giảm xuống Nhiều trạisản xuất giống tôm sú nhỏ đã phá sản hoặc chuyển nghề Đến nay còn khoảng 3.870trại sản xuất tôm giống hoạt động, trong đó có 172 trại sản xuất giống tôm chân trắng,hầu hết là các doanh nghiệp quy mô nhỏ Việc cung ứng tại chỗ ở các tỉnh miền Bắc vàmiền Nam không đủ đáp ứng nhu cầu, thường được cung cấp bổ sung từ các tỉnh miềnTrung, đặc biệt các tỉnh Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) Sản lượng tôm
hằng năm (chủ yếu là tôm sú P monodon) trước đây sản xuất được vào khoảng hơn 35
tỷ con (Post 15) nay chỉ sản xuất khoảng 25 tỷ con (post 15) và 4-5 tỷ con tôm chântrắng [] Trong sản xuất tôm giống đang có xu hướng hình thành các cơ sở sản xuấtquy mô lớn, công nghệ cao đủ khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường Một sốđối tượng tôm rảo, tôm thẻ, tôm nương, tôm he Nhật Bản đã sản xuất được giống nhântạo, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhìn chung đã được tăng cườngđồng bộ đảm bảo tương đối số lượng nước nuôi trồng thủy sản
1.3.2.2 Những nguyên nhân đạt được các thành tựu
Ngành Thủy sản phát triển và đạt được các thành tựu to lớn như hiện nay trướchết phải kể đến:
* Quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách phát triển thủy sảnkịp thời, đúng hướng của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội huy động các thành phầnkinh tế tham gia tích cực phát triển thủy sản
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến chủ trương, chínhsách phát triển kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói riêng Sau hơn mộtthập kỷ thử nghiệm thành công một số cơ chế đẩy mạnh xuất khẩu cân đối cho yêu cầuphát triển ngành thủy sản, năm 1993 Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội trong những năm trước mắt từ việc kết hợp phát triển kinh tế biển liênquan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển với việc đảo đảm an ninh quốc
Trang 32phòng trên biển nhằm quyết tâm phấn đấu đưa nước ta thành một nước mạnh về biển và
xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong khung cảnh tiếp tục
đổi mới và tăng cường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Ban hành hai Nghị quyếtquan trọng xác định hướng đi mang tầm chiến lược đối với phát triển thủy sản là Nghịquyết 03-NQ/TW ngày 6 tháng 5 năm 1993 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số05-NQ/TW, ngày 10 tháng 6 năm 1993 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trungương Đảng Khóa VII.
Đặc biệt, với Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương ĐảngKhóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 26-NQ/TW,ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta đã chủ trương phấn đấu đưa nước ta trởthành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyềnchủ quyền quốc gia trên biển, đảo và phát triển toàn diện nông dân, nông nghiệp vànông thôn; góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và pháttriển đất nước.
* Khoa học công nghệ đã từng bước trở thành động lực thúc đẩy trong quá trình pháttriển thủy sản
Quá trình đổi mới trong hơn 20 năm qua đã bước đầu khẳng định, Khoa học vàCông nghệ (KHCN) là động lực trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội với tốcđộ cao và bền vững Tăng trưởng thủy sản khá cao và liên tục thời gian gần đây, trongđó Khoa học - Công nghệ có vai trò quan trọng, góp phần phát triển thủy sản mạnh mẽvề lượng và chất Khoa học - công nghệ về nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản đãcó những bước tiến vượt bậc, đặc biệt trong chế biến xuất khẩu, góp phần nâng caochất lượng và hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực củangành Thủy sản.
