* Thủy sản liên tục tăng trưởng với tốc độ cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và xuất khẩu; đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân
Từ một ngành sản xuất thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, một số lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần chủ yếu do Nhà nước đảm nhận, Thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
Nếu năm 1985, sản lượng thủy sản đạt 1,16 triệu tấn thì năm 2008 đã tăng lên trên 4,6 triệu tấn (tăng gần 4,5 lần). Trong đó, khai thác hải sản tăng lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt %/năm; nuôi trồng thủy sản tăng lên gần lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt %/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản đạt %/năm trong giai đoạn 1985-2008.[2]
GDP (theo giá so sánh năm 1994) của ngành Thủy sản giai đoạn1995 - 2000 (chỉ bao gồm lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản) tăng từ 5.262 tỷ đồng năm 1995 lên 6.680 tỷ đồng năm 2000; tốc độ tăng bình quân đạt %/năm, cao hơn tăng trưởng của nông nghiệp (4,53%/năm) và lâm nghiệp (1,18%/năm); trong giai đoạn 2001 - 2008, ngành Thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 8%/năm (nông nghiệp: 3,35% và lâm nghiệp: 1,03%). [2]
Cơ cấu sản xuất thủy sản chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng thủy sản trong tổng GDP cả nước năm 1991 chỉ chiếm trên dưới 1,2%, đã tăng tới 3,37% ở năm 2000 và chiếm 4,02% ở năm 2007. [2]
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực sản xuất nguyên liệu, đặc biệt là lĩnh vực NTTS trong những năm gần đây, đã làm gia tăng khối lượng nguyên liệu chế biến thủy sản, dẫn đến công suất các cơ sở chế biến và nhu cầu lao động cũng không ngừng gia tăng. Ngành chế biến thủy sản ban đầu chỉ có ở một số ít khu đô thị hoặc khu công nghiệp, đến nay đã phát triển và mở rộng trên phạm vi cả nước. Từ 170 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh năm 1995, đến năm 2008 đã tăng lên trên 550 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, đạt công nghệ tiên tiến ở tầm khu vực và thế giới. Trong đó, có 3/4 các cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường chính.[2]
Giá trị xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong thời gian qua, đưa nước ta trở thành một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn nhất thế giới. So với năm 1985, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 đã tăng trên 50 lần (từ 0,09 tỷ USD lên 4,51 tỷ USD).[2]
Đến năm 2008, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
* Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và an ninh biển, đảo của tổ quốc
Các hoạt động trong ngành Thủy sản đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của người dân trong nước. Mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước tăng từ 12kg/người/năm năm 1991 lên 19kg/người/năm năm 2000 và đạt 22kg/người/năm ở năm 2008, cao gấp 1,29 lần so với tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người toàn thế giới. Ngành thủy sản đã góp phần chuyển đổi được gần 380 nghìn ha ruộng trũng, đất bãi bồi hoang hóa, trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (ở 44 tỉnh thành), làm tăng giá trị sử dụng đất lên từ 4-10 lần, song không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.[2]
Phát triển thủy sản, đặc biệt lĩnh vực KTHS xa bờ và NTTS trên biển đảo đã góp phần tích cực vào việc giữ gìn an ninh, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngư dân trở thành lực lượng quan trọng thực hiện chủ trương hành chính hóa, dân sự hóa trên biển và hải đảo, tham gia kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển, góp phần giải quyết các tranh chấp trên biển. Ngư dân là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.
* Cơ cấu kinh tế thủy sản tiếp tục đổi mới theo hướng tăng nhanh công nghiệp dịch vụ ngành nghề, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân
Cơ cấu ngành nghề thủy sản ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực, số lượng và tỷ trọng nhóm hộ thủy sản tăng chậm hơn số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụ. Đến 1/7/2006, số hộ thủy sản ở nông thôn trên 600 nghìn hộ, tăng 160 nghìn hộ (36,22 %) so với năm 2001. Cơ cấu hộ theo nguồn thu nhập chính phản ánh xu hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, phá dần phá thế thuần nông ở nông thôn và hiệu quả sản xuất của các hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cơ cấu hộ theo ngành nghề và theo nguồn thu nhập chính.
Cơ cấu lao động cũng thay đổi rõ rệt, từ tập trung chủ yếu ven biển trong khai thác ven bờ, nay không những chuyển mạnh sang khai thác xa bờ mà số tăng lao động thủy sản còn tập trung trong các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và hậu cần-dịch vụ.
Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quy định bởi đặc điểm quá độ của nghề cá nước ta từ một nghề thủ công, lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, bị ảnh hưởng và tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan; thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tăng trưởng với tốc độ nhanh, liên tục và khá ổn định.
* Các hình thức tổ chức sản xuất thủy sản tiếp tục được đổi mới
Hệ thống sản xuất - kinh doanh trong ngành bao gồm, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), doanh nghiêp, hộ gia đình, trang trại và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hiệp hội ngành kinh doanh với nhiều hình thức tính chất, trình độ khác nhau, hệ thống này đã tự động liên kết với nhau do nhu cầu từ thực tiễn của sản xuất hàng hóa và ngày càng được củng cố, phát triển để liên kết phát triển ổn định, bền vững.
Kinh tế hộ tiếp tục phát triển và đóng góp cơ bản, quan trọng trong phát triển thủy sản. Tuy nhiên, quy mô sản xuất (lao động, đất đai) nhìn chung không lớn, bình quân 1 hộ có 2,6 lao động; số lao động sử dụng bình quân 01 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã (HTX) và 01 trang trại lần lượt là: 24,6; 19,1 và 3,5 lao động.[2]
Hộ kinh doanh cá thể, đến nay đã có trên 476 nghìn hộ tăng hơn 11 lần so với năm 1996 và hơn 2 lần so với năm 2000.[2]
Kinh tế hợp tác trong hoạt động thủy sản có sự chuyển biến tích cực. Về tổ đội hợp tác, đến nay có gần 1.100 THT với khoảng trên 80 ngàn lao động, tăng hơn 5,7 lần so với năm 1996 và tăng hơn 1,8 lần so với năm 2000. Đến nay có khoảng 600 HTX nghề cá hoạt động có hiệu quả với số lao động khoảng 25 nghìn người nhưng tập trung chủ yếu là HTX nuôi trồng thủy sản và dịch vụ thủy sản. Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2001 - 2006, do nhu cầu cung ứng dịch vụ thúc đẩy sản xuất nên số HTX thủy sản mới thành lập tăng gấp hơn 3 lần so với các hợp tác xã chuyển đổi, tuy số lượng và tỷ trọng số HTX thủy sản thành lập mới của mỗi vùng có khác nhau.
Nhìn chung, sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa IX), hoạt động của các HTX đã có những chuyển biến tích cực: Các HTX được củng cố một bước về tổ chức, quản lý; bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng hóa phương thức hoạt động để phù hợp với các điều kiện cơ sở hạ tầng (hệ thống thủy nông, máy móc, lao động, vốn,...) hiện có. Các HTX đã làm được các khâu dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất thủy sản. Hoạt động kinh doanh của nhiều HTX thủy sản là vừa bảo đảm nguyên tắc thu đủ bù chi lại vừa tạo nền tảng phục vụ sản xuất, kinh tế hộ và sự phát triển chung của cộng đồng. Nhiều HTX thủy sản đã đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế trang trại có xu hướng tăng về số lượng. Năm 2001, cả nước có trên 17 nghìn trang trại thủy sản đã tăng lên trên 33 nghìn trang trại ở năm 2006 (tăng gần 2 lần)[2]. Trang trại tập trung chủ yếu vào hoạt động nuôi trồng thủy sản và kinh doanh tổng hợp.
Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản đạt được những kết quả khả quan và đóng góp quan trọng vào phát triển của ngành thủy sản. Đến nay, theo thống kê
của hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, đã có 1.373 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thủy sản, tăng hơn 1,1 lần so với năm 1996 và giảm đi 2 lần so với năm 2000. Số lượng doanh nghiệp giảm, nhưng quy mô vốn, lao động của các doanh nghiệp nuôi và chế biến tăng hơn năm 1996 và năm 2000[2]. Ngành thủy sản có sự chuyển biến mạnh mẽ từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa IX về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ngành đã sắp xếp lại các Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tại các địa phương 100% các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức ngành hàng đã từng bước hình thành và phát triển như Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS), Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa phát triển sản xuất với thị trường tiêu thụ, tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với ngư dân sản xuất nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh và tăng cường khả năng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
* Hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được xây dựng và củng cố góp phần hỗ trợ ngư dân phát triển sản xuất
Ngoài việc cần thiết phải hình thành đầy đủ các loại thị trường: thị trường mua bán sản phẩm, thị trường nguyên, vật liệu, thị trường lao động, thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng để phát huy sức sản xuất, kết cấu hạ tầng cơ sở đã được xây dựng củng cố và nâng cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường tăng trưởng thông suốt.
