Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1BỘ THƯƠNG MẠIVụ CSTM Đa biên
ĐỀ TÀI CẤP BỘMã số: 2001-78-030
Cơ sở khoa học áp dụng thuếchống bán phá giá đối với hàngnhập khẩu ở Việt nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Cơ quan chủ trì: Vụ CSTM Đa biên Bộ Thương mạiChủ nhiệm Đề tài: Th.s Nguyễn Thanh Hưng
Hà nội, 8/2002
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1986 đến nay nhiều thay đổi to lớn vềchính sách thương mại đã diễn ra Nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan tới thươngmại đã được ban hành như Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài,Luật Thương mại, Nghị định số 57/NĐ-CP, Quyết định số 46/QĐ-TTg, v.v Kinh tế ViệtNam phát triển khá nhanh và ổn định Đồng thời chính sách thương mại đã khá tự do, nhiềuhàng rào phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu được giảm đáng kể.
Về quan hệ kinh tế đối ngoại, từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tích cực tham giaquá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á(ASEAN) và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, Diễn đàn Hợp tác á - Âu(ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái bình dương (APEC) năm 1998.Tháng 7/2000, Hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa kỳ đã được kýkết và bắt đầu có hiệu lực từ 11/12/2001 Hiện nay Việt Nam đang tích cực đàm phán gianhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang tiến hành xây dựng chính sách thươngmại phù hợp với qui định của WTO.
Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong hơn mộtthập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩuhàng hóa Trong khi một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thịtrường thế giới, đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩuđiều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại cũng có thể dẫn đếnmột số tác động bất lợi Vài năm trước đây nếu hàng nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giákhó gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất mặt hàng cùng loại trong nước thì trong những nămtới lại có thể gây ra những tổn thất lớn do khi đó hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chếđịnh lượng có thể đã biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu bị giảm xuống Vì vậy, đãđến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp vớicác qui định của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng lần đầu tiên ở Canada vào năm 1904 và ngàycàng được phổ biến rộng rãi không những ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU, úc màcả các nước đang phát triển như Brazil, Arhentina, Mexico, ấn độ, Malaysia Đây là mộtcông cụ bảo vệ hiệu quả hàng hóa sản xuất trong nước khi phảI cạnh tranh với hàng nhậpkhẩu bị bán phá giá.
Mặc dù Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập
Trang 3khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ ngày 4/4/2001 cũng qui định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giátrong năm 2001 nhưng cho đến nay Việt Nam chưa áp dụng trường hợp thuế chống bán phágiá nào do chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc điều tra phágiá và áp dụng thuế chống bán phá giá.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban soạn thảo Pháp lệnh về thuế chốngbán phá giá đã được thành lập ngày 2/2/2002 Pháp lệnh này đã được đăng ký vào Chươngtrình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội vào năm 2003 Để đáp ứng nhu cầu tăng cườngbảo hộ sản xuất trong nước và hỗ trợ việc xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, đề
tài Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai nghiên cứu trong vòng một năm với
các nội dung chính như sau:
Chương I giới thiệu khái niệm bán phá giá và ý nghĩa kinh tế của thuế chống bán phágiá, vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất, phân tích lợi ích chung củatoàn xã hội khi áp dụng thuế chống bán phá giá Một kết luận đáng lưu ý của Chương này làthuế chống bán phá giá, mặc dù có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước nhưng lại có thể gâythiệt hại cho lợi ích tổng thể toàn xã hội trong trường hợp lợi ích đem lại cho nhà sản xuấtkhông đủ bù đắp cho thiệt hại của người tiêu dùng mặt hàng bị đánh thuế chống bán phá giá.
Chương I cũng giới thiệu các điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá trong thươngmại quốc tế và thủ tục điều tra phá giá theo qui định của Hiệp định Chống bán phá giá củaWTO Nguyên tắc đánh thuế chống bán phá giá rất đơn giản: giá trị thuế không được vượtquá mức chênh lệch giữa giá trị thông thường (giá bán sản phẩm tương tự ở thị trường nướcxuất khẩu) và giá xuất khẩu Nhưng trên thực tế để so sánh được hai giá trị này một cáchchính xác và công bằng thì cần phải qui định thủ tục điều tra và cách tính rất chi tiết Ngoàira để áp dụng được thuế chống bán phá giá cần phảI có qui định chặt chẽ về cách đánh thuế,truy thu thuế, hoàn thuế và khiếu nại Hiệp định Chống bán phá giá của WTO đưa ra quiđịnh về tất cả các thủ tục đó và tất cả các nước thành viên WTO đều phải ban hành luật quốcgia về chống bán phá giá phù hợp với Hiệp định này.
Chương II giới thiệu tổng quan về tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thếgiới Mặc dù thuế chống bán phá giá bắt đầu được áp dụng ở các nước phát triển như Hoakỳ, Canada nhưng ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển như Braxin,ấn độ, Malaysia, v.v Thực tiễn áp dụng loại thuế này ở một số nước thành viên WTO nhưHoa kỳ, Canada, EU và Thái lan cho thấy nguyên tắc điều tra phá giá của các nước này về cơbản đều phù hợp với qui định của WTO Tuy nhiên, tổ chức bộ máy điều tra phá giá và cách
Trang 4thu thuế chống bán phá giá ở các nước này có một số khác biệt Việc nghiên cứu những khácbiệt này rất có ích cho việc triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá ở nước ta.
Chương III phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khả năng áp dụng thuếchống bán phá giá của Việt Nam Việc mở cửa thị trường dẫn đến nhu cầu bảo hộ sản xuấttrong nước bằng các công cụ mới ngày càng tăng, đặc biệt là công cụ thuế chống bán phágiá Nhưng áp dụng thuế chống bán phá giá là một vấn đề rất phức tạp Để có thể triển khaiáp dụng được thuế chống bán phá giá trước hết cần phải ban hành văn bản quy phạm phápluật về loại thuế này, sau đó cần tổ chức các cơ quan thực thi chống phá giá và đào tạonguồn nhân lực.
Sau khi nghiên cứu cơ sở khoa học và một số mô hình áp dụng thuế chống bán phágiá điển hình ở một số nước trên thế giới, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, đề tàiđưa ra kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt Nam, bao gồm những vấn đềsau:
- Ban hành Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá;
- Thành lập ủy ban liên Bộ để thực thi chống bán phá giá;
- Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.
Phụ lục 1 giới thiệu về các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã và đang bị điềutra/áp dụng thuế chống bán phá giá trên thị trường quốc tế Phụ lục 2 giới thiệu các mặt hàngnhập khẩu vào Việt Nam có khả năng bị bán phá giá và cuối cùng Phụ lục 3 giới thiệu toànvăn Hiệp định Chống bán phá giá của WTO.
Trong một năm qua nhóm nghiên cứu đề tài đã nỗ lực làm việc để có được kết quảnghiên cứu này và hy vọng đề tài sẽ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng Pháp lệnh về thuếchống bán phá giá ở Việt Nam Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các đồngnghiệp ở Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan vàcác cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quátrình nghiên cứu đề tài này.
Trang 5- Bán phá giá: Trong ngôn ngữ tiếng Việt, bán phá giá thường được hiểu là hành động
bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường, làmcho những người bán hàng khác phải hạ giá bán Như vậy ở đây có sự so sánh về giátrên cùng một thị trường Tuy nhiên, khái niệm bán phá giá trong thương mại quốc tếhàm ý so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau: thị trường nước nhập khẩu và thịtrường nước xuất khẩu, mặc dù giá bán ở thị trường tiêu thụ (nước nhập khẩu) có thểkhông khác nhau, thậm chí có thể xảy ra trường hợp giá bán cao hơn giá hiện hành.Nhìn chung, các tài liệu quốc tế đều thống nhất hiện tượng bán phá giá xảy ra khi hànghoá xuất khẩu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nộiđịa (của nước xuất khẩu) Nếu đọc lướt qua, định nghĩa này thật đơn giản, chỉ việc sosánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địatức là có sự bán phá giá Tuy nhiên, sự việc lại không đơn giản chút nào khi một loạtcâu hỏi được đặt ra cần giải quyết khi so sánh giá để đảm bảo sự chính xác và côngbằng: giá nội địa là giá nào? Là giá bán buôn hay bán lẻ? Giá xuất khẩu là giá nào?v.v
- Thuế chống bán phá giá: là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặt hàng
nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giáđó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
2 ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá
Tác động của việc bán phá giá được đánh giá một cách đơn giản theo hình dưới đây.Trước khi có việc hàng của nước khác được bán vào thị trường một nước với giá thấp hơngiá hiện hành, cung và cầu mặt hàng đó cân bằng ở điểm E, với giá P1 và lượng tiêu thụ Q1,hoàn toàn là hàng sản xuất trong nước Tuy nhiên, khi có nguồn hàng nước ngoài bán với giáthấp hơn là P2, lượng tiêu thụ tăng lên Q2, trong đó lượng hàng sản xuất trong nước giảmxuống chỉ còn Q’2, lượng hàng nhập khẩu là Q2-Q’2
Từ hình này cho thấy thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm một lượng bằng diệntích hình thang ABDE, trong khi đó thặng dư của nhà sản xuất trong nước giảm một lượng
bằng diên tích hình thang ABCE Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gâythiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Về tổngthể, toàn xã hội được lợi bằng diện tích tam giác CDE.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác độngtiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc gây thiệthại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thườngtìm biện pháp để chống lại hành động này Tuy nhiên, cần phải có sự phân tích thấu đáo bản
Trang 6chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đềucó hại hay không để từ đó có biện pháp đối phó thích ứng.
Có thể hình dung các trường hợp bán phá giá sau đây:
Thứ nhất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao
hơn chi phí sản xuất;
Thứ hai, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên là thấp hơn giá thị trường
trong nước Trong trường hợp này còn có thể xảy ra một số tình huống khácnhau, tuỳ thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay chi phí"chi phí lề".
Trường hợp thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nhưng cao hơn chi phí
sản xuất Trường hợp này có thể xảy ra khi một hãng chiếm vị thế độc quyền hoặc gần nhưđộc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từhàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu Trong trường hợpnày, vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, hãng đó sẽ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấnđịnh giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được Trong khiđó, do phải cạnh tranh ở thị trường nước xuất khẩu, hãng đó chỉ có thể bán với giá đang tồntại ở thị trường đó Như vậy đã xảy ra việc bán phá giá như định nghĩa ở trên Nếu việc bánphá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoànhảo), sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẽ không cần thiếtphải có biện pháp chống lại Tuy nhiên, nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớnvà trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu, sẽ gây tác động đến lợi íchcủa nước nhập khẩu Người tiêu dùng sẽ được lợi từ giá thấp, nhưng ngược lại các nhà sảnxuất và công nhân trong ngành công nghiệp đó sẽ bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm.Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớnhơn thiệt hại của người sản xuất và công nhân hay không Ngay cả trong trường hợp về tổngthể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giáđối với hàng hóa của hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hãng đó có thể lập luận rằngdo điều kiện thị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bất kỳ hãng nào cũng có thể thamgia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống Tuy nhiên, để khắc phục thiệt hại, nước nhậpkhẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác như tự vệ.