Những tiến bộ công nghệ và kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sảnđã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn sản xuất Đối với khai thác hải sản,nghiên cứu nguồn lợi đã tập trung vào điều tra nguồn lợi, các yếu tố hải dương liênquan đến nghề cá ven bờ và một phần xa bờ, tạo cơ sở điều chỉnh cơ cấu sản lượngkhai thác, xác định vùng cấm và hạn chế khai thác nhằm đảm bảo sử dụng bền vữngnguồn lợi hải sản Bước đầu đã xây dựng được các dự báo về khai thác nguồn lợi hải
Trang 33sản hướng dẫn cho ngư dân khai thác có hiệu quả Trên cơ sở kết hợp giữa nghiên cứuứng dụng với tổng kết thực tế sản xuất và nhập công nghệ, ngành đã áp dụng rộng rãi,có hiệu quả một số công nghệ khai thác mới nhằm tăng sản lượng hải sản khai tháchàng năm Công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghệ xây dựng cầu cảngđã được đưa vào sử dụng làm tăng hiệu quả đầu tư
Về NTTS, tiến bộ trong nghiên cứu rõ rệt nhất là chủ động được công nghệ sảnxuất giống, chuyển giao sản xuất nhân tạo nhiều giống, loài thủy sản để cung cấp chonuôi thương phẩm, không chỉ làm đa dạng hóa các đối tượng nuôi mà còn làm tăng sốlượng mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tạo ra bước ngoặt lớn cho nghề nuôi thủy sảnnước ta, đặc biệt là nghề nuôi tôm sú, cá tra xuất khẩu Nghiên cứu, ứng dụng thànhcông nhiều quy trình, công nghệ nuôi trồng thủy sản thương phẩm và quy trình sảnxuất thức ăn tiên tiến phục vụ NTTS là nhân tố quan trọng cho sự thành công của nghềNTTS Áp dụng công nghệ mới, tiên tiến như công nghệ gene, công nghệ sinh học,….trong nghiên cứu phòng trị dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.
Trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, đã có nhiều nghiên cứu liên quanđến các vấn đề về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến một số sảnphẩm thủy sản từ các loài cá tạp có chất lượng, cải tiến và đa dạng hóa công nghệ, sảnphẩm truyền thống…., để giảm tỷ lệ hạo hụt, tăng hiệu quả sản xuất, bảo vệ môitrường sinh thái Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong ngành đã chủ động trongviệc ứng dụng công nghệ mới, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến để tạo ranhiều sản phẩm mới, có giá trị cao và đáp ứng được yêu cầu của thị trường quốc tế.Đến nay ngành thủy sản đã có 269 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêuchuẩn xuất khẩu trực tiếp vào EU và 350/530 cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩnquốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm.[2]
Về cơ khí và dịch vụ hậu cần thủy sản: đã tạo ra một số trang thiết bị mới, tiên tiếnđể trang bị cho tàu cá như cải tiến hệ thống bơm dầu để tiết kiệm nhiên liệu, cải tiến hệthống quạt nước, sục khí trong ao nuôi tôm, cá,…, nhờ đó nâng cao hiệu quả nghề khaithác và NTTS, góp phần đẩy nhanh quá trình cơ khí hóa ngành thủy sản của nước ta.
Hoạt động khuyến ngư đã thực hiện được vai trò truyền đạt thông tin, kỹ thuậttừ nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất Công tác khuyến ngư thực hiện thường xuyên,hình thức khá đa dạng và phong phú đã góp phần chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, các kết
Trang 34quả nghiên cứu đến thực tiễn sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và giá trịcao
Về kinh tế - xã hội nghề cá, đã nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý nghề cátổng hợp ở cảng cá phù hợp với điều kiện Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngưdân, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái Ngoài ra, việc nghiên cứu và áp dụng cácmô hình đồng quản lý, các hình thức tổ chức trong sản xuất thủy sản, chuyển đổi nghềnghiệp đã góp phần quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản khu vực ven biển.Những kết quả đạt được là cơ sở quan trọng trong việc định hướng về nghiên cứu kinhtế-xã hội nghề cá trong những năm tiếp theo.
Không ít các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới trong lĩnh vực nghề cá ở cácnước tiên tiến được du nhập vào nước ta thông qua các dự án, các chương trình viện trợ,hỗ trợ kỹ thuật cho ngành Việc áp dụng những kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất đãđóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển nghề cá của nước ta trong giai đoạn vừaqua.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, nghiên cứu KHCN và hoạt độngkhuyến ngư đã tạo được một lực lượng cán bộ nghiên cứu và đội ngũ công nhân kỹ thuậthùng hậu, đặc biệt hàng triệu nông dân, công nhân đã tích lũy được những kiến thức vàkinh nghiệm trong hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản Đây khôngnhững là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của ngành thủy sản trongnhững năm qua, mà còn là vốn tri thức quý báu cho đất nước ở thời kỳ phát triển sau này.