Kể từ năm 1995 đến năm 2007, Ngành thủy sản đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới 75 cảng cá, bến cá với hơn 10 nghìn mét cầu cảng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Trong đó có 57 cảng thuộc vùng ven biển, 18 cảng cá thuộc tuyến đảo. Đến cuối năm 2004, đã đưa vào sử dụng 62 cảng cá-bến cá với gần 10.000 m cầu cảng[7]. Lượng hàng thủy sản qua cảng năm 2005 trên 1 triệu tấn. Quy hoạch và đầu tư xây dựng những cảng cá và các trung tâm thu mua sản phẩm của ngư dân với mục đích làm nơi trao đổi buôn bán bằng các hình thức khác nhau, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu giá sản phẩm của ngư dân tránh tư thương ép giá; là địa điểm thuận lợi trao đổi thông tin không chỉ về giá cả thị trường mà còn về ngư trường và kỹ thuật khai thác. Đây chính là điểm trồi về thương mại và văn hóa làm biến đổi bộ mặt kinh tế- văn hóa, xã hội của cộng đồng ngư dân.
Tuy nhiên, hệ thống cảng cá vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngành khai thác hải sản. Nhiều bến cá, bãi ngang gây khó khăn và mất an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ và vận chuyển sản phẩm khai thác được.
Hiện nay có khoảng 700 cơ sở đóng tàu có khả năng đóng mới 4.000 chiếc/ năm và sửa chữa 8.000 chiếc/ năm[2]. Ngoài ra còn có nhiều xưởng đóng tàu nhỏ ở các địa phương. Tuy nhiên, các xưởng này quy mô còn nhỏ, chủ yếu đóng tàu vỏ gỗ cỡ nhỏ dựa trên kinh nghiệm của thợ và kỹ thuật đóng tàu truyền thống. Thiếu những nhà máy đóng tàu hiện đại để đóng tàu cá bằng vật liệu kim loại hoặc các loại vật liệu mới.
Hiện nay có khoảng 10 cơ sở gia công sản xuất lưới sợi quy mô lớn trên phạm vi cả nước. Các cơ sở này mỗi năm sản xuất trên 10.000 tấn lưới sợi, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; nhiều loại ngư lưới cụ phải nhập khẩu để phục sản xuất.
Cả nước có khoảng 643 kho lạnh sản phẩm thủy sản với tổng sức chứa khoảng 78.700 tấn và 14 kho cho thuê với sức chứa 46.000 tấn. Có 120 nhà máy sản xuất nước đá, khả năng cung cấp nước đá 2.730 tấn/ngày, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đá của các tàu và các nhà máy chế biến.[2]
Hệ thống chợ cá đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hệ thống chợ đầu mối, phân phối được hình thành ở những vùng sản xuất tập trung, khu đô thị. Tuy nhiên, hình thức bán đấu giá, xây dựng sàn đấu giá chưa hình thành do đó giá bán chưa thống nhất và chưa được kiểm soát.
Cả nước có trên 1.100 cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt, hàng năm sản xuất hơn 10 tỉ cá bột và cá hương các loại. Hầu hết các cơ sở ương giống nằm ở các tỉnh vùng trũng đặc biết là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nếu năm 1996 cả nước mới có 600 trại giống tôm thì đến 2004 đã có trên 5.000 cơ sở sản xuất giống tôm, chủ yếu là giống tôm sú. Hiện nay do một số vùng đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng nên nhu cầu giống tôm sú giảm xuống. Nhiều trại sản xuất giống tôm sú nhỏ đã phá sản hoặc chuyển nghề. Đến nay còn khoảng 3.870 trại sản xuất tôm giống hoạt động, trong đó có 172 trại sản xuất giống tôm chân trắng, hầu hết là các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Việc cung ứng tại chỗ ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam không đủ đáp ứng nhu cầu, thường được cung cấp bổ sung từ các tỉnh miền Trung, đặc biệt các tỉnh Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận). Sản lượng tôm hằng năm (chủ yếu là tôm sú P. monodon) trước đây sản xuất được vào khoảng hơn 35 tỷ con (Post 15)
nay chỉ sản xuất khoảng 25 tỷ con (post 15) và 4-5 tỷ con tôm chân trắng []. Trong sản xuất tôm giống đang có xu hướng hình thành các cơ sở sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao đủ khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường. Một số đối tượng tôm rảo, tôm thẻ, tôm nương, tôm he Nhật Bản đã sản xuất được giống nhân tạo, tuy nhiên số lượng không đáng kể.
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhìn chung đã được tăng cường đồng bộ đảm bảo tương đối số lượng nước nuôi trồng thủy sản.