Trường hợp thứ hai: Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất Trước hết, để hiểu được ý
nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn chi phí, cần phân biệt các loại chi phí Thông
thường, chi phí sản xuất được phân biệt theo 2 loại: chi phí bình quân (average cost) và chi
phí lề (marginal cost) Chi phí bình quân được tính bằng tổng tất cả các chi phí một hãng
Trang 7phải chịu chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra Chi phí lề là chi phí phải bỏ ra để sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiềuloại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏchi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi Chính chi phí lề là yếu tố quyết địnhtrong việc định giá của một hãng trong thời gian ngắn hạn khi phải chịu chi phí nhất định đểthâm nhập một thị trường Khi nhu cầu của thị trường bị giảm, kéo theo giá thị trường giảm,
và các hãng theo đó cũng phải giảm giá bán Nếu giá bán thấp hơn chi phí bình quân, hãng
đó sẽ bị lỗ Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định không phụ thuộc vào lượng sản xuất,mức độ lỗ sẽ phụ thuộc vào lượng hàng bán ra và vào mức chi phí lề Nếu giá bán vẫn caohơn chi phí lề, hãng vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẽ phụchồi, hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường đó Đây là sự phản ứng rấtbình thường của các hãng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hãng nước ngoài vàhãng nội địa.Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu làbất hợp lý vì như vậy sẽ đối xử không công bằng giữa hãng nội địa và hãng nước ngoài Tuynhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các hãng nội địa giảm nhẹthiệt hại dưới hình thức các biện pháp tự vệ Cũng có những trường hợp các hãng bán với
giá thấp hơn chi phí lề Trong các trường hợp này không thể xem xét hành động của các
hãng với mục tiêu là nhằm tối đa hoá lợi nhuận mà vì các mục tiêu khác
- Chiếm lĩnh thị trường Một hãng nước ngoài, với mục tiêu thiết lập vị thế độc quyền
ở thị trường nội địa, thực hiện chính sách bán sản phẩm của mình với giá thấp hơnchi phí lề cho đến khi đẩy hết các đối thủ cạnh tranh khác ra khỏi thị trường mặt hàngđó Sau khi chiếm được thị trường, hãng đó lại nâng giá để khai thác lợi thế độcquyền của mình Ngoài tác động làm cho các nhà sản xuất trong nước bị phá sản,hành động này còn làm giảm lợi ích của toàn xã hội như trong trường hợp độc quyềnkhác, và do vậy cần có biện pháp ngăn cản.
- Cạnh tranh giành thị phần Một trong những biện pháp marketing các hãng có thể sử
dụng để cạnh tranh nhằm tăng thị phần trên một thị trường là bán với giá thấp hơnchi phí lề trong một thời gian ngắn với hy vọng lượng hàng bán tăng trong tương laivới giá bình thường sẽ bù đắp phần lỗ.
- Tóm lại, có rất nhiều trường hợp các hãng nước ngoài có thể xuất khẩu hàng củamình sang thị trường nước khác với giá thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cảchi phí sản xuất, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều có thể gán cho cái tên"bán phá giá" để áp dụng các biện pháp ngăn cản Trong nhiều trường hợp làm như
Trang 8vậy chỉ tạo ra một sự bảo hộ không cần thiết cho ngành sản xuất trong nước, làmgiảm lợi ích của người tiêu dùng cũng như của toàn xã hội
3 Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất
Biện pháp được phép sử dụng trong chống bán phá là thuế theo tỷ lệ phần trăm
(ad-valorem), do vậy tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của biện pháp này cũng giống như
tác động của thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần trăm Tác động đó được phân tíchtheo phương pháp "cân bằng từng phần" như sau:
Khi một sắc thuế T được áp dụng, làm cho giá trong nước của sản phẩm tăng lên mộtlượng bằng T Do vậy, với các yếu tố về cầu của thị trường nội địa đối với sản phẩm đókhông đổi, lượng tiêu thụ giảm từ Q1 xuống Q’1, trong đó lượng hàng sản xuất trong nướctăng từ Q2 lên Q’2, lượng hàng nhập khẩu giảm xuống chỉ còn bằng Q’1-Q’2 Như vậy cóthể thấy rõ tác động bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với sản xuất trong nước: làm tăng giátrong nước, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước Các nhà sản xuấttrong nước được hưởng lợi rõ ràng khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng thêm một lượngbằng diện tích tứ giác ACJG.
Tuy nhiên, cùng với việc các nhà sản xuất được hưởng lợi thì người tiêu dùng lại bịthiệt hại: giá trị thặng dư của họ bị giảm một lượng bằng diện tích tứ giác ABHG Nhà nướccũng được hưởng lợi khi ngân sách thu vào từ thuế nhập khẩu tăng một lượng bằng diện tíchhình chữ nhật MNHJ Thế nhưng, xét về tổng thể, toàn xã hội sẽ bị thiệt khi lợi ích mang lạicho các nhà sản xuất trong nước và Nhà nước không thể bù đắp cho thiệt hại về lợi ích củangười tiêu dùng Lượng thiệt hại của xã hội bằng diện tích tam giác CMJ cộng diện tích tamgiác NBH.
Ngoài tác động bảo hộ của thuế chống phá giá như phân tích trên đây, quá trình dẫnđến việc áp dụng thuế chống phá giá cũng phần nào có tác động bảo hộ Ví dụ, bản thân việcbắt đầu quá trình điều tra chống phá giá có nghĩa là trong tương lai rất có thể thuế chống phágiá sẽ được áp dụng, làm cho sản phẩm là đối tượng điều tra trở nên ít hấp dẫn hơn đối vớicác nhà nhập khẩu, như vậy phần nào đã ngăn cản dòng hàng hoá nhập khẩu.
II Giới thiệu Hiệp định Chống bán phá giá của WTO
Năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết lập với sự ra đời của Hiệp địnhchung về Thuế quan và Thương mại (GATT) Trải qua gần một nửa thế kỷ, những qui địnhcủa GATT về thương mại đa biên, trong đó có qui định về chống bán phá giá (Điều VI) tỏ rachưa chặt chẽ Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định Chống bán phá giá đã có những quiđịnh chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với Điều VI của GATT.
Trang 9Theo Hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phágiá khi:
- Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
- Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước; và
- Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục.
Hiệp định Chống bán phá giá của WTO qui định rất chi tiết nguyên tắc xác định phágiá, cách tính biên độ phá giá và thủ tục điều tra phá giá như sau:
1 Xác định việc bán phá giá
a Định nghĩa phá giá
Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi:
- giá xuất khẩu sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thươngmại thông thường ("giá trị thông thường")
- của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu WTO không đề cậpđến trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự trong thị trường nội địa của một nước.
Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống
với sản phẩm là đối tượng điều tra.
Điều kiện thương mại thông thường: không có định nghĩa Ví dụ: khi giá bán tại thị
trường nội địa nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất thì có thể coi như là không nằmtrong điều kiện thương mại thông thường.
Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
- SPTT không được bán nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường; hoặc- có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc
- số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu) thì:GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba ; hoặc
GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung.)+ lợi nhuận
Trang 10Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (giá bán hàngvà giá nguyên liệu đầu vào do chính phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp dụng đểxác định GTTT.
- So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/bán buôn/bán lẻ),
thường lấy giá ở khâu xuất xưởng;
- Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
Việc so sánh GTTT và GXK là cả một quá trình tính toán rất phức tạp, vì không phải baogiờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của GTTT và GXK mà chỉ có mức giá bán buôn hoặcbán lẻ của SPTT ở thị trường nước xuất khẩu (GTTT+) và giá tính thuế hải quan, giá hợpđồng hoặc giá bán buôn/bán lẻ SPTT của nhà nhập khẩu (GXK+) nên thường phải có một số
điều chỉnh để có thể so sánh GTTT và GXK một cách công bằng.
Điều chỉnh các chênh lệch trong:
- điều kiện bán hàng- các loại thuế- số lượng sản phẩm
- đặc tính vật lý của sản phẩm
- và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá
Ví dụ: khi lấy giá bán SPTT cho một người mua độc lập ở nước nhập khẩu làm GXK+ thì
GXK sẽ được xác định bằng cách điều chỉnh như sau:
GXK = (GXK+) - (lợi nhuận) - (các loại thuế + chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đếnkhâu bán hàng)
Cách so sánh:
- Trung bình GTTT so với trung bình GXK; hoặc
- GTTT (từng giao dịch) so với GXK (từng giao dịch); hoặc
Trang 11- Trung bình GTTT so với GXK (từng giao dịch)
(cách này chỉ được áp dụng khi GXK+ chênh lệch đáng kể giữa những người mua, các vùnghoặc giữa các khoảng thời gian khác nhau)
Trường hợp SPTT được xuất khẩu sang nước nhập khẩu qua một nước trung gian (nước xuấtkhẩu):
- Giá SPTT ở nước xuất khẩu (nước trung gian ) so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu
sang nước nhập khẩu.
Nếu SPTT chỉ đơn thuần được chở từ nước sản xuất qua nước xuất khẩu thì:
- Giá ở nước xuất xứ so với giá bán SPTT từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
2 Xác định thiệt hại
Định nghĩa thiệt hại:
- Thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại hiện tại); hoặc
- Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước (thiệt hại tươnglai); hoặc
- Làm trì trệ sự phát triển một ngành sản xuất trong nước (không có qui định cụ thể)Như vậy, để xác định thiệt hại cần xem xét các nhân tố sau:
(i) Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể không?(ii) Tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá SPTT: Giá của hàng nhập khẩu đó:
- có rẻ hơn giá SPTT sản xuất ở nước nhập khẩu nhiều không?
- có làm sụt giá hoặc kìm giá SPTT ở thị trường nước nhập khẩu không?
Khi sản phẩm thuộc diện điều tra được nhập khẩu từ nhiều nước: đánh giá gộp tác động nếuBĐPG >= 2% GXK và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước >= 3% khối lượng nhậpkhẩu SPTT Việc khảo sát tác động của hàng nhập khẩu bị bán phá giá đối với một ngành sảnxuất trong nước phải xem xét tất cả các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành sản xuấtđó, gồm những yếu tố sau:
- Năng suất- Thị phần- Biên độ phá giá
- Giá nội địa ở nước nhập khẩu
- Suy giảm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh số bán hàng- Số lượng hàng tồn kho
- Sản lượng
- Tình trạng thất nghiệp- Lương
Trang 12- Tác động tiêu cực đến luồng tiền- Huy động năng lực
- Lợi nhuận
- Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư- Đầu tư
- Khả năng huy động vốn- Tốc độ tăng trưởng
Khi xác định mối liên hệ giữa việc bán phá giá hàng nhập khẩu và thiệt hại cho một ngànhsản xuất trong nước: cần tính đến những yếu tố khác (ngoài việc bán phá giá), nếu các yếu tốnày gây thiệt hại cho ngành sản xuất đó thì không được quy thiệt hại của ngành sản xuất đódo hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra.
Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần xem xét:- Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lai;
- Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhập khẩu;- Tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá SPTT ở nước nhập khẩu;
- Số lượng tồn kho SPTT ở nước nhập khẩu
3 Ngành sản xuất trong nước
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra SPTT hoặc
một số nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng trong nước Có thể xuất hiệnmột số trường hợp đặc thù dẫn tới việc xác định cụ thể ngành sản xuất trong nước sau:- Nhà sản xuất và nhà xuất khẩu/nhập khẩu có liên quan với nhau: ngành sản xuất trong
nước là các nhà sản xuất còn lại.
- Lãnh thổ nước nhập khẩu bị chia thành nhiều thị trường riêng: các nhà sản xuất ở mỗi thị
trường có thể coi là một ngành sản xuất riêng nếu:
+ bán toàn bộ hoặc phần lớn sản phẩm liên quan ra thị trường đó; và
+ nhu cầu của thị trường đó đối với SPTT nhập khẩu từ nước khác là không đáng kể.