*Chủ động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, hộinhập kinh tế thế giới.
Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sảnđã gặt hái được những thành công nhất định trong giai đoạn vừa qua, góp phần thúcđẩy sản xuất phát triển và thu ngoại tệ về cho đất nước Đến năm 2008, thủy sản ViệtNam đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, tập trung xuất khẩuvào một số thị trường chính như Nhật Bản, EU, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, ĐàiLoan, ASEAN và một số nước khác Đạt được những kết quả đó là do những nỗ lực vàcố gắng không ngừng của các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu,người dân tham gia nuôi trồng, khai thác thủy sản để tạo ra nguồn nguyên liệu cungcấp cho chế biến xuất khẩu.
Trang 35Bên cạnh đó, nhu cầu về mặt hàng thủy sản trên thị trường thế giới và trongnước ngày càng gia tăng, đây cũng là động lực để thúc đẩy ngành sản xuất nguyên liệu(khai thác và nuôi trồng) phát triển.
Với việc quán triệt những quan điểm cơ bản được thể hiện trong đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng sáng tạo, tổ chức thực hiệnphù hợp với quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội và tính đặc thù của nghề cá, Việt Namngày càng có vai trò quan trọng trong nghề cá khu vực và quốc tế, là thành viên của Tổchức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), tham gia tích cực hội nhập nghề cáASEAN, là thành viên của Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC),Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thủy sản châu Á (NACA) Nghề cá Việt Namcam kết thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, các Quy tắc ứngxử nghề cá có trách nhiệm của FAO, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - TháiBình Dương (APEC), ký và hiện đang thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắcbộ giữa Việt Nam - Trung Quốc và đặc biệt ngày càng chủ động hội nhập sâu rộng saukhi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) nhằm phát triểnbền vững ngành thủy sản và đã thực sự góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển
1.3.3 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành thủy sản nước ta trong giai đoạnvừa qua cũng gặp phải không ít những khó khăn, tồn tại do nhiều yếu tố chủ quan vàkhách quan tác động.
1.3.3.1 Tồn tại, hạn chế
* Phát triển ngành Thủy sản còn mang nhiều yếu tố bất cập, rủi ro và không bềnvững Tăng trưởng cao, song hiệu quả chưa tương xứng; đang có sự mất cân đối giữacác lĩnh vực ngành và các khâu trong quy trình sản xuất Sự liên kết và phân công sảnxuất còn nhiều tồn tại, việc xây dựng thương hiệu gần như mới bắt đầu; nguồn nguyênliệu chưa ổn định.
* Trong sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều tồn tại, bấp cập:
- Về khai thác hải sản, tàu thuyền vẫn tập trung khai thác hải sản ven bờ, trongkhi tàu thuyền khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ có xu hướng giảm, ảnh hưởngđến công tác bảo vệ trật tự, an ninh, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của tổquốc.
Trang 36- Về nuôi trồng thủy sản, thiếu sự phối hợp giữa hoạt động của các ngành trongcông tác bảo vệ môi trường; công tác cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh trongnuôi trồng thủy sản, kiểm dịch thủy sản còn nhiều hạn chế Chất lượng sản phẩm nuôitrồng, quản lý con giống, vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thựcphẩm còn nhiều hạn chế
- Về chế biến xuất khẩu: Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dựbáo thống kê còn nhiều hạn chế Vấn đề truy suất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫnđang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục.
* Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác quá giới hạncho phép; diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mứcgiới hạn; môi trường sống của các loài thủy sinh vật ở một số khu vực bị xâm hại, chấtlượng có xu hướng ngày càng giảm.
* Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu pháttriển, nhất là hạ tầng thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản; hệ thống cảng cá, bến cá, chợthủy sản đầu mối, khu neo đậu tránh trú bão
1.3.3.2 Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế
* Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, không theo kịp và đáp ứng nhu cầuphát triển.
