Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu và mở rộng thị trường

MỤC LỤC

Sơ lược về thị trường thủy sản thế giới trong năm 2008-2009

(Nguồn: Global trade overview by Adun Lem http://www.globefish.org/dynamisk.php4?id=4802) Từ hình 1.6, ta thấy EU là khu vực kinh tế xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới chiếm tỉ trọng 26%, Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất với tỉ trọng 10% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới 2008. Cũng giống đa số người tiêu dùng ở các nước phát triển, người tiêu dùng Nhật muốn thưởng thức các sản phẩm giá trị gia tăng tiện lợi và bảo đảm vệ sinh nhưng không muốn chi nhiều tiền và vì thế họ gây áp lực đối với người bán lẻ và nhà cung cấp để giữ giá bán thấp trên thị trường.

Bảng 1.5: Sản lượng thủy sản trên thế giới
Bảng 1.5: Sản lượng thủy sản trên thế giới

Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam .1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản

Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng bờ và quyết định hầu như năng suất sơ cấp của toàn vùng biển và đại dương như: Rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi… Các hệ sinh thái này có khả năng điều hoà dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hoá; là nơi cứ trú tự nhiên, nơi sinh đẻ và ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa (90% các loài thủy sản sống ở vùng biển thềm lục địa và biển xa có tập tính gắn bó với vùng nước ven bờ). Sau hơn một thập kỷ thử nghiệm thành công một số cơ chế đẩy mạnh xuất khẩu cân đối cho yêu cầu phát triển ngành thủy sản, năm 1993 Đảng ta đã xác định một số nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong những năm trước mắt từ việc kết hợp phát triển kinh tế biển liên quan đến bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển với việc đảo đảm an ninh quốc phòng trên biển nhằm quyết tâm phấn đấu đưa nước ta thành một nước mạnh về biển và xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong khung cảnh tiếp tục đổi mới và tăng cường phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Bảng 1.7: Phân bố trữ lượng và tình hình khai thác thủy sản giữa các vùng
Bảng 1.7: Phân bố trữ lượng và tình hình khai thác thủy sản giữa các vùng

TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua

Năm 2009, xuất khẩu cá tra Việt Nam bị mất uy tín nghiêm trọng do bị đối tác lợi dụng đưa giá xuất khẩu xuống mức quá thấp với chất lượng thấp( Tỷ lệ mạ băng cao, dùng hóa chất giữ nước), điều này không những làm tổn hại đến hiệu quả và lợi ích của người nuôi cá mà còn tạo cớ cho những thông tin không tốt từ báo chí các nước, dẫn đến nguy cơ làm mất thị trường. Môi trường kinh tế trong nước là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô, đó là những nhân tố như chính sách thương mại, mức độ lạm phát, chính sách tiền tệ,… Chẳng hạn khi nhà nước ban hành chính sách tiền tệ thắt chặt, thu hẹp các khoản vay cho các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này sẽ hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó làm giảm khối lượng thủy sản xuất khẩu. Đó là công tác điều hành hoạt động thủy sản nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng bao gồm cơ chế chính sách trong ngành, công tác quản lí hoạt động, công tác đào tạo cán bộ, lao động trong ngành thủy sản,… Hiện nay, mặc dù ngành thủy sản đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lí, điều hành, cơ chế chính sách còn chậm, chưa nhạy bén với sự thay đổi chính sách quốc tế, đặc biệt là khâu dự báo thị trường, cập nhập thông tin nhanh nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua

Ở nhiều thị trường lớn, các mặt hàng thủy sản Việt Nam nằm trong tốp đầu như : Tôm ở thị trường Nhật; Cá tra, basa ở thị trường EU,… Tuy nhiên giá các mặt hàng thủy sản Việt Nam vẫn thấp hơn những đối thủ từ các nước khác, một phẩn nguyên nhân do chất lượng các mặt hàng thủy sản Việt Nam được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá thấp. Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao, tuy nhiên lượng hải sản nhập vào thị trường Nhật gần như đã bão hòa, cho nên điều quan trọng hơn cả là chúng ta giữ mối liên hệ với khách hàng, giữ uy tín hàng hải sản trên thị trường để duy trì và đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay, khi vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, các nước nhập khẩu đều có những quy định rất khắt khe về chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu, nhất là các tiêu chuẩn về tạp chất, dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, bao gói,… Một số tiêu chuẩn này là bắt buộc đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Hình 2.1: Cơ cấu xuất khẩu cá tra, basa năm 2009
Hình 2.1: Cơ cấu xuất khẩu cá tra, basa năm 2009

Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Tuy nhiên con số đáng chú ý nhất là khối lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga, nếu như năm 2008, Nga là một “hiện tượng” của thủy sản Việt Nam khi tăng trưởng về khối lượng là con số rất cao:118,9% thì năm 2009, xuất khẩu thủy sản sang Nga rơi vào tình trạng thảm bại khi con số này là -62,1%., ngoài lí do nhu cầu sụt giảm tại thị trường này, chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam là điều đáng báo động. Từ khi kinh tế thế giới bước vào khủng hoảng, thủy sản Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu hẹp thị trường hay khối lượng, giá xuất khẩu giảm, tuy nhiên khó khăn chồng chất khó khăn, không chỉ dừng lại đó mà hàng thủy sản Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều biện pháp bảo hộ, rào cản hết sức đa dạng đến từ khắp các thị trường, đặc biệt là những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga. Sang đến thị trường Mỹ, khó khăn nối tiếp khó khăn, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng chính quyền Mỹ đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước: quy cá tra Việt Nam bán phá giá để áp đặt thuế chống bán phá giá, quy định về trọng lượng tịnh của thủy sản đông lạnh Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ (trọng lượng của sản phẩm phải được nêu chính xác trên bao bì và không bao gồm đá hoặc mạ băng trên thủy sản đông lạnh), đạo luật an toàn cho người tiêu dùng tại Mỹ và sắp tới là đạo luật nông trại của Mỹ (Farm Bill), việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ quyết định cá da trơn Việt Nam có phải là Catfish hay không để bắt buộc cá tra, basa Việt Nam xuất vào Mỹ phải đạt tiêu chuẩn quy trình từ nuôi trồng đến chế biến như cá da trơn tại Mỹ.

Bảng 2.9: Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường chính năm  2008 và 2009
Bảng 2.9: Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường chính năm 2008 và 2009

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU

Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

Các mặt hàng thủy sản Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới một phần nhờ giá cạnh tranh, tuy nhiên từ cuối năm 2008, đồng Việt Nam trở nên cao so với các nước trong khu vực do đồng đôla yếu đi, các quốc gia này đã phá giá đồng nội tệ đáng kể để tạo lợi thế cho xuất khẩu, do đó giá hàng thủy sản Việt Nam trở nên cao so với hàng hóa các nước trong khu vực. Các yếu tố vẫn còn tồn tại ở môi trường kinh doanh trong nước làm cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng rơi vào tình thế hết sức khó khăn nhất là trong tình hình kinh tế như hiện nay, gây tốn kém chi phí sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam xuất khẩu. Bằng chứng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá, tuy nhiên Việt Nam thường là nước bị thua kiện, vì vậy các mặt hàng thủy sản Việt Nam bị áp đặt thuế chống bán phá giá, đẩy giá thủy sản Việt Nam cao hơn, hơn nữa khi thua kiện, các doanh nghiệp còn phải bồi thường khoản tiền phạt không nhỏ.

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu

Đầu năm 2009, chính phủ đã áp dụng bù lãi suất tạm thời ở mức 4% (ngày 1/2/2009) để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, đây là biện pháp này đã phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay từ ngân hàng, Tuy nhiên, lãi suất này cũng chỉ duy trì trong vài tháng sau đó tăng trở lại, trong khi suy thoái kinh tế vẫn còn “âm ỉ”, đến nay doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phục hồi, do đó biện pháp này cũng không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp xuất khẩu. Chính sách thuế trong thời gian qua đã có sự hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trước tình trạng khó khăn như: doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hoàn 90% số thuế GTGT trong 7 ngày và 10% còn lại trong 4 ngày khi doanh nghiệp nộp bổ sung chứng từ thanh toán qua ngân hàng (Thông từ số 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009, hay giãn thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu, hay vật tư máy móc để sản xuất hàng hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính nộp thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,… [19]. Từ đó đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; các mô hình sản xuất giống, nuôi thương phẩm các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, bào ngư, ốc hương, hải sâm, cá ngựa, cá mú cọp…; kỹ thuật khai thác khơi, tìm kiếm ngư trường; áp dụng công nghệ NTTS bảo đảm các yêu cầu về an toàn vệ sinh, không làm hại môi trường; các mô hình chế biến xuất khẩu thủy sản gắn kết với tổ chức vùng sản xuất và cung cấp nguyên liệu… Đầu tư công nghệ vào quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.