4 Nộp đơn yêu cầu tiến hành điều tra chống phá giá
Việc điều tra nhằm xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của một sản phẩm bị bán phá giásẽ được tiến hành khi:
- có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trongnước đề nghị điều tra phá giá; hoặc
- không có đơn bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sảnxuất trong nước nhưng cơ quan điều tra có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá, thiệt hại
Trang 13và mối liên hệ giữa hai yếu tố này Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thôngtin sau:
- Tên người nộp đơn, số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự do người nộp đơn sản xuấttrong nước Nếu đơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất trong nước thì đơn phải nêu danhsách tất cả các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước và số lượng,
giá trị của các sản phẩm tương tự do các nhà sản xuất này sản xuất;
- Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, xuất xứ hàng hóa, tên nhà xuất khẩu hoặcnhà sản xuất nước ngoài;
- Giá sản phẩm liên quan khi tiêu thụ ở thị trường trong nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu,hoặc giá mà sản phẩm liên quan được bán cho người mua độc lập đầu tiên ở nước nhậpkhẩu;
- Số lượng nhập khẩu của sản phẩm đang bị nghi ngờ phá giá, ảnh hưởng của việc nhập khẩunày lên giá sản phẩm tương tự ở thị trường nước nhập khẩu và ảnh hưởng đối với ngành sảnxuất trong nước Cơ quan điều tra sẽ xác minh tính chính xác và đầy đủ của các bằng chứngnêu trong đơn để xác định xem đã có đủ lý do hợp lệ để tiến hành điều tra chưa Cơ quanđiều tra sẽ không tiến hành điều tra phá giá trừ khi xác định được rằng đơn xin điều tra được
nộp bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước của
Cuộc điều tra phá giá sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng:
i) biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu; hoặc
ii) số lượng nhập khẩu hàng bị nghi ngờ bán phá giá từ một nước nhỏ hơn 3% tổng nhập
khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, trừ trường hợp từng nước xuất khẩu có lượnghàng nhập khẩu dưới 3%, nhưng lượng hàng nhập khẩu của tất cả các nước xuất khẩu chiếmtrên 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.
Thủ tục hải quan vẫn được tiến hành trong khi điều tra phá giá Trừ trường hợp đặc biệt, mộtcuộc điều tra phá giá sẽ được tiến hành trong vòng 1 năm, và trong bất kỳ trường hợp nàocũng không được quá 18 tháng.
5 Thu thập thông tin
Cơ quan điều tra sẽ gửi thông báo cho tất cả các bên có quan tâm đến cuộc điều tra phá giáđề nghị cung cấp bằng văn bản mọi bằng chứng liên quan đến cuộc điều tra Thời hạn trả lời
Trang 14câu hỏi điều tra là 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày hoặc lâu hơn nếu cần thiết.Ngay khi bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi nguyên văn đơn đề nghị điều tra cho cácnhà xuất khẩu và cơ quan liên quan ở nước xuất khẩu và các bên quan tâm khi có yêu cầu.Trong suốt quá trình điều tra, cơ quan điều tra sẽ tạo đầy đủ điều kiện cho các bên quan tâmbảo vệ quyền lợi của mình, gặp các bên có quyền lợi đối nghịch để trao đổi quan điểm vàđưa ra thỏa thuận Các bên quan tâm có quyền trình bày các thông tin khác bằng miệng,nhưng sẽ chỉ được cơ quan điều tra lưu ý tới khi được soạn lại bằng
văn bản và gửi cho các bên quan tâm khác.
Bất kỳ thông tin nào có tính bí mật (chẳng hạn, bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng hoặc gây táchại cho người cung cấp thông tin) hoặc được các bên cung cấp một cách bí mật sẽ khôngđược tiết lộ nếu không được bên cung cấp cho phép Cơ quan điều tra có thể tiến hành điềutra ở nước ngoài nếu cần thiết để thẩm định các thông tin cung cấp hoặc để tìm hiểu thêm chitiết với điều kiện được sự đồng ý của các công ty liên quan và thông báo cho đại diện chínhphủ nước này và nước này không phản đối.
Cơ quan điều tra sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất sảnphẩm đang bị điều tra Trường hợp không tính được biên độ phá giá riêng do số nhà xuấtkhẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm liên quan quá lớn thì cơ quan điều tracó thể giới hạn diện điều tra tới một số nhà sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc giới hạnở một số loại sản phẩm nhất định bằng cách sử dụng mẫu thống kê, hoặc giới hạn ở tỷ lệphần trăm lớn nhất của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước liên quan.
Việc chọn các nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu hoặc loại sản phẩm để điều tragiới hạn sẽ được tiến hành trên cơ sở tham khảo ý kiến và có sự đồng ý của các nhà sản xuất,nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có liên quan.
Trong trường hợp cơ quan điều tra giới hạn diện điều tra như nêu trên, họ vẫn có thể tínhbiên độ phá giá riêng cho các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất mà ban đầu không được đưavào diện điều tra nhưng đã cung cấp thông tin đúng thời hạn.
Cơ quan điều tra sẽ tạo điều kiện cho người tiêu dùng sản phẩm đang điều tra hoặc tổ chứcđại diện người tiêu dùng cung cấp thông tin liên quan đến cuộc điều tra nếu sản phẩm đượcbán lẻ rộng rãi.
Trang 15thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến sẽ áp dụng.
Trên thực tế, biện pháp tạm thời hay được áp dụng nhất là đặt cọc Điều kiện áp dụng biệnpháp tạm thời:
i) cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo đúng thủ tục, gửi thông báo và tạo điều kiện chocác bên quan tâm cung cấp thông tin và trình bày ý kiến;
ii) có kết luận sơ bộ về việc xảy ra bán phá giá và dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trongnước; và
iii) cơ quan điều tra kết luận rằng biện pháp tạm thời là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại trongquá trình điều tra.
Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều tra và sẽ đượcduy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc trong trường hợp cần thiết thì cũngkhông được quá 6 tháng Trường hợp cơ quan điều tra xác định được rằng khoản thuế thấphơn biên độ phá giá đã đủ để khắc phục thiệt hại thì thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời cóthể là 6 tháng hoặc 9 tháng.
7 Cam kết giá
Việc điều tra có thể ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặcthuế chống bán phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừngxuất khẩu phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằngbiện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại Mức giá tăng không nhất thiết phải lớn hơn màthường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho ngành sản xuấttrong nước.
Cơ quan điều tra sẽ không chấp nhận cho các nhà xuất khẩu cam kết giá nếu
thấy việc cam kết không khả thi, chẳng hạn như khi số lượng nhà xuất khẩu thực tế quá lớn.Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ giải thích rõ lý do không chấp nhận cam kết giávới các nhà xuất khẩu.
Nếu cơ quan điều tra chấp nhận việc cam kết giá thì cuộc điều tra phá giá và thiệt hại vẫn cóthể được hoàn tất nếu nhà xuất khẩu muốn như vậy và cơ quan điều tra đồng ý Trong trườnghợp này, nếu điều tra đi đến kết luận là không có phá giá hoặc không gây thiệt hại thì việccam kết giá sẽ đương nhiên chấm dứt, trừ khi kết luận trên được rút ra trong bối cảnh đã camkết giá rồi Trường hợp này, cam kết giá sẽ được duy trì trong thời hạn hợp lý.
Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng nhà xuất khẩu không bắtbuộc phải cam kết.
Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào đã chấpnhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện cam kết giá.Trường hợp nhà
Trang 16xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thờitrên cơ sở các thông tin mà họ có (best information).
8 áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá
Việc quyết định có đánh thuế chống bán phá giá hay không và đánh thuế tương đương haynhỏ hơn biên độ phá giá sẽ do cơ quan điều tra của nước nhập khẩu quyết định Đối với một
sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng
nhà xuất khẩu/sản xuất Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp,
trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gâythiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết giá.
Trị giá thuế chống bán phá giá áp dụng sẽ không được vượt quá biên độ phá giá.
Có 2 hình thức thu thuế chống bán phá giá:
Kiểu tính thuế hồi tố (kiểu của Hoa Kỳ): việc tính mức thuế được căn cứ vào số liệu của
thời điểm trước khi điều tra (6 tháng - 1 năm) Sau khi điều tra, cơ quan chức năng bắt đầuáp dụng một mức thuế chống bán phá giá Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhậpkhẩu yêu cầu đánh giá lại mức thuế (do giá xuất khẩu tăng lên) thì cơ quan chức năng sẽ tiếnhành xác định lại số tiền thuế phải nộp trong vòng tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi
nhận được yêu cầu Sau đó mức thuế mới sẽ được áp dụng Việc hoàn thuế sẽ được thực
hiện trong vòng 90 ngày sau khi xác định lại mức thuế cuối cùng phải nộp.
Kiểu tính thuế ấn định (kiểu của EU): cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi
điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp dụng thuế
chống bán phá giá Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoànthuế với phần trị giá cao hơn biên độ phá giá (do giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năngsẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khinhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng chứng Việc hoàn thuế sẽ được thực hiệntrong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế.
Thu thuế với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra:
Trường hợp số nhà xuất khẩu/sản xuất sản phẩm bán phá giá quá lớn, không tính riêng biên
độ phá giá được thì cơ quan chức năng sẽ giới hạn việc điều tra ở một số nhà xuất
khẩu/sản xuất nhất định trên cơ sở trao đổi với các nhà xuất khẩu/sản xuất liên quan.
Mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu không điều tra không được vượtquá bình quân gia quyền BĐPG của các nhà xuất khẩu có điều tra Sau mỗi đợt rà soát,
hàng nhập khẩu thuộc diện không điều tra sẽ được hoàn lại khoản thuế bằng:Bình quân gia quyền BĐPG (cũ) - bình quân gia quyền BĐPG (mới)
Trang 17Khi có yêu cầu từ các nhà xuất khẩu không điều tra, cơ quan chức năng sẽ tính lại mức thuếbằng:
Bình quân gia quyền GTTT (nhà XK có điều tra) - giá xuất khẩu (nhà XK không điều tra)
Phải loại trừ các biên độ bằng không và biên độ tối thiểu (2%) khi tính bình quân gia quyềnBĐPG Hàng nhập khẩu mới, nghĩa là:
- chưa được xuất khẩu sang nước nhập khẩu trong giai đoạn điều tra
- nhập khẩu từ nguồn không liên quan đến các nhà xuất khẩu đang bị đánh thuế chống bánphá giá sẽ được cơ quan chức năng rà soát để xác định BĐPG riêng và không bị đánh thuếchống bán phá giá trong thời gian tiến hành rà soát Tuy nhiên, hàng nhập khẩu này có thể bịtruy thu thuế kể từ ngày bắt đầu rà soát nếu cơ quan chức năng xác định được là có bán phágiá.
9 Truy thu thuế
Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng với sản phẩm được đưa
ra bán sau thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (60 ngày sau khi điều tra)hoặc quyết định đánh thuế chống bán phá giá (1 năm – 18 tháng sau khi điều tra) có hiệu
Có thể truy thu thuế trong các trường hợp sau:
(1) quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào thiệt hại vật chất; hoặc
(2) quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào nguy cơ gây thiệt hại và thiệthại thực tế đã có thể xảy ra nếu không áp dụng biện pháp tạm thời Trong các trường hợpnày có thể truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp tạm thời.