Hiện tượng quy hoạch treo, quy hoạch theo vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhiềuđịa phương; quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn; quy hoạch chi tiết ởcác địa phương thường tiến hành trước các quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạchvùng Khi quy hoạch đã được xây dựng thì phát triển khai thác, NTTS còn nhỏ lẻ, tự
phát và không theo quy hoạch Bên cạnh đó, công tác giám sát, đánh giá tình hình thực
hiện quy hoạch ở nhiều nơi không được thực hiện, hoặc có thực hiện cũng chiếu lệkhông đủ cơ sở để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế sản xuất.
* Đầu tư thấp, dàn trải và không đồng bộ
- Vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng những năm qua còn nhiều hạn chế, được cấpnhỏ giọt, dàn trải và thường chậm so với yêu cầu đầu tư Đến hết năm 2007, nhà nướcmới chỉ cân đối được ngân sách với lượng vốn rất ít (chỉ hơn 22% so với yêu cầu) đểđầu tư cho sản xuất và tái sản xuất Các cơ quan quản lý nguồn vốn còn thụ động trong
Trang 37việc bố trí cơ cấu vốn đầu tư làm cho hiệu quả đầu tư giảm.
- Thủy lợi cho NTTS là vấn đề bức xúc đã được đặt ra, song đầu tư cho lĩnh vựcnày còn rất khiêm tốn, nhất là hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt cho các vùng nuôitập trung Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn cho các vùng nuôi tập trung chưađược xây dựng và thực hiện theo quy định.
- Việc lựa chọn chủ đầu tư các dự án chưa thống nhất, chưa chú ý đến tính liêntục của dự án đầu tư từ khâu xây dựng đến khâu quản lý vận hành sau đầu tư Do đókhi kết thúc đầu tư, việc đưa các dự án vào sử dụng thường chậm, hạn chế hiệu quả
* Khoa học-công nghệ chưa được quan tâm đúng mức nghiên cứu khoa học chưathực sự gắn liền với thực tiễn sản xuất
Mặc dù đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển ngànhthủy sản, tuy nhiên KHCN vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở một số điểm sau:
- Công nghệ bảo quản sau thu hoạch được nghiên cứu, song việc áp dụng cònnhiều hạn chế; nghề khai thác còn mang nặng tính thủ công, lạc hậu về công nghệ vàquy mô nhỏ, làm cho chất lượng sản phẩm thấp, khó quản lý và hiệu quả không cao.
- Chưa đủ khả năng tạo lập được bộ giống mới đáp ứng nhu cầu chất lượng vàthị hiếu thị trường, đặc biệt là giống phục vụ nuôi biển và thủy sinh vật cảnh chưanhiều
- Tình trạng dịch bệnh thủy sản phát sinh và phát tán nhanh, nhưng chưa có giảipháp khắc kịp thời và phòng trị triệt để.
- Khả năng áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến chỉ được thực hiện ở các dự án lớn,các doanh nghiệp có khả năng về tài chính Các công trình nghiên cứu thường được tiếnhành đơn lẻ, thiếu tính hệ thống nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu của sản xuất là chính; cóquy trình công nghệ nhưng chưa thể làm chủ công nghệ
- Trong khai thác thủy sản tỷ lệ hao hụt vẫn cao; tình trạng sử dụng công nghệthiếu thân thiện với mối trường nguồn lợi thủy sản vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt chất nổ,xung điện, chất có độc tố và các loại lưới có kích thước mắt lưới quá nhỏ.
Trang 38* Công tác khuyến ngư chưa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, hạn chế về nănglực, kinh nghiệm, nhất là ở tuyến cơ sở
- Phương pháp hoạt động khuyến ngư mang nặng tính hành chính, phân phối,phân phát, chưa dựa vào nhu cầu phát triển đối với các lĩnh vực sản xuất của ngành,như phát triển các dịch vụ hậu cần, khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các hệ thống vàmạng lưới thông tin liên lạc …và nhu cầu của nông, ngư dân trên các vùng, miền khácnhau.