(3) có thể truy thu thuế đến tận 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu cơ
quan chức năng xác định được:
(i) có cả một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã hoặc lẽ ra phảinhận thức được rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệthại; và
(ii) thiệt hại bị gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong thời gian ngắn trước khiáp dụng biện pháp tạm thời (trường hợp này nhà nhập khẩu được phép trình bày ý kiến) Tuy
nhiên, không được truy thu thuế với sản phẩm được nhập khẩu trước ngày
bắt đầu điều tra Phải hoàn thuế trong những trường hợp sau:
1) Nếu mức thuế cuối cùng xác định được thấp hơn mức thuế tạm thời đã thu thì phải hoànlại khoản chênh lệch cho nhà nhập khẩu, nếu cao hơn thì không được thu thêm.
2) Nếu kết luận điều tra cuối cùng khẳng định việc bán phá giá sẽ có thể dẫn đến thiệt hạihoặc làm chậm sự phát triển của ngành sản xuất trong nước thì thuế chống bán phá giá chỉ
Trang 18được đánh từ ngày ra kết luận điều tra cuối cùng và phải hoàn lại số tiền đặt cọc đã thu khiáp dụng biện pháp tạm thời.
3) Nếu kết luận cuối cùng là không đánh thuế chống bán phá giá thì khoản tiền đặt cọc khiáp dụng biện pháp tạm thời sẽ được hoàn trả.
10 Rà soát
Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành ràsoát việc tiếp tục đánh thuế hoặc theo đề nghị của bất kỳ bên liên quan nào về vấn đề:
- có cần tiếp tục đánh thuế không; hoặc
- nếu ngừng đánh thuế hoặc thay đổi mức thuế thì có dẫn đến thiệt hại không.Cơ quan chứcnăng sẽ quyết định ngừng đánh thuế nếu, sau khi rà soát, xác định được rằng không cần thiếttiếp tục đánh thuế nữa.
Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng tối đa trong 5 năm Trước khi hết
thời hạn trên, cơ quan chức năng sẽ tự tiến hành rà soát hoặc theo đề nghị của đại diện ngànhsản xuất trong nước Nếu như sau khi rà soát (thường trong vòng 12 tháng), cơ quan chức
năng xác định được là việc ngừng đánh thuế có thể dẫn đến thiệt hại thì có thể tiếp tục đánh
11 Thông báo công khai và giải thích các kết luận
Khi cơ quan điều tra thấy rằng đã có đầy đủ bằng chứng để tiến hành điều tra phá giá thì họsẽ gửi thông báo cho nước hoặc các nước có sản phẩm bị điều tra và các bên có quan tâmkhác Thông báo này gồm những thông tin sau:
- tên (các) nước xuất khẩu sản phẩm liên quan;- ngày bắt đầu điều tra;
- căn cứ về hành vi phá giá ở trong đơn xin điều tra;- tóm tắt các yếu tố được coi là cơ sở xác định thiệt hại;- địa chỉ liên hệ để liên lạc với đại diện của các bên;- thời hạn đưa ra quan điểm cho các bên.
Cơ quan điều tra phải gửi thông báo trong các trường hợp sau:
- kết luận sơ bộ hay kết luận cuối cùng về việc có xảy ra phá giá hay không;- nhà xuất khẩu chấp nhận cam kết giá và khi chấm dứt cam kết giá;
- áp dụng biện pháp tạm thời ;
- kết luận về cuộc điều tra và áp dụng, chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá.
Mỗi một thông báo như nêu trên phải được soạn dưới dạng một báo cáo riêng, trong đó nêuđầy đủ các thông tin và kết luận về mọi khía cạnh cả về mặt pháp lý và mặt thực tế Thôngbáo về việc áp dụng biện pháp tạm thời và biện pháp cuối cùng (thuế chống bán phá giá)
Trang 19phải giải thích rõ kết luận sơ bộ hay kết luận cuối cùng về phá giá và thiệt hại và phải baogồm những thông tin như sau:
- tên (các) nhà cung cấp sản phẩm hoặc trường hợp không có thông tin thì phảI nêu tên nướccung cấp sản phẩm đó;
12 Cơ chế khiếu kiện độc lập
Tất cả những thành viên WTO mà luật pháp quốc gia có qui định về biện pháp chống bánphá giá phải đảm bảo một cơ chế hành chính, trọng tài hoặc tòa án độc lập với cơ quan điềutra nhằm rà soát lại các quyết định hành chính liên quan đến việc ra kết luận cuối cùng vềviệc có áp dụng thuế chống bán phá giá hay không và việc điều chỉnh thời hạn áp dụng thuếchống bán phá giá.
13 Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba
Một nước thứ ba có thể nộp đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá ở nước khác Đơn nàyphải nêu các thông tin về giá để chứng minh rằng hàng nhập khẩu bị bán phá giá và gây thiệthại cho ngành sản xuất trong nước liên quan ở nước thứ ba.
Chính phủ nước thứ ba phải tạo mọi điều kiện cho cơ quan điều tra của nước nhập khẩuđiều tra các thông tin cần thiết.
Khi xử lý đơn của nước thứ ba, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ xem xét tác độngcủa việc bán phá giá nêu trong đơn tới toàn bộ ngành sản xuất liên quan của nước thứ ba,nghĩa là không chỉ đánh giá thiệt hại do tác động của việc bán phá giá đối với xuất khẩu củangành đó sang nước nhập khẩu hay thậm chí đối với toàn bộ xuất khẩu của ngành đó Việcquyết định có tiến hành điều tra hay không sẽ do nước nhập khẩu quyết định.
14 Thành viên đang phát triển
Các thành viên phát triển của WTO sẽ lưu ý đến tình hình riêng của thành viên đang pháttriển khi xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá.
15 ủy ban chống bán phá giá
ủy ban chống bán phá giá bao gồm đại diện các thành viên WTO được thành lập nhằm thựchiện các nghĩa vụ qui định trong Hiệp định này và tạo điều kiện cho các thành viên trao đổivới nhau về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Chống bán phá giá ủy ban
Trang 20này họp ít nhất 2 lần mỗi năm, Ban Thư ký WTO sẽ thực hiện chức năng thư ký cho ủy bannày.
Các thành viên WTO phải thông báo cho ủy ban chống bán phá giá:
- ngay lập tức khi họ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời hay lâu dài;
- nửa năm một lần (theo mẫu qui định) về các biện pháp chống bán phá giá mà họ áp dụngtrong vòng 6 tháng trước đấy Các thành viên có thể tham khảo thông báo này tại Ban Thưký WTO;
- cơ quan nào ở nước mình có thẩm quyền điều tra phá giá, luật qui định thủ tục điều tra phágiá của nước mình.
16 Trao đổi và giải quyết tranh chấp
Các qui định trong Biên bản về Giải quyết Tranh chấp (DSU) của WTO sẽ được áp dụng choviệc trao đổi và giải quyết tranh chấp liên quan đến Hiệp định chống bán phá giá của WTO,trừ khi có qui định khác đi.
17 Điều khoản cuối cùng
Các thành viên WTO chỉ được áp dụng biện pháp đối phó với hàng xuất khẩu bị bán phá giátừ các nước thành viên khác theo qui định của GATT 1994 và được diễn giải bởi Hiệp địnhnày Các Thành viên cũng phải đảm bảo luật, các qui định và các thủ tục hành chính vềchống bán phá giá của mình phù hợp với Hiệp định này
III Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Ngày nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế là việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữacác nền kinh tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại và liên kết kinh tế đanglà trào lưu nổi bật thì hội nhập kinh tế quốc tế không những ngày càng trở thành một xu thếkhách quan mà còn đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu để phát triển nhanh và bền vữngnếu được nắm bắt và vận dụng một cách tích cực Xu hướng chung hiện nay của các quốcgia và các tổ chức kinh tế-tài chính-thương mại quốc tế là tăng cường mở cửa, bang giaokinh tế thông qua đàm phán cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cản trởthương mại, các hình thức cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, mở cửa các lĩnhvực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh đểtạo thuận lợi cho thương mại, v.v.
Phù hợp với tiến trình đổi mới và đứng trước những đòi hỏi cấp bách của tình hình quốc tếvà kinh tế trong nước, Đại hội Đảng lần thứ VII đã chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại, đánh dấu bước khởi đầu tiến trình hội nhập quốc tế trong giai đoạn mớicủa nước ta Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã quyết định đẩy nhanh quátrình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII (29/12/1997)
Trang 21đã nêu nguyên tắc hội nhập quốc tế của ta là tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thịtrường quốc tế và nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cánbộ, luật pháp, và nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thịtrường khu vực và quốc tế
Tháng 4/2001, Đại hội Đảng IX đã tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập và phát triển kinhtế phù hợp xu thế toàn cầu hoá với mục tiêu: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vựctheo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tựchủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoádân tộc, bảo vệ môi trường Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị tháng 11/2001 về hội nhập kinhtế quốc tế cũng đưa ra mục tiêu: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thịtrường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Với chủ trương, đường lối hội nhập của Đảng và Nhà nước nói trên, sau khi khai thông quanhệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB năm 1992, ngày 25/7/1995, ViệtNam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN)và ký Nghị định thư tham gia Hiệp định CEPT/AFTA, từ 1/1/1996 đã bắt đầu thi hành nghĩavụ thành viên AFTA Việt Nam cũng là một trong số 25 thành viên sáng lập Diễn đàn Hợptác á - Âu (ASEM) vào tháng 3/1996, và tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu á - TháiBình dương (APEC) từ tháng 11/1998.
Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa kỳ được ký kết vào ngày13/7/2000, tiếp đó từ ngày11/12/2001 có hiệu lực đã đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếcủa nước ta.
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) Kể từ khi chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO ngày 4/1/1995, ta đã chủ độngvà khẩn trương tiến hành những bước đi cần thiết để triển khai quá trình đàm phán gia nhậpTổ chức này Cho tới nay, Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đã tổ chức thànhcông 5 phiên họp với nội dung chính là làm rõ cơ chế, chính sách kinh tế-thương mại, cơ bảnkết thúc giai đoạn minh bạch hóa để bắt đầu bước sang giai đoạn mới quan trọng - đàm phánthực chất về mở cửa thị trường.
Cắt giảm thuế quan là một trong những nội dung quan trọng nhất của mở cửa thị trườnghàng hóa Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường thông qua các cam kết giảm thuế sẽ không có ýnghĩa nếu như các hàng rào phi thuế quan vẫn được áp dụng Một mặt hàng được cam kếtgiảm thuế từ 100% xuống thậm chí 0% vẫn không thể kinh doanh được nếu áp đặt một lệnhcấm nhập khẩu Chính vì thế, loại bỏ hàng rào phi thuế quan luôn là yêu cầu đồng hành với
Trang 22cắt giảm thuế quan trong mọi hình thức đàm phán mở cửa thị trường hàng hoá một cách thựcchất.
1 Cam kết trong ASEAN
Hiệp định CEPT quy định rằng các biện pháp hạn chế định lượng (cấm, hạn ngạch, giấyphép nhập khẩu) phải được dỡ bỏ ngay khi thuế suất của một mặt hàng thuộc diện CEPTđược giảm xuống thấp hơn hoặc bằng 20% Các hàng rào phi thuế khác sẽ phải loại bỏ dầntrong vòng 5 năm tiếp theo, nhưng không muộn hơn 1/1/2006.
2 Cam kết trong APEC
APEC yêu cầu các thành viên phải tuân thủ nghiêm túc những quy định của WTO, giảm dầncác biện pháp phi thuế quan và đảm bảo rằng các biện pháp phi thuế quan phải luôn đượccông bố rõ ràng.
3 Cam kết với IMF/World Bank
Việt nam đã cam kết xoá bỏ hàng rào phi thuế đối với 17 mặt hàng Các hàng rào phi thuếphải xóa bỏ gồm: hạn chế định lượng nhập khẩu và đầu mối nhập khẩu Từ đầu năm 2000, tađã chủ động thuế hóa và bãi bỏ hạn chế định lượng nhập khẩu đối với 7 nhóm hàng trongdanh mục trên (ban hành kèm theo Quyết định 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ
tướng Chính phủ), bao gồm xút lỏng, hàng tiêu dùng bằngsành sứ và thủy tinh, bao bì nhựa
thành phẩm, chất hóa dẻo DOP, đồ sứ vệ sinh, quạt điện, xe đạp Đến năm 2001, ta tiếp tục
công bố thời hạn xóa bỏ hạn chế định lượng và thuế hoá đối với danh sách 6 nhóm hàng(Công văn số 0992/TM-KH ngày 20/3/2001), bao gồm: dầu thực vật tinh chế dạng lỏng, ximăng - clinker, giấy các loại, gạch ốp lát ceramic và granit, kính xây dựng, và một số chủngloại thép.
4 Đàm phán gia nhập WTO
WTO có những quy định hết sức chi tiết về nhiều biện pháp phi thuế quan WTO quy địnhrằng các nước thành viên không được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng nhập khẩu.WTO yêu cầu các thành viên mặc dù được tiếp tục duy trì doanh nghiệp thương mại nhànước (tức là các doanh nghiệp được Nhà nước giành cho những đặc quyền thương mại,không phân biệt hình thức sở hữu) song phải cam kết các hoạt động xuất nhập khẩu của cácdoanh nghiệp này phù hợp với các nguyên tắc chung về đối xử không phân biệt với cácdoanh nghiệp khác và phải hoạt động hoàn toàn dựa trên tiêu chí thương mại Theo Hiệpđịnh về Xác định trị giá hải quan của WTO, các nước phải sử dụng trị giá giao dịch làm cơsở để xác định trị giá hải quan và không được phép áp đặt trị giá một cách tuỳ tiện như sửdụng biện pháp áp giá nhập khẩu tối thiểu để tính thuế Ngoài ra, WTO không cho phép thucác khoản phí và phụ thu vì các mục đích bảo hộ hay thu ngân sách Các biện pháp đầu tư
Trang 23liên quan đến thương mại (TRIMs) vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia hoặc gây hạn chếhay bóp méo thương mại như quy định về tỉ lệ nội địa hoá., hạn chế tiếp cận ngoạihối., yêu cầu tự đảm bảo cân đối ngoại tệ bị WTO cấm áp dụng và yêu cầu các nước đangsử dụng phảI nhanh chóng xoá bỏ, v.v Như vậy, Việt nam sẽ không được phép duy trì cácbiện pháp phi thuế mà không có lý do chính đáng theo các quy định của WTO, APEC,ASEAN/AFTA, IMF/WB Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp cấm nhập khẩu.không phù hợp với WTO hoặc tương tự như tạm ngừng nhập khẩu hay chưa cho phépnhập khẩu, kể cả các biện pháp mang tính chất hạn ngạch kiểu chỉ tiêu định hướng dần dầnphải loại bỏ.
Các ngành hàng xi măng, thuốc lá, ô tô, xe máy, xăng dầu, v.v lâu nay được bảo hộ, trựctiếp hoặc gián tiếp, thông qua những hạn chế số lượng nhập khẩu này sẽ phải đối diện vớinhững khó khăn gay gắt do phải cạnh tranh trên thương trường bằng chính nội lực của mình.Tuy nhiên, các ngành sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có điều kiện giảm chi phí kinh doanh vàtăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời các nhà xuất khẩu của Việt Nam cũng được đảmbảo chắc chắn hơn về thị trường xuất khẩu.
Chương II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾGIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I tổng quan về Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trên thế giới1 Tổng quan
Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp địnhliên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO.Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thựcthi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá WTO đã thành lập một Uỷ ban về chống
bán phá giá (Anti-dumping Committee) để kiểm soát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán
phá giá của các nước thành viên, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các nướcthành viên Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến nghị nên thực hiện theoquy định của WTO, trong đó có quy định liên quan đến chống bán phá giá Kể từ khi WTOra đời, tính đến thời điểm cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 2132 cuộc điều tra về
chống bán phá giá và có tất cả là 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 50% tổng
số cuộc điều tra) Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá
giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá Các loại mặt hàng chịuthuế chống bán phá giá thường là các sản phẩm dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và mộtsố sản phẩm công nghiệp cơ khí, v.v.
Trang 24Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hoálà đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải quyếttranh chấp Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là vấn đề phứctạp và gây nhiều tranh cãi Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thươngmại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thếgiới Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bánphá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình Trong thực tiễn áp dụngthuế chống bán phá giá trên thế giới, đã có nhiều nước áp dụng biện pháp này trước khiWTO ra đời Căn cứ thống kê từ năm 1990, việc áp dụng thuế chống bán phá giá hiện nayluôn thể hiện sự tiến bộ và xu hướng phát triển của các nước đang phát triển so với các nướcphát triển Điều này được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:
Xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá
Nguồn: báo cáo của Ban Thư ký WTO và Uỷ ban chống bán phá giá WTO Một điểm cần
quan tâm là không chỉ có các nước phát triển áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cácnước đang phát triển và ngược lại Các nước phát triển còn áp dụng thuế chống bán phá giáđối với các nước phát triển khác và điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nước đangphát triển
2 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước phát triển
Kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điềutra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhậpkhẩu bị bán phá giá Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 32 nước phát triển lạilà đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá giá và chịu 430 lần bị áp dụng thuế chốngbán phá giá từ các nước nhập khẩu.
Trong số các nước phát triển, Hoa Kỳ và EU luôn đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bánphá giá, nhưng cũng không tránh khỏi là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ cácnước khác Hoa Kỳ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 169 lần áp dụngthuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá EU cũnggần tương đương Hoa Kỳ với 246 cuộc điều tra và có 153 lần áp dụng thuế chống bán phágiá và cũng chỉ 18 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Hàn quốc cũng 28 lần áp dụngthuế chống phá giá và 70 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Nhật Bản thì tương đối đặcbiệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá có 1 lần nhưng 60 lần bị áp dụng thuế chống bánphá giá.
3 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá của các nước đang phát triển
Trang 25Trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, có 23 nước đang phát triển đã tiến hành946 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá.
Cũng trong thời gian đó, hàng hóa xuất khẩu của 60 nước đang phát triển là đối tượng của1100 cuộc điều tra chống bán phá giá và 736 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ cácnước nhập khẩu.
ấn Độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, đã tiếnhành 248 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 155 lần áp dụng thuế chống bán phá giá.Tuy nhiên, ấn Độ chỉ là đối tượng 37 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Achentina vàBraxin cũng nhiều lần áp dụng thuế chống phá giá tương ứng với 97 và 51 lần Họ cũng làđối tượng tương ứng 7 và 45 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trung Quốc thì tương đối đặc biệt khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá lần nào nhưngbị áp dụng thuế chống bán phá giá tới 178 lần Đây có thể được coi là quốc gia "đi đầu"trong việc bán phá giá hàng hóa sang các nước khác Tất nhiên, một lý do quan trọng gây bấtlợi cho các nhà xuất khẩu của Trung quốc là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tếTrung quốc là kinh tế thị trường, do đó dễ dẫn tới kết luận là hàng xuất khẩu bị bán phá giá,mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy.
II Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ1 Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Chính sách chống phá giá của Hoa Kỳ được thể hiện thông qua Luật chống bán phá giá năm1921 Kho bạc Nhà nước Hoa Kỳ lúc đó được giao nhiệm vụ điều tra các hành vi bán phágiá và ấn định mức thuế chống bán phá giá Tuy nhiên, nhiệm vụ này đã được chuyển giaocho Bộ Thương mại Hoa Kỳ đảm nhận sau khi Nghị viện Hoa kỳ thông qua một đạo luật
mới về thực thi hiệp định thương mại (Trade Agreement Act), trong đó có quy định liên quan
đến việc điều tra, áp dụng thuế chống phá giá vào năm 1979.
Sau khi WTO ra đời trên cơ sở kết quả đàm phán của vòng Uruguay vào năm 1995, các quyđịnh của Hoa Kỳ về chống bán phá giá phải tuân thủ theo Hiệp định về chống bán phá giácủa WTO Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ đã ban hành Quy định về chống bán phá giá và chống trợcấp vào năm 1997, trong đó hướng dẫn tiến trình thực hiện về điều tra và áp dụng thuếchống bán phá giá
2 Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
Hoa Kỳ quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá phải dựa vào kết quả của quá trìnhđiều tra xem việc bán phá giá hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ có gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệthại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước hay không Không thể tùy tiện áp dụng thuế
Trang 26chống bán phá giá khi chưa có điều tra và việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳphải tuân thủ quy định của WTO.
a Cơ sở tiến hành điều tra
Việc tiến hành điều tra chống phá giá thường bắt đầu trên cơ sở tổ chức hoặc cá nhân đạidiện cho ngành sản xuất mặt hàng liên quan trong nước nộp đơn đề nghị điều tra phá đối vớimột mặt hàng nhập khẩu Đơn này được coi là hợp lệ nếu sản lượng của các nhà sản xuấtủng hộ đơn chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của toàn ngành sản xuất mặt hàng liên quantrong nước và lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn.
Đơn đề nghị điều tra phá giá sẽ được gửi đồng thời đến hai cơ quan có thẩm quyền tiến hành
điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ là Bộ Thương mại (Department of Commerce
-DOC) và Hội đồng Thương mại Quốc tế (International Trade Commission - ITC).
Trong trường hợp không có đơn của tổ chức hoặc cá nhân trong nước, DOC và ITC vẫn cóthể tiến hành điều tra nếu như có bằng chứng rõ ràng chứng minh được hành vi bán phá giáhàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ gây ra thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước.Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra
b Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị điều tra phá giá, DOC sẽ ra quyết định nêu rõcó tiến hành điều tra hay không và lý do cụ thể dẫn tới quyết định này Trong trường hợp đặcbiệt, thời hạn ra quyết định trên có thể là 40 ngày kể từ ngày nhận được đơn.
Hoa Kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành điều tra về việc bán phá giá.Còn ITC chịu trách nhiệm điều tra về mức độ thiệt hại xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối vớingành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại hoặc
nguy cơ xảy ra thiệt hại Sau 45 ngày (hoặc trong trường hợp đặc biệt là 65 ngày) kể từngày nhận được đơn, ITC sẽ có đánh giá sơ bộ (preliminary determination) về thiệt hại xảy
ra hoặc có nguy cơ xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước theo như những thông tin đượccung cấp trong đơn Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy không có thiệt hại hay nguy cơ thiệt hại thìITC sẽ không tiếp tục tiến hành điều tra nữa.
Sau 115 ngày kể từ ngày ITC có đánh giá sơ bộ trên, DOC cũng sẽ có đánh giá sơ bộ về việccó hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra theo đề nghị trong đơn
hay không Nếu đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá thì DOC có thể áp dụng biệnpháp tạm thời đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra để hạn chế thiệt hại xảy ra cho
ngành sản xuất trong nước Trong trường hợp đánh giá sơ bộ cho thấy không có hành vi bánphá giá thì DOC có thể ra quyết định chấm dứt điều tra.
Trang 27Việc đánh giá sơ bộ của DOC và ITC tiếp tục được làm sáng tỏ thông qua các buổi tham vấngiữa các bên liên quan đến quá trình điều tra do hai cơ quan trên tổ chức Các buổi tham vấnđược tổ chức nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên tham gia và có liên quanđến quá trình điều tra Các bên có quyền đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình nhằm hạn chế tốithiểu thiệt hại trong nước có thể xảy ra khi có hành vi bán phá giá hay thiệt hại của phíanước ngoài do bị áp dụng thuế chống bán phá giá gây ra.
Sau 235 ngày kể từ ngày có hồ sơ yêu cầu tiến hành điều tra, DOC sẽ có đánh giá cuối cùng
(final determination) khẳng định việc bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều travà chỉ rõ biên độ phá giá (dumping margin) cùng các số liệu liên quan như giá trị thông
thường (GTTT), giá xuất khẩu (GXK), v.v Sau 280 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghịđiều tra phá giá, ITC sẽ có đánh giá cuối cùng khẳng định có thiệt hại hay nguy cơ gây rathiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước do bán phá giá hàng nhập khẩu thuộc đối tượngđiều tra gây ra hay không.
3 Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu
Trên thực tế, không thể phủ nhận vai trò đề xuất chính của Hoa Kỳ trong quá trình đàm phánđa phương xây dựng các qui định về chống bán phá giá, mà cụ thể ở đây là Hiệp định vềchống bán phá giá của WTO Do vậy, việc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩucủa Hoa Kỳ cũng phù hợp theo quy định của WTO.
4 áp dụng thuế chống bán phá giá
a Thuế tạm thời
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ cho thấy có hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu thuộc đốitượng điều tra, DOC sẽ áp dụng biện pháp tạm thời đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc đốitượng điều tra như thuế tạm thời hay ký quỹ một khoản tiền nhất định đủ để đảm bảo triệttiêu việc bán phá giá, đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh với nhà sản xuất trong nước sảnxuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp.
Trang 28Thời hạn áp dụng các biện pháp tạm thời không được vượt quá 4 tháng Trong trường hợpđặc biệt, có thể kéo dài thời hạn áp dụng trên nhưng tổng thời gian áp dụng không được vượtquá 6 tháng.
Trong trường hợp đã áp dụng mức thuế tạm thời cao hơn so với mức thuế chống bán phá giáđược áp dụng sau khi kết thúc điều tra, phần chênh lệch thuế đó sẽ được hoàn trả lại cho nhànhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng áp dụng thuế chống bán phá giá này Đôi khi, thuế tạmthời có thể được hoàn trả lại toàn bộ nếu cơ quan điều tra ra kết luận không áp dụng thuếchống bán phá giá.
Tuy nhiên, việc truy thu thuế sẽ không được phép nếu mức thuế tạm thời được áp dụng thấphơn so với mức thuế chống bán phá giá được áp dụng sau khi kết thúc điều tra.
b Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá
Quy định của Hoa Kỳ về vấn đề này đều tuân thủ theo quy định của WTO.
c Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Hoa Kỳ quy định DOC là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành rà soát việc áp dụng thuếchống bán phá giá sau khi đã áp dụng được 5 năm với trình tự thủ tục được quy định như ápdụng thuế chống bán phá giá ban đầu Nội dung của việc rà soát này là xem xét hiệu quả củaviệc áp dụng thuế chống bán phá giá để có thể đưa ra một trong ba quyết định như sau:(i) Giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng;
(ii) Giảm mức thuế chống bán phá giá đã áp dụng;(iii) Bãi bỏ thuế chống bán phá giá đã áp dụng.
Trong trường hợp vẫn tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, DOC sẽ tiếp tục tiến hành ràsoát trong 5 năm tiếp theo
5 Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Các cuộc điều tra phá giá hàng năm của Hoa Kỳ ngày càng giảm từ khi Hiệp định chống bánphá giá của WTO có hiệu lực vào năm 1995, từ cao nhất là 84 cuộc điều tra trong năm 1992còn 14 (1995), 21(1996) và 15(1997) Theo con số thống kê chính thức từ Bộ Thương mạiHoa Kỳ, đã có 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến 1998 Trong năm 1998, sức épcủa ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh nước ngoài, đặc biệt là về sắt thép đã làmsố cuộc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá tăng lên thành 36 cuộc, gấp đôi so với hainăm trước gộp lại Việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ thường tậptrung vào mặt hàng chính là sắt thép Trong số 72 cuộc điều tra chống phá giá từ 1996 đến1998 có đến 39 cuộc (chiếm 54%) về sản phầm sắt thép nhưng chỉ chú trọng vào một số mặthàng sắt thép quan trọng, mang tính chiến lược cao như thép carbon cán nóng và cán mỏng.Từ năm 1999, Hoa Kỳ đang áp dụng mức thuế chống phá giá khoảng 25% đến 67,5% đối
Trang 29với sản phẩm sắt thép cán nóng nhập khẩu từ Nhật bản, và đối với Brazil là 50,7% đến 71%.Đối với Liên bang Nga, Hoa Kỳ thực hiện theo Chương trình hành động áp dụng cho ngànhsắt thép, thoả thuận theo các yêu cầu liên quan đến nhập khẩu sản phẩm sắt thép và hạn chếchỉ nhập khẩu 16 mặt hàng sắt thép với số lượng nhất định.
Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, Hoa Kỳ đã tiến hành 255 cuộcđiều tra chống bán phá giá và 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ là đốitượng chịu 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá Như vậy từ năm 1999 cho đến 2001,việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã tăng lên khá nhanh.
III Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Canada1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá ở Canada
Canada là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế chống bán phá giá (1904) Trước khiBộ luật chống bán phá giá được sửa đổi năm 1968, các điều khoản chống bán phá giá củaCanada không quy định thủ tục điều tra thiệt hại Tương tự như cơ chế chống bán phá giácủa Hoa Kỳ, Canada phân trách nhiệm điều tra phá giá và điều tra thiệt hại cho hai cơ quanthực hiện độc lập: Cục Hải quan và Thuế (CCRA) chịu trách nhiệm điều tra phá giá, Tòa ánThương mại quốc tế của Canada (CITT) chịu trách nhiệm điều tra thiệt hại Sau khi bản sửađổi năm 1979 của Bộ luật chống bán phá giá của GATT được ban hành vào cuối Vòng đàmphán Tokyo, Chính phủ Canada đã ban hành Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt(SIMA) năm 1984.
2 Cơ chế điều tra phá giá và điều tra thiệt hại.
a Các cơ quan chức năng
Việc điều tra phá giá và điều tra thiệt hại ở Canada do hai cơ quan tiến hành độc lập:Cục Hải quan và Thuế (CCRA) và Tòa án Thương mại quốc tế của Canada (CITT)
Cục Hải quan và Thuế (CCRA)
Tổng vụ Chống bán phá giá và Trợ cấp thuộc CCRA có chức năng điều tra phá giá và tínhbiên độ phá giá Tổng vụ gồm các chuyên gia về các ngành cụ thể như hàng công nghiệp,hàng tiêu dùng Nếu CITT kết luận là việc bán phá giá hàng nhập khẩu gây thiệt hại hoặc sắpgây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước thì CCRA sẽ quyết định đánh thuế chống bánphá giá
Tòa án Thương mại quốc tế của Canada (CITT)
CITT là một cơ quan độc lập có chức năng gần như một tòa án hành chính quasijudicial).CITT bao gồm 9 thành viên: 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch do chính phủ bổ nhiệm với nhiệmkỳ 5 năm Ngoài ra CITT còn có đội ngũ khoảng 90 chuyên gia giúp việc cho 9 thành viên.CITT có chức năng thẩm tra xem hàng nhập khẩu bị bán phá giá có gây ra hoặc đe dọa gây
Trang 30thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Canada không CITT báo cáo kết quảđiều tra cho Nghị viện thông qua Bộ trưởng Tài chính.
b Thủ tục điều tra
Nộp đơn đề nghị điều tra phá giá
Quá trình điều tra phá giá được bắt đầu bằng việc CCRA nhận được đơn đề nghị điều tra phágiá đại diện cho ngành sản xuất Canada với các bằng chứng khẳng định việc nhập khẩu hàngphá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Canada CCRA cũng có thểtự quyết định điều tra nếu có đủ bằng chứng về việc bán phá giá Ngoài ra, CCRA còn có thểtiến hành điều tra khi CITT thông báo có hiện tượng bán phá giá hoặc xảy ra thiệt hại chongành sản xuất của Canada Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau:- ngành sản xuất ra sản phẩm liên quan của Canada;
- mặt hàng đề nghị điều tra phá giá;
- bằng chứng về việc hàng nhập khẩu đang bị bán phá giá;
- bằng chứng về việc bán phá giá hàng nhập khẩu đang gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại vềvật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Canada.
Trang 31Trong 90 ngày kể từ khi bắt đầu điều tra, CCRA sẽ gửi bảng câu hỏi cho các nhà sản xuất,xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng liên quan nhằm xác định giá trị thông thường của mặthàng này ở nước xuất khẩu Các nhà xuất khẩu phải trả lời bảng câu hỏi trong vòng 37 ngày.Mỗi nhà nhập khẩu đã được xác định cũng nhận được một bản câu hỏi yêu cầu cung cấpthông tin về nhập khẩu tất cả các loại hàng hoá Nếu nhà nhập khẩu và xuất khẩu được coi làcó liên quan với nhau, nhà nhập khẩu cũng được yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ về giá cảcủa loại hàng nhập khẩu vào Canada đang được điều tra và tất cả các chi phí liên quan màngười nhập khẩu phải chịu Một nhóm chuyên gia được chỉ định từ CCRA sẽ xác minh cácbản câu hỏi ngay tại nơi của nhà xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) Thông tin được cung cấp choCCRA sẽ được giữ bí mật nếu có kèm theo giải trình vì sao phải giữ bí mật và phải nộp bảntóm tắt phi bảo mật về các thông tin mật đó.
Quyết định sơ bộ
CCRA sẽ ra quyết định sơ bộ trong vòng 90 ngày và có thể kéo dài thêm 45 ngày trongtrường hợp phức tạp kể từ khi bắt đầu điều tra Quyết định sơ bộ sẽ nêu rõ biên độ phá giádự kiến và mặt hàng liên quan.
Ngay sau khi có quyết định sơ bộ của CCRA, mặt hàng nhập khẩu vào Canada đang bị điềutra phá giá sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá tạm thời hoặc nhà nhập khẩu phải ghi phiếu nợtrong vòng 90 ngày tiếp theo.
Sau khi quyết định sơ bộ cho thấy có phá giá thì CITT sẽ chính thức điều tra xem hàng nhậpkhẩu có gây hoặc đe dọa gây ra thiệt hại hoặc làm trì trệ phát triển của ngành sản xuất trongnước không
Cam kết giá
Trong thời gian điều tra, CCRA có thể chấp thuận cam kết giá từ phía nhà xuất khẩu nếu xétthấy việc cam kết giá này đủ để triệt tiêu biên độ phá giá hoặc thiệt hại vật chất Tuy nhiên,việc điều tra vẫn có thể được hoàn tất ngay cả sau khi đã cam kết giá, nếu người xuất khẩuhoặc chính phủ nước xuất khẩu, yêu cầu như vậy.
Quyết định chính thức
Quyết định chính thức sẽ được ban hành trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định sơ bộnếu CCRA thấy rằng hàng nhập khẩu đã hoặc đang bị bán phá giá với số lượng trên mức tốithiểu (de minimis) Để ra quyết định chính thức, CCRA sẽ trao đổi công khai với những nhàxuất nhập khẩu bị ảnh hưởng để thông báo cơ sở hình thành bán phá giá theo quyết định sơbộ Nếu quyết định cuối cùng cho thấy không có phá giá hoặc biên độ phá giá là tối thiểu(<2% giá xuất khẩu), CCRA sẽ chấm dứt điều tra.
Trang 32Nếu CCRA xác định là có phá giá, biên độ phá giá chính xác sẽ được xác định cụ thể đối vớitừng nhà xuất khẩu Các bên liên quan sẽ được thông báo bằng văn bản và CITT sẽ tiếp tụcđể ra kết luận về thiệt hại Nhà nhập khẩu có thể khiếu nại về biên độ phá giá bằng cách đềnghị CITT rà soát lại quyết định của CCRA.
CITT chỉ bắt đầu thực sự điều tra xem hàng nhập khẩu bị bán phá giá có gây thiệt hại, đe dọagây thiệt hại hoặc gây trì trệ cho sự phát triển của ngành sản xuất của Canada không sau khicó quyết định sơ bộ của CCRA CITT sẽ công bố kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng120 ngày sau khi có quyết định sơ bộ.
Nếu CITT ra quyết định là không có thiệt hại xảy ra thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngaylập tức, các khoản thuế chống bán phá giá tạm thời đã thu sẽ được hoàn lại Nếu quyết địnhcủa CITT là có thiệt hại xảy ra, hàng nhập khẩu sẽ bị đánh thuế bằng mức chênh lệch giữagiá xuất khẩu và giá trị thông thường (khi giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường).Quyết định của CITT có thể được khiếu nại ở Tòa án Liên bang
3 Xác định phá giá và thiệt hại
a Xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu (GXK) là giá mà hàng hóa được bán cho nhà nhập khẩu ở Canada, được điềuchỉnh bằng cách khấu trừ tất cả các chi phí mà người xuất khẩu phảI chịu, những chi phí nàythường không phát sinh khi bán ở thị trường nội địa.
b Giá trị thông thường
Giá trị thông thường (GTTT) là mức giá thực của hàng hóa được bán ở thị trường nội địanước xuất khẩu cho những người mua độc lập GTTT có thể được xác định bằng:
- Giá bán ở thị trường nước xuất khẩu;- Giá bán cho nhà xuất khẩu ở nước thứ ba;
- Giá ước tính bằng chi phí sản xuất hàng hóa nhập khẩu thực cộng với một khoản lợi nhuậntrong trường hợp không có giá nội địa.
Trang 33Việc xác định xem hàng nhập khẩu bị bán phá giá có gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặclàm trì trệ phát triển ngành sản xuất trong nước không sẽ do CITT đảm nhiệm CITT sẽ cânnhắc các khía cạnh sau để đánh giá thiệt hại vật chất:
- Khối lượng thực tế và tiềm năng của hàng hoá bị phá giá;- Tác động của hàng hoá bị phá giá lên giá nội địa;
- Tác động của hàng hoá bị phá giá lên sản xuất ở Canada;
- Tăng đáng kể việc nhập khẩu hàng bị phá giá vào Canada, tương đối hoặc tuyệt đối đối vớiviệc sản xuất hoặc tiêu thụ ở Canada;
- Liệu giá của hàng bị phá giá có làm giảm nghiêm trọng giá của hàng hoá cùng loại đượcsản xuất và bán ở Canada hay không;
- Suy giảm lợi nhuận;- Chững giá.
4 Cách tính và thu thuế, truy thu thuế, hoàn thuế, rà soát
a Thu thuế
Sau khi CCRA có quyết định sơ bộ rằng có bán phá giá thì mặt hàng nhập khẩu liên quanvào Canada sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá tạm thời Thời gian đánh thuế tạm thời kếtthúc vào ngày CITT ra quyết định về thiệt hại Mức thuế tạm thời được tính dựa trên biên độphá giá ước tính Canada xác định mức thuế bằng cách so sánh giá trị thông thường ướctính dựa trên các dữ liệu của giai đoạn trước với giá xuất khẩu thực tế, và áp dụng thuếchống bán phá giá theo từng giao dịch Với cách đánh thuế trên cơ sở từng giao dịch, ngườinhập khẩu chỉ trả thuế nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường thực tế hoặc ước tính.Theo luật của Canada, thuế chống bán phá giá có thể được đánh thấp hơn biên độ phá giánếu như đã đủ để triệt tiêu thiệt hại nhằm tránh bảo hộ sản xuất trong nước quá mức cầnthiết CITT sẽ xác định mức thuế cần thiết đủ để triệt tiêu thiệt hại
b Truy thu thuế
Nếu quyết định cuối cùng của CITT là việc bán phá giá đã gây ra thiệt hại hoặc làm trì trệphát triển ngành sản xuất trong nước thì thuế chống bán phá giá sẽ được truy thu từ ngày raquyết định sơ bộ.
Nếu quyết định cuối cùng của CITT là chỉ có nguy cơ thiệt hại thì thuế chống bán phá giátạm thời sẽ không bị truy thu và phải hoàn lại cho nhà nhập khẩu nếu họ đã nộp.
c Hoàn thuế
Thuế chống bán phá giá tạm thời sẽ được hoàn lại cho nhà nhập khẩu nếu CITT quyết địnhlà không có thiệt hại Nếu mức thuế tạm thời cao hơn biên độ phá giá, khoản chênh lệch sẽ
Trang 34được hoàn lại cho người nhập khẩu Nếu mức thuế tạm thời thấp hơn biên độ phá giá thìkhoản chênh lệch không bị truy thu
d Rà soát
Rà soát hàng năm
Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá được 1 năm, CCRA sẽ tiến hành rà soát để tính lạigiá trị thông thường, giá xuất khẩu để điều chỉnh lại biên độ phá giá Các nhà xuất khẩu vànhập khẩu phải cung cấp các thông tin cần thiết để CCRA tính lại biên độ phá giá Nếu kếtquả rà soát cho thấy biên độ phá giá giảm thì CCRA sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giámới tương ứng.
Rà soát cuối kỳ
Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong thời hạn 5 năm, trước khi kết thúc thời hạnnày CITT sẽ rà soát lại xem liệu việc áp dụng thuế chống bán phá giá có còn cần thiết đểkhắc phục thiệt hại trong tương lai không Thủ tục rà soát này cũng giống như thủ tục điềutra thiệt hại ban đầu
IV Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của EU
1 Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá trong liên minh châu Âu
Thị trường EU bao gồm thị trường 15 nước thành viên Từ năm 1996 2000 EU đã tiếnhành điều tra phá giá và trợ cấp trong các ngành sản xuất sau:
Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá ở EU:
i) Hàng nhập khẩu bị bán với giá thấp hơn giá trị thông thường (phá giá);
ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của EU bị thiệt hại về vật chất do hàng nhập khẩu bịbán phá giá gây ra;
iii) Việc đánh thuế chống bán phá giá là cần thiết cho lợi ích của EU Không giống như quiđịnh trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, điều kiện thứ ba tính đến cả lợi ích củangười tiêu dùng và của ngành sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào.Tóm lại quyết định đánh thuế chống bán phá giá của EU được dựa trên toàn bộ lợi ích của cảcộng đồng.
2 Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra
Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá của EU được qui định ở Qui chế 384/96ngày 22/12/1995 của Hội đồng Bộ trưởng EU, sau đây gọi là tắt là Qui chế chống bán phágiá
a Các cơ quan chức năng
ủy ban
Trang 35ủy ban châu Âu đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thi hành luật chống bán phá giá củaEU, là cơ quan có trách nhiệm nhận đơn đề nghị điều tra phá giá, quyết định mở cuộc điềutra, tiến hành điều tra, áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, quyết định chấp nhận camkết giá bởi các nhà xuất khẩu nước ngoài và kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởng việc áp dụngthuế chống bán phá giá chính thức ủy ban còn có quyền kiến nghị lên Hội đồng Bộ trưởngphê chuẩn sửa đổi Qui chế chống bán phá giá và ban hành các luật mới về thương mại.Trong nội bộ ủy ban, việc thực thi luật chống bán phá giá được giao cho Tổng Vụ Thươngmại, bộ phận này gồm khoảng 100 nhân viên chuyên tham gia các vụ điều tra phá giá và cácbiện pháp đền bù thương mại khác.
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền phê chuẩn việc áp dụng thuế chống bán phá giá chínhthức khi có kiến nghị từ ủy ban Hội đồng Bộ trưởng có quyền phê chuẩn việc ban hành haysửa đổi các luật liên quan đến thương mại do ủy ban trình lên
Các nước thành viên
Các nước thành viên tham gia quá trình thi hành luật chống phá giá thông qua Hội đồng Tưvấn (hay còn gọi là Hội đồng chống bán phá giá.) bao gồm đại diện của từng nước thànhviên và do một quan chức của ủy ban làm chủ tịch ủy ban tham vấn Hội đồng Tư vấn trongmọi tiến trình thi hành luật Quyết định của ủy ban sẽ không có hiệu lực khi có một nướcthành viên phản đối Các nước thành viên sẽ chịu trách nhiệm thu thuế chống bán phá giáthông qua cơ quan hải quan nước mình
Tòa án
Tòa án có quyền giám định tính hợp pháp của quyết định áp dụng biện pháp chống phá giádo ủy ban hoặc Hội đồng đưa ra trên phương diện là kiểm tra xem quá trình ra quyết địnhcủa các cơ quan chức năng có đúng thủ tục không chứ không kiểm tra kết quả tính toán biênđộ phá giá Trên thực tế Tòa án của EU đã xử lý một vụ kiện về chống bán phá giá từ năm1998 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả Vì vậy có thể thấy khâu giám định của tòa trongcơ chế chống bán phá giá của EU rất hạn chế.
b Thủ tục điều tra
Nộp đơn đề nghị điều tra phá giá
Thường đơn đề nghị điều tra phá giá được ngành sản xuất của EU nộp cho ủy ban, rất ít khiủy ban tự quyết định điều tra phá giá Ngành sản xuất của EU thường trao đổi không chínhthức với nhân viên của ủy ban xem có đủ bằng chứng để tiến hành một cuộc điều tra không.Người nộp đơn thường đưa dự thảo đơn cho ủy ban trước để tham khảo ý kiến
Ngành sản xuất của EU
Trang 36Trên thực tế thường là hiệp hội đại diện cho ngành sản xuất của EU nộp đơn xin điều tra.Các công ty cũng có thể nộp đơn riêng nếu họ có sản lượng đủ lớn trong toàn ngành sản xuấtcủa EU Như qui định trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO, EU qui định khái niệmđơn được nộp đại diện cho ngành sản xuất của EU khi sản lượng của các nhà sản xuất ủnghộ đơn lớn hơn sản lượng của các nhà sản xuất phản đối đơn và chiếm không dưới 25% tổngsản lượng của toàn bộ các nhà sản xuất ở EU Để xác định xem đơn có được coi là đại diệncho ngành sản xuất của EU không thì thông thường ủy ban gửi bảng câu hỏi cho tất cả cácnhà sản xuất để hỏi thông tin về sản lượng và ý kiến của họ về việc đồng ý hay phản đối đơn.
Quá trình xét đơn
Đơn đề nghị điều tra phá giá phải bao gồm những thông tin sau:
- Khối lượng và giá trị sản phẩm liên quan được sản xuất trong EU, khi đơn được nộp đạidiện cho ngành sản xuất của EU thì đơn phải nêu tên tất cả các nhà sản xuất của EU và giátrị, sản lượng của từng nhà sản xuất;
- Mô tả sản phẩm đang nghi ngờ bị bán phá giá, tên nước xuất xứ, tên các nhà xuất khẩu ởnước đó và tên các nhà nhập khẩu;
- Bằng chứng về việc bán phá giá;
- Thông tin về thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của EU.Sau khi nhận được đơn, ủy ban có trách nhiệm kiểm tra xem có đầy đủ bằng chứng về phágiá và thiệt hại để tiến hành điều tra không nhưng thường là ủy ban tiến hành điều tra trước,sau đó nếu thấy không có dấu hiệu phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt vụ việc Trongvòng 45 ngày kể từ khi chính thức nhận được đơn, ủy ban phải ra quyết định về việc có tiếnhành điều tra hay không, đồng thời phải thông báo quyết định điều tra trên Công báo.Thường một cuộc điều tra được tiến hành trong vòng 1 năm và tối đa là 15 tháng.
Bảng câu hỏi
Ngay sau khi ra thông báo về việc tiến hành điều tra, ủy ban sẽ gửi bảng câu hỏi cho tất cảcác bên quan tâm, gồm người nộp đơn, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và đại diện của họ, tổchức người tiêu dùng Các nhà xuất khẩu phải trả lời trong vòng 30 ngày kể từ khi nhậnđược bảng câu hỏi, đồng thời phải thông báo cho ủy ban đánh giá của họ về thiệt hại đối vớingành sản xuất của EU Nếu bảng câu hỏi không được trả lời đầy đủ và chính xác thì ủy bansẽ ra quyết định dựa vào các số liệu họ có sẵn (facts available), thường là số liệu do ngườinộp đơn đưa ra.
Tiếp cận thông tin
Tất cả các bên quan tâm đều có thể kiểm tra các thông tin không bí mật do một bên nộp choủy ban.
Trang 37 Kiểm tra tại chỗ
Sau khi nhận được trả lời bảng câu hỏi, Uỷ ban sẽ cử cán bộ đi kiểm tra tại trụ sở nhà nhậpkhẩu và các nhà sản xuất ở EU, sau đó kiểm tra tại trụ sở các nhà xuất khẩu ở nước xuấtkhẩu để xác định xem số liệu cung cấp có tương ứng với thủ tục kế toán thông thườngkhông Việc kiểm tra tại chỗ nhằm đảm bảo các thông tin trả lời trong bảng câu hỏi là chínhxác
Giới hạn điều tra
Trong trường hợp số nhà sản xuất, xuất khẩu quá lớn hoặc loại sản phẩm quá đa dạng đếnnỗi không thể hoàn thành điều tra trong thời hạn qui định thì ủy ban sẽ giới hạn điều tra ởmột nhóm các nhà sản xuất/xuất khẩu (các công ty đại diện) theo phương pháp lấy mẫuthống kê ủy ban sẽ tính biên độ phá giá riêng cho từng công ty đại diện và áp dụng biên độphá giá bình quân gia quyền của các công ty đại diện cho tất cả các nhà xuất khẩu khôngphải công ty đại diện
Các nhà xuất khẩu có thể trình bày quan điểm của mình về mọi khía cạnh của cuộc điều tranhưng điều quan trọng là phải đúng lúc vì nếu sớm quá thì không có tác dụng, muộn quá thìủy ban đã ra quyết định rồi.
Vận động
Hội đồng Tư vấn không có thẩm quyền ra quyết định nhưng có thể thông báo cho ủy ban vềviệc thành viên nào phản đối hoặc ủng hộ áp dụng biện pháp chống bán phá giá Thông quaHội đồng Tư vấn, các nước thành viên EU có thể bày tỏ áp lực chính trị lên ủy ban.
Quyết định sơ bộ
Quyết định sơ bộ của cuộc điều tra được tóm tắt thành một văn bản để gửi cho các nướcthành viên và được trao đổi ở Hội đồng Tư vấn Nếu ủy ban xác định là có bán phá giá vàthiệt hại cho ngành sản xuất của EU thì thuế tạm thời sẽ được áp dụng Nếu ủy ban xác địnhlà không có phá giá hoặc thiệt hại thì sẽ chấm dứt điều tra.
3 Xác định phá giá và thiệt hại
a Xác định giá trị thông thường
ủy ban sẽ xác định giá trị thông thường (GTTT) bằng cách tính bình quân gia quyền giá thịtrường nội địa trong suốt thời gian điều tra, thường ít nhất là 6 tháng, tối đa 12 tháng ngaytrước khi bắt đầu tiến hành điều tra ủy ban sẽ tính GTTT riêng cho từng nhà xuất khẩu nếuhọ có bán hàng ở thị trường trong nước Nếu nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không bánhàng trong nước thì ủy ban sẽ lấy giá bán trong nước của các nhà xuất khẩu khác Trườnghợp số lượng nhà xuất khẩu quá lớn thì ủy ban sẽ thỏa thuận với các
Trang 38nhà xuất khẩu để giới hạn chỉ điều tra một nhóm các nhà xuất khẩu Trường hợp nhà xuấtkhẩu bán hàng cho công ty liên kết ở thị trường trong nước thì ủy ban sẽ tính GTTT trên cơsở giá mà công ty liên kết bán hàng cho khách hàng trên thị trường nội địa.
b Xác định giá xuất khẩu
EU qui định giá xuất khẩu (GXK) là giá bán thực tế của sản phẩm khi xuất khẩu vào EU Cơquan điều tra thường trừ bớt các chi phí để lấy GXK là mức giá xuất xưởng ở nước xuấtkhẩu Khi nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm cho một công ty thương mại oặc công ty môigiới không có mối liên kết với nhau thì GXK sẽ là giá mà công ty thương mại hoặc công tymôi giới trả cho nhà sản xuất.
Giống như qui định trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, Qui chế chống bán phágiá của EU qui định rằng GXK có thể tính trên cơ sở giá mà sản phẩm nhập khẩu được bánlại cho người mua độc lập đầu tiên sau khi đã điều chỉnh các chi phí phát sinh từ khâu nhậpkhẩu đến khâu bán lại trong những trường hợp sau:
- không có giá xuất khẩu; hoặc
- có một mối liên kết hoặc thỏa thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bênthứ ba; hoặc
- giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì một lý do nào đó.
Qui chế chống bán phá giá cũng qui định việc lấy giá xuất khẩu và giá trị thông thường ởcùng thời điểm để so sánh và cần điều chỉnh ở một mức độ nhất định khi so sánh hai loại giánày để đảm bảo kết quả so sánh phản ánh trung thực biên độ phá giá
Giống như Hiệp định chống bán phá giá, Qui chế chống bán phá giá của EU qui định 3 yếu
tố sau để xác định "thiệt hại về vật chất":
i) thiệt hại về vật chất thực tế;ii) nguy cơ gây thiệt hại về vật chất;
iii) gây trì trệ cho sự phát triển một ngành sản xuất của EU
Tuy nhiên Qui chế của EU lại không qui định thế nào là "thiệt hại về vật chất" mà chỉ qui
định một số yếu tố cần xem xét, như là khối lượng hàng nhập khẩu, giá và tác động tới
Trang 39ngành sản xuất của EU Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác địnhthiệt hại.
EU qui định chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá với một sản phẩm bị bán phá giá khiviệc phân phối sản phẩm đó trong EU gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành công nghiệp sảnxuất sản phẩm tương tự của EU Khác với Hoa Kỳ, việc xác định phá giá và xác định thiệthại ở EU đều do cùng một cơ quan tiến hành Cơ chế này có thuận lợi là nếu xác định đượcmột trong hai yếu tố: phá giá hoặc thiệt hại không tồn tại thì cuộc điều tra sẽ được chấm dứtngay và như thế đỡ lãng phí nguồn lực điều tra một cách không cần thiết.
Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế
thấp hơn biên độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không
được vượt quá biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu nhưmức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại EU thường áp dụng nguyên tắc này trong nhữngtrường hợp biên độ phá giá tính được quá cao trong điều tra phá giá hàng nhập khẩu từ cácnước có nền kinh tế phi thị trường.
e Sản phẩm tương tự
Qui chế chống bán phá giá của EU qui định "sản phẩm tương tự" giống như qui định ở Hiệpđịnh chống bán phá giá.
f Ngành sản xuất trong nước
Theo qui định của EU, ngành sản xuất của EU gồm toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tươngtự hoặc nhóm các nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng sản phẩm tương tựtrong EU Trên thực tế EU vẫn coi nhóm các nhà sản xuất có sản lượng dưới 50% tổng sảnlượng sản phẩm tương tự là ngành sản xuất của EU
g Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường
Khoảng 50% các vụ điều tra phá giá do ủy ban tiến hành có liên quan đến các nước có nềnkinh tế phi thị trường Tuy nhiên, EU không có qui định thế nào là nền kinh tế phi thị trườngmà chỉ đưa ra một danh sách các nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, bao gồm: Albani,Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều tiên, Kyrgyz, Moldova,Mông cổ, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan, Trung quốc và Việt Nam Qui chếchống bán phá giá của EU qui định rằng trường hợp hàng hóa được nhập khẩu từ nhữngnước áp dụng chính sách thương mại độc quyền và giá bán ở thị trường trong nước do nhànước ấn định thì việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường trong nước không phảnánh chân thực biên độ phá giá.
Hiện nay ủy ban đang đề xuất công nhận tình trạng là nền kinh tế thị trường đối với cácdoanh nghiệp của Trung quốc, Kazakhstan, Ucraina và Việt Nam trong từng trường hợp cụ
Trang 40thể nếu các doanh nghiệp này chứng minh được hoạt động kinh doanh của họ tuân theo tiêuchí thị trường Nếu như các nước thành viên EU đều đồng ý thì đề xuất này sẽ được thôngqua vào tháng 9 tới Để xác định giá trị thông thường cho hàng nhập khẩu từ các nước cónền kinh tế phi thị trường, ủy ban sẽ chọn một nước đại diện có nền kinh tế thị trường đượcEU coi là nước có trình độ phát triển tương tự, thường là một nước thứ ba Việc chọn nướcđại diện là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định GTTT của hàng nhập khẩu từ nước cónền kinh tế phi thị trường.
Các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường có thể chứng minh với ủy banrằng họ hoạt động theo tiêu chí của nền kinh tế thị trường và nếu được ủy ban chấp nhận thìhọ sẽ được đối xử như các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế thị trường Chẳng hạn,CHLB Nga vừa mới được EU công nhận là nền kinh tế thị trường.
EU áp dụng biên độ phá giá trung bình với tất cả các nhà nhập khẩu t nước có nền kinh tếphi thị trường
4 Cách tính thuế và truy thu thuế
a Hình thức đánh thuế
Nếu cuộc điều tra dẫn đến kết quả là có phá giá và thiệt hại và nếu xét thấy cần thiết thì EUsẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không được áp dụng sớm hơn 60 ngày vàquá 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra, trường hợp đặc biệt có thể áp dụng trong 9 tháng.EU đánh thuế chống bán phá giá theo 4 hình thức như sau:
- thuế phần trăm;
- thuế thay đổi trên cơ sở giá tối thiểu;
- kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế thay đổi;- thuế tuyệt đối.
EU quyết định hình thức đánh thuế dựa trên cơ sở tính chất của sản phẩm, thuế thay đổi theogiá tối thiểu thường được áp dụng với hàng tiêu dùng EU thường đánh thuế chống bán phágiá với mức thuế riêng cho mỗi nhà sản xuất/xuất khẩu nếu biên độ phá giá khác nhau
áp dụng thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm được sản xuất