- Công tác khuyến ngư vẫn còn là một điểm yếu trong chuỗi thông tin đếnngười nông dân Thiếu nhân lực phục vụ công tác khuyến ngư ở các cấp là một khókhăn đã kéo dài trong nhiều năm Hoạt động truyền thông còn nhiều hạn chế, chưa làmđược cầu nối, thực hiện công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhànước; các thông tin khoa học, công nghệ, thị trường, mô hình tiến tiến trong sản xuất ,kinh doanh, mô hình hợp tác xã, mô hình nông thôn mới.
* Hệ thống tổ chức quản lý ngành còn chưa đồng bộ; cơ chế chính sách hiện
hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống của cộng đồng ngư dân - Hệ thống tổ chức bộ máy chưa ngành thủy sản chưa ổn định, chưa thể hiệntính thống nhất trong tổ chức bộ máy ngành thủy sản của các tỉnh, nên c ông tác thôngtin thống kê nghề cá chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý sản xuất
- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên sâu, đặc biệt cán bộ về khai thác thủy sản, bảo vệnguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật Đội ngũ cán bộ làm công tácquản lý thủy sản còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, đặc biệt ở các cấp huyện, xã.
- Chưa thực sự có sự phối hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ,giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương.
- Hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ và nhiều văn bản đã lạc hậu chưađược rà soát chỉnh sửa cho phù hợp.
- Hệ thống thanh tra thủy sản chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả; lực lượnglàm công tác kiểm dịch của các địa phương còn mỏng, thiếu trang thiết bị, vẫn còn tìnhtrạng thiếu tính thống nhất trong hệ thống kiểm dịch động vật thủy sản ở các địaphương; nhiều lô hàng nhập không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc chứng nhận cótính chất đối phó.
Trang 39- Hệ thống thú y thủy sản trước khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn và Bộ Thủy sản gần như tê liệt, hiệu quả hoạt động thấp.
- Cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộcsống của cộng đồng ngư dân Đối với những người nông dân nghèo muốn đầu tư vào lĩnhvực thủy sản thì việc tiếp cận vay vốn là một khó khăn do không có tài sản thế chấp Vìvậy, cơ chế chính sách hiện hành chưa phát huy được hiệu lực, chưa đi vào cuộc sống củacộng đồng ngư dân.
Thu nhập trung bình của lao động thủy sản còn chưa cao so với các ngành nghềkhác ở nông thôn; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng ngư dân còn thiếuthốn, chưa có nhưng chính sách thỏa đáng cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cộng đồngngư dân, đặc biệt là các vùng biển đảo xa.
* Điểm xuất phát của ngành thủy sản thấp
- Nghề cá nước ta mang đặc thù của một nghề cá nhân dân, quy mô sản xuấtnhỏ lẻ, quản lý theo ngư hộ, đầu tư ít cho công nghệ và môi trường, tính tuân thủ phápluật và quy hoạch “lỏng lẻo”.
- Các cộng đồng làm nghề thủy sản nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư vàcơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.
- Số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn rất nhiều hạn chế, do đó rất khókhăn trong việc chuyển giao, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ chế thị trường đòi hỏi hàng hóa thủy sản phảicó tính cạnh tranh cao không chỉ trên các thị trường thế giới và ngay cả thị trường nộiđịa Chênh lệch giữa trình độ chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa còn quálớn Vì vậy, phát triển ngành Thủy sản của Việt Nam còn mang đầy những yếu tố bấtcập, rủi ro cao và không bền vững.
Trong những năm gần đây, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước, ViệtNam đang hướng về một nền kinh tế biển Với những thành tựu đạt được, có thể nóitrong những năm qua ngành thủy sản đã đạt được những bước tiến dài Hoạt động xuấtkhẩu thủy sản trong những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng ổn định, đóng gópquan trọng vào tăng trưởng GDP cả nước Tuy nhiên, đợt suy thoái kinh tế toàn cầuvừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Thực trạng hoạt
Trang 40động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm gần đây và ảnh hưởng của suythoái kinh tế sẽ được đề cập trong chương II.
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚIHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM