Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 86 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
86
Dung lượng
1 MB
Nội dung
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2010-2014
ĐỀ TÀI:
:
QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
VÀ VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI
HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Thạch Huôn
Bộ môn Luật Thương mại
Sinh viên thực hiện:
Cù Thị Kiều Trang
MSSV: 5105920
Lớp : LK1064A1
Khóa : 36
Cần Thơ, 10/2013
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 1
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AD, CBPG
Chống bán phá giá
ADA
Hiệp định chống bán phá giá của WTO
CFA
Hiệp hội các chủ trại cá theo Hoa Kỳ
DOC
Bộ thương mại Hoa Kỳ
EU
Liên minh Châu Âu
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
ITC
Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ
MFN
Quy chế tối huệ quốc
NME
Nền kinh tế phi thị trường
NT
Quy chế đãi ngộ quốc gia
POR
Rà soát hành chính
VASEP
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
USD
Đô la Mỹ
SSA
Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 2
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ............................................................................................................................3
1.1 Một số khái niệm…………………………………………………….……...........….7
1.1.1Bán phá giá…………………………………………………………….………..…..7
1.1.2Thuếchốngbán phá giá………………………………………………….………......8
1.2 Đặc điểm của bán phá giá………………………………………………….………..8
1.3 Nguyên nhân và tác động của bán phá giá……..……………………………….……16
1.3.1Nguyên nhân dẫn đến bán phá giá ...………...………………………………….………16
1.3.2Tác động của việc bán phá giá…………...……………………………………………..17
1.4 Tình hình chống bán phá giá trong tự do hóa thƣơng mại…………………………19
CHƢƠNG 2: HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
......................21
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Hiệpđịnh…………………..…………….…...21
2.2 Mục tiêu và bản chất của pháp luật chống bán phá giá ……………………...…..22
2.3 Quy trình và thủ tục chống bán phá giá của Hiệp định ……………………...…..23
2.3.1Trước khi bắt đầu điều tra …………………………………………………………….....23
2.3.1.1Xác định việc bán phá giá ……………………………………………………………..23
2.3.1.2 Xác định thiệt hại……………………….………………………………………….......32
2.3.1.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại.............……………..35
2.3.2Bắt đầu điều tra ...…………………………………………………………..…………….36
2.3.2.1 Căn cứ bắt đầu cuộc điều tra …………………………………………...……………..36
2.3.2.2 Quyết định bắt đầu điều tra …...………………………………………………………38
2.3.2.3 Thông báo công khai...………………………………………………………………...39
2.3.3 Tiến hành điều tra ……………………………………………………….…………...…..39
2.3.3.1 Thời hạn điều tra................................................................................................... 39
2.3.3.2 Thu thập thông tin ...……………………………….…………………………………..40
2.3.3.3 Ra quyết định ...……………………………………..………………………………….47
2.3.4 Kết thúc điều tra …………………………………….…………………………………...47
2.3.4.1 Chấm dứt mà không đưa ra biện pháp nào………..……………………………..….48
2.3.4.2 Các biện pháp chống bán phá giá...………………...………………………………..48
2.3.5 Rà soát………………………………………………..…………………………………..52
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 3
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM....................................................................................51
3.1 Thực trạng và nguyên nhân của chống bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt
Nam………………………………………………………………………………............55
3.1.1 Một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam………………....….61
3.1.1.1 Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá Tra, cá Basa của Việt Nam ………….….61
3.1.1.2 Vụ kiện bán phá giá tôm Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ …...………………...…...65
3.1.1.3 Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU……. …...…..67
3.1.2 Nguyên nhân hàng hóa của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá. ……...………......71
3.2 Những khó khăn trong xử lý vụ kiện chống bán phá giá…………………...……...74
3.2.1 Nhận thức chưa tốt về chống bán phá giá..………..…………………………………..74
3.2.2 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp còn yếu kém……...…..…………………………75
3.2.3Hạn chế về thời gian……………………………………….……………………………..76
3.2.4 Khả năng trả lời câu hỏi và lưu giữ tài liệu để chứng minh chưa
tốt……………….76
3.3 Một số giải pháp chủ động ứng phó với vụ kiện chống bán phá
giá…………….74
3.3.1 Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các cơ
quanhữu quan…. ..…………………………………………………………………….….…….78
3.3.2 Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
………………..…………………………………………………………………………………..79
3.3.3 Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách tài liệu của các doanh nghiệp......81
3.3.4 Cần làm tốt công tác vận động hành lang ……………………….…..……..……….78
3.3.5 Đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
….………………………….79
KẾTLUẬN……………..…………………………………………...................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 4
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) của Việt Nam năm 2007, đã mở ra cho các doanh nghiệp cơ hội
thâm nhập thị trường mới, mở rộng thị phần, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể,
năm 2006 xuất khẩu chỉ mới đạt 39,6 tỉ USD thì 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 71,6 tỉ
USD, năm 2012 xuất khẩu vượt mức 100 tỉ USD và tính đến hết tháng 9/2013 tổng kim
ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt gần 100 tỉ USD (gần bằng kim ngạch xuất khẩu cả năm
2012).1
Cùng với sự tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam gặp không ít các rào cản
thuế quan và phi thuế quan biểu hiện của một trong các rào cản này là chính là việc xuất
hiện ngày càng nhiều vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu
của Việt Nam. Nếu như ở trước thời điểm Việt Nam làm đơn xin gia nhập WTO năm
1995, nền xuất khẩu chỉ gặp một vài vụ kiện đối với những mặt hàng xuất khẩu không
trọng yếu như: tỏi, mì chính…thì sau năm 2000 hàng loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam bị kiện (cá basa, tôm, giày mũ da…) trên những thị trường quan trọng như:
Hoa Kỳ, EU, Canada…Tính đến thời điểm hiện tại, tháng 9/2013 Việt Nam đã phải đối
đầu với 52 vụ kiện chống bán phá giá trong đó có đến 29 vụ bị áp thuế chống bán phá giá.
Điều đặc biệt là trong thời gian gần đây những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất
khẩu không cao cũng bị kiện bán phá giá như: Lốp xe đạp, mắc áo thép…
Đến lúc Việt Nam phải nhìn nhận rằng chống bán phá giá là một thách thức trong tự
do hóa thương mại, những vụ kiện sẽ ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của hoạt
động xuất khẩu nhất là khi Việt Nam còn bị xem là nước có nền kinh tế phi thị trường.
Dó đó, các doanh nghiệp Việt Nam từ kinh nghiệm của các vụ kiện đã qua đồng thời phải
chuẩn bị thêm những kiến thức cần thiết để chủ động phòng và ứng phó với những vụ
kiện đang xảy ra và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xuất phát từ các lý do trên người viết
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chi tiết quy định của WTO trong vấn đề chống bán phá giá và thực tiễn
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay trên thị trường nước
1
Hải quan Việt Nam, http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx, [truy cập ngày 20/
10/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 5
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
ngoài. Trên cơ sở đó người viết đưa ra một số giải pháp mang tính thực tế và khả thi giúp
cho hàng xuất khẩu Việt Nam hạn chế nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế, tức là việc bán phá giá qua biên giới quốc gia và được pháp luật thương mại quốc
tế điều chỉnh. Đề tài không nghiên cứu vấn đề bán phá giá hàng hóa trong phạm vi nội địa
của một quốc gia.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn luận văn này người viết đã tiến hành thu thập các tài liệu có
liên quan bao gồm: các văn bản luật; sách, báo, tạp chí; những thông tin trên trang thông
tin điện tử. Thông qua phương pháp này người viết có thể phân tích một cách chi tiết quy
định của WTO về chống bán phá giá.
Bên cạnh phương pháp thu thập tài liệu thì phương pháp phân tích luật viết và
phương pháp so sánh cũng được người viết sử dụng trong bài viết này. Phương pháp phân
tích luật viết được người viết sử dụng thông qua việc phân tích các quy định luật, kết hợp
với nhận xét đánh giá các quy định này để làm cơ sở cho việc tiếp cận thực tiễn.
5. Nội dung đề tài
Lời nói đầu
Chương 1: Khái quát chung về bán phá giá và thuế chống bán phá giá
Ở chương này, người viết tìm hiểu tổng quát về bán phá giá và thuế chống bán phá
giá, những đặc điểm, nguyên nhân và các tác động của bán phá giá cùng với tình hình
chung về chống bán phá giá hiện nay.
Chương 2: Quy định của WTO về chống bán phá giá
Tiếp theo, người viết tìm hiểu về các quy định chi tiết của WTO về chống bán phá
giá thông qua Hiệp định chống bán phá giá. Cụ thể là lịch sử hình thành và phát triển của
Hiệp định, bản chất và trình tự thủ tục về chống bán phá giá.
Chương 3: Thực trạng chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam
Trong phần này, người viết nêu lên tình hình khởi kiện chống bán phá giá của các
nước đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Qua đó nêu lên các khó khăn trong xử lý vụ
kiện chống bán phá giá từ đó đưa ra một số giải pháp chủ động ứng phó với vấn đề chống
bán phá giá hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Kết luận
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 6
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Bán phá giá
Bán phá giá được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, dưới góc độ học thuật bán phá
giá được hiểu một cách đơn giản là bán hàng ra nước ngoài với giá thấp hơn giá bán tại
thị trường nội địa. Ví dụ: Từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng bán phá giá (dumping)
được hiểu là việc bán một hàng hoá ở nước ngoài với mức giá thấp hơn so với mức giá ở
thị trường trong nước.2 Theo Từ điển chính sách thương mại thì phá giá được hiểu là
thực tiễn bán hàng của một công ty với giá bán ra nước ngoài thấp hơn giá bán tại thị
trường trong nước (giá nội địa của nước xuất khẩu)3; cuốn Black’s Law dictionary định
nghĩa phá giá là hành vi bán hàng hoá ra nước ngoài với giá thấp hơn giá bán tại thị
trường nội địa.4 Theo cách hiểu này, bán phá giá hàng hóa là sự phân biệt giá của cùng
loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu và trên thị trường nước nhập khẩu.
Do đó, để xác định việc bán phá giá, người ta phải tính toán được giá xuất khẩu và giá
bán trên thị trường xuất khẩu của hàng hóa đó (còn gọi là giá nội địa).
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm pháp lý về bán phá giá lần đầu tiên được ghi nhận
trong đạo luật thuế hải quan Canada được thông qua ngày 10 tháng 8 năm 1904. Sau đó,
New Zealand và Úc cũng ban hành các văn bản pháp luật về chống bán phá giá vào năm
1905 và 1906. Khi chống bán phá giá đã trở thành một nội dung quan trọng trong pháp
luật thương mại quốc tế thì khái niệm bán phá giá cũng được ghi nhận tại Điều VI Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 (gọi tắt là GATT) và trong Hiệp định
thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) định nghĩa “một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được
đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản
phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một
nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng
tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Cụ thể là: Giá thông
thường – Giá xuất khẩu = mức bán phá giá (biên độ phá giá).
2
David W. Pearce, Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tr. 282.
Walter Goode, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997, tr. 82.
4
Bryan A.Garner, Black,s law dictionary, ST.Paul, MINN, USA, 1999, tr. 518.
3
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 7
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Về cơ bản, khái niệm pháp lý giống với các khái niệm học thuật khi cho rằng bán
phá giá là sự chênh lệch giữa mức giá tại thị trường nội địa nước xuất khẩu và mức giá
xuất khẩu. Tuy nhiên, theo khái niệm pháp lý bán phá giá, thì cơ sở để xác định sự chênh
lệch về giá là giá trị thông thường của hàng hóa, sản phẩm bị nghi là phá giá. Giá thông
thường được hiểu là giá bán sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại thị trường
nước xuất khẩu. Điều đặc biệt ở đây là có sự linh hoạt trong việc xác định giá là “giá trị
thông thường” với tư cách là “mức giá chuẩn” để so sánh giá. Hiểu dưới góc độ này đã bù
đắp được những khiếm khuyết cũng như quá cứng nhắc trong cơ chế xác định giá trong
bán phá giá dưới góc độ học thuật, bởi lẽ việc xác định giá của sản phẩm tương tự tại thị
trường nội địa không hề đơn giản và có khi cũng có thể là không thể thực hiện được, với
nhiều nguyên nhân như giá bán trong nước được định giá thấp (thấp hơn chi phí sản xuất
nhưng cao hơn giá xuất khẩu), hàng hóa này chỉ sản xuất để xuất khẩu hoặc số lượng tiêu
thụ của hàng hóa bị xem là phá giá trong nước nhỏ…Nếu chỉ căn cứ vào giá nội địa thì sẽ
dẫn đến việc xác định giá cho bán phá giá là không chính xác hay không có căn cứ để xác
định.
Do vậy, mà bán phá giá dưới góc độ pháp lý đã hoàn chỉnh hơn rất nhiều, về cơ sở
xác định giá là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước xuất khẩu, nếu
không xác định được theo căn cứ này thì căn cứ tiếp theo cho việc xác định giá là giá bán
tại nước thứ ba và cuối cùng là dựa vào giá suy định. Như đã phân tích ở trên thì một câu
hỏi có thể đặt ra ở đây là: Bán phá giá có thể xem như là một hành vi hạ giá bán để bán
với giá thấp và như vậy thì có phải hàng hóa được hạ giá, bán với giá rẻ thì bị xem là bán
phá giá?
Trong khoa học pháp lý, có thể phân biệt được hành vi bán phá giá với việc hạ giá
hoặc bán hàng hóa với giá rẻ là kết quả của việc giảm chi phí hay tăng năng suất. Hành vi
bán hàng rẻ hơn giá hàng hóa, sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu là kết quả của quá
trình giảm chi phí sản xuất đã đem lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế và thặng dư xã hội,
thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh trên thị trường tự do. Vì vậy, pháp luật coi đó là
hành vi cạnh tranh lành mạnh, cần khuyến khích. Phá giá là hành vi đi ngược lại các
nguyên lý cạnh tranh lành mạnh của thị trường tự do vì đã xâm hại nguyên tắc công bằng
trong đối xử về giá hoặc giành giật thị trường một cách bất chính. Tóm lại, không phải
mọi hành vi hạ giá thì xem như bán phá giá, chỉ đến khi có đủ yếu tố cấu thành một hành
vi bán phá giá thì mới bị xem là bán phá giá.
Nghiên cứu về hành vi bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế, nếu nhìn dưới
góc độ quyền lợi của người tiêu dùng trong ngắn hạn thì bán phá giá đem lại lợi ích cho
người tiêu dùng do giá rẻ. Sự chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất nội địa và giá bán
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 8
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
của hàng nhập khẩu là thặng dư của người tiêu dùng. Đồng thời nó phản ánh mức độ đe
dọa đối với thu nhập và quyền lợi của các nhà sản xuất nội địa. Sự xuất hiện của nhà nước
trong việc ngăn chặn và loại bỏ những tác hại của hành vi bán phá giá dường như đụng
chạm đến sự xung đột giữa quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi của nhà sản xuất.
Vì vậy, để nhìn rỏ bản chất của phá giá, đôi khi khoa học pháp lý cần phải nghiên cứu từ
góc độ ý nghĩa kinh tế của bán phá giá đối với sự phát triển của thị trường của nước nhập
khẩu, từ đó xác định nhu cầu và mục đích của việc điều chỉnh pháp luật. Dấu hiệu cơ bản
để xác định bán phá giá là sự chênh lệch về giá của sản phẩm tại hai thị trường đó là thị
trường nước xuất khẩu và thị trường nước nhập khẩu. Do đó, kinh tế học chia phá giá
thành hai trường hợp tiêu biểu để phân tích :
Trường hợp thứ nhất: Giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nước nhập khẩu nhưng
vẫn cao hơn chi phí sản xuất. Hành vi bán hàng ra nước ngoài với giá thấp hơn giá bán
trong thị trường nội địa mặc dù có thể coi là hành vi phân biệt giá trong quan hệ thương
mại quốc tế. Tuy nhiên, xét về bản chất thì hành vi này khó có thể cho đây là bán phá giá
và bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Dưới góc độ kinh tế, hành vi bán hàng thấp
hơn giá nội địa nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất là một hiện tượng thông thường khi
nhà sản xuất được hưởng lợi thế độc quyền trên thị trường nội địa do được bảo hộ bởi rào
cản thương mại tự nhiên hoặc phi tự nhiên, nên có thể bán sản phẩm trong nước với giá
cao. Khi tham gia thị trường quốc tế, vì có cạnh tranh nên nhà sản xuất phải bán sản
phẩm với giá thấp để tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hành vi nêu trên có bị xem là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường quốc tế không? Có nhiều quan điểm
khác nhau về vấn đề trên.5
Quan điểm thứ nhất, cho rằng hiện tượng trên thực sự đã cấu thành các dấu hiệu của
việc phá giá hàng hóa và cũng đe dọa đến lợi ích xã hội khi mà giá bán tại thị trường nội
địa của nước nhập khẩu thấp hơn giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất tại thị trường
nội địa của nước nhập khẩu. Bởi lẽ, khi việc phá giá này xảy ra với một lượng lớn và
trong một thời gian dài sẽ làm giảm giá hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu và từ đó
ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lương của người lao động tham gia sản
xuất sản phẩm cạnh tranh trong thị trường nhập khẩu. Vì vậy, yêu cầu nhà nước cần can
thiệp đề bảo hộ quyền lợi của nhà sản xuất nội địa.6
Quan điểm thứ hai, nhìn từ góc độ quyền lợi của người tiêu dùng cho rằng lợi ích
mà hành vi phá giá này đem lại là người tiêu dùng được hưởng thụ hàng hóa, sản phẩm
5
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 14-15.
6
Bộ Thương mại, Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 6.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 9
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
với giá thấp, quyền lợi của người tiêu dùng phản ánh lợi ích chung của xã hội. Trong
nhóm quan điểm này có ý kiến cho rằng cũng cần phải cân nhắc sự nặng nhẹ giữa lợi ích
của người tiêu dùng và của nhà sản xuất. Từ đó, việc có áp dụng biện pháp trừng phạt hay
không sẽ phụ thuộc vào lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn lợi ích của nhà sản xuất và
người lao động hay không.7 Trong trường hợp trên, dưới góc độ so sánh giá, hành vi bán
hàng với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa là hành vi bán phá giá, nhưng xét ở
góc độ bản chất lành mạnh hay không lành mạnh của hành vi trong tiến trình cạnh tranh
trên thị trường quốc tế thì khó để tìm thấy bản chất bất chính của vấn đề này. Bởi lẽ, trên
thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh nhau và quan hệ cung cầu với quy luật giá trị sẽ
quyết định giá cả của hàng hóa, sản phẩm. Người tiêu dùng là chủ thể có quyền được
hưởng mọi lợi ích chính đáng, vì thế nhà nước thông qua pháp luật phải ngăn chặn và
trừng phạt mọi hành vi bốc lột người tiêu dùng và ngược lại. Với chi phí sản xuất thấp thì
đương nhiên việc cung cấp hàng hóa với giá tương ứng cộng thêm một khoản lợi nhuận
hợp lý là hành vi cạnh tranh lành mạnh.
Tuy nhiên việc định giá cao ở thị trường trong nước có vị trí độc quyền thì bản thân
giá độc quyền ở thị trường trong nước không thể sử dụng để so sánh giá nhằm xác định
việc bán phá giá của loại hàng hóa đó. Lúc này, pháp luật cho sử dụng giá bán của hàng
hóa tương tự tại một nước thứ ba có trình độ phát triển tương ứng hoặc giá cấu thành từ
chi phí sản xuất làm giá trị thông thường để so sánh. Vì vậy, mọi biện pháp chống bán
phá giá được áp dụng trong trường hợp này sẽ trở thành những biện pháp bảo hộ không
cần thiết cho các nhà sản xuất trong nước, không khuyến khích được cho họ nỗ lực để
giảm chi phí sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh điều đó không thật sự đem lại lợi
ích cho nền kinh tế của nước nhập khẩu. Vì vậy, để xử lý hành vi phân biệt giá nói trên
đòi hỏi pháp luật của nước xuất khẩu phải có những động thái để ngăn cản việc định giá
nói trên chứ không phải loại bỏ mức giá thấp ở nước nhập khẩu. Đối với nước nhập khẩu,
nếu nhu cầu bảo hộ ngành sản xuất sản phẩm tương tự thực sự cần thiết, nhà nước có thể
áp dụng các biện pháp tự vệ thay cho biện pháp chống bán phá giá.8
Trường hợp thứ hai: Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và cũng thấp hơn giá
thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trong trường hợp này, người sản xuất đã chấp
nhận lỗ hoặc hy sinh lợi nhuận vì những mục đích khác nhau, mục đích có thể tối đa hóa
lợi nhuận trong ngắn hạn, cũng có thể là độc chiếm thị trường, chiếm đoạt thị phần hoặc
có thể do tính toán sai các chi phí cố định và biến phí. Về nguyên tắc, bán hàng với giá
7
Bộ Thương Mại, Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam, trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr. 7.
8
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 17 .
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 10
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
thấp hơn chi phí sản xuất nếu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự thì nhà nước sẽ xuất hiện để ngăn chặn hành vi và khắc phục hậu quả.
Trong kinh tế học, đôi khi các nhà nghiên cứu kinh tế còn chỉ ra một số trường hợp
đặc biệt mà ở đó hành vi bán hàng dưới mức chi phí cần được chấp nhận như một biện
pháp kinh doanh thông thường, ví dụ như bán hàng thấp hơn chi phí bình quân trong thời
kỳ suy thoái kinh tế nhằm duy trì sản xuất; bán hàng dưới mức chi phí khi gia nhập thị
trường để giới thiệu sản phẩm, trong trường hợp này lợi ích của người tiêu dùng được đặt
lên hàng đầu…Mặt khác, do phá giá là sự so sánh giá bán của hàng hóa trên hai thị
trường khác nhau nên có một số khó khăn và vướng mắc trong quá trình so sánh giá, nhất
là trong việc xác định mức độ chênh lệch giữa giá xuất khẩu với chi phí sản xuất do bất
đồng trong quan niệm về cơ cấu chi phí ở các thị trường khác nhau. Ví dụ: ở Hoa kỳ, do
đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị quá lớn nên thông thường định phí đối với
sản phẩm là cao; trong khi đó Nhật bản do tập quán ít sa thải lao động được cọi như định
phí, cho nên chi phí cố định bao gồm cả tiền lương công nhân. Vì thế khi điều tra và
nghiên cứu phá giá đối với trường hợp bán hàng dưới chi phí đòi hỏi phải cân nhắc và
thận trọng trong quá trình xác định các biến phí cho phù hợp với sự thay đổi các quan
niệm giữa các quốc gia về vấn đề này.9
Tóm lại, sự thay đổi trong các quan niệm về khái niệm bán phá giá phản ánh sự nỗ
lực của các quốc gia để tìm ra những biểu hiện không lành mạnh của thương mại quốc tế,
nhằm xây dựng chính sách đảm bảo cho sự tự do của thị trường chung. Đồng thời cũng
cho thấy sự phức tạp trong quá trình tìm kiếm các cơ sở pháp lý công bằng và bình đẳng
để áp dụng đối với các biểu hiện bất bình thường về giá của kinh tế đối ngoại. Do thị
trường không ngừng vận động và thay đổi thì việc đưa ra những căn cứ cố định và bất
biến để làm thước đo cho những toán tính đầy sáng tạo sẽ không hiệu quả. Vì thế, sự uyển
chuyển và chủ động trong việc xây dựng một giá trị thông thường; làm tiêu chuẩn cho sự
công bằng để nhận biết hành vi nào là phá giá để áp dụng những biện pháp chừng trị thích
đáng. Theo đó, Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam quy định: “Hàng hóa có xuất
xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào việt nam (sau đây
gọi là hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hóa đó được bán với giá thấp hơn
giá trị thông thường của nó”.10 Cũng không phải bất cứ khi nào có sự chênh lệch giá thì
bán phá giá bị áp dụng biện pháp trừng phạt (biện pháp chống bán phá giá) mà chỉ khi sự
9
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 18.
10
Xem Điều 3 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, 2004.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 11
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
chênh lệch giá (biên độ phá giá) quá mức quy định và hành vi bán phá giá đem lại thiệt
hại cho nước nhập khẩu hàng hóa phá giá.
1.1.2 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là một trong những biện pháp chống bán phá giá mà được
đa số các nước áp dụng khi kết quả của quá trình điều tra là có hành vi bán phá giá xảy ra
và nó chính là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa
nước nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá (anti-dumping duty) chính là khoản thuế bổ
sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm của nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu.
Đây là loại thuế nhằm mục đích chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do
việc nhập khẩu hàng bán phá giá gây ra. Thông thường mỗi nước đều có các hệ thống qui
định riêng về các điều kiện và thủ tục áp đặt thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá
giá được các nước xem như một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của
mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã
cùng thỏa thuận về các quy định chung bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra
và áp đặt thuế chống bán phá giá. Đối với việt Nam, thuế chống bán phá giá được định
nghĩa là “thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng bị bán phá giá
nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước”11
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁN PHÁ GIÁ
Trong thực tiễn pháp lý đang tồn tại hai khái niệm phá giá cùng để diễn tả hành vi
bán hàng với giá thấp hơn giá trị bình thường của hàng hóa nhưng bản chất của hai hành
vi này là khác nhau, mức độ nguy hại cũng như những biện pháp xử lý chúng có những
điểm khác nhau. Đó là phá giá hàng nhập khẩu và phá giá hàng hóa trong thị trường nội
địa. Vì vậy, khi tiếp cận khái niệm bán phá giá cần nhận dạng chúng một cách rỏ nét
thông qua các dấu hiệu biểu hiện của từng hành vi trong môi trường tồn tại của chúng. Có
như vậy việc nghiên cứu mới thật sự có ý nghĩa cho quá trình thiết lập một quy chế pháp
lý hiệu quả về bán phá giá.12 Sau đây là một số đặc điểm hành vi bán phá giá trong quan
hệ thương mại quốc tế:
Thứ nhất, bán phá giá hàng nhập khẩu xảy ra trong quan hệ thương mại quốc tế.
Tức là việc mua bán hàng hóa diễn ra trên phạm vi rộng, trên thị trường của hai hay nhiều
nước khác nhau chứ không thuộc phạm vi của một quốc gia.
11
Xem Điều 2 Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, 2004.
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khảu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 20.
12
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 12
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế với sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế mà hệ
quả của nó là hình thành nên nhiều vùng thị trường khu vực và quốc tế rộng lớn thông
qua việc xóa bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Quan hệ thương mại quốc tế biểu
hiện thông qua sự dịch chuyển các giá trị thương mại dưới hình thức hàng hóa hoặc dịch
vụ giữa thị trường của các nước với nhau dựa trên quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy
chế đãi ngộ quốc gia (NT). Hai quy chế này đảm bảo cho nguyên tắc tự do và bình đẳng
thực sự phát huy được hiệu quả trong quan hệ quốc tế cũng như đảm bảo cho hàng hóa
được lưu thông một cách tự do trên tinh thần không phân biệt đối xử. Một khi sự tự do
được đề cao và coi như nguyên lý bất khả xâm phạm thì cũng từ đó cùng với sự giục giã
của quy luật giá trị và bản tính của con người xuất hiện những hành vi cạnh tranh tự phát
có thiên hướng thái quá, cực đoan trong cạnh tranh quốc tế - đây chính là mặt trái của sự
tự do trong thương mại quốc tế mà phá giá là minh chứng.13
Bán phá giá trong quan hệ thương mại quốc tế không đơn giản là sự cạnh tranh giữa
các nhà sản xuất sản phẩm tương tự mà còn biểu hiện sự đối đầu của hai thị trường, hai
khu vực kinh tế. Chính là sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ từ thị trường nước này sang
thị trường một nước khác, một điều có lẽ là hiển nhiên diễn ra theo quy luật của thị
trường là giá bán của hàng hóa xuất khẩu sẽ cao hơn giá của sản phẩm tương tự tiêu dùng
tại thị trường nội địa do nó phải tốn thêm một số khoản chi phí như: chi phí vận chuyển,
thuế hải quan… Tuy nhiên cũng có trường hợp diễn ra ngược với quy luật của thị trường
kinh doanh là giá của sản phẩm xuất khẩu lại rẻ hơn giá tại thị trường nội địa, với bản
chất phi kinh tế và không bình thường này trong quan hệ thương mại quốc tế xem là bán
phá giá – hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Do đó, bán phá giá bị tập quán thương mại quốc tế cũng như pháp luật quốc tế coi là
hành vi bất chính. Kết quả tất yếu là xảy ra những xung đột trong việc đấu tranh loại bỏ
và trừng phạt hành vi này. Xung đột xảy ra liên quan đến bán phá giá không còn là câu
chuyện đối đầu giữa các nhà sản xuất nữa mà thực tế nó là sự xung đột về lợi ích giữa hai
thị trường khác nhau cùng có sản phẩm cạnh tranh nhau. Việc xác định chính xác thị
trường mà ở đó hàng hóa bán phá giá được sản xuất và xác định thị trường nhập khẩu
hàng hóa phá giá có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các yếu tố cấu thành hành vi
pha giá cũng như việc áp dụng các biện pháp đấu tranh chống bán phá giá. Trong khi đó,
phá giá trong nước hay còn gọi là phá giá nội địa là khái niệm diễn tả một hành vi cạnh
tranh không lành mạnh xảy ra trên cùng một thị trường giữa các chủ thể kinh doanh với
13
Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong
điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Công an Nhân, Hà Nội, 2001, tr. 38.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 13
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
nhau. Vì vậy, chỉ cần pháp luật cạnh tranh của nhà nước can thiệp nhằm đảm bảo cho sự
lành mạnh của thị trường.14
Thứ hai, Phá giá là hiện tượng phân biệt giá quốc tế. Là sự so sánh (chệnh lệch) về
giá xuất khẩu và giá trị thông thường của hàng hóa bị nghi là có hiện tượng bán phá giá.
Bán phá giá cũng là hạ giá sản phẩm để tăng cạnh tranh tuy nhiên hạ giá vì thực hiện mục
đích bán phá giá khác hoàn toàn với hạ giá hoặc bán hàng giá rẻ do giảm chi phí và nâng
cao năng xuất, khác nhau cơ bản nhất là mức lợi nhuận của nhà sản xuất, khi thực hiện
phá giá họ có thể không cần lợi nhuận nhưng đối với cạnh tranh lành mạnh thì ngành sản
xuất đã có một khoản lợi nhuận hợp lý.
Về phạm vi, phá giá trong nước được xác định là một hành vi cạnh tranh không lành
mạnh qua giá của các nhà sản xuất hàng hóa trên cùng thị trường của một quốc gia. Vì
thế, khi xác định hành vi phá giá nội địa, nhà chức trách chỉ cần truy tìm những dấu hiệu
của việc bán hàng dưới chi phí sản xuất hoặc dưới giá thông thường trên thị trường của
quốc gia đó nhằm chiếm đoạt thị phần hoặc hạn chế cạnh tranh. Phá giá trong thương mại
quốc tế là kết quả của quá trình phân biệt giá giữa hai thị trường và mức độ phá giá biểu
hiện thông qua sự chênh lệch về giá bán giữa hai thị trường. So sánh giá là công việc bắt
buộc phải thực hiện trong xác định việc bán phá giá, kết quả của nó sẽ được xác định có
hay không có cũng như sự nguy hại của hành vi bán phá giá quốc tế.15
Thứ ba, Đối tượng của hành vi bán phá giá là hàng hóa tham gia vào lưu thông
trong quan hệ thương mại quốc tế. Khi thiết lập thị trường thương mại chung, đối tượng
được hầu hết các diễn đàn thương mại quốc tế quan tâm là dịch vụ và hàng hóa. Mọi thiết
chế pháp lý trong quan hệ thương mại quốc tế đều nhằm mục đích tạo lập những khuôn
khổ cho quá trình dịch chuyển một cách tự do và lành mạnh trên cơ sở không phân biệt
đối xử đối với các đối tượng là hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, trong các hiệp định liên
quan đến phá giá của các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, EU…và pháp luật về phá giá
của các nước đều không đề cập đến phá giá dịch vụ.16
Theo Từ điển chính sách thương mại quốc tế thì khái niệm hàng hóa dùng để chỉ bất
kỳ một mặt hàng nào trong trao đổi thương mại, nhưng thông thường nhất là để chỉ
nguyên vật liệu, ví dụ như lúa mỳ, thiếc, đồng, chè, cà phê, cao su…; dịch vụ (service)
gồm có các hoạt động về kinh tế chủ chốt như viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải
14
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 22- 23.
15
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 24.
16
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 25.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 14
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
đường bộ và đường biển, hàng không…17 Qua khái niệm trên thì sự khác biệt cơ bản nhất
là một bên là vật hiện hữu có thể nhìn thấy bằng mắt thường (gọi là hàng hóa) còn dịch
vụ là vô hình.
Pháp luật hàng hóa được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc đối vật. Nguyên tắc này
xuất phát từ bản chất vật chất hiện hữu của hàng hoá và nhấn mạnh đến đối tượng xử lý
của các biệt pháp chống bán phá giá là hàng hóa.18
Khi xảy ra hiện tượng phá giá và xác định được hàng hóa bán phá giá, pháp luật xuất
hiện để xử lý hàng hóa phá giá mà không phân biệt người thực hiện hành vi đó có phải là
người sản xuất hay không, và cũng không quan tâm đến yếu tố quốc tịch của người đã
thực hiện hành vi bán phá giá hàng hoá. Nói cách khác, biệt pháp chống bán phá giá dựa
trên nguyên tắc đối vật được áp dụng đối với sản phẩm chứ không phải chống lại nguồn
gốc của sản phẩm. Xuất phát từ quan niệm tranh chấp về phá giá trong thương mại quốc
tế biểu hiện sự xung đột về lợi ích giữa hai thị trường khác nhau, vì thế một khi sự nhập
hàng hóa từ thị trường nước này bằng một phương cách có thể đe dọa đến sự phát triển
của hàng hóa trong thị trường nước nhập khẩu, cũng là lúc phát sinh quyền tự vệ bằng
cách tác động ngược trở lại bằng các biện pháp đã gây ra hoặc đe dọa gây ra. Tác động
trở lại của nhà nước nhập khẩu đối với hiện tượng bán phá giá không nhằm mục đích loại
bỏ sản phẩm bị bán phá giá ra khỏi thị trường, cũng không phải để ngăn cấm những chủ
thể thực hiện hành vi phá giá tham gia thị trường mà mục đích chủ yếu là loại bỏ và ngăn
chặn thiệt hại do hành vi phá giá gây ra cho ngành sản xuất trong nước.19
Trong thương mại quốc tế, phá giá dịch vụ vẫn chưa được điều chỉnh và ngay cả
pháp luật quốc gia cũng không quy định vấn đề này. Thế thì câu hỏi đặc ra là: Tại sao
dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế chưa được xem là đối tượng điều chỉnh của
pháp luật phá giá quốc tế? Với bản chất vô hình nên cơ cấu của thị trường dịch vụ khác
với cơ cấu của thị trường hàng hóa, dịch vụ khó để nhận biết cặn kẽ, có khi bản thân nhà
xuất khẩu dịch vụ cũng không nhận ra rằng họ đang xuất khẩu dịch vụ. Do đó rất khó xác
định chính xác khối lượng và số lượng dịch vụ được chuyển qua biên giới và không thể
tìm ra cơ cấu chi phí chuẩn trong cung ứng dịch vụ thương mại để xác định các yếu tố cấu
thành của hành vi phá giá dịch vụ giữa các quốc gia.
Cho đến nay, các tổ chức kinh tế quốc tế nhất là WTO cũng chỉ đưa ra một cách
tương đối các loại dịch vụ tham gia vào tiến trình tự do hóa thương mại mà khó có thể
17
Walter, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997, tr. 55 - 228.
John H.Jackson, Hệ thống thương mại thế giới, Nxb Thanh niên, Hà Nội, tr. 37.
19
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 26-27.
18
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 15
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
xác định được chính xác khái niệm và số lượng dịch vụ đã được cung ứng dịch vụ qua
biên giới. Tóm lại, trong phá giá thương mại quốc tế pháp luật chỉ quy định phá giá đối
với hàng hóa còn dịch vụ thì gặp khó khăn trong nhận biết để xây dựng cơ chế thương
mại dịch vụ nên hiện phá giá dịch vụ là vấn đề còn bỏ ngỏ trong pháp luật quốc tế.
1.3 NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BÁN PHÁ GIÁ
1.3.1 Nguyên nhân dẫn đến bán phá giá
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế.
Trong đó có thể là tham vọng của nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa phá giá. Thời kỳ tự
do hóa thương mại, các nước muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mở rộng thị trường và
mong muốn chiếm thị phần lớn ở các nước nhập khẩu, nhưng để thực hiện một cách
nhanh chóng mục tiêu này các nước xuất khẩu sẽ chấp nhận mức lợi nhuận thấp hoặc hy
sinh mức lợi nhuận hòng tăng khả năng cạnh tranh, loại bỏ những hàng hóa tương tự tại
thị trường nội địa nước nhập khẩu để chếm thị phần lớn trên thị trường, khi nhà sản xuất
bán hàng với giá thấp để thực hiện mục tiêu cạnh tranh không lành mạnh này cụ thể là
bán phá giá thì người tiêu dùng sẽ được lợi vì được mua hàng với giá rẽ. Tuy nhiên, đến
khi các nhà sản xuất đã thực hiện thành công được mục tiêu có khả người tiêu dùng sẽ bị
bốc lột trở lại để bù đắp lại những gì đã mất trong khoảng thời gian mà người bán hàng
phá giá chịu thiệt.
Không phải tất cả các hành vi bán phá giá đều là vì mục đích cạnh tranh không lành
mạnh, đôi khi việc bán phá giá là việc không mong muốn của nhà sản xuất, do nhà sản
xuất sản xuất hàng hóa ồ ạt làm trong nước có quá nhiều hàng tồn kho, sản xuất đình trệ,
sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hư hại… dẫn đến việc số lượng hàng nhập khẩu tăng
lên, giá giảm xuống (giảm giá để kích cầu).
Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do sử dụng lao
động trẻ em, tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu. Việc
sử dụng lao động trẻ em ngoài việc mang khoản lợi nhuận lớn còn là cách để cạnh tranh
với đối thủ cạnh tranh. Nhờ giá nhân công rẻ, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm, xuất
khẩu hàng hoá với giá thấp.
Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan
tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài
thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và
thị phần của sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác
động tích cực đối với nền kinh tế, ví dụ như: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng
bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 16
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
thể tạo nên sự tăng trưởng cho ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu liệu là hàng hóa phá
giá... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá
giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác
định được đủ ba điều kiện sau: hàng nhập khẩu bị bán phá giá, ngành sản xuất sản phẩm
tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể và mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng
nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.
1.3.2 Tác động của việc bán phá giá
Tác động của hiện tượng phá giá được nhìn nhận ở cả góc độ tích cực và tiêu cực
bằng việc phân tích ảnh hưởng của nó đối với lợi ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất có
liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cạnh tranh nội địa.
Việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá có những ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu
dùng của nước nhập khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, việc bán phá giá
đã tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng vì họ có cơ hội mua được hàng nhập khẩu giá rẻ.
Với tâm lý vị lợi, người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu
cầu sử dụng ở mức giá thấp nhất, có thể sự xuất hiện của hàng hóa nhập khẩu phá giá trên
thị trường đã làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Trong kinh tế thị trường, sức tiêu thụ hàng
hóa mua phụ thuộc khá nhiều vào giá cả của nó, hiện tượng phá giá của hàng hóa nhập
khẩu có thể là động lực kích thích tiêu dùng. Một khi giá của hàng hóa có xu hướng giảm,
sẽ làm tăng lượng tiêu thụ của hàng hóa.
Ngoài ra, việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu còn làm tăng mức độ cạnh tranh trên
thị trường. Việc nhập khẩu hàng hóa với giá rẻ hơn so với giá hàng hóa nội địa đã tạo ra
sức ép cho ngành sản xuất nội địa trong việc tìm ra phương cách nâng cao khả năng cạnh
tranh theo nguyên tắc giá cả là tín hiệu đối với người sản xuất và tiêu dùng. Khi hàng hóa
nhập khẩu có giá rẻ hơn, hàng hóa nội địa trở thành mặt hàng có giá cao tương đối. Với
sự tác động của hiệu ứng thay thế, người tiêu dùng có xu hướng dùng hàng hóa nhập khẩu
với giá rẻ hơn để thỏa mãn nhu cầu của mình và đẩy các doanh nghiệp nội địa vào tình
trạng cạnh tranh không lối thoát hoặc tìm cách giảm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh
về giá hoặc mất khách hàng. Mức cạnh tranh tăng sẽ có tác dụng làm giảm sức ỳ của các
doanh nghiệp nội địa, làm giảm khả năng bốc lột khách hàng của doanh nghiệp nội địa
với giả thuyết rằng trước khi có hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, các
doanh nghiệp này đang có vị trí độc quyền.
Trong dài hạn, quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm hại nếu doanh nghiệp
nước ngoài bán phá giá hàng hóa để thực hiện chiến lược chiếm đoạt thị trường bằng cách
định giá hủy diệt ngành sản xuất trong nước. Mặt dù, bán phá giá đem lại lợi ích cho
người tiêu dùng hiện tại nhưng khi đã chiếm đoạt được thị trường nhập khẩu, giá của
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 17
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng nhanh trở lại để các doanh nghiệp lấy lại những gì đã mất từ
việc bán phá giá. Người tiêu dùng trở thành nạn nhân của mức giá độc quyền do các
doanh nghiệp nước ngoài ấn định. Sự suy đoán về khả năng tăng giá trong tương lai hoặc
sản lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm đi để chi phối cung cầu là một trong những căn cứ
để kết luận về bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi bán phá giá có mục đích cướp đoạt
thị trường.20
Tác động của bán phá giá có liên quan đến doanh nghiệp nước nhập khẩu. Các
doanh nghiệp có liên quan được xác định là những doanh nghiệp của nước nhập khẩu
hoạt động ở ngành sản xuất khác có sử dụng hàng hóa nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất do đó khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá các doanh nghiệp nói trên được nguồn
nguyên liệu rẻ để sản xuất, kinh doanh từ đó góp phần tăng trưởng cho ngành sản xuất mà
họ đang hoạt động.
Bên cạnh một số tác động tích cực thì bán phá đem lại nhiều khó khăn cho ngành
sản xuất nội địa, các doanh nghiệp sản xuất nội địa và người lao động trong các doanh
nghiệp này là nạn nhân trực tiếp và thực tế của việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Nếu
mức phá giá làm giá cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn chi phí sản xuất của
hàng hóa nội địa thì các doanh nghiệp nội địa sẽ bị đẩy vào tình trạng cạnh tranh không
lối thoát hoặc chịu thua lỗ để chạy đua theo mức giá phá giá, hoặc mất khách hàng. Trong
trường hợp mức phá giá làm giá cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán
hiện tại nhưng không thấp hơn chi phí sản xuất của hàng hóa nội địa thì thiệt hại xảy ra là
sự suy lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư…Trong trường hợp này có hai khả năng trái chiều
sẽ xảy ra:
Thứ nhất, sự suy giảm lợi nhuận của ngành sản xuất nội địa là cần thiết cho lợi ích
chung của thị trường nước nhập khẩu do các doanh nghiệp nội địa đang chi phối thị
trường. Hàng hóa nội địa đang được bán với mức giá độc quyền nên việc bán phá giá của
hàng hóa nhập khẩu có thể giải phóng khách hàng khỏi tình trạng bị bốc lột cho dù nó gây
thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
Thứ hai, Sự suy giảm lợi nhuận làm giảm tính hấp dẫn về đầu tư của thị trường nội
địa. Khi mức phá giá đẩy mặt bằng giá hàng hóa cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu trên
thị trường nhập khẩu xuống gần bằng chi phí bình quân (giá thành của hàng hóa) sẽ làm
giảm khả năng có lợi xuống mức tối thiểu. Đương nhiên, sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu
20
Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 20.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 18
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
tư vào nguồn sản xuất nội địa sẽ giảm cho dù việc bán phá giá không đủ để loại bỏ các
doanh nghiệp đang hoạt động.
Như vậy, việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vừa có những tác động tích cực,
vừa có tác động tiêu cực cho thị trường nước nhập khẩu. Vì thế khi tiến hành xử lý hành
vi phá giá, Nhà nước bị đặt vào tình trạng phải giải quyết xung đột giữa quyền lợi của
người đang tiêu thụ sản phẩm bán phá giá (được mua hàng hóa với giá rẻ) và lợi ích của
nhà sản xuất trong nước (phải hạ giá thành để có thể cạnh với hàng hóa đang phá giá và
việc mất dần thị phần của họ). Nhà nước cần phải cân nhắc và lựa chọn ra lợi ích nào là
cơ bản để bảo vệ. Đôi khi trong các vụ việc chống bán phá giá các lực lượng thị trường và
các lợi ích luôn đối lập nhau tạo ra những áp lực không nhỏ cho các cơ quan có thẩm
quyền đưa ra các quyết sách phù hợp cho lợi ích chung cho toàn xã hội.
1.4 TÌNH HÌNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI
Nhìn chung số lượng vụ kiện giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm so với giai
đoạn 2005-2010 có trên 200 vụ kiện/năm trừ 2008 (165 vụ). Cụ thể 2011 còn 172 vụ kiện
và đến năm 2012 chỉ là 166 vụ. Đây là tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hoặc có định hướng xuất khẩu.
Bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá giai đoạn 2005 – 2012.
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
TỔNG
Số vụ
kiện
201
204
204
165
213
209
172
166
1538
Bị áp
dụng
138
142
108
139
141
123
98
117
1006
Nguồn: www.wto.org.21
Qua bảng thống kê, từ năm 2005-2012 đã có 1538 cuộc điều tra chống bán phá giá
trong đó có hơn 1000 cuộc bị xem là có bán phá giá và áp thuế chống bán phá giá. Điều
này thể hiện không phải cuộc điều tra chống bán phá giá nào cũng đi đến kết luận có áp
thuế chống bán phá giá.
Về phía các nước khởi kiện, đứng đầu danh sách là Ấn Độ (208 cuộc điều tra), Hoa
Kỳ và Trung Quốc (94), EU (87), tiếp đến là các nước Achentina, Nam Phi,
Australia…Điều đáng lưu ý là việc sử dụng các công cụ chống bán phá giá đã được nhiều
21
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, http://chongbanphagia.vn/tonghopsolieu/20130708/so-lieu-vechong-ban-pha-gia-tren-gioi-theo-bien-phap-ap-dung-tinh-den-ngay-3, [truy cập ngày 24/10/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 19
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
nước đang phát triển sử dụng như: Ấn Độ, Achentina, Braxin... không còn vũ khí bảo hộ
của một vài nước phát triển như trước đây (Hoa Kỳ, EU, Canada, Úc, Newzealand). Nếu
so với giai đoạn 1994-2005 về số lượng vụ kiện, thì tại giai đoạn này thấp hơn nhiều, cụ
thể là Ấn Độ (từ tiến hành 425 vụ kiện thì thời kỳ này chỉ còn 208 vụ) Hoa Kỳ, Trung
Quốc…Đây là tín hiệu khả quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các nước dẫn đầu về
tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá như Ấn Độ đã thể hiện sự thay
đổi quan điểm về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cân nhắc tính hai mặt của nó.
Về phía các nước bị kiện, Trung Quốc dẫn đầu trong số các nước bị kiện với 361 vụ
kiện. Kế đến là Hoa Kỳ (61 vụ), Đài Loan (58 vụ), Hàn Quốc (56 vụ). Điều này cho thấy
các nước đang phát triển là mục tiêu bị điều tra chống bán phá giá so với các nước phát
triển (trừ Hoa Kỳ).
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 20
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
CHƢƠNG 2
HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH
Ngày 10/8/1904, các quy định đầu tiên về bán phá giá được thông qua tại Canada.
Những quy định chống bán phá giá được hình thành từ việc sửa đổi Đạo luật thuế hải
quan năm 1897 của nước này. Kế đến là vào năm 1905 và năm 1906, các quy định chống
bán phá giá đã lần lượt áp dụng tại New Zealand và Úc.
Vấn đề chống bán phá giá đã được Hiệp hội các quốc gia nghiên cứu ngay từ năm
1922, nhưng đến năm 1947, với sự ra đời của Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại GATT, vấn đề này mới đặt dưới sự chi phối của luật quốc tế, thông qua Điều VI của
Hiệp định này. Lúc ấy chủ đề này chưa được tranh cãi nhiều và chỉ về sau, khi các dòng
thương mại phát triển ngày càng nhanh, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và khốc liệt
hơn, và các nước thành viên của GATT cũng đông hơn, mới hình thành một mối quan
tâm chính, ngày càng lớn qua các dòng thương thảo nối tiếp nhau.22
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) được ký kết từ năm 1947 và
ngay sau đó, năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết lập. Điều VI GATT 1947
đã có các quy định liên quan đến trường hợp một ngành công nghiệp nội địa cho rằng
việc bán phá giá đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của họ.23 Điều khoản này của Hiệp
định cho phép nước bị bán phá giá được áp dụng một khoảng thuế (thuế chống bán phá
giá) lên sản phẩm bán phá giá nhằm loại bỏ những thiệt hại mà phá giá đem lại, mức thuế
áp dụng có thể bằng nhưng không được quá biên độ bán phá giá. Trong tiến trình đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại các hàng rào thuế quan dần được gở
bỏ thì lúc này vấn đề chống bán phá giá được các nước sử dụng nhiều hơn để bảo vệ nền
sản xuất trong nước, vì thế những quy định còn hạn chế và chưa được cụ thể trong Điều
VI đã không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các nước. Ví dụ như, Điều VI yêu cầu
việc xác định thiệt hại đáng kể nhưng đã không đưa ra bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào như là
tiêu chí cho việc xác định liệu có tồn tại thiệt hại hay không. Bên cạnh đó khi đưa ra các
phương pháp xác định tồn tại phá giá, Điều VI cũng chỉ đưa ra một cách thức chung nhất,
khó vận dụng cho từng trường hợp cụ thể. Hiệp định GATT 1947 không có các quy định
22
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại Quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 17.
23
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại Quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 17-18.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 21
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
về thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quyền tự
do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá
và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào nước mình và đây
cũng là nguyên nhân chính để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá
như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa nước mình.
Trước vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán kennedy (1967), Tokyo (1980)
nhưng kết quả cuối cùng của các vòng đàm phán này về chống bán phá giá điều không có
hiệu quả. Sau vòng đàm phán Uruguay (Uruguay Round), cùng với sự ra đời của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT
1994 được gọi với tên “hiệp định về chống bán phá giá của WTO” (Anti-dump-ing
Agreement-ADA).
Theo nguyên tắc khi các nước thành viên xây dựng pháp luật về những vấn đề thuộc
thẩm quyền của WTO thì phải dựa trên những quy định chung mà WTO đã đưa ra trên cơ
sở đó các nước có thể cụ thể hóa để áp dụng vào thực tiễn nước mình, do đó khi xem
pháp luật của các nước thành viên cụ thể là pháp luật về chống bán phá giá thường bắt
gặp các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá (ADA). Như vậy, về các nguyên tắc
chung thì luật quốc gia phải đồng nhất nhưng về thực tiễn áp dụng thì có những điểm
khác nhau.
2.2 MỤC TIÊU VÀ BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Bán phá giá bị các nước xem là hành vi thương mại bất chính, không công bằng. Do
đó, chính phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động chống lại hành vi này nhằm
bảo vệ ngành sản xuất nội địa trong nước mà thông thường là thông qua việc đánh thuế
chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệt hại do hành vi bán phá giá gây ra cho ngành
sản xuất tại nước nhập khẩu.
Ngay từ năm 1947, Điều VI khoản 1 Hiệp định GATT đã quy định thuế chống bán
phá giá chỉ được áp dụng trong những trường hợp chứng minh được rõ ràng có hành vi
bán phá giá và hành vi đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất tới một ngành sản
xuất trong nước. Tại Điều VI này có đưa ra cơ sở để xác định việc bán phá giá là có sự
chệnh lệch giữa giá xuất khẩu với giá trị thông thường của hàng hóa và giá trị thông
thường được xác định theo thứ tự là giá của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước
xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường; giá xuất khẩu sang một nước thứ
3; chi phí suy định.
Tuy mục tiêu của pháp luật về chống bán phá giá là đảm bảo cho sự cạnh tranh công
bằng trên thị trường thương mại quốc tế nhưng thực tế không đơn giản chỉ là như vậy.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 22
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giá không
phải là chính sách công mà là chính sách tư. Đó là một phương tiện mà một đối thủ cạnh
tranh có thể sử dụng quyền lực của nhà nước để giành lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ
khác. Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bên hưởng lợi thế là ngành công nghiệp
nội địa và nạn nhân của biện pháp này là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Chúng
ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất và mục đích này thông qua một bản báo cáo của Ủy
ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) “…mục đích của pháp luật chống bán phá giá và
chống trợ cấp không phải là bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ nhà sản xuất…Thực
chất, chức năng của pháp luật chống bán phá giá là để bảo vệ cho các công ty và những
người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc
nhiên khi người hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là các nhà sản xuất, ngược lại các chi
phí kinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu. Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua luật pháp, đã
đưa ra một sự lựa chọn chính trị tỉnh táo, khôn ngoan để đưa những biện pháp bảo đảm
công bằng này được công nhận trên thực tế….”24
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục thương mại
mà các thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ thống thương mại
đa phương. Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán phá giá là nhằm để duy trì
thương mại công bằng. Tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 90% các
biện pháp này không nhằm bảo vệ cạnh tranh lành mạnh hoặc thương mại công bằng.25
Bán phá giá được các nước sử dụng như công cụ bảo hộ ngành sản xuất trong nước,
phần lớn các nước mạnh chiếm ưu thế hơn. “trong tương lai gần không có dấu hiệu gì cho
thấy những luật này sẽ bị gác bỏ hay sửa đổi sâu rộng. Nên tốt nhất là dùng nhiều quan
tâm các hình thức và cách thức thực thi các luật lệ quốc tế về chống bán phá giá trong
khuôn khổ một chế định thương mại đa phương như WTO”.26
2.3 QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HIỆP ĐỊNH
2.3.1 Trước khi bắt đầu điều tra
2.3.1.1 Xác định việc bán phá giá
Trong phạm vi Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA), một sản phẩm bị coi
là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị
24
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại Quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 28-29.
25
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong Thương mại Quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 29.
26
John H.Jackson, Hệ thống thương mại thế giới luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Thanh niên,
2001, tr. 371-372.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 23
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu
từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông
thường.27 Nói cách khác, bán phá giá là hành vi bán hàng với mức “giá xuất khẩu” lại
thấp hơn mức “giá thông thường” tại thị trường nội địa, cụ thể là:
Biên độ phá giá
=
Giá thông thường − Giá xuất khẩu
Trường hợp:
Biên độ phá giá > 0 là có hiện tượng bán phá giá
Biên độ phá giá ≤ 0 không bán phá giá hàng xuất khẩu
Biên độ phá giá có thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc phần trăm theo công thức sau:
Giá thông thường − Giá xuất khẩu
Biên độ phá giá (%) =
Giá xuất khẩu
Nếu biên độ được xác định là dưới 2% thì cuộc điều tra về chống bán phá giá sẽ
chấm dứt và không bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá nào, như đã phân tích ở
chương 1 thì bán phá giá ở một mức độ nào đó có thể đem lại lợi ích cho người sử dụng
sản phẩm phá giá (được mua hàng với giá rẻ) và ảnh hưởng cũng không đáng kể đến
nước nhập khẩu.
Như vậy, để xác định có hay không hiện tượng bán phá giá phụ thuộc vào việc xác
định:
Thứ nhất: Giá thông thường của sản phẩm;
Thứ hai: Giá xuất khẩu của sản phẩm bị nghi là bán phá giá;
Thứ ba: Biên độ bán phá giá.
Theo Điều 2.6 ADA: “sản phẩm tương tự sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là
sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong
trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở
mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét”.
Việc xác định “sản phẩm tương tự” là một yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ vụ việc
điều tra nào, vì nó sẽ tác động đến toàn bộ quá trình điều tra. Để xác định sản phẩm
“tương tự” với sản phẩm đang bị điều tra bán phá giá sẽ giúp tìm ra được sản phẩm nào
27
Xem Điều 2.1 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 24
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu sẽ được làm căn cứ để xác định giá trị thông
thường, ngành sản xuất nào tại nước nhập khẩu được điều tra để xác định thiệt hại và
đồng thời là căn cứ để xác định biên độ phá giá nên sản phẩm tương tự được xác định
càng sớm càng tốt trong vụ việc điều tra chống bán phá giá.
Trong Hiệp định không có thêm bất kỳ một sự hướng dẫn nào ngoài định nghĩa tại
Điều 2.6 về việc xác định sản phẩm tương tự, vấn đề này được các nước quy định rỏ hơn
trong luật quốc gia, các nước có nền kinh tế thị trường thường sử dụng các tiêu chí sau
đây để xác định sản phẩm tương tự: Các đặt tính cơ, lý, hóa, hình thức bề ngoài của sản
phẩm; Mức độ chuyển đổi thương mại của các sản phẩm; Các nguyên liệu thô được sử
dụng để sản xuất ra sản phẩm; Nguyên liệu sản xuất và công nghệ được sử dụng trong
quá trình sản xuất hàng hóa; Những chức năng và công dụng cuối cùng của hàng hóa;
phân loại ngành công nghiệp; giá cả; Chất lượng và quy cách sản phẩm.28
a. Xác định giá thông thường
Để xác định được giá này là điều không hề đơn giản, có ba cách xác định giá thông
thường và theo thứ tự ưu tiên:
Cách 1: Giá thông thường được xác định trên cơ sở “giá có thể so sánh được trả
hoặc có thể trả, trong điều kiện thương mại thông thường của sản phẩm tương tự khi sản
phẩm này được tiêu thụ tại nước xuất khẩu”;
Cách 2: Giá thông thường được xác định theo “giá có thể so sánh của sản phẩm
tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba tương ứng với điều kiện giá này mang
tính chất đại diện”;
Cách 3: Giá thông thường được xác định dựa trên “chi phí sản xuất của nước xuất
xứ cộng thêm một số tiền quản lý, bán hàng, các loại giá chung và lợi nhuận hợp lý”. Cụ
thể: Chi phí sản xuất (gồm lao động trực tiếp + các nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí
quản lý hành chính sản xuất) + chi phí quản lý và bán hàng nội địa + một tỷ lệ lãi.
Khi xác định giá thông thường, thì cách 1 được ưu tiên áp dụng nhưng phải đáp ứng
đầy đủ hai yếu tố sau:
− Sản phẩm tương tự được bán tại nước xuất khẩu phải theo các điều kiện thương
mại thông thường;
− Sản phẩm tương tự được bán tại nước xuất khẩu với số lượng đáng kể không thấp
hơn 5% sản phẩm bị điều tra có hành vi phá giá.
28
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang Phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, tr. 23.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 25
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA) không có khái niệm “Điều
kiện thương mại thông thường” nhưng tại Điều 2.2.1 ADA quy định trường hợp không
được xem là bán hàng theo điều kiện thương mại thông thường “việc bán các sản phẩm
tương tự tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp
hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung” (giá thành sản xuất
+ chi phí bán hàng, quản trị, chi phí chung = bán lỗ vốn) thì có thể bị coi là bán không
theo các điều kiện thương mại thông thường và có thể là không được xem xét tới trong
quá trình xác định giá thông thường nếu như: Cơ quan có thẩm quyền xác định việc bán
hàng không theo điều kiện thương mại thông thường này đã:
Kéo dài một thời gian (thường là 1 năm, nhưng không có trường hợp nào ít hơn 6
tháng); và
Bán với một số lượng đáng kể. Theo Điều 2.2.1 ADA số lượng không đáng kể
được xác định là:
Giá bán trung bình thấp hơn chi phí trung bình; hoặc
Số lượng bán hàng lỗ vốn ít nhất 20% tổng số sản phẩm tương tự được bán
(trong giao dịch đang được xem xét để xác định giá trị thông thường)
Tuy nhiên, mức giá thấp tại thời điểm bán hàng nhưng mức giá này là cao hơn giá
trung bình đã được tính toán cho thời kỳ điều tra, cơ quan có thẩm quyền điều tra sẽ xem
việc bán lỗ vốn này như hành động bán hàng để thu hồi vốn (bù đắp các chi phí) trong
một khoản thời gian hợp lý và vẫn coi đây là việc bán hàng theo điều kiện thương mại
thông thường và được xem xét tới trong quá trình điều tra.
Sản phẩm tương tự được bán tại nước xuất khẩu phải theo các điều kiện thương mại
thông thường là một trong các điều kiện để xác định giá thông thường theo giá của sản
phẩm tương tự khi sản phẩm này được tiêu thụ tại nước xuất khẩu, đồng thời điều kiện kế
tiếp phải là sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa này được bán với khối lượng đáng
kể. Theo Điều 2.2 ADA, số lượng bán hàng phải chiếm tối thiểu 5% hoặc cao hơn số
lượng sản phẩm đang bị điều tra bán phá giá. Tuy nhiên, cơ quan điều tra vẫn có thể sử
dụng giá bán của sản phẩm thông thường tại thị trường nội địa để xác định giá thông
thường nếu có chứng cứ cho thấy lượng sản phẩm bán ra thị trường nội địa này đủ để so
sánh với giá xuất khẩu một cách hợp lý khi tính biên độ bán phá giá dù không đạt tỷ lệ
5%.
Nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì việc xác định giá thông thường
theo cách 1 sẽ không được áp dụng:
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 26
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Sản phẩm tương tự trong nước xuất khẩu không được bán theo điều kiện thương
mại thông thường;
Việc bán trong nước không cho phép có sự so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt
của thị trường nước xuất khẩu (do ADA không nêu thế nào là điều kiện đặc biệt của thị
trường nên mỗi nước có thể quy định cụ thể về vấn đề này, ví dụ như nước không có nền
kinh tế thị trường);
Số lượng sản phẩm tương tự được bán tại thị trường trong nước quá nhỏ (dưới
5% so với sản phẩm đang bị điều tra phá giá trừ trường hợp có bằng chứng cho thấy rỏ
ràng dù dưới 5% nhưng cho phép có sự so sánh hợp lý).
Nếu không phù hợp để xác định giá thông thường theo cách 1 thì sử dụng “giá có
thể so sánh của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba tương ứng với
điều kiện giá này mang tính chất đại diện” (hoặc không muốn sử dụng phương pháp này)
thì có thể sử dụng “chi phí sản xuất của nước xuất xứ cộng thêm một số tiền quản lý, bán
hàng, các loại giá chung và lợi nhuận hợp lý”.
Trong ba cách xác định giá thông thường nêu trên thì nước không có nền kinh tế thị
trường có thể sẽ không được sử dụng để tính giá thông thường. “Các qui định của WTO
về chống bán phá giá không trực tiếp đề cập đến vấn đề nền kinh tế phi thị trường. Tuy
nhiên, Điều VI GATT 1994 cho rằng các trường hợp hàng hóa bị điều tra chống bán phá
giá được nhập khẩu từ một nước nơi có chính phủ độc quyền hay gần như độc quyền về
thương mại và nhà nước ấn định toàn bộ giá cả nội địa, việc so sánh giá xuất khẩu với giá
tại thị trường nội địa nước xuất khẩu có thể là không phù hợp. Quy định thực tế cho phép
cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu bỏ qua các cách thức tính giá thông thường
nêu tại Hiệp định chống bán phá giá và tự mình xác định một cách thức tính mà mình cho
là hợp lý (vì Hiệp định chống bán phá giá không ấn định cách tính thay thế). Đích hướng
tới của qui định này là các nước có nền kinh tế phi thị trường. Thường thì trong những
trường hợp như thế này, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi kết luận
rằng nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí,
giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc chi
phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính giá thông thường của sản phẩm đang điều
tra”.29
Nước thứ ba được lựa chọn là nước có nền kinh tế thị trường. Thực tế, việc lựa chọn
nước thay thế để so sánh này thường bất lợi cho nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường
29
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hỏi đáp Pháp luật về chống bán phá giá WTO–Hoa Kỳ-EU, Hà Nội,
2009, tr. 41-42.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 27
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
do điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau giữa hai nước nên giá cả cũng có thể sẽ
khác biệt lớn và việc lựa chọn đó thường có lợi cho nước nhập khẩu, nếu nước thứ ba là
đối thủ cạnh tranh với nước xuất khẩu thì phần lớn họ không có thiện chí để giúp nước bị
kiện do khi nước xuất khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì họ sẽ loại bỏ được
một đối thủ cạnh tranh, việc sử dụng nước thay thế sẽ làm giảm khả năng tự bảo vệ từ
phía bị đơn về giải thích các lợi thế so sánh của nước mình giúp cho việc giảm chi phí
hàng xuất khẩu. Như vậy, khi bị điều tra phá giá nước xuất khẩu dễ bị áp thuế chống bán
phá giá và thường chịu mức thuế khá cao, nên các nước có nền kinh tế phi thị trường nói
chung và Việt Nam nói riêng thường phải hứng chịu nhiều các vụ kiện chống bán phá giá.
Cơ sở để xác định giá thông thường (tại Điều 2.2.1.1 ADA) là dựa trên sổ sách và
ghi chép của nhà sản xuất, xuất khẩu có sản phẩm đang bị điều tra với điều kiện sổ sách
phù hợp với chế độ kế toán được chấp nhận rộng rãi tại nước xuất khẩu đồng thời các chi
phí này phản ánh một cách hợp lý các chi phí đi kèm với việc sản xuất và bán hàng hóa
đang được xem xét.
Cơ quan điều tra sẽ xem xét tất cả các chứng cứ đối với việc phân chia các chi phí
hợp lý, bao gồm cả các chi phí mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp cho rằng nó
đã và đang được sử dụng từ trước, đặc biệt trong mối quan hệ tới việc hình thành các
khoản trả dần phù hợp và các giai đoạn giảm giá, và việc trừ bớt các chi phí cốt yếu và
chi phí phát triển khác. Trừ trường hợp đã được thể hiện rõ trong việc phân chia các chi
phí, cơ quan điều tra sẽ điều chỉnh lại các chi phí một cách phù hợp với các hạng mục chi
phí không được tính lại, những hạng mục có lợi cho tương lai và sản xuất hiện tại, hoặc
những chi phí mà cơ quan điều tra có thể đưa ra một cách hợp lý vào tính toán trong quá
trình điều tra.30
Theo Điều 2.2.2 ADA, tổng tiền chi phí chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
được xác định dựa trên số liệu thực tế gắn với việc sản xuất và bán hàng trong tiến trình
buôn bán thông thường của sản phẩm tương tự của nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong tiến
trình điều tra. Nếu không xác định được theo trường hợp này thì dựa trên:
Số thực tế mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phải chịu và nhận thấy đang bị
nghi ngờ liên quan đến việc sản xuất và bán hàng tại thị trường nội địa của nước xuất xứ
của sản phẩm tương tự;
Bình quân gia quyền của số tiền thực tế phát sinh và được nhà xuất khẩu hoặc
nhà sản xuất chi tiêu trong quá trình sản xuất và bán sản phẩm tương tự tại thị trường của
nước xuất xứ hàng hóa;
30
Xem Điều 2.2.1.1 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 28
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Bất kỳ phương pháp nào khác với điều kiện là mức lợi nhuận được định ra theo
cách đó không vượt quá mức lợi nhuận các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất khác thu
được khi bán hàng thuộc nhóm sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất xứ hàng hóa.
Trong trường hợp sản phẩm đang bị điều tra không được sản xuất từ nước xuất khẩu
mà do một nước thứ 3 xuất khẩu sang thì giá thông thường là giá của sản phẩm tương tự
tại thị trường nước xuất khẩu. Nếu sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển khẩu hoặc sản phẩm
đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào
có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa thì căn cứ để xác định giá thông
thường là giá bán sản phẩm trương tự tại thị trường nước sản xuất (nước xuất xứ hàng
hóa).
b. Xác định giá xuất khẩu
Giá xuất khẩu là giá bán sản phẩm từ nước sản xuất (nước xuất khẩu hoặc xuất xứ)
sang nước nhập khẩu.
Theo Điều 2.3 ADA quy định các cách thức xác định giá xuất khẩu khác nhau (tùy
thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể):
Cách 1: Giá xuất khẩu sẽ là giá thực tế phải trả hoặc có thể trả cho sản phẩm bị
điều tra khi bán ra nước ngoài từ nước sản xuất tới nước nhập khẩu (quốc gia đang điều
tra);
Cách 2: Giá xuất khẩu là giá tự tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu đó
cho người mua hàng độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu; hoặc một giá trị tính toán theo
những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Khi xác định giá xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường thì cách 1 được
ưu tiên áp dụng, cách tính này dựa trên các chứng từ mua bán giữa nhà sản xuất, xuất
khẩu ở nước ngoài với nhà nhập khẩu như hóa đơn thương mại, vận đơn, thư tín dụng...và
để áp dụng cách tính giá xuất khẩu này cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
− Có giá xuất khẩu tức là sản phẩm được xuất khẩu theo hợp đồng mua bán giữa
nhà sản xuất, xuất khẩu với nhà nhập khẩu;
− Giá xuất khẩu trong hợp đồng có thể tin cậy được.
Trên thực tế, không phải lúc nào việc xuất khẩu hàng hóa từ một nước này sang một
nước khác cũng thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương ví dụ như: sản
phẩm được xuất khẩu theo hình thức trao đổi trong hợp đồng hàng đổi hàng, việc xuất
khẩu chỉ là việc chuyển hàng từ nước này sang nước khác trong nội bộ công ty...nên trong
những trường hợp này không có giá giao dịch để xác định giá xuất khẩu theo cách đầu
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 29
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
tiên. Ngoài ra trong một số trường hợp khác trên thực tế có hợp đồng mua bán ngoại
thương nhưng giá nêu trong giao dịch không đáng tin cậy. Ví dụ: giữa nhà sản xuất và
xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu có quan hệ với nhau hoặc giá giao dịch này là kết quả của
các dàn xếp, bù trừ giữa các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc có một bên thứ ba khi
đó giao dịch sẽ không đúng với giá trị thực của nó....Theo ADA, các nhà sản xuất được
xem là có mối quan hệ với nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu khi: 1 bên kiểm soát trực
tiếp hoặc gián tiếp bên kia; cả hai bên bị một bên thứ 3 kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp;
họ cùng nhau kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một bên thứ 3, với điều kiện là có lý do
để tin hoặc nghi ngờ rằng mối quan hệ đó có thể làm cho nhà sản xuất có liên quan cư xử
khác với các nhà sản xuất không có mối quan hệ như vậy. “Kiểm soát” được hiểu là một
bên có khả năng hạn chế hoặc chỉ đạo bên kia.
Đối với những trường hợp không đáp ứng đủ yêu cầu để xác định giá xuất khẩu là
giá trong giao dịch mua bán giữa nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu của nước xuất khẩu với
nhà nhập khẩu của nước nhập khẩu nên cách xác định giá thứ hai được áp dụng là: Giá
bán của sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua hàng đầu tiên, độc lập tại nước nhập khẩu
(người mua hàng này không có mối quan hệ nào với nhà sản xuất, xuất khẩu); hoặc giá do
cơ quan có thẩm quyền tự tính toán dựa trên các căn cứ hợp lý (trường hợp này được áp
dụng trong trường hợp sản phẩm tương tự không được bán lại hoặc bán cho người mua
hàng độc lập).
c. Tính biên độ bán phá giá
So sánh giá thông thường và giá xuất khẩu
Việc so sánh giữa mức giá thông thường và mức giá xuất khẩu (công thức: Giá
thông thường – Giá xuất khẩu) là nhằm tìm ra mức chênh lệch giữa hai loại giá này để
phục vụ cho việc tìm biên độ phá giá theo giá trị tuyệt đối.
Theo Điều 2.4 ADA, thì việc so sánh mức giá thông thường và giá xuất khẩu phải
đảm bảo tính công bằng, theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, so sánh được tiến hành ở cùng một cấp độ thương mại (ví dụ: cùng là
giá xuất xưởng, bán buôn, bán lẻ);
Thông thường là ở mức giá giao tại nhà máy (khâu xuất xưởng) được chọn để so
sánh giá thông thường và giá xuất khẩu. Nếu việc so sánh tiến hành ở khâu xuất xưởng thì
toàn bộ các chi phí sau thời điểm sản phẩm được xuất xưởng sẽ phải khấu trừ trước khi
tiến hành so sánh. Ví dụ, nếu sản phẩm được bán theo giá CIF (giá ghi trong hợp đồng đã
bao gồm cả chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm) thì giá xuất khẩu đem so sánh với giá
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 30
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
thông thường sẽ là giá ghi trong hợp đồng sau khi đã trừ đi các chi phí vận chuyển và bảo
hiểm;
Thứ hai, thời điểm so sánh hai mức giá này là cùng lúc hoặc thời điểm càng giống
nhau càng tốt;
Thứ ba, phải tính đến những khác biệt trong việc so sánh giữa hai mức giá này
như: điều kiện mua bán, thuế, mức độ thương mại, số lượng đặt tính vật lý và bất cứ yếu
tố nào ảnh hưởng đến việc so sánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp;
Thứ tư, nếu giá trị thông thường và giá xuất khẩu được xác định theo hai loại đơn
vị tiền tệ khác nhau dẫn đến việc phải chuyển đổi để phục vụ cho việc so sánh thì tỷ giá
chuyển đổi là tỷ giá có hiệu lực tại thời điểm bán hàng (ngày bán, ngày ghi trên hóa đơn
thương mại, lệnh mua...).
Việc so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu là cả một quá trình không hề đơn
giản, vì không phải bao giờ cũng có giá xuất xưởng của giá thông thường và giá xuất
khẩu mà chỉ có mức giá buôn, bán lẻ của sản phẩm thông thường tại nước xuất khẩu và
giá tính thuế hải quan, giá hợp đồng hoặc giá buôn bán lẻ sản phẩm thông thường của nhà
nhập khẩu nên thường phải có một số điều chỉnh để có thể so sánh giá thông thường và
giá xuất khẩu một cách công bằng.
Theo Điều 2.4.2 ADA có ba phương thức so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu
để tính biên độ bán phá giá:
Thứ nhất, so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá trị bình
quân gia quyền của tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, xuất khẩu;
Thứ hai, so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao
dịch (hoặc của tất cả các giao dịch thực hiện trong cùng một ngày);
Thứ ba, so sánh giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá xuất khẩu của
từng giao dịch (nếu cơ quan có thẩm quyền cho rằng có sự chênh lệch đáng kể về cơ cấu
giá xuất khẩu giữa những người mua, vùng hoặc thời điểm khác nhau và có giải thích
chính thức về việc tại sao việc sử dụng hai cách trên không thể tính đến các khác biệt trên
một cách hợp lý).
Tính biên độ phá giá
Dựa trên cơ sở so sánh giữa hai mức giá thông thường và giá xuất khẩu như đã nêu
phần trên để tính biên độ bán phá giá theo tỷ lệ phần trăm. Cách tính cụ thể là:
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 31
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Giá thông thường – Giá xuất khẩu
Biên độ phá giá (%) =
Giá xuất khẩu
Theo nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ được tính cho từng nhà sản xuất, xuất
khẩu sản phẩm đang bị điều tra bán phá giá. Trên cơ sở biên độ phá giá, cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu sẽ tính toán mức thuế chống bán phá giá (trong mọi trường
hợp không được cao hơn biên độ bán phá giá) cho các nhà sản xuất, xuất khẩu.
Theo Điều 6.10 ADA trong trường hợp số lượng nhà sản xuất, xuất khẩu quá lớn
hoặc có quá nhiều loại hàng hóa bị điều tra dẫn đến việc xem xét riêng rẻ sẽ là khó khăn
cho cơ quan điều tra và cản trở việc hoàn thành đúng hạn điều tra, do đó cơ quan điều tra
có thể giảm việc tính biên độ phá giá đơn lẻ thông qua việc một số lượng hợp lý các bên
có quan tâm hoặc giới hạn sản phẩm bằng cách chọn mẫu hoặc hạn chế ở tỷ lệ lớn nhất
của khối lượng hàng xuất khẩu từ nước đang được điều tra mà cơ quan điều tra có thể tiến
hành được.
Nếu các nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn để tính thì biên độ bán phá giá
được xác định cho họ là “mức trung bình” biên độ phá giá của các nhà sản xuất, xuất
khẩu được chọn để tính. Tuy nhiên các nhà sản xuất, xuất khẩu đang bị điều tra nên cung
cấp thông tin theo yêu cầu đến hết mức có thể để có cơ hội được chọn để tính biên độ bán
phá giá do giới hạn việc điều tra, theo đó cơ quan điều tra sẽ chọn những doanh nghiệp
cung cấp đầy đủ thông tin nhất. Các nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn có cơ hội được
hưởng mức thuế không cao do biên độ phá giá không lớn so với các nhà sản xuất, xuất
khẩu không tích cực hợp tác.
2.3.1.2 Xác định thiệt hại
Trong chú thích 9 ADA, thì “thiệt hại” được hiểu là thiệt hại vật chất đối với ngành
sản xuất trong nước hoặc ảnh hưởng vật chất làm chậm quá trình thành lập một ngành sản
xuất.
Dựa trên Điều 4 ADA “ngành sản xuất trong nước” được dùng để chỉ tập hợp chung
các nhà sản xuất trong nước sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc để chỉ những nhà sản
xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm đó.
Tuy nhiên, Hiệp định có nêu một số trường hợp không được xem là ngành sản xuất trong
nước:
Trƣờng hợp 1: Nhà sản xuất đồng thời là nhà nhập khẩu hoặc có quan hệ với nhà
xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu sản phẩm phẩm đang bị điều tra bán phá giá thì họ không
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 32
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
được xem là nhà sản xuất trong nước. Thực tế, một số nhà sản xuất nội địa nước xuất
khẩu sẽ được lợi từ việc bán phá giá hoặc bản thân họ có liên quan đến vấn đề này.
Trƣờng hợp 2: Nước nhập khẩu bị phân chia thành nhiều thị trường cạnh tranh
riêng biệt và tập hợp các nhà sản xuất tại một trong các thị trường đó được xem là một
ngành sản xuất trong nước nếu: Các nhà sản xuất tại thị trường đó đã bán toàn bộ hoặc
gần như toàn bộ sản phẩm của họ tại thị trường đó; và nhu cầu của thị trường này đối với
sản phẩm liên quan không được cung ứng ở mức độ đáng kể bởi các nhà sản xuất sản
phẩm tương tự ngoài thị trường này. Khi xảy ra trường hợp phân chia thị trường như trên
thì có thể coi là có thiệt hại ngay cả khi phần lớn ngành sản xuất nước nhập khẩu không
bị tổn hại gì nếu: Có sự tập trung lượng lớn hàng nhập khẩu bán phá giá vào thị trường
đó; và hàng nhập khẩu được bán phá giá gây thiệt hại đối với ngành sản xuất là toàn bộ
hoặc gần như là toàn bộ lượng sản phẩm tại thị trường đó.
Trƣờng hợp 3: Thị trường của hai hay nhiều nước đã đạt đến một mức độ hội
nhập cao và có những đặc tính của một thị trường thống nhất (ví dụ: trường hợp Liên
minh Châu Âu) thì ngành sản xuất trong nước được hiểu là ngành sản xuất trong toàn bộ
khu vực kinh tế đã hội nhập. Như vậy, khi xác định thiệt hại trong cuộc điều tra chống
bán phá giá là phải xem xét toàn bộ các ngành sản xuất liên quan của tất cả các quốc gia
chứ không riêng một nước nào. Theo Điều 3.1 ADA, thì việc xác định thiệt hại dựa trên:
Thứ nhất: Khối lượng sản phẩm được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hóa
phá giá đến sản phẩm tương tự trên thị trường nước nhập khẩu;
Cụ thể, cơ quan điều tra phải xem xét là liệu hàng nhập khẩu phá giá về thực tế số
lượng có tăng lên đáng kể (ở mức tăng tuyệt đối hoặc tương đối) so với mức sản xuất hay
nhu cầu tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Về ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá tới
giá của sản phẩm tương tự tại thị trường nước nhập khẩu thì cơ quan điều tra phải xem
xét đó có phải là:
Giá của sản phẩm đang bị điều tra giảm đáng kể so với giá của sản phẩm tương
tự tại nước nhập khẩu; hoặc
Có phải hàng nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân làm giảm đáng kể giá của
sản phẩm tương tự tại thị trường nước nhập khẩu hoặc ngăn không cho tăng giá lên đáng
kể (điều mà lẽ ra đã xảy ra nếu không có sản phẩm bán phá giá này).
Trường hợp sản phẩm đang bị điều tra về bán phá giá không chỉ nhập khẩu ở một
nước mà việc nhập khẩu sản phẩm đang bị điều tra từ hai hay nhiều quốc gia khác nhau
thì việc xác định thiệt hại có thể bằng cách “cộng dồn” các tác động của những hàng nhập
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 33
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
khẩu bán phá giá tới sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu khi cơ quan điều tra quyết
định rằng:
Số lượng sản phẩm từ mỗi nước đạt từ 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự
vào nước nhập khẩu trở lên (ngoại lệ: ít hơn 3% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự của
nước nhập khẩu nhưng gộp lại chiếm tới hơn 7% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào
nước nhập khẩu) và biên độ bán phá giá được xác định từ 2% trở lên;
Việc đánh giá gộp các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là phù hợp nếu xét đến điều
kiện cạnh tranh giữa các sản phẩm nhập khẩu với nhau và điều kiện cạnh tranh giữa các
sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm tương tự trong nước.
Thứ hai, Hậu quả của việc nhập khẩu sản phẩm bán phá giá đem lại cho các nhà
sản xuất sản phẩm tương tự nước nhập khẩu (ngành sản xuất trong nước).
Dựa theo Điều 3.4 ADA, việc đánh giá những tác động cho ngành sản xuất trong
nước phải dựa trên việc đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số ảnh hưởng đến tình trạng của
ngành sản xuất, trong đó bao gồm: mức suy giảm thực tế và tiềm ẩn của doanh số, lợi
nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, tỉ lệ lãi đối với đầu tư, tỉ lệ năng lực được sử dụng;
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong nước; Các nhân tố ảnh hưởng xấu đến thực tế hoặc
tiềm ẩn đối với chu chuyển tiền mặt, lượng lưu kho, công ăn việc làm, lương, tăng
trưởng, khả năng huy động vốn, nguồn đầu tư...; Độ lớn của biên độ phá giá;...
Tuy nhiên dù có một hoặc một số các nhân tố được liệt kê ở trên chưa đầy đủ để đưa
ra kết luận cuối cùng về việc có hay không có thiệt hại, do đó cơ quan điều tra không nên
đưa ra kết luận mang tính quyết định. Vấn đề quan trọng là cách thức đánh giá, mức độ
được xem là thỏa mãn của từng yếu tố lại không được Hiệp định chống bán phá giá đề
cập đến. Cho nên mỗi quốc gia có thể tùy ý ấn định các quy tắc đánh giá mỗi yếu tố nói
trên trong tổng thể các yếu tố để đi đến kết luận có hay không có thiệt hại đáng kể và mục
đích của việc đánh giá tổng thể các nhân tố tác động là để loại trừ những thiệt hại của
ngành sản xuất trong nước không do hàng hóa bán phá giá gây ra. Bên cạnh việc đánh giá
thiệt hại thực tế gây ra cho ngành sản xuất trong nước thì các cơ quan điều tra nước nhập
khẩu còn phải tính đến các đe dọa về thiệt hại trong tương lai.
Theo Điều 3.7 ADA, thì xác định việc có đe dọa về thiệt hại vật chất hay không phải
dựa trên các chứng cứ thực tế và không được phép chỉ căn cứ vào phỏng đoán, suy diễn
hoặc một khả năng mơ hồ. Sự thay đổi trong hoàn cảnh có thể gây ra thiệt hại do bán phá
giá gây ra trong phạm vi có thể dự đoán được một cách chắc chắn và diễn ra trong tương
lai gần (cần đưa ra lý do thuyết phục rằng trong tương lai gần sẽ có sự giá tăng đáng kể
của hàng hóa nhập khẩu bán ở mức giá bán phá giá).
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 34
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét có nguy cơ tồn tại thiệt hại thực tế
không dựa trên nhiều yếu tố liên quan trong đó có thể là: Tỉ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập
khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước và có dấu hiệu cho thấy rất có khả năng
hàng nhập khẩu phá giá tăng ở mức lớn; Các nhà sản xuất, xuất khẩu có tiềm lực lớn
trong sản xuất sản phẩm tương tự là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng đáng kể sản phẩm bán
phá giá vào thị trường nước nhập khẩu; Liệu hàng nhập khẩu được nhập với mức giá có
tác động làm giảm hoặc kìm hãm đáng kể trong nước và có thể làm tăng nhu cầu đối với
hàng nhập khẩu thêm nữa hay không; Số thực tồn kho của sản phẩm được điều tra. Trong
các nhân tố đã nêu không có một nhân tố nào là đủ để đưa ra kết luận là việc tiếp tục xuất
khẩu có nguy cơ tồn tại bán phá giá nhưng tổng hợp các nhân tố trên sẽ dẫn đến kết luận
việc tiếp tục xuất khẩu phá giá là tiềm tàng, nếu như không áp dụng biện pháp chống bán
phá giá thì thiệt hại sẽ xảy ra.
Ảnh hưởng của hàng nhập khẩu bán phá giá được đánh giá trong mối tương quan
với sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu nếu như các số liệu có được cho phép phân
biệt rõ ràng ngành sản xuất đó trên cơ sở các tiêu chí về quy trình sản xuất, doanh số và
lợi nhuận của nhà sản xuất. Nếu việc phân định rõ ràng ngành sản xuất đó không thể tiến
hành được, thì ảnh hưởng của nhà nhập khẩu bán phá giá sẽ được đánh giá bằng cách
đánh giá việc sản xuất của một nhóm, môt loại sản phẩm ở phạm vi hẹp nhất, trong đó
bao gồm sản phẩm tương tự, để có thể có được các thông tin cần thiết về nhóm sản phẩm
này.31
2.3.1.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại
Hiệp định AD chỉ nêu quy định chung, theo đó cơ quan điều tra phải tự xác định
hàng hóa bán phá giá nhập khẩu, thông qua tác động của nó đến các yếu tố, chỉ số kinh tế,
gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở kiểm tra tất cả các bằng
chứng liên quan. Do đó, các quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để xác
định mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán phá giá và thiệt hại
xảy ra, các phân tích kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu
như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu...32
Theo Điều 3.5 Hiệp định AD, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng
nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc
kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ
quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng
31
Xem Điều 3.7 Hiệp định chống bán phá giá của WTO
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Pháp luật về chống bán phá giá – những điều cần biết, Hà Nội,
2004, tr. 49.
32
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 35
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước và tổn hại gây ra bởi những nhân tố
đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Các yếu tố có thể
tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của những hàng hóa nhập khẩu
không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng, các
hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước
ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất
trong nước...
Tuy nhiên, theo một án lệ của WTO (vụ Thailand H-beam), cơ quan có thẩm quyền
trong điều tra thiệt hại một vụ việc chống bán phá giá không có nghĩa vụ tự tìm hiểu các
nguyên nhân khác cũng gây thiệt hại nói trên. Vì vậy, để cơ quan có thẩm quyền tính đến
các nguyên nhân này và loại trừ những thiệt hại mà chúng gây ra khỏi những thiệt hại
được xem xét trong vụ điều tra chống bán phá giá, tự các bên liên quan (đặc biệt là bị
đơn) phải nêu ra các nguyên nhân này (trong các lập luận của mình) trước cơ quan điều
tra có thẩm quyền.33
2.3.2 Bắt đầu điều tra
2.3.2.1 Căn cứ bắt đầu cuộc điều tra
a) Đơn yêu cầu
Theo Điều 5.1 ADA, cuộc điều tra chống bán phá giá chỉ bắt đầu khi có đơn yêu cầu
bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc người nhân danh cho ngành sản xuất
trong nước. Điều 5.4 Hiệp định qui định đơn yêu cầu được xem là của ngành sản xuất
hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi đơn được sự ủng hộ tối thiểu 50% tổng
sản lượng sản phẩm tương tự được làm bởi nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc
phản đối đơn yêu cầu đó. Ngoài ra, tại một số quốc gia Thành viên còn cho phép công
nhân của nhà sản xuất trong nước làm các sản phẩm tương tự hoặc đại diện của các nhân
công này có thể tự nộp đơn yêu cầu hoặc ủng hộ đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải đáp ứng
các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, trong đơn phải có các bằng chứng cụ thể về:
Việc bán phá giá (tìm ra biên độ bán phá giá với điều kiện là biên độ phá giá này
không thấp hơn 2%);
Thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước;
33
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Pháp luật về chống bán phá giá – những điều cần biết, Hà Nội
2004, tr. 49-50.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 36
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại nói trên.34
Thứ hai, nội dung trong đơn và các chứng cứ kèm theo phải đảm bảo:
Thông tin xác định danh tính của chủ thể nộp đơn, các mô tả về số lượng và giá
trị sản phẩm do chủ thể nộp đơn sản xuất ra. Nếu đơn được nộp nhân danh ngành sản xuất
trong nước thì phải nêu rõ tên của tất cả các nhà sản xuất nội địa sản xuất ra sản phẩm
thông thường được biết đến (hoặc tên các hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm thông
thường trong nước), mô tả về số lượng và giá trị sản phẩm thong thường do các chủ thể
đó sản xuất ra;
Thông tin mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi là bán phá giá, tên của nước hoặc
các nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của những sản phẩm đó; danh tính của mỗi nhà xuất
khẩu hoặc sản xuất nước ngoài được biết đến và danh sách các chủ thể nhập khẩu sản
phẩm đó;
Thông tin về giá thông thường (thông tin về giá bán sản phẩm thông thường tại
thị trường nước xuất khẩu, xuất xứ hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm thông thường
từ nước xuất khẩu, xuất xứ sang nước thứ ba hoặc thông tin về trị giá tính toán)
Thông tin về giá xuất khẩu (hoặc thông tin về giá bán của sản phẩm liên quan
cho người mua độc lập đầu tiên trên lãnh thổ nước nhập khẩu)
Thông tin về sự gia tăng số lượng sản phẩm nhập khẩu bị nghi là bán phá giá;
ảnh hưởng của việc này đến giá của sản phẩm thông thường tại thị trường nội địa nước
nhập khẩu; ảnh hưởng của việc này đối với ngành sản xuất nội địa (thể hiện qua các yếu
tố thể hiện tình trạng của ngành sản xuất nội địa)
Ngoại lệ: Không phải lúc nào có đơn cuộc điều tra mới được bắt đầu, trường hợp
nếu như các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập nếu có đầy đủ bằng chứng về việc bán
phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa phá giá và thiệt hại thì cuộc điều tra sẽ
được bắt đầu dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra.
b) Xem xét đơn của cơ quan điều tra
Cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ không được tiến hành ngay sau khi đơn yêu cầu
chống bán phá giá được nộp, mà phải qua quá trình xem xét của cơ quan điều tra. Theo
Điều 5.4 ADA trước khi bắt đầu điều tra cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ
tục tìm hiểu xem:
34
Xem Điều 5.2 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 37
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Có đúng đơn yêu cầu chống bán phá giá do nhà sản xuất trong nước hoặc người
nhân danh cho ngành sản xuất trong nước (đơn được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm
tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã
bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó) hay không;
Đánh giá mức độ ủng hộ và phản đối với đơn yêu cầu này và cuộc điều tra sẽ
không được bắt đầu nếu các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành cuộc điều tra chiếm ít
hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước làm ra.
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng
chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng
đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không.35 Bằng chứng của việc bán phá giá và
thiệt hại sẽ được xem xét đồng thời để đưa ra quyết định cuộc điều tra có được bắt đầu
hay không.
Việc xét lại đơn yêu cầu và các thông tin được cung cấp để đề nghị áp dụng biện
pháp chống bán phá giá là rất quan trọng. Các cơ quan điều tra có thể tự tiến hành các tìm
kiếm dựa trên các thông tin có khả năng sử dụng tốt nhất, bao gồm nội dung trong đơn
khiếu nại trong trường hợp thiếu vắng hoặc không có sự hợp tác đầy đủ từ phía bị đơn.
Nếu chưa có quyết định bắt đầu điều tra thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ không
công bố đơn yêu cầu điều tra bán phá giá. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền phải thông
báo cho chính phủ của thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan sau khi đã nhận được
đơn kèm theo các hợp lệ trước khi bắt đầu điều tra.
2.3.2.2 Quyết định bắt đầu điều tra
Cuộc điều tra về bán phá giá sẽ được bắt đầu nếu cơ quan điều tra nước nhập khẩu
thấy rằng các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại đủ để ra quyết định cho cuộc điều tra
chống bán phá giá. Một cuộc điều tra có thể sẽ bắt đầu nếu không rơi vào một trong các
các trường hợp:
Cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng biên độ bán phá giá không đáng kể
(biên độ thấp hơn 2% của giá xuất khẩu).
Khối lượng nhập khẩu từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập
khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu. Trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của
các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng các sản
phẩm tương tự của những nước này được nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% số
lượng sản phẩm nhập khẩu tương tự vào nước nhập khẩu.
35
Xem Điều 5.3 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 38
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
2.3.2.3 Thông báo công khai
Dựa trên Điều 12 của ADA, thì khi đã chính thức quyết định bắt đầu cuộc điều tra,
cơ quan điều tra phải thông báo cho các bên có quyền lợi liên quan biết. Nội dung thông
báo công bố bắt đầu điều tra gồm:
Tên quốc gia (các quốc gia) xuất khẩu, và nếu khác nhau, quốc gia (các quốc gia)
xuất xứ, của sản phẩm bị điều tra;
Một bản mô tả sản phẩm bị điều tra, bao gồm các đặc tính kỹ thuật và sử dụng
sản phẩm và mã số trong biểu thuế quan hiện hành;
Một bản mô tả việc phá giá bị kiện sẽ bị điều tra, bao gồm cả cơ sở cho việc khởi
kiện đó;
Một bản tóm tắt các nhân tố căn cứ vào đó việc khởi kiện vì thiệt hại và có quan
hệ nhân quả;
Địa chỉ nơi thông tin và các ý kiến cần trình lên;
Ngày bắt đầu tiến hành điều tra; và
Kế hoạch điều tra dự kiến.
2.3.3 Tiến hành điều tra
2.3.3.1 Thời hạn điều tra
Thời hạn điều tra là khoảng thời gian qui định cho việc tiến hành các hoạt động điều
tra của cơ quan có thẩm quyền từ khi có quyết định bắt đầu điều tra của cơ quan có thẩm
quyền và họ buộc phải kết thúc điều tra trước thời hạn quy định này (thời hạn là 1 năm và
trong mọi trường hợp không được quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra).36 Nên phân
biệt giai đoạn và thời hạn điều tra, nếu thời hạn điều tra là khoản thời gian buộc cơ quan
điều tra hoàn thành nhiệm vụ, thì giai đoạn điều tra là thời gian diễn ra các hoạt động
nhập khẩu hàng hóa bị nghi ngờ là bán phá giá làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tính
biên độ bán phá giá, thiệt hại cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hai phá giá và thiệt hại
(thông thường là 1 năm trong mọi trường hợp không ít hơn 6 tháng từ khi có đơn đề nghị
điều tra chống bán phá giá trở về trước).
Theo quy định của WTO cũng như pháp luật chống bán phá giá của các nước, việc
điều tra chống bán phá giá cần phải được thực hiện một cách minh bạch, khách quan và
công bằng, tất cả các bên quan tâm đều được tạo điều kiện, cơ hội đầy đủ để bảo vệ
36
Xem Điều 5.10 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 39
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
quyền lợi của mình. Trong phần lớn các vụ việc, điều tra cần thiết phải thực hiện hàng
loạt các bước phân tích phức tạp và đòi hỏi các kỹ năng chuyên sâu của các chuyên gia
như luật sư, nhà kinh tế (phần lớn các chuyên gia kinh tế, thương mại), kế toán, kiễm
toán, chuyên gia phân tích tài chính, thị trường...37
2.3.3.2 Thu thập thông tin
Quyền tự bảo vệ và cung cấp thông tin
Tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá phải được thông
báo về những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải có đầy đủ cơ hội để có
thể cung cấp bằng văn bản các bằng chứng (thông tin) mà họ cho rằng có liên quan đến
cuộc điều tra đó.38
Trong suốt quá trình điều tra chống bán phá giá, các bên quan tâm đều phải tạo được
đầy đủ cơ hội để bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, các cơ quan có thẩm
quyền, khi được yêu cầu, phải tạo điều kiện cho tất cả các bên quan tâm được gặp gỡ các
bên có lợi ích trái với họ để các bên có thể trình bày quan điểm đối lập phản bác quan
điểm của nhau. Khi bố trí như trên cần tính đến yêu cầu bảo vệ thông tin mật và tạo thuận
tiện cho các bên. Các bên không có nghĩa vụ buộc phải tham dự cuộc gặp gỡ trên và việc
không tham gia cuộc gặp gỡ trên sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích của bên đó trong vụ
điều tra. Các bên quan tâm, khi có đầy đủ lý lẽ biện minh, có quyền được trình bày các
thông tin bằng miệng.39 Và các thông tin này chỉ được cơ quan có thẩm quyền xem xét
nếu như sau đó nó được cung cấp dưới dạng văn bản và sẵn sàng cung cấp cho các bên
quan tâm.
Theo ADA thì “các bên liên quan” gồm: Một nhà xuất khẩu hoặc một nhà sản xuất
nước ngoài hoặc một nhà nhập khẩu của sản phẩm đang được điều tra hoặc là một hiệp
hội ngành nghề, hiệp hội kinh doanh mà đại đa số thành viên của hiệp hội đó là nhà sản
xuất, xuất khẩu hay nhà nhập khẩu sản phẩm đó; Chính phủ của thành viên xuất khẩu và
Nhà sản xuất các sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu hoặc một hiệp hội thương mại,
hiệp hội kinh doanh mà đại đa số các thành viên của hiệp hội đó là nhà sản xuất sản phẩm
tương tự tại thị trường nước nhập khẩu; Và các bên liên quan khác (mỗi nước quy định
khác nhau về vấn đề này).
Bảng câu hỏi là cơ sở cho việc thu thập thông tin và tạo ra sản phẩm của cuộc điều
tra. ADA không quy định nội dung của bảng câu hỏi mà tùy theo yêu cầu của từng vụ
37
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 30.
38
Xem Điều 6.1 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
39
Xem Điều 6.2 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 40
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
kiện mà đặt ra câu hỏi. Trên cơ sở việc bắt đầu điều tra, cơ quan điều tra sẽ gửi bảng câu
hỏi cho người mà họ tin có thể có thông tin liên quan đến quá trình điều tra, bao gồm cả
các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu trong nước được biết đến, và nhà sản xuất
nước ngoài.
Theo Điều 6.1.1 ADA, các nhà xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất trong nước phải có
ít nhất 30 ngày để trả lời bảng câu hỏi được sử dụng trong điều tra chống bán phá giá.
Nhìn chung, thời hạn tối đa cho các nhà xuất khẩu được tính từ ngày nhận được bảng câu
hỏi và trong Hiệp định này các nhà xuất khẩu được xem đã nhận được bản câu hỏi là một
tuần sau khi bảng câu hỏi đó được gửi cho người nhận hoặc được chuyển cho cơ quan đại
diện ngoại giao thích hợp của Thành viên xuất khẩu hàng hóa hoặc trong trường hợp
Thành viên đó của WTO là một lãnh thổ hải quan độc lập thì là cơ quan đại diện chính
thức cho lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa đó. Tuy nhiên, thời gian để trả lời bảng câu hỏi có
thể kéo dài hơn 30 ngày với điều kiện yêu cầu kéo dài phải được cơ quan điều tra xem xét
và cho phép gia hạn khi khả thi, dựa trên những lý do chính đáng và có tính đến thời hạn
điều tra (1 năm và trong mọi trường hợp không được quá 18 tháng).
Cơ quan điều tra có thể không xét đến việc trả lời bảng câu hỏi mà không được trình
trong thời hạn cho phép và dưới dạng được quy định. Trong quá trình điều tra cơ quan
điều tra có thể đề nghị cung cấp thêm thông tin từ các bên liên quan, dưới dạng bảng câu
hỏi bổ sung hay đề nghị bằng văn bản yêu cầu giải trình hay cung cấp thông tin bổ sung.
Những đề nghị này phải nói rõ ngày cần gửi câu trả lời. Thời gian cho phép đủ để có
câu trả lời hỗ trợ cho cuộc điều tra. Bất cứ bên nào quan tâm (các nhà sản xuất, xuất khẩu,
người tiêu dùng,...) cũng có thể tự mình trình bày bằng văn bản các thông tin được xem là
phù hợp trong cho cuộc điều tra.
Cơ quan điều sẽ dựa vào những đánh giá của mình về biên độ phá giá, thiệt hại và
mối quan hệ nhân quả để quy định thời hạn mà thông tin được yêu cầu cung cấp trong
bảng câu hỏi nằm trong thời hạn đó. Trong trường hợp phá giá, thời hạn điều tra thông
thường sẽ là một năm trước ngày bắt đầu điều tra mà có đầy đủ số liệu. Tuy nhiên trong
quá trình cung cấp thông tin các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến những khó khăn
mà các bên hữu quan gặp phải trong quá trình cung cấp thông tin, nhất là đối với các
doamh nghiệp nhỏ và phải hổ trợ họ khi có thể.
Điều 6.4 ADA đã quy định “bất cứ khi nào có thể thực thi được”, các bên có lợi ích
liên quan sẽ được tạo cơ hội để:
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 41
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Xem xét tất cả các thông tin được cơ quan điều tra sử dụng có liên quan đến
trường hợp của mình với điều kiện những thông tin này không phải là những thông tin
mật, và;
Chuẩn bị phần trình bày của mình trên cơ sở những thông tin này.
Tóm lại, thì quyền lợi của các bên có lợi ích liên quan tại bất cứ các bước, các giai
đoạn điều tra của cơ quan điều tra điều được đảm bảo.
Thông tin mật
Trong một vụ kiện chống bán phá giá thì những thông tin chi tiết về doanh nghiệp
phải được công bố công khai cho cơ quan điều tra là điều không thể làm khác đi theo
nguyên tắc, bất cứ bên nào mà có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do hành động của cơ quan
điều tra có quyền được biết các thông tin chống lại lợi ích của họ, nhưng việc công bố
thông tin cho các đối thủ cạnh tranh nhau có thể gây bất lợi cho bên cung cấp thông tin.
Lẽ đó, mà các cơ quan điều tra sẽ trong suốt và sau khi điều tra, giữ bí mật mọi thông tin
trình bày của họ. Không được tiết lộ thông tin mà không có sự cho phép của bên cung
cấp. Điều quan trọng là xác định những thông tin nào sẽ được đối xử như thông tin mật?
Những thông tin được xem là thông tin mật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Thứ nhất: Có bản chất là thông tin mật, ví dụ việc tiết lộ thông tin này sẽ đem lại
lợi thế cạnh tranh đáng kể cho đối thủ cạnh tranh hoặc thông tin khi được công bố sẽ có
ảnh hưởng xấu đến người cung cấp thông tin, người mà người cung cấp thông tin thu thập
thông tin. Các dạng thông tin sau đây có thể coi là những thông tin mang bản chất mật: Bí
mật kinh doanh liên quan đến bản chất của sản phẩm, quy trình sản xuất, điều hành, thiết
bị sản xuất hay máy móc; Thông tin liên quan đến điều kiện tài chính của công ty không
được biết đến một cách công khai; Thông tin liên quan đến chi phí, nhận diện khách
hàng, lượng mẫu bán, bản kiểm kê, giao hàng, hoặc lượng, nguồn thu nhập, lợi nhuận, lỗ,
chi phí liên quan đến sản xuất và lượng bán sản phẩm.
Tuy nhiên có thể các thông tin trên đây sẽ không được xem là thông tin mật khi cơ
quan điều tra quyết định rằng việc tiết lộ thông tin trong từng vụ việc cụ thể sẽ không có
ảnh hưởng lớn đến bên cung cấp thông tin như thông tin được cung cấp sẽ không tạo
được nhiều lợi thế cạnh tranh cho đối thủ hay tác động đáng kể đến người cung cấp thông
tin hay người mà họ lấy thông tin.
Thứ hai: Thông tin được cung cấp trên cơ sở mật và lý do bảo mật được thấy rõ.
Theo Điều 6.5 ADA thì các bên có yêu cầu lưu giữ thông tin mật đối với thông tin
mình cung cấp cần chỉ ra “lý do hợp lý” là tại sao thông tin này được xem là thông tin
mật, trong chú thích 18 của Hiệp định có yêu cầu đối với thông tin mật sẽ không bị hủy
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 42
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
bỏ một cách tùy tiện nhưng cũng không bắt buộc cơ quan điều tra phải chấp nhận yêu cầu
này. Một thông tin là thông tin mật chỉ do bên cung cấp thông tin yêu cầu như vậy và các
cơ quan có thẩm quyền phải đánh giá các lý do được đưa vào bản cam kết về bảo mật và
quyết định liệu việc bảo mật là đảm bảo đúng yêu cầu hay không.
Khi những thông tin cung cấp, được các cơ quan có thẩm quyền xem là thông tin
mật thì yêu cầu các bên hữu quan trình bày bảng tóm tắt không mật những thông tin mật.
Các bảng tóm tắt trên đủ chi tiết để có thể cho phép mọi người hiểu được hợp lý về nội
dung của các thông tin được cung cấp dưới dạng mật, ví dụ có thể dưới dạng bảng số liệu
được cung cấp dưới dạng mật, hay các đoạn văn bản được đánh dấu xóa. Tuy nhiên
không phải lúc nào cũng tóm tắt được những thông tin mật thành những thông tin không
mật. Điều 6.5.1 ADA quy định rằng trong một số trường hợp ngoại lệ, thì bên cung cấp
thông tin phải tuyên bố rõ lý do tại sao không thể tiến hành tóm tắt được.
Nếu cơ quan có thẩm quyền thấy yêu cầu bảo mật thông tin là không hợp lý, thì bên
cung cấp phải chấp nhận công khai thông tin này hoặc phải tóm tắt những thông tin mật
thành không mật này. Trường hợp bên đệ trình thông tin không muốn phổ biến thông tin
đó hoặc không muốn công bố bảng tóm tắt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ bỏ qua không
xem xét đến các thông tin này (trừ các nguồn hợp lý cho thấy các thông tin trên là chính
xác).
Dựa vào những thông tin sẵn có
Trước khi đi đến kết luận hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá và liệu ngành công
nghiệp nội địa có bị thiệt hại hay không, cơ quan có thẩm quyền cần phải đánh giá, xem
xét các thông tin cụ thể có liên quan. Do đó, một vấn đề nảy sinh là cơ quan điều tra sẽ sử
dụng những dữ liệu nào trong trường hợp những thông tin cụ thể không được cung cấp
bởi các bên được yêu cầu để đánh giá lại vụ việc.
Điều 6.8 của ADA quy định rõ nếu bất cứ bên có quyền lợi liên quan nào từ chối
xem xét hoặc không cung cấp, những thông tin cần thiết trong thời hạn hợp lý hoặc hạn
chế một cách đáng kể điều tra thì quyết định (sơ bộ và cuối cùng) có thể được đưa ra trên
cơ sở những thông tin có sẵn, những thông tin có thể bao gồm những thông tin từ phía
nguyên đơn được nêu trong đơn khiếu nại và điều này hiển nhiên sẽ gây bất lợi cho bên bị
điều tra. Trong quá trình điều tra thường có hai tình huống xảy ra trường hợp này:
Thứ nhất, nhà sản xuất, xuất khẩu không trả lời các bảng câu hỏi. Trong trường hợp
này, cơ quan điều tra có thể sẽ tính toán biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu trên cơ sở
“những dữ liệu sẵn có”;
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 43
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Thứ hai, khi nhà sản xuất, xuất khẩu đệ trình bảng trả lời câu hỏi của mình từng
phần nhưng lại không cung cấp bổ sung hoặc giải thích khi được yêu cầu. Trong trường
hợp này, cơ quan điều tra sẽ dựa trên những phần thông tin mà nhà sản xuất, xuất khẩu
cung cấp và những dữ liệu có sẵn để tính toán biên độ bán phá giá cho nhà xuất khẩu đó.
Tóm lại, các cơ quan điều tra có thể sử dụng những thông tin được nêu trong đơn
kiện của ngành công nghiệp nội địa là dữ liệu có sẵn gồm cả những thông tin mà căn cứ
trong đó cáo buộc bán phá giá được đưa ra.40 Những dữ liệu có sẵn cũng có thể bao gồm
thông tin được cung cấp bởi các bên khác nhau hoặc những thông tin mà cơ quan có thẩm
quyền có. Đoạn 7 Phụ lục II cũng lưu ý “nếu một bên có lợi ích liên quan không hợp tác
và vì vậy không cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan có thẩm quyền, thì điều
này có thể dẫn đến một kết quả kém thuận lợi hơn so với bên hợp tác với cơ quan điều
tra”.
Xác minh thông tin
Trong cuộc điều tra chống bán phá giá, thông tin được cung cấp từ nhiều bên nhưng
tất cả các thông tin trên không thể là căn cứ để đưa ra kết luận là có bán phá giá hay
không mà “các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tiến hành điều tra sẽ tự xác định
mức độ hài lòng đối với độ chính xác của các thông tin do các bên hữu quan cung cấp và
được lấy làm căn cứ để đưa ra kết luận”.41
Để xác minh các thông tin được cung cấp hay để có được những thông tin chi tiết
hơn. Các cơ quan điều tra có thể sử dụng các cuộc thẩm tra tại chỗ để xác minh thông tin
do các nhà sản xuất, xuất khẩu đệ trình. Điều 6.7 và phụ lục I Hiệp định chống bán phá
giá đã đưa ra quy tắc cụ thể về việc thẩm tra tại chỗ. Theo quy định của điều này thì cuộc
thẩm tra tại chỗ phải có:
Sự chấp thuận của các công ty liên quan;
Thông báo cho chính phủ nước đang bị điều tra; và
Không có sự phản đối của chính phủ nước đang bị điều tra về việc thẩm tra tại
chỗ;
Phụ lục I của Hiệp định đưa ra thêm một số các yêu cầu bổ sung cho việc thẩm tra
tại chỗ như sau:
40
Đoạn 1 và 7 của Phụ lục II của Hiệp định ADA đã chỉ ra một cách cụ thể là cơ quan điều tra có thể dựa trên những
thông tin trong đơn kiện.
41
Xem Điều 6.6 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 44
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Sau khi bắt đầu tiến hành điều tra, Chính phủ của nước xuất khẩu và các nhà xuất
khẩu có liên quan sẽ được thông báo ý định của cơ quan điều tra về việc thẩm ra tại chỗ
các thông tin họ nhận được trong bảng trả lời câu hỏi
Việc thẩm tra tại chỗ được tiến hành sau khi nhận được bản trả lời câu hỏi
Cần phải có sự thông báo trước đầy đủ về dự định thẩm tra tại chỗ
Một sự chấp thuận rõ ràng của các nhà xuất khẩu có liên quan cần phải được đưa
ra trước khi việc thẩm tra tại chỗ được lên lịch trình cuối cùng.
Nhà xuất khẩu có liên quan cần được thông báo trước bản chất chung của các
thông tin sẽ được thẩm tra và bất kỳ thông tin thêm nào cần được cung cấp, mặc dù người
này sẽ không loại trừ việc yêu cầu thẩm tra tại chỗ để có thêm những thông tin chi tiết
trên cơ sở những thông tin đã nhận được.
Một khi các doanh nghiệp có liên quan đã chấp thuận việc thẩm tra tại chỗ,
Chính phủ nước xuất khẩu sẽ được thông báo tên và địa chỉ của doanh nghiệp sẽ bị thẩm
tra và ngày dự định đã nhất trí.
Trong trường hợp ngoại lệ, đoàn điều tra có thể sẽ bao gồm các chuyên gia phi
chính phủ tham gia. Doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ
được thông báo về việc này. Các chuyên gia phi Chính phủ sẽ phải chịu các chế tài cần
thiết nếu vi phạm các nguyên tắc bảo mật thông tin.
Điều 6.7 và phụ lục I của ADA, chỉ quy định các vấn đề liên quan đến việc thẩm tra
ở nước ngoài chứ không đề cập đến những vấn đề về thẩm tra thông tin liên quan đến các
nhà sản xuất và nhập khẩu nội địa. Để chấp thuận cùng một cách đối xử cho tất cả các
bên có lợi ích liên quan, nhiều cơ quan điều tra đã tuân thủ cùng một trình tự thủ tục cho
việc thẩm tra. Như vậy, mặc dù không có một trách nhiệm rỏ ràng nào bắt buộc phải làm
như vậy trong Hiệp định chống bán phá giá. Thực tiễn áp dụng của các nước khi thẩm tra
tại chổ ở nước ngoài thường khác nhau. Một vài cơ quan điều tra thực hiện thẩm tra tại
chỗ các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài khi đưa ra kết luận sơ bộ, ngược lại những
nước khác thì thực hiện việc này sau khi đưa ra kết luận sơ bộ, để đưa ra kết luận cuối
cùng.42 Như vậy, việc thẩm tra tại chỗ không chỉ được tiến hành ở nước ngoài mà còn ở
trong nước đối với các thông tin do chính phía nguyên đơn cung cấp. Thẩm tra tại chỗ ở
nước ngoài (nước có doanh nghiệp bị điều tra phá giá) liên quan việc thẩm tra các phản
42
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 38.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 45
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
hồi đối với bảng câu hỏi về phá giá. Ngược lại, nhìn chung việc thẩm tra tại chỗ nội địa
liên quan đến những phản hồi đối với bảng câu hỏi về thiệt hại.
Thẩm tra tại chỗ là việc viếng thăm của các chuyên viên điều tra của cơ quan có
thẩm quyền nước nhập khẩu đến doanh nghiệp đã trả lời bảng câu hỏi với mục đích kiễm
chứng lại liệu các thông tin được báo cáo đã phản ánh chính xác hồ sơ kinh doanh của
doanh nghiệp đó hay chưa. Do đó, việc thẩm tra tại chỗ có thể là phương thức tốt nhất để
kiểm tra sự chính xác của các thông tin được báo cáo trong quá trình trả lời bảng câu hỏi,
vì nó cho phép sự so sánh các thông tin được báo cáo với các hồ sơ kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện qua hồ sơ gốc. Nhìn chung việc thẩm tra tại chỗ ở nước ngoài liên
quan đến hai nhân tố chính:
Kiểm tra thông tin được đệ trình có đầy đủ hay bị bỏ sót gì không (nhà xuất khẩu
liên quan có thể loại bỏ ra ngoài bảng trả lời câu hỏi việc bán hàng trong nước với mức
giá cao, hoặc xuất khẩu với mức giá thấp); hoặc có những thông tin không liên quan đến
cuộc điều tra lại đưa vào trả lời trong bảng câu hỏi.
Kiểm tra thông tin được đệ trình có phù hợp với các số liệu bán hàng, kế toán và
báo cáo tài chính của công ty đó hay không.
Thông thường khi một vụ kiện chống bán phá giá xảy sẽ có rất nhiều bên liên quan
với nhiều bảng trả lời câu hỏi. Nhưng nhiều cơ quan điều tra không thẩm tra tất cả các
bảng trả lời câu hỏi mà họ nhận được và chỉ có một số ít trong số các doanh nghiệp đã trả
lời bảng câu hỏi sẽ được chọn làm mẫu điều tra. Cơ quan điều tra có thể thẩm tra trả lời
câu hỏi của các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất, hoặc từ các nhà xuất khẩu có biên độ
phá giá sơ bộ thấp nhất. Cơ quan điều tra cũng có thể chọn thẩm tra những thông tin được
đệ trình từ các nhà sản xuất nội địa nơi mà giá cả được báo cáo cao hơn so với báo cáo
của các nhà sản xuất nội địa khác, hoặc từ những doanh nghiệp mà việc thực hiện tài
chính khác biệt một cách đáng kể đối với các nhà sản xuất nội địa khác.43
Trong quá trình thẩm tra tại chỗ cơ quan điều tra có thể yêu cầu cung cấp thông tin
bổ sung ngoài các thông tin đã có báo cáo trong bảng trả lời, hoặc kiểm tra thông tin được
cung cấp trong bảng trả lời. Các thông tin này có thể được yêu cầu cung cấp tại chỗ hoặc
phải cung cấp trong thời giá ngắn. Việc thẩm tra tại chỗ đối với mỗi doanh nghiệp có thể
kéo dài từ 2-3 ngày (dữ liệu thẩm tra không liên quan đến chi phí). Trường hợp thẩm tra
dữ liệu liên quan đến chi phí thì thời gian có thể được bổ sung thêm vì nó rất phức tạp và
tốn kém thời gian.
43
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 40 – 41.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 46
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Sau khi thẩm tra, các cơ quan điều tra sẽ công khai hoặc công bố kết quả của việc
thẩm tra tại chỗ nước ngoài qua “các số liệu cần thiết” nhằm bảo vệ thông tin mật cho các
doanh nghiệp hữu quan và cho bên khởi kiện trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
2.3.3.3 Ra quyết định
Quyết định sơ bộ
Thời gian ra quyết định: Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định sơ bộ về phá giá, thiệt hại,
mối quan hệ nhân quả trong thời gian từ 60 đến 180 ngày, sau khi bắt đầu.44 Trong ADA
không buộc phải đưa ra quyết định sơ bộ trong cuộc điều tra nhưng trong Luật mẫu về
chống bán phá giá của WTO thì quyết định sơ bộ là bắt buộc trong cuộc điều tra.
Cơ quan điều tra sẽ ra một thông báo công khai (chi tiết các phát hiện và kết luận đạt
được về mọi vấn đề trong quá trình điều tra) khẳng định hoặc là phủ định nghi ngờ là có
hiện tượng bán phá giá.
Thông báo bao gồm: Tên nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra; Mô tả
sản phẩm điều tra có đầy đủ các thông tin, bao gồm cả mã số phân loại thuế quan hiện
hành của quốc gia; Biên độ phá giá (nếu có) là cơ sở ra quyết định; Các nhân tố dẫn đến
quyết định về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả; Số các biên pháp khẩn cấp được áp
dụng và lý do tại sao cần thiết phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại gây
ra trong quá trình điều tra.
Quyết định cuối cùng
Thời gian: Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định cuối cùng về phá giá, thiệt hại và mối
quan hệ nhân quả trong vòng 180 ngày kể từ ngày có quyết định sơ bộ.
Cơ quan điều tra sẽ ra một thông báo công khai (bao gồm mọi thông tin về các vấn
đề về sự kiện, pháp luật, lý do đã dẫn đến quyết dịnh này) là khẳng định hay phủ định
hiện tượng bán phá giá xảy ra. Thông báo bao gồm một số nội dung như: lý do nào dẫn
đến quyết định cuối cùng; Lý do chấp nhận hoặc phản đối các lập luận liên quan được
làm bởi nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu; Lượng thuế chống bán phá giá được đánh,
trường hợp thuế chống bán phá giá cuối cùng được thu nhằm vào hàng nhập khẩu bị áp
dụng các biện pháp tạm thời và cần phải nêu rỏ lý do để áp dụng như thế...
44
Xem Điều 38.1 Luật mẫu về chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 47
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
2.3.4 Kết thúc điều tra
2.3.4.1 Chấm dứt mà không đưa ra biện pháp nào
Rút đơn
Trong ADA không đề cập trường hợp rút đơn dẫn đến chấm dứt điều tra mà không
đưa ra biện pháp chống bán phá giá nào nhưng trong Luật mẫu về chống bán phá giá có
đề cập đến vấn đề này tại Điều 48 “Đơn có thể được rút bất kỳ lúc nào sau khi bắt đầu
điều tra, trong trường hợp đó cơ quan điều tra sẽ hủy bỏ việc điều tra mà không đưa ra
biệt pháp nào (trừ khi cơ quan điều tra quyết định rằng cần tiếp tục điều tra vì lợi ích quốc
gia)” và ở Việt Nam tại Điều 19 Pháp lệnh cũng có quy định khi “Tổ chức, cá nhân có hồ
sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rút hồ sơ sẽ dẫn đến chấm dứt
điều tra”.
Đình chỉ điều tra
Cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu cơ quan điều tra xác định được rằng
biên độ bán phá giá không đáng kể (biên độ thấp hơn 2%) hoặc khối lượng nhập khẩu
không đáng kể (khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó
chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu nhưng trừ
trường hợp ít hơn 3% nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được
nhập vào nước nhập khẩu chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào nước nhập
khẩu) hoặc thiệt hại tiềm ẩn hoặc thiệt hại thức tế không đáng kể.45
2.3.4.2 Các biện pháp chống bán phá giá
Những biện pháp tạm thời
Biện pháp tạm thời là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với hàng
hóa bị điều tra phá giá vào nước nhập khẩu trước khi có quyết định cuối cùng về biện
pháp chống bán phá giá với mục đích chủ yếu là ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong
quá trình điều tra. Theo Điều 7.2 ADA, sau khi có quyết định phá giá nước nhập khẩu có
thể chọn áp dụng một trong các biện pháp (biện pháp tạm thời) sau đây:
Thuế tạm thời;
Hình thức bảo đảm – bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo;
Bảo lưu quyền đánh thuế chống bán phá giá, với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế
thông thường và mức thuế chống bán phá giá ước tính.
45
Xem Điều 5.8 Hiệp định ADA.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 48
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Cũng như các biện pháp chống bán phá giá khác, biện pháp tạm thời cũng không
được vượt quá biên độ phá giá được tính trong kết luận sơ bộ. Trong số các biện pháp nói
trên, Hiệp định khuyến khích các nước áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tiền đặt cọc hoặc
tiền bảo đảm. Trên thực tế hầu hết các nước đều sử dụng biện pháp tạm thời loại này bởi
đây là thủ tục khá đơn giản. Để áp dụng biện pháp tạm thời phải đáp ứng các điều kiện:
Việc điều tra được tiến hành theo đúng quy định, việc này đã được thông báo cho
công chúng và các bên hữu quan được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra
khuyến nghị;
Kết luận ban đầu đã xác nhận rằng có hiện tượng bán phá giá và có dẫn đến việc
gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước;
Các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp
này để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
Ngoài ra, các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ
ngày bắt đầu điều tra.46 Việc áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ được hạn chế ở một
khoản thời gian càng ngắn càng tốt và không vượt quá 4 tháng; khi có yêu cầu của các
nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có
thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng nhưng không vượt quá 6 tháng.
Trong quá trình điều tra, nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế
thấp hơn biên độ bán phá giá có thể loại bỏ thiệt hại phát sinh hay không, khoảng thời
gian trên có thể là 6 tháng và 12 tháng.47
Cam kết về giá
Theo quy định của ADA, trong quá trình xử lý, xem xét và điều tra vụ việc chống
bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền và các nhà sản xuất, xuất khẩu phẩm đang bị điều tra
bán phá giá có thể thỏa thuận với nhau về cam kết giá. Cam kết giá chỉ có thể đưa ra khi
cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra kết luận sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá, biên độ
bán phá giá được xác định cụ thể và việc bán phá giá này là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Khi có kết luận sơ bộ này, cơ quan điều tra có thể đề xuất, gợi ý cho các bên liên quan
đến vụ kiện đưa ra cam kết giá, nhưng không có quyền bắt buộc họ.48
Cam kết giá là một thỏa thuận tự nguyện mà ở đó nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài cam kết sửa đổi mức giá bán (theo chiều tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất
46
Xem Điều 7.3 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
Xem Điều 7.4 Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
48
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 62.
47
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 49
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
khẩu phá giá hàng hóa đang bị điều tra vào nước nhập khẩu. Thông thường, cơ quan có
thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ chấp nhận cam kết giá do nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài đưa ra nếu cam kết đó đủ để loại bỏ các thiệt hại do phá giá gây ra.
Khi một cam kết giá được chấp thuận, quá trình điều tra sẽ chấm dứt do thiệt hại đã
được ngăn chặn nên không cần đi điều tra nữa để đưa ra mức thuế chống bán phá giá, trừ
khi các nhà xuất khẩu có yêu cầu tiếp tục điều tra hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định
như vậy. Nếu việc điều tra vẫn được tiếp tục và kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra
có thẩm quyền là không có việc bán phá giá hoặc không có thiệt hại đáng kể thì cam kết
giá sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Trường hợp kết luận có hành vi bán phá giá thì việc
thực hiện cam kết giá được thực hiện bình thường. Nếu nhà xuất khẩu không thực hiện
đúng cam kết thì cam kết này sẽ hủy bỏ và cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ được tiến
hành như ban đầu.
Thuế chống bán phá giá
Phương pháp tính thuế
Theo Điều 9.1 ADA “Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến
hành đúng những trình tự thủ tục trong quá trình điều tra dựa trên những cơ sở của biên
độ phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả để đưa ra quyết định có đánh thuế chống
bán phá giá hay không và xem xét liệu mức thuế chống bán phá giá đó có tương đương
hay thấp hơn biên độ bán phá giá đó”. Về nguyên tắc, thì quốc gia nhập khẩu sản phẩm
bán phá giá được áp dụng mức thuế phá giá bằng với biên độ bán phá giá. Tuy nhiên,
Hiệp định khuyến khích nước đang điều tra hành vi bán phá giá nên áp dụng mức thuế
thấp hơn biên độ bán phá nếu đủ để loại bỏ thiệt hại, mức thuế này sẽ không được cao
hơn biên độ phá giá. Hiệp định quy định hai hình thức xác định mức thuế chống bán phá
giá mà các quốc gia Thành viên có thể lựa chọn:
Cách 1: Tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (hệ thống này được áp dụng tại Hoa
Kỳ)
Kết thúc cuộc điều tra chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp
đặt thuế chính thức nhưng chỉ đưa ra một mức thuế chống bán phá giá ước tính tạm thời;
việc xác định mức thuế chính thức sẽ được tính toán dựa trên các số liệu thực tế (của từng
khoản thời gian) và được thực hiện càng sớm càng tốt (thường là 12 tháng và trong mọi
trường hợp không vượt quá 18 tháng) sau khi có yêu cầu của một trong các bên liên quan
về việc tính thuế chính thức. Việc hoàn thuế (nếu mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế
dự kiến trước đó) được thực hiện không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày xác định mức thuế
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 50
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
chính thức phải nộp. Nếu vượt quá thời gian này, cơ quan có thẩm quyền phải giải thích
khi có yêu cầu.49
Cách 2: Tính thuế cho khoảng thời gian trong tương lai (Liên minh Châu Âu áp
dụng cách này)
Theo cách này, cơ quan có thẩm quyền sau khi đã hoàn thành việc điều tra chống
bán phá giá sẽ tính toán luôn mức thuế chống bán phá giá chính thức cho cả khoảng thời
gian có hiệu lực của quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên trong trường
hợp này, Hiệp định quy định các bên có liên quan trong vụ điều tra chống bán phá giá có
quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoàn lại phần thuế đã thu vượt quá biên độ phá giá
trên thực tế của họ. Để yêu cầu hoàn thuế, các chủ thể phải có đơn yêu cầu kèm theo đầy
đủ các bằng chứng. Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định có hoàn thuế cho chủ thể
đó hay không, nếu có thì mức thuế được hoàn lại là bao nhiêu trong vòng 12 tháng (có thể
gia hạn thêm nhưng không quá 18 tháng) kể từ khi nhận được yêu cầu. Việc hoàn thuế sẽ
được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày ra quyết định hoàn thuế.50
Theo nguyên tắc thì thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực trong khoảng thời
gian 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức có hiệu
lực hoặc sớm hơn kể từ lần rà soát lại gần nhất (với điều kiện lần rà soát đó được tiến
hành ở cả việc bán phá giá và thiệt hại) trừ khi cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,
sau khi đã tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả
năng tiếp tục duy trì hoặc tái diễn nếu kết thúc thuế chống bán phá giá. Do đó, thuế chống
bán phá giá có thể sẽ được chấm dứt sớm (dù chưa đến 5 năm) nếu nó không còn cần
thiết để ngăn chặn và loại bỏ thiệt hại do phá giá nữa nhưng thuế này cũng có thể kéo dài
nếu phá giá sẽ gây ra thiệt hại khi thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực và trong
trường hợp này thì không có quy định tối đa cho thời hạn áp dụng thuế.
Thu thuế đối với hàng nhập khẩu không thuộc diện điều tra: Trường hợp số nhà xuất
khẩu hoặc sản xuất sản phẩm bán phá giá quá lớn, không tính riêng biên độ phá giá được
thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giới hạn việc điều tra ở một số nhà xuất khẩu hoặc sản xuất
nhất định trên cơ sở trao đổi với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất liên quan. Mức thuế áp
dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất không thuộc diện điều
tra không được vượt quá giá trị trung bình của biên độ bán phá giá của các nhà xuất khẩu
và sản xuất được lựa chọn điều tra. Sau mỗi đợt rà soát hàng nhập khẩu không thuộc diện
điều tra sẽ được hoàn lại khoản thuế bằng: Bình quân gia quyền biên độ phá giá cũ – bình
49
50
Xem Điều 9.3.1 ADA của WTO.
Xem Điều 9.3.2 ADA của WTO.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 51
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
quân gia quyền biên độ phá giá mới. Trong trường hợp nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá
giá được tính toán trên cơ sở giá trị thông thường trong tương lai thì không vượt mức
chênh lệch giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của nhà xuất khẩu và nhà sản
xuất với giá xuất khẩu của nhà sản xuất, xuất khẩu không thuộc diện điều tra. Với điều
kiện các cơ quan thẩm quyền phải loại trừ các trường hợp biên độ bán phá giá bằng
không hoặc biên độ phá giá ở mức tối thiểu (2%) khi tính bình quân gia quyền biên độ
phá giá.51
Truy thu thuế và hoàn thuế
Các biện pháp tạm thời và thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với các sản
phẩm được đưa vào tiêu dùng sau thời điểm quyết định áp dụng biện pháp tạm thời (60
ngày sau khi điều tra) hoặc quyết định đánh thuế chống bán phá giá (1 năm hoặc 18 tháng
sau khi điều tra) có hiệu lực.52 Có thể truy thu thuế trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ vào thiệt hại chính
thức;
Thứ hai, quyết định đánh thuế chống bán phá giá được căn cứ dựa vào nguy cơ gây
thiệt hại và thiệt hại thực tế có thể xảy ra nếu không áp dụng các biện pháp tạm thời.
Trong trường hợp này có thể truy thu thuế theo kiểu hồi tố đối với toàn bộ thời gian áp
dụng các biện pháp tạm thời (tức là truy thu thuế kể từ ngày bắt đầu áp dụng biện pháp
tạm thời).53
Thứ ba, có thể truy thu thuế đối với các sản phẩm được tiêu dùng trong thời gian
không quá 90 ngày trước khi áp dụng các biện pháp tạm thời nếu cơ quan có thẩm quyền
xác định được: Đã có tiền sử bán phá giá gây thiệt hại hoặc người nhập khẩu đã biết hoặc
sau này biết rằng người nhập khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó gây thiệt hại;
và thiệt hại gây ra bởi khối lượng rất lớn hàng nhập khẩu trong quá trình điều tra.
2.3.5 Rà soát
Quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá có thể được xem xét lại thông qua thủ tục
rà soát lại. Việc rà soát lại có thể dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá trước thời
hạn hoặc tiếp tục đạt thuế cho đến hết thời hạn 5 năm hoặc kéo dài thời hạn áp dụng thuế
này thêm 5 năm nữa (để thực hiện nguyên tắc duy trì thuế chống bán phá giá khi thuế này
còn cần thiết).
51
Xem Điều 9.4 ADA của WTO.
Xem Điều 10.1 ADA của WTO.
53
Xem Điều 10.2 ADA c.ủa WTO
52
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 52
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Khác với quá trình điều tra chống bán phá giá ban đầu việc rà soát lại này chỉ căn cứ
vào các phân tích trong tương lai chứ không phải là các sự kiện hiện tại đã được điều tra
trong quá trình điều tra. Do đó, ngay cả khi vào thời điểm tiến hành rà soát lại không còn
hiện tượng bán phá giá hoặc thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền cũng chưa đưa ra kết
luận ngay chấm dứt hiệu lực thuế chống bán phá giá (do việc áp thuế nên hành vi phá giá
và thiệt hại này mới chấm dứt và khi thuế chống phá giá chấm dứt thì hiện tượng bán phá
giá và thiệt hại lại xuất hiện)
Rà soát lại trong thời hạn 5 năm (kể từ khi có quyết định áp đặt thuế chống bán
phá giá). Chủ thể yêu cầu rà soát: Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành nếu
cơ quan có thẩm quyền nước này thấy việc rà soát lại là cần thiết; Các bên có liên quan
có yêu cầu và cung cấp những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền nước này cho rằng đủ
cơ sở để tiến hành rà soát lại. Nếu việc rà soát lại được tiến hành theo yêu cầu của các bên
liên quan thì cần phải đáp ứng các điều kiện về thời gian và nội dung sau:
Về thời gian: rà soát lại này chỉ được tiến hành sau một khoản thời gian hợp lý kể từ
khi có quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức (theo quy định cụ thể của
nước nhập khẩu).
Về nội dung: các bên liên quan đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành rà soát lại
có thể yều cầu rà soát lại một trong các nội dung: việc tiếp tục áp đặt thuế có cần thiết để
bù đắp những thiệt hại do bán phá giá gây ra không; khả năng thiệt hại có tiếp tục xảy ra
hoặc sẽ xuất hiện trở lại nếu như chấm dứt việc áp đặt thuế chống bán phá giá hay thay
đổi mức thuế; hoặc việc áp đặt thuế chống bán phá giá có bù đắp được thiệt hại và thiệt
hại có thể xảy ra khi mức thuế được thay đổi hoặc chấm dứt.
Sau khi tiến hành rà soát lại, cơ quan thẩm quyền sẽ ra một quyết định việc áp đặt
thuế chống bán phá giá có còn cần thiết nữa hay không. Nếu cơ quan này ra quyết định
theo đó việc áp dụng thuế chống bán phá giá không còn cần thiết nữa thì việc áp đặt thuế
sẽ chấm dứt ngay sau khi có quyết định này mà không cần thiết phải chờ đến hết thời hạn
5 năm (theo nguyên tắc thì thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong thời hạn 5
năm).
Rà soát ngay trước khi hết thời hạn 5 năm: Chủ thể có quyền yêu cầu rà soát lại
trong trường hợp này không giống với chủ thể có quyền yêu cầu rà soát lại trong trường
hợp rà soát lại trong thời hạn 5 năm. Việc rà soát này được tiến hành bởi cơ quan có thẩm
quyền ngay trước khi hết thời hạn 5 năm (thời hạn áp dụng thuế) theo quyết định của cơ
quan này hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất nội địa (hoặc đại diện cho ngành).
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 53
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Nếu cơ quan có thẩm quyền, sau khi tiến hành rà soát lại, kết luận rằng việc chấm
dứt áp dụng thuế chống bán phá giá khi hết thời hạn 5 năm có thể dẫn tới sự tiếp tục hoặc
sẽ quay lại của hiện tượng bán phá giá và các thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền có thể
ra quyết định tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá. Như vậy, thời hạn 5 năm áp dụng
thuế chống bán phá giá được tính lại, bắt đầu từ ngày có quyết định này.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 54
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI
HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1.1 Tình hình vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế
Khi hàng xuất khẩu của Việt Nam (VN) tăng lên cả về chủng loại lẫn số lượng thì
cũng là lúc ta phải đối đầu với nhiều vụ kiện chống bán phá giá và những vụ kiện có thể
xảy ra bất cứ lúc nào. Tính cho đến thời điểm hiện tại, tháng 9/2013 Việt Nam đã đối đầu
với 52 vụ kiện chống bán phá giá trong đó có đến 29 vụ bị áp thuế CBPG. Nếu như trước
thời điểm VN làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 1995 thì
xuất khẩu VN chỉ gặp một vài vụ kiện đối với một vài mặt hàng xuất khẩu không trọng
yếu như: tỏi, hộp quẹt ga,... thì sau năm 2000 thì một loạt những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực (tôm, cá basa, hàng dệt may...) bị kiện CBPG trên những thị trường trọng yếu như:
EU, Hoa Kỳ...
Bảng thống kê các vụ kiện chống bán phá giá của hàng hóa Việt nam trên thị trường
nước ngoài (tính đến ngày 31/09/2013).
Năm STT Mặ t hàng bị Nước kiện
kiện
Thời gian khởi
(số
kiện
vụ
kiện)
52 Máy biến thế
2013
Úc
51 Ống dẫn dầu Hoa Kỳ
Hoa Kỳ
06/06/2013
49
Sợi xơ
Thổ Nhĩ
Kỳ
18/10/2012
Braxin
03/09/2012
Thép cán Thái Lan
nguội
oL
46 Giấy màng Malaysia
BOPP
Ngày
Biên độ
Thời gian
Biện pháp cuối cùng
Ngày
Biên độ
Thời
gian
23/07/2013
Ống thép
không gỉ
47
Biện pháp tạm thời
Ghi chú
26/07/2013
50
48 Lốp xe đạp
Quá trình điều tra
17/08/2012
27/07/2012
GVHD: Th.S Thạch Huôn
21/12/2012 10.41 % - 24/12/2012 23/04/2013 2.59% - 5 năm Ngoài Việt Nam
21.43 %
12.37%
còn có một số
Đến
nước bị kiện :
Trung Quốc,
22/04/ 2013
Thái Lan, Đài
Loan, Indonesia
Trang 55
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
45 Lốp xe máy Braxin
44
Bật lửa ga
EU
25/06/2012
25/06/2012
22/03/2013
0.065 Đối với Điều tra lẩn tránh
Euro/ chiếchàng thuế CBPG từ
NK từ vụ kiện Trung
27/6/ Quốc theo
2012
31/
12/
2012
2012
43 Thép cuộn
không gỉ
No 548/2012;
Quyết định: No
260/2013
Braxin
13/04/2012
42 Tuabin điện Hoa Kỳ
gió
18/01/2012
02/8/2012
52.67 59.91 %
24/12/2012
51.50- 5 năm
58.49%
41 Mắc áo thép Hoa Kỳ
18/01/2012
02/08/2012
135 .81
24/12/2012
157.00 5 năm Bị kiện đúp
chống bán phá
giá và chống trợ
cấp
220.68%
187.51 %
40
Ống thép
Cacbon
Hoa Kỳ
15/11/2011
39
Giầy dép
Braxin
04/10/2011
38
Sợi
Braxin
12/09/2012
01/06/2012 0 – 27.96
%
Kiện đúp CBPG
và chống trợ cấp,
ngày 15/11/2012
kết quả điều tra
của ITC là
không thiệt hại
và không áp
dụng thuế
Ngày 5/7/2012
CBPG và thuế
kết
luận cuối
CTC.
cùng khẳng định
không có lẩn
tránh thuế từ Việt
Nam.
2011
37 Thép cuộn Indonexia
nguội
24/06/2011
Mắc treo Hoa Kỳ
quần áo bằng
thép
35 Máy điều hòa Achentina
22/07/2010
34 Máy điều hòa Thổ Nhĩ
Kỳ
25/07/2009
36
2010
Commission
Regulation (EU)
21/12/2012 13. 5 %
19/03/2013
36.6 %
5.9% - 5 năm
55.6%
Điều tra chống
lẩn tránh thuế
16/02/2010
GVHD: Th.S Thạch Huôn
20/11/2010
Trang 56
25% Có hiệu Điều tra chống
lực từ lẩn tránh thuế;
4/01/ Cty TNHH
2011 Điện lạnh Media
Việt Nam là bị
đơn bắt buộc, có
tham gia trả lời
bảng câu hỏi
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
33 Đĩa ghi DVD Ấn Độ
02/07/2010 64.09% 5 năm Công ty Ritek là
bị đơn bắt buộc
(50.51
USD/
1000
chiếc)
05/05/2009 13/11/2009 49.25
USD/
1000 chiếc
Ritek :
31.90
USD/
1000 chiếc
2009
Ritek :
29.75
USD/
1000 chiếc
32
Túi nhựa
Hoa Kỳ
31/03/2009
PE
31 Giầy và đế
giầy cao su
04/05/2010 52.30% - 5 năm Kiện đúp CBPG
và chống trợ cấp,
76.11%
ngày 26/03/2010
DOC đưa ra
mức thuế chính
thức (52.30% 76.11%).
15/04/2010 ITC
kết luận khẳng
định có thiệt hại.
28/10/2009 52.30%
76.11%
Canada
27/02/2009
30
Giầy
Braxin
05/01/2009
29
Sợi Vải
Ấn Độ
06/05/2008
Vụ kiện chấm
dứt do không có
thiệt hại liên
quan đến phá giá
(25/09/2009)
12/06/2009 16 % - 49
%
Rút đơn kiệt do
số lượng hàng
nhập khẩu quá
thấp.
23/01/2009
232.86
Áp dụng từ
USD/ tấn 26/03/2009 –
25/09/2009
2008
28 Lò xo không Hoa Kỳ
bọc
25/01/2008
27 Vải bạc nhựa Thổ Nhĩ
Kỳ
11/01/2008
26 Đĩa ghi CD-R Ấn Độ
12/09/2007
06/04/2008 116.31%
22/12/2008 116.31% 5 năm
1.16 USD/5 năm
Kg
Ritek :
06/06/2009
(3.04 Rupi/
1000 chiếc
Cái). Các
Cty khác
(3.23 Rupi/
25 Đèn huỳnh
quang
Ấn Độ
30/08/2007
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Cái)
19.5 –
72.16
Rupi/ cái
Trang 57
46.94 5 năm
USD/
26/05/2009
0.452 – 5 năm
1.582
USD/
chiếc
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Thổ Nhĩ
Kỳ
13/05/2007
Peru
13/05/2006
Thổ Nhĩ
Kỳ
13/05/2006
21 Nan hoa xe Argentina
đạp, xe máy
21/12/2005
81%
20 Đèn huỳnh
quang
Ai Cập
31/10/2005
0.36 – 0.43
USD/ Cái
19 Giày mũ da
EU
07/07/2005
14.2% -
24
Bật lửa ga
2007
23 Giày mũ vải
Không áp thuế
vì không có
bằng chứng về
việc lẫn tránh
thuế CBPG
12%
01/09/2007 Không áp
dụng thuế
CBPG
2006
22
Dây curoa
2005
Không áp thuế
vì không có
bằng chứng về
thiệt hại. Tuy
nhiên
(10/07/2008)IN
DEPICO thông
báo tiếp tục điều
tra lại, ngày
02/11/2009 ra
quyết định áp
thuế chính thức
0.8 USD/đôi
31/03/2007 4.55 USD/5 năm Ngày
Kg
15/03/2013:
Tiếp tục áp thuế
CBPG sau rà
soát cuối kỳ 4.55
USD/Kg trong 5
năm.
16.8%
24/06/2007
81% 5 năm
22/08/2006 0.32 USD/5 năm
cái
05/10/2006
10% 2 năm Chấm dứt áp
thuế CBPG từ
ngày 01/04/2011
sau thời gian gia
hạn áp thuế
CBPG thêm 15
tháng
18 Ván lướt sóng
Peru
20/09/2004
5.2 USD/
chiếc
17 Đèn huỳnh
quang
EU
10/09/2004
66.1%
Điều tra chống
lẩn tránh thuế
(thuế chống bán
phá giá đối với
đèn huỳnh
quang Trung
Quốc)
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 58
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
16
Chốt thép
không gỉ
EU
10/09/2004
EU
11/08/2004
EU
29/04/2004
7.7% 5 năm Tự động chấm
dứt hiệu lực từ
ngày 20/11/2010
do không có yêu
cầu rà soát từ
ngành sản xuất
nội địa.
2004
15 Ống tuýt thép
14
Xe đạp
15.8% - 5 năm Tự động chấm
dứt hiệu lực từ
34.5%
ngày 15/07/2010
do không
có yêu cầu rà
soát từ ngành sản
xuất nội địa.
13
Lốp xe
12 Vòng khuyên
kim loại
Thổ Nhĩ
Kỳ
27/09/2004
EU
28/04/2004
29% 49%
51.2%78.8%
Điều tra chống
lẩn tránh thuế
(thuế chống bán
phá giá đối với
vòng khuyên
kim loại Trung
Quốc).
11
Tôm
Hoa Kỳ
31/12/2003
26/07/2004 12.11%
-
08/12/2004
4.13%
25.76%
93.13%
10
Ô xít kẽm
EU
2003
9
Cá da trơn
Hoa Kỳ
24/07/2002
28%
2003
23/06/2003 36.84%
63.88%
Bật lửa ga Hàn Quốc
GVHD: Th.S Thạch Huôn
chính lần 7
Điều tra chống
(10/9/2013):
lẩn tránh thuế
mức thuế đối với
(thuế chống bán
toàn bộ 33
phá giá đối với ô
doanh nghiệp
xít kẽm Trung
xuất khẩu tôm
Quốc).
của VN = 0
Quyết định sơ
bộ của đợt xem
xét hành chính
lần thứ 9 ngày
(4/9/2013): thuế
cho 2 doanh
nghiệp bị đơn
bắt buộc là 0,42
USD/kg và 2,15
USD/kg; cho
cácdoanh
nghiệp bị
đơn.tự
nguyện là
0,99USD/kg
.
Đơn kiện rút lại
2002
8
Quyết định cuối
cùng của đợt
xem xét hành
2002
Trang 59
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
7
Bật lửa ga
EU
2002
Đơn kiện rút lại
6
Giầy và đế
giày không
thấm nước
Canada
2002
2001
5
Tỏi
Canada
2001
1.48%
CAD/ Kg
2000
4
Bật lửa ga
BaLan
2000
0.09 Euro/
cái
3
Giầy dép
EU
1998
2
Mì chính
EU
1998
1
Gạo
Columbia
1994
1998
16.8%
1994
Vụ kiện chấm
dứt do không có
bằng chứng về
thiệt hại đối với
ngành sản xuất
Điều
chống
nội địatracủa
EU
lẩn tránh thuế
(thuế CBPG đối
với Mì chính
Vụ kiện
chấm
Trung
Quốc)
dứt do không có
thiệt hại cho
ngành sản xuất
nội địa.
Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ Thương Mại quốc tế (Hội đồng
TRC) – VCCI.54
Bảng thông kê thể hiện Việt Nam bị kiện bán phá giá từ nhiều nước khác nhau mà
nhiều nhất là EU (11 vụ) với mức thuế cao nhất là 78.8% ở mặt hàng vòng khuyên kim
loại, kế đến là Hoa Kỳ (10 vụ) và mức thuế lên đến 220.68% với mặt hàng mắc áo thép.
Braxin với 6 vụ kiện và mức thuế cao nhất là 64.09%. Điều đáng lưu ý là số vụ kiện tăng
nhanh trong thời gian gần đây. Nếu như giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ
kiện/năm thì trong khoảng năm 2012 đến tháng 9 năm 2013, có đến 12 vụ kiện liên tiếp.
Trong những năm gần đây, ngoài Hoa Kỳ, EU thì có đến 13 nước khác cũng tham gia
kiện VN bán phá giá trong đó có cả những nước trong khu vực ASEAN như: Indonesia,
Malaysia, Thái Lan và những mặt hàng bị kiện cũng ngày càng đa dạng không chỉ riêng
những mặt hàng có giá trị xuất cao mà còn có những mặt hàng (là xo không bọc, lốp xe
đạp...) kim ngạch xuất khẩu chỉ vài chục USD cũng đối mặt với những vụ kiện CBPG.
Nhận định của TS Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn phòng vệ thương
mại Trung tâm WTO “Hiện nay, công cụ phòng vệ thương mại chưa được áp dụng nhiều
tại Việt Nam, chỉ mới bắt đầu có những doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp nghĩ tới công
54
Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số liệu cập nhật các vụ kiện CBPG đối với hàng hóa Việt Nam tại
thị trường nước ngoài tính đến ngày 31/9/2013, http://chongbanphagia.vn/trang/tong-hop-so-lieu/ve-chong-ban-phagia, [ngày truy cập 9/10/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 60
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
cụ này. Trong khi đó, trên thế giới, công cụ phòng vệ thương mại đang được sử dụng
ngày càng nhiều, nhất là các nước đang phát triển, họ đang ngày càng sử dụng công cụ
phòng vệ thương mại nhuần nhuyễn hơn”.55 Tuy Việt Nam đã là bị đơn của nhiều vụ kiện
chống bán phá giá (52 vụ) nhưng chỉ mới là nguyên đơn trong 3 vụ kiện nhưng trong đó
có 2 vụ tự vệ và 1 vụ điều tra CBPG đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều loại sản
phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu nhiều, đặc biệt là hóa chất, nhựa, dệt may, kim loại,
điện tử… đã và đang là đối tượng bị kiện chống bán phá giá ở nhiều nước.
3.1.2 Một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam
Tính đến tháng 9/2013 Việt Nam đã phải chịu trên 50 vụ kiện chống bán phá giá, số
mặt hàng bị kiện cũng như thị trường khởi kiện ngày càng đa dạng, nếu như trước đây chỉ
có một số thị trường lớn như Hoa Kỳ và EU khởi kiện thì trong những năm gần đây
những nước đang phát triển như Ấn Độ, Ai Cập,..cũng đưa đơn kiện Việt Nam, các mặt
hàng bị kiện thường tập trung vào những ngành hàng: hóa chất, sắt thép, giày và sản
phẩm da, hàng điện tử, thủy sản, dệt may…
Trong nhiều vụ kiện đối với hàng hóa Việt Nam trên thị trường nước ngoài, người
viết lựa chọn một số vụ kiện mang tính điển hình có quy mô lớn đã và đang tác động lớn
đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và kim ngạch xuất khẩu ngành nói
riêng. Vụ kiện cá Tra, cá Basa; Tôm; Giày mũ da là ba trong số các vụ kiện ảnh hưởng
lớn đến Việt Nam. Từ việc tìm hiểu, phân tích để rút ra một số bài học kinh nghiệm, trên
cơ sở đó người viết đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể
phòng và ứng phó đối tốt với các vụ kiện đang và có thể diễn ra trong tương lai.
3.1.2.1 Vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá Tra, cá Basa của Việt Nam
Mặt hàng cá Tra, Basa hay còn gọi là cá da trơn được sản xuất tại vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long. Cá tra là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam,
hiện được xuất khẩu sang 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đóng vai
trò rất quan trọng. Theo VASEP, năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1,74 tỷ
USD (tương đương năm 2011); trong đó kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ hơn 358 triệu
USD, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.56
55
Hồ Hường, Một số lưu ý khi kiện chống bán phá giá, http://www.vcci.com.vn/tin-vcci/20130725064656199/motso-luu-y-khi-kien-chong-ban-pha-gia.htm, [ngày truy cập 15/10/2013].
56
Hoàng Lan, http://thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-ban-pha-gia-article-4766.tsvn, [ngày truy
cập 22/10/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 61
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Nguyên nhân Hoa Kỳ kiện bán phá giá đối với cá Tra và cá Basa philê của Việt
Nam:
Thứ nhất: Từ năm 1999 cá Tra và cá Basa philê của Việt Nam tăng quá nhanh: Năm
1999: chiếm tỷ trọng: 57.56%; Năm 2000: 85,41%; Năm 2001 tăng đến 94,68% thị phần
cá Tra và Basa vào thị trường Hoa Kỳ.
Thứ hai: Theo Hiệp hội chủ cá da trơn của Hoa Kỳ (CFA) cá Basa của Việt Nam
bán dưới giá hợp lý (giá thấp) theo CFA.
Thứ hai: Mặt hàng cá Basa của VN chiếm đến 20% thị phần của mặt hàng này tại
Hoa Kỳ, gây tổn thất cho nuôi trồng cá catfish của Hoa Kỳ.
Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá đối với cá Tra, cá Basa Việt Nam:
Ngày 28/6/2002: CFA đệ đơn lên cơ quan điều tra chống bán phá của bộ thương mại
Hoa Kỳ (DOC)
Ngày 18/7/2002: DOC khởi đầu thủ tục điều tra: bên nguyên đơn là CFA và bên bị
đơn là các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam, đại diện là Hiệp hội chế biến và
xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Ngày 8/11/2002: DOC thông báo quyết định coi Việt Nam là nước có nền kinh tế
phi thị trường (NME) và DOC đưa ra 5 nước để VN lựa chọn một nước – được xem là
nước thứ ba để xác định biện độ bán phá giá của cá Basa Việt Nam: Bangladesh, Ấn Độ,
Kenya, Guinea và Pakistan.
Tháng 12/2002: Sau hơn một tháng, VASEP, đại diện Chính phủ VN, cùng với sự
ủng hộ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam như: Cargill, Unilever,
Citygroup…đấu tranh để DOC thừ nhận VN có nền kinh tế thị trường nhưng bất thành và
VN chính thức lựa chọn Bangladesh là nước thứ ba vì mức GDP tính trên đầu người
tương tự VN, thời điểm đó là 380 USD/người; Bangladesh cũng có các dòng sông lớn
thuận tiện cho nuôi cá nước ngọt và có loại giống cá Basa Việt Nam
Ngày 27/01/2003: Sau nhiều lần doanh nghiệp VN đề nghị gia hạn thêm thời gian
trả lời bảng câu hỏi và thu thập thêm chứng cứ thì DOC lại đưa ra phán quyết sơ bộ là các
doanh nghiệp xuất khẩu VN có bán phá giá và ấn định mức biên độ phá giá từ 31,45%
đến 63,88% cho từng công ty.
Ngày 24/7/2003: Hội đồng Thương mại quốc tế của Hoa Kỳ (ITC) đưa ra phán
quyết cuối cùng là Việt Nam có bán giá thấp hơn giá thành đối với mặt hàng cá Basa và
gây tổn thất cho ngành sản xuất Catfish của Mỹ, nên ấn định mức thuế từ 36,84% đến
63,88% (mức thuế cao hơn so với DOC phán quyết).
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 62
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Ngày 31/8/2005: DOC xem xét lần thứ hai mức thuế phá giá đối với 29 doanh
nghiệp VN xuất khẩu cá Tra, cá Basa vào Hoa Kỳ có 2 doanh nghiệp thay đổi mức thuế
(Công ty Vĩnh Hoàn giảm từ 36,84% giảm còn 6,81%; Công ty CATACO thì ngược lại
tăng, từ: 45,81% lên 80,88%).
Ngày 14/3/2013: Bất ngờ Bộ thương mại Mỹ (DOC) trong đợt rà soát lần 8 (POR8)
ra quyết định cuối cùng lựa chọn nước thứ ba là Indonesia thay cho Bangladesh (được sử
dụng ở 7 lần rà soát trước) để tính thuế chống bán phá giá đối với cá Tra, cá Basa của
Việt Nam trên thị trường Mỹ thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra, cá ba sa philê đông lạnh
của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tăng hàng chục lần. Cụ thể, DN Vĩnh Hoàn vốn
được hưởng thuế suất 0%, tới đây sẽ phải chịu mức thuế 0,19USD/kg khi xuất khẩu cá
tra, cá ba sa vào thị trường Mỹ. Mười sáu DN khác, gồm Bình An, Hùng Vương,
Cadovimex, Anvifish, Docifish... cùng xuất khẩu mặt hàng tương tự, sẽ phải chịu các
mức thuế từ 0,77 - 3,87 USD/kg57 giai đoạn 01/08/2010 đến 31/7/2011.
Ngày 4/9/2013 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả sơ bộ cho lần rà soát
hành chính lần thứ 9 (POR9) giai đoạn từ 1/8/2011 đến ngày 31/7/2012, thuế chống bán
phá giá philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó,
hai công ty có doanh số lớn nhất về xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường này bị áp
mức thuế cao nhất là Công ty Vĩnh Hoàn (0,42 USD/ kg) và Công ty Hùng Vương (2,15
USD/kg). Cả hai mức thuế này đều tăng gần gấp đôi so với đợt rà soát lần thứ 8. Các
doanh nghiệp khác cùng xuất khẩu mặt hàng tương tự cũng bị áp mức thuế từ 0,99
USD/kg đến 2,11 USD/kg.58
Bài học rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá cá Tra, cá Basa của Việt Nam trên thị
trường Hoa Kỳ:
Vì thiếu hệ thống cảnh báo từ Nhà nước lẫn từ phía VASEP nên các doanh
nghiệp khá bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị chu đáo để đối phó với vụ kiện. Năm 2010, Cục
Quản lý cạnh tranh đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống
bán phá giá đối với 10 ngành hàng trên 05 thị trường xuất khẩu trọng điểm nhằm giúp
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tránh được các nguy cơ gặp phải các vụ kiện
cũng như hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện cho doanh nghiệp.59 Hiện hệ thống này đã được
thiết lập và đang được tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp.
57
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, http://chongbanphagia.vn/diemtin/20130905/hoa-ky-lai-ap-thuecao-voi-ca-tra-ca-basa-viet-nam, [truy cập ngày 22/10/2013].
58
http://vietbao.vn/Kinh-te/Ca-tra-ca-basa-Viet-Nam-lai-bi-danh-thue-cao/2131692512/93/, [ngày truy cập
22/10/2013].
59
Web: http://vcci.com.vn.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 63
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Đây là vụ kiện AD đầu tiên của ngảnh thủy sản, cho nên các cấp quản lý từ
doanh nghiêp đến Hiệp hội lẫn cấp quản lý nhà nước đều lúng túng đối phó.60
Số lượng các doanh nghiệp tham gia ứng phó với các doanh nghiệp chưa nhiều
10/29 doanh nghiệp trong đó có 19 doanh nghiệp bỏ cuộc nên bị áp thuế rất cao.
Các doanh nghiệp tham gia kháng kiện lại thiếu kinh nghiệm, hệ thống sổ sách
chứng từ không đáp ứng chuẩn mực, thiếu minh bạch. Thậm chí một số doanh nghiệp còn
kê khai man, dối trá, không biết trả lời các câu hỏi do DOC gửi tới…và kết quả là mức
thuế cao không chỉ áp dụng với các doanh nghiệp bỏ cuộc mà cả khi tham gia kháng kiện
cũng bị áp dụng mức thuế khá cao.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương) từng
chỉ ra nguyên nhân khiến doanh nghiệp nước ta thua kiện CBPG là do doanh nghiệp che
giấu thông tin, tài liệu kế toán, lưu trữ số liệu không cụ thể rõ ràng. "Để chủ động đối phó
các vụ kiện, trước hết doanh nghiệp cần kiểm tra tài liệu kế toán, số liệu lưu trữ rõ ràng,
chính xác. Những thông tin về giá bán, số lượng bán, ngày tháng xuất bán, chi phí tàu
biển, điều chỉnh giá là phần phải có số liệu rõ ràng nhất. Thông tin về các chi phí trong
sản xuất, chi phí khác phải tách bạch…" - ông Khiên khuyến nghị.61
Nhiều nước trong WTO chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
cũng là một đều bất lợi khi tham gia vụ kiện, giảm khả năng tự bảo vệ mình trước vụ
kiện.
Chi phí tham gia vụ kiện rất tốn kém hàng triệu USD. Theo tính toán của
VASEP chỉ tính riêng luật sư lên trên 500.000 USD. Chủ yếu sử dụng tư vấn luật nước
ngoài tại Hoa Kỳ với vụ kiện này, VASEP phải thuê trên 400 USD/h tư vấn, vì luật sư
trong nước đạt tầm cỡ quốc tế ở thời điểm đó chưa có để bảo vệ các nhà xuất khẩu.62
Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên mà các cấp quản lý đều vào cuộc: doanh
nghiệp, Hiệp hội, Bộ Thương mại. Qua vụ kiện vai trò của Hiệp hội (VASEP) được tăng
cường cùng với tiến trình hội nhập.63
60
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 144.
61
http://vietbao.vn/Kinh-te/Ca-tra-ca-basa-Viet-Nam-lai-bi-danh-thue-cao/2131692512/93/, [ngày truy
22/10/2013].
62
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 45.
63
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 46.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 64
kiện
cập
kiện
kiện
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
3.1.2.2 Vụ kiện bán phá giá Tôm Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ
Tôm là mặt hàng xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến tháng 7/2013 tôm xuất sang Hoa
Kỳ đạt 337,6 triệu USD chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.64
Nguyên nhân mặt hàng tôm của Việt Nam bị kiện trên thị trường Hoa Kỳ:
Thứ nhất: Ở thời điểm Việt Nam bị kiện bán phá giá (2001- 2002), lúc đó xuất khẩu
tôm trên thị trường Mỹ tăng rất nhanh trên 30%/năm.
Thứ hai: Việt Nam cùng với các nước xuất khẩu khác chiếm 80% thị phần tôm cung
cấp trên thị trường Hoa Kỳ và giá bán khá thấp làm cho các doanh nghiệp sản xuất tôm
trên thị trường Hoa Kỳ gặp khó khăn.
Diễn biến vụ kiện mặt hàng tôm tại Hoa Kỳ:
Ngày 06/8/2003: Hiệp hội tôm Luoisiana đã biểu quyết sẽ nộp đơn khởi kiện tôm
nhập khẩu.
Ngày 08/8/2003: Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) cũng biểu quyết thông
qua Nghị quyết khởi kiện bán phá giá tôm nhập khẩu. Họ tập trung kiện Thái Lan, Trung
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Mexico và Ecuađo. Tuy nhiên, cả Liên minh
và Hiệp hội ai cũng hăng hái muốn làm bên nguyên để có thể nhận được nhiều nhất số
tiền thu được từ việc đánh thuế chống bán phá giá, theo tinh thần tu chính án Byrd (theo
chính án này thì khoản tiền thu được từ vụ kiện bán phá giá thành công sẽ được chia đều
cho các bên nguyên, năm 2005 thì tu chính án này đã bị bãi bỏ)
Ngày 31/12/2003: Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ đã nộp đơn kiện 6 quốc gia
xuất khẩu tôm lớn nhất đã bán phá giá và gây thiệt hại cho nền công nghiệp đánh bắt tôm
của Hoa Kỳ. Bị đơn là các công ty xuất khẩu tôm của Ấn Độ, Brazil, Ecuađo, Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Mức thuế AD mà SSA đề nghị với DOC áp dụng với từng
nước là: Trung Quốc 119-267%; Brazil 40-230%; Ấn Độ 102-130%; Ecuađo104-107%;
Thái Lan 57%; Việt Nam 30-99%.65
Ngày 20/01/2004: DOC ra quyết định bắt đầu điều tra vụ kiện và dường như các
dạng tôm xuất khẩu từ Việt Nam đều nằm trong phạm vi điều tra (trừ tôm khô, tôm bột).
Ngày 23/02/2004: DOC chọn một số công ty để bắt dầu tiến hành điều tra và có 38
công ty Việt Nam bị kiện trong đó có 4 bị đơn bắt buộc điều tra ở Đồng bằng Sông Cửu
64
Web: http://vcci.com.vn.
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 148-149.
65
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 65
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Long: Công ty Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cà Mau, Công ty TNHH
Kim Anh, Công ty Minh Phú, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Minh Hải.
Ngày 02/7/2004: DOC ra quyết định sơ bộ ấn định các mức thuế từ 12, 11-93,13%
cho các doanh nghiệp Việt Nam và chỉ công nhận 21/38 công ty tham kiện được hưởng
thuế suất riêng biệt.
Ngày 29/11/2004: DOC ra quyết định cuối cùng thay đổi về mức thuế và số lượng
các doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất riêng biệt (hầu hết các bị đơn bắt buộc và tự
nguyện đều ở mức thuế dưới 5% trừ Công ty Kim Anh và các Công ty khác (phải chịu
mức thuế 25,76%).
Ngày 26/01/2005: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định tăng thuế chống
bán phá giá với tôm Việt Nam, thuế suất của cả DN bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện
đều tăng từ 0,17 - 0,25% so với mức đã công bố ngày 30/11/2004. Không chỉ thay đổi về
các mức thuế, DOC còn xem xét lại việc hưởng thuế suất riêng biệt đối với từng bị đơn.
Trong số 34 công ty Việt Nam trong diện điều tra, DOC đã chấp nhận 29 công ty được
hưởng tỷ lệ thuế riêng rẽ với mức thuế suất là 4,38%. Còn mức thuế chung cho các công
ty Việt Nam khác là 25,76%.66
Ngày 10/9/2013: Trong đợt rà soát hành chính lần thứ 7 này (POR7) DOC đã ra
quyết định cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh Việt
Nam nhập khẩu vào Mỹ là 0% giai đoạn từ 01/02/2011 đến 31/01/2012 đối với 33 doanh
nghiệp tham gia vào đợt xem xét hành chính này. Đây là lần đầu tiến Mỹ áp dụng mức
thuế 0% đối với mặt hàng tôm nhập khẩu của Việt Nam tính từ 2004 đến nay sau 7 lần rà
soát hành chính theo quy định của Luật Hoa Kỳ.
Trong khi xuất khẩu tôm được hưởng mức thuế chống bán phá giá (CBPG) là 0% thì
xuất khẩu cá tra, cá basa lại phải chịu mức thuế khá cao.
Một số kinh nghiệm được rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá tôm trên thị trường
Hoa Kỳ:
Khác với vụ kiện AD đối với mặt hàng cá basa – các doanh nghiệp chỉ biết mình
có khả năng bị kiện trước một tháng, thì ở mặt hàng tôm – Hiệp hội VASEP đã sớm cảnh
báo cả gần 2 năm (khoảng giữa năm 2001) trước khi bị kiện cho các doanh nghiệp biết.
Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu tôm Việt Nam có điều kiện chuẩn bị đối
phó (chuẩn bị trả lời câu hỏi, thu thập tài liệu hồ sơ, thuế luật sư tư vấn…). Chính việc
66
Lê Kim Liên, Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ, Báo điện tử báo Công thương, http: //www.bao
congthuong.com .vn/xuat-nhap-khau/43105/gian-nan-tom-viet-nam-vao-hoa-ky-ky-i.htm, [truy cập ngày 12/8/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 66
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
sớm chuẩn bị này mà mức thuế chống bán phá giá áp đối với mặt hàng tôm của Việt Nam
khá thấp so với mức thuế đề nghị ban đầu của Liên minh Tôm Hoa Kỳ SSA (đề nghị của
SSA là 30-99%, thực tế cuối cùng cao nhất chỉ 25,76%, mức thấp nhất là 4,13%).67
Trong vụ kiện cá tra, cá basa thì chỉ có Việt Nam (VN) là bị đơn còn ở mặt hàng
tôm này ngoài VN, Hoa Kỳ còn kiện: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Ecuađo.
Điều này tạo điều kiện Việt Nam phối hợp với các nước bị kiện khác tham gia vận động
hành lang.
Những công ty đã không tích cực hợp tác trong vụ kiện đã phải chịu mức thuế
khá cao như Kim Anh và các công ty khác phải chịu mức thuế 25,76%, những công ty
tích cực tham gia vào vụ kiện (trả lời bảng câu hỏi, thu thập chứng cứ, thuê luật sư…) và
một số công ty không phải là bị đơn bắt buộc cũng tự nguyện đề nghị điều tra do đó các
công ty này được áp dụng mức thuế hầu hết dưới 5%
Kết quả nổ lực từ nhiều phía: Bộ Thương mại, VASEP, các doanh nghiệp, các
nhà nhập khẩu tôm Hoa Kỳ mà xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng
trưởng: năm 2004, thời điểm khởi kiện, kim ngạch xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ là 392,5
triệu USD; năm 2005 đạt 434,1 triệu USD; năm 2006: 422,9 triệu USD. Tuy nhiên, sự
tiếp tục xuất khẩu tôm thuận lợi vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam
còn có các nguyên nhân khách quan là nhà xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế AD quá
nặng, họ gần như bị mất thị trường Hoa Kỳ sau vụ kiện bán phá giá tôm.68
Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam được hưởng mức
thuế 0% là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến công tác vận động hành lang.
3.1.2.3 Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU:
Nguyên nhân Việt Nam bị kiện mặt hàng giày mũ da trên thị trường EU là:
EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Theo ông Berenguer,
tham tán thương mại EU tại Việt Nam: “Cứ 10 đổi giày dép bán tại EU thì có 4 đôi của
Trung Quốc, 3 đôi của Việt Nam, 1 đôi của Ấn Độ, còn lại là của các nước khác và EU”.
Năm 2006, sản phẩm giày dép của Việt Nam chiếm gần 18% thị phần nhập khẩu giày dép
của EU.69 Nguyên nhân chính theo người đại diện Ủy ban Công nghiệp Giày EU là:
67
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 51.
68
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 152.
69
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 156.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 67
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Thứ nhất: Việt Nam cùng Trung Quốc có mức tăng xuất lớn chiếm tỷ trọng cao
trong nhập khẩu vào EU (năm 2005, Trung Quốc chiếm 39,4%, Việt Nam 17,1% kim
ngạch nhập khẩu vào EU)
Thứ hai: Giá xuất khẩu thấp: giá bình quân một đôi giày mũ da có xuất xứ từ Việt
Nam và Trung Quốc khoảng 5 EURO/đôi, trong khi đó, giày da của EU bán giá bình
quân 20 EURO/đôi.
Thứ ba: Sự thâm nhập mạnh của giày dép nhập khẩu, trong đó có Việt Nam, tác
động xấu đến sản xuất giày công nghiệp của EU: số lượng công ty và số lượng lao động
đều giảm qua các năm (giảm 5,979 công ty và 87,518 lao động ở năm 2003 so với năm
1999).70
Diễn biến vụ kiện chống bán mặt hàng giày mũ da của trên thị trường EU:
Giai đoạn 01/04/2004 – 31/03/2005: Các nhà sản xuất giày EU bắt đầu thu thập
thông tin và lập hồ sơ khởi kiện giày mũ da và sản phẩm có kết cấu bằng da của Trung
Quốc và Việt Nam. Các thông tin thu thập được giữ kín, các doanh nghiệp của ta không
tiếp cận được nên gặp khó khăn trong chuẩn bị đối phó. Tác động rõ rệt nhất là do không
biết chính xác Ủy ban Công Nghiệp của EU khởi kiện bao nhiêu mã, loại sản phẩm giày
xuất khẩu của Việt Nam, cho nên nhà nhập khẩu của EU đồng loạt giảm mua và đặt gia
công giày dép từ Việt Nam, khiến kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU
năm 2004 giảm gần ½ so với năm 2003
Ngày 30/5/2006: Đại diện ngành công nghiệp giày EU chính thức nộp đơn đến Ủy
ban Châu Âu khởi kiện chống bán phá giá công ty sản xuất giày da của Việt Nam với
biên độ do bên nguyên xác định là 130%.
Ngày 07/7/2005: Ủy ban Châu Âu thông báo đến các bên có liên quan về việc tiến
hành xem xét vụ kiện.
Ngày 25/7/2005: 81/86 doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam gửi bảng câu hỏi
điều tra đến Ủy ban Châu Âu (gia hạn thêm 3 ngày so với quy định của Eu là 3 ngày –
22/7/2005).
Từ ngày 25/7/2005 đến đầu tháng 4/2006: Ủy ban EU tiến hành điều tra gồm 3 công
việc: Xác định các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động theo cơ chế thị trường không;
Chọn nước thứ ba để xác định biên độ bán phá giá; Đưa ra kết luận và biểu quyết mức
thuế AD.
70
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 157.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 68
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Ngày 07/4/2006: Bắt đầu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ
da Việt Nam với mức 16,8%.
Như vậy, từ khi có đơn chính thức khởi kiện từ ngành công nghiệp sản xuất giày EU
đến khi ra phán quyết chính thức của Ủy ban Châu Âu là 1 năm.71
Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế
chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt
Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.72
Mặt hàng giày mũ da Việt Nam đã thoát khỏi thuế chống bán phá giá sau 5 năm
(2006-2011) bị áp dụng. Bên cạnh những khó khăn thì vụ kiện này đã đem lại cho Việt
Nam nhiều bài học kinh nghiệm để ứng phó với những vụ vụ kiện có thể xảy ra trong
tương lai nhất là những vụ kiện từ EU.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng giày mũ da trên
thị trường EU:
Bài học 1: Sự đồng lòng phối hợp nhiều bên để giảm thiểu thiệt hại khi thua kiện.
Đây là vụ kiện mà nhiều bên nổ lực tham gia:
Chính phủ, Quốc hội tổ chức phái đoàn, tổ chức hội thảo, kêu gọi các tổ chức
ngoại giao EU có mặt tại Việt Nam…tham gia chống lại vụ kiện.
Hiệp hội Da Giày – Lefaso (thành lập 1990), trong vụ kiện đóng vai trò nòng cốt,
phối hợp với cục cạnh tranh – Bộ Thương mại, tập hợp doanh nghiệp tham gia kháng
kiện, tổ chức các phái đoàn sang tận EU kháng kiện, vận động hành lang.
Các doanh nghiệp xuất khẩu tích cực tham gia hầu kiện, chỉ 5 trong số 86 công
ty không tham gia cung cấp thông tin cho EU.
Có sự tham gia nỗ lực của báo đài với số lượng hàng trăm bài nêu sự bất công,
nỗi thống khổ của công nhân…
Với sự tham gia nỗ lực của nhiều bên, nhiều phía như vậy, cho nên mức thuế chống
bán phá giá vào mặt hàng giày mũ da Việt Nam là 16,8% (thấp hơn rất nhiều mức thuế từ
phía nguyên đơn đưa ra là 130%), và mức này thấp hơn so với giày mũ da Trung Quốc.
Ngoài ra, thay vì lúc ban đầu, Ủy ban EU dự kiến đánh thuế AD lên toàn bộ giày da có
xuất xứ từ Việt Nam thì ở phút cuối họ loại trừ giày thể thao STAF và giày trẻ em. Mặc
71
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 58-161.
72
Web: chongbanphagia.vn
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 69
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
dù bị áp thuế là 16,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU nói chung vẫn gia
tăng trong năm 2005-2006.73
Bài học 2: Các doanh nghiệp giày da Việt Nam chưa thành công khi chứng minh
mình hoạt động theo cơ chế thị trường.
EU xét một công ty có hoạt động theo cơ chế thị trường hay không dựa vào 5 tiêu
chí: Mức độ tự quyết trong hoạt động kinh doanh (không có sự can thiệp của nhà nước);
Có sử dụng chế độ kiểm toán quốc tế không; Vấn đề sử dụng hệ thống kế toán; Môi
trường pháp lý; Tỷ giá hối đoái.
Sau khi xem xét bảng trả lời câu hỏi, tổ chức điều tra tại chỗ thì không có doanh
nghiệp nào trong số 8 doanh nghiệp được chọn mẫu đạt tiêu chuẩn hoạt động theo cơ chế
thị trường.74
Bài học 3: Không dễ dàng lựa chọn nước thứ ba có lợi cho Việt Nam để xác định
biên độ bán phá giá.
Do các doanh nghiệp Việt Nam không được công nhận là hoạt động theo cơ chế
kinh tế thị trường nên giá trị thông thường được xác định dựa vào giá trị thông thường
được thiết lập ở quốc gia thứ ba. Ủy ban Châu Âu đề nghị chọn Brazil là nước thứ ba và
cho phép phía Việt Nam và Trung Quốc tham gia bình luận.
Phía Việt Nam đã kiến nghị yêu cầu chọn Thái Lan hoặc Indonesia hoặc Ấn Độ là
nước thứ ba bởi các quốc gia này có sự tương đồng với Việt Nam và Trung Quốc. Ủy ban
Châu Âu đã gửi những lá thư đến 50 công ty của Brazil cũng như Ấn Độ, hơn 20 công ty
Indonesia, liên hệ với Hiệp hội giày Thái Lan và tổ chức họp tác với 6 nhà sản xuất xuất
khẩu Thái Lan, kết quả là chỉ có 1 nhà sản xuất Ấn Độ, 2 nhà sản xuất Indonesia và 8 nhà
sản xuất xuất khẩu Brazil đồng ý hợp tác trong cuộc điều tra.
Một câu hỏi tại các nhà sản xuất, xuất khẩu Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ lại thiếu
tích cực tác động? Vì sự tác động này sẽ gây phiền hà, rắc rối cho họ. Hơn thế nữa, sự
thua kiện của Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo ra cơ hội tôt hơn cho giày mũ da của các
nước này trên thị trường EU. Và sự thật trong quá trình điều tra, nhiều khách hàng EU đã
chuyển sang Indonesia hoặc Thái Lan đặt gia công xuất khẩu.
Vậy tại sao các nhà xuất khẩu Brazil hợp tác khi được chỉ định là nước thứ ba để so
sánh? Thực tế là các nhà sản xuất giày da ở EU đã chủ động vừa vận động hành lang, vừa
73
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 61-162.
74
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 62.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 70
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
gây tâm lý ép buộc (cắt hợp đồng gia công…) nên các nhà xuất khẩu Brazil phải hợp tác
tham gia vụ kiện (giá xuất khẩu của Brazil được xem là có lợi nhất cho EU tháng kiện).75
Nhìn chung, Việt Nam chưa được thừa nhận là nước có nền kinh tế thị trường là một
thiệt thòi, nên cách thức lựa chọn nước thứ ba có lợi cho Việt Nam cũng phải tính đến để
phổ biến cho các Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá
giá.
Bài học 4: Hoạt động gia công xuất khẩu cũng có thể bị kiện chống bán phá giá.
Gia công xuất khẩu là hình thức bên phía nước ngoài đặt hàng hóa theo mẫu mã của
họ. Ngành giày da Việt Nam có tỷ lệ gia công xuất khẩu lớn: 80-90%, và vụ kiện chống
bán phá giá giày mũ da của Việt Nam trên thị trường EU phần lớn dưới dạng gia công
(80-90%) nhưng vẫn bị kiện bán phá giá hàng xuất khẩu.
Như vậy, gia công xuất khẩu hiệu quả kinh tế thấp mà còn có khả năng vẫn bị kiện
bán phá giá hàng xuất khẩu. Ngoài ra, sự khắc phục hậu quả bán phá giá rất khó vì sự
quyết định giá nhập khẩu do đối tác đặc gia công quyết định.76
3.1.3 Nguyên nhân hàng hóa của Việt Nam bị kiện chống bán phá giá.
Các quy định về chống bán phá giá của WTO.
Theo quy định của Hiệp định cũng như pháp luật của nhiều nước thì số lượng hàng
nhập khẩu từ một nước chiếm hơn 3% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các
nước thì bị xem là đáng kể và có thể bị kiện. Trong các cuộc điều tra dẫn đến quyết định
áp dụng thuế chống bán phá giá thì kim ngạch nhập khẩu hàng của Việt Nam hầu hết điều
chiếm trên 3% tổng lượng hàng nhập khẩu từ các nước khác. Thêm vào đó, phương pháp
cộng dồn ảnh hưởng cũng làm cho hàng hóa Việt Nam càng dễ bị kiện chống bán phá giá,
trong khi thị phần không lớn bằng các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia …
vẫn có thể bị kiện, theo phương pháp này dù lượng nhập khẩu từ một nước ít hơn 3%
nhưng tổng lượng nhập khẩu tương tự từ các nước chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm
tương tự vào nước nhập khẩu. Như vậy, những nước có số lượng hàng nhập khẩu ít hơn
3% lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự vẫn có có thể bị kiện và bị áp thuế chống bán phá
giá như những nước có thị phần lớn trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác trước khả năng bị kiện do
phương pháp này và cần theo dõi sát sao không chỉ sản phẩm tăng trưởng quá “nóng”
75
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 67-168.
76
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao Động – Xã Hội, 2009, tr. 69.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 71
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
(hơn 3% tổng nhập khẩu) mà còn theo dõi cả toàn bộ thị trường nhập khẩu cũng như các
nước cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm tương tự vào cùng thị trường.77
Xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và tập trung
Việt Nam đứng hàng thứ 39/260 nước có tổng thương mại xuất khẩu lớn nhất thế
giới. Tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam rất cao tới 20%/năm, trong khi tốc
độ tăng trưởng bình quân trên thế giới khoảng 6%-8%/năm..78 Ví dụ, mặt hàng cá Basa
của Việt Nam năm 2001 chiếm đến 20% thị phần của mặt hàng này tại Hoa Kỳ ảnh
hưởng đến nuôi trồng cá catfish của nước này.
Ngành xuất khẩu của Việt Nam đang mang tính tập trung quá lớn về mặt thị trường,
như vậy sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và nền sản xuất dễ bị động khi tình hình xuất khẩu thay
đổi. Hiện nay, 7 thị trường xuất khẩu tập trung của hàng hóa Việt Nam gồm Hoa Kỳ,
trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ô-trây-li-a, Anh, Xin-ga-po. Việt Nam đang tập trung xuất
khẩu vào 9 mặt hàng được đánh giá là chủ lực có tốc độ tăng trưởng nhanh và gần chiếm
đến 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.79 Trong đó bao gồm những mặt hàng: than đá; hàng
dệt, may; thủy sản; giày, dép; dầu thô; điện tử; máy tính,…Đó là một trong các nguyên
nhân khiến hàng Việt Nam thường bị kiện bán phá giá trên thị trường nước ngoài.
Hiện tượng “kiện chùm”
Hàng Việt Nam bị điều tra bán phá giá thường bị gắn với hàng hóa xuất khẩu cùng
loại của một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. Trong phần lớn các trường
hợp, hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu thuế chống bán phá giá có kim ngạch xuất khẩu
không cao nên không gây thiệt hại đến các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên,
các nước thường áp thêm thuế chống bán phá giá với hàng Việt Nam khi xem xét áp dụng
thuế chống bán phá giá đối với một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. 80
Với các mặt hàng phải chịu thuế chống bán phá giá (Mì chính, Bật lửa, Tỏi) điều có
kim ngạch xuất khẩu không cao, cũng chưa phải là những mặt hàng xuất khẩu chiến lược
như: Gạo, Giày dép… Tuy bị các nước điều tra nhưng cuối cùng chưa bị đánh thuế chống
bán phá giá đây có lẽ cũng là một lý do dẫn đến các doanh nghiệp của ta chưa quan tâm
thích đáng đến các trường hợp chống bán phá giá này. Ví dụ, Canada chủ yếu đánh thuế
tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời mở rộng đánh thêm hàng Việt Nam (khối lượng
77
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
Động- Xã Hội, Hà Nội, 2006 tr. 72.
78
http://covcci.com.vn/bizcenter/0/%C4%90%E1%BB%83-tr%C3%A1nh-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87nb%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1/1517/11265, [ngày truy cập 18/10/2013].
79
http://covcci.com.vn/bizcenter/0/%C4%90%E1%BB%83-tr%C3%A1nh-b%E1%BB%8B-ki%E1%BB%87nb%C3%A1n-ph%C3%A1-gi%C3%A1/1517/11265, [ngày truy cập 18/10/2013].
80
Nguyễn Thanh Hưng, Chống bán phá giá – mặt trái của tự do hóa thương mại, Hà Nội, 2003.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 72
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
xuất khẩu tỏi của Việt Nam sang Canada không bằng 1/10 mức bình quân của Trung
Quốc).
Thời gian gần đây, nhiều nước nhập khẩu khi tiến hành kiện chống bán phá giá
thường kiện đồng thời nhiều nước xuất khẩu mặt hàng đó thay vì chỉ nhắm vào nước xuất
khẩu chủ lực như trước đây. Hiện tượng “kiện cả chùm” này là một xu hướng bất lợi đối
với nước ta. Trên thực tế, trong một số vụ kiện, Việt Nam không phải là đối tượng chính
mà vụ kiện nhắm tới nhưng lại bị cho “kèm” vào danh sách các nước bị kiện. Điều này
khiến cho Việt Nam dễ vướng phải những vụ kiện chống bán phá giá ngay cả đối với
những mặt hàng không phải thế mạnh xuất khẩu của nước ta.81
Lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Để lẩn tránh thuế chống bán phá giá cao, một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm
cùng loại hoặc tương tự của các nước bị áp dụng thuế chống bán phá giá thường sử dụng
phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước
khác hoặc các doanh nghiệp này có xu hướng chuyển vốn đầu tư sang nước thứ 3 để tiếp
tục đầu tư, sản xuất hàng hóa là đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá với mục đích
thâm nhập vào thị trường cũ và tránh được mức thuế này. 82 Do đó, nước thứ 3 có nguy cơ
bị nước đang áp thuế chống bán phá giá áp thuế chống bán phá giá để ngăn chặn tối đa và
hiệu quả các hành vi lẩn tránh thuế chống bán phá giá của các doanh nghiệp bị áp thuế và
mức thuế này thường rất cao mang tính trừng phạt. Có nhiều mặt hàng Việt Nam bị kiện
chống bán phá giá mà không có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam như: hàng đèn Compact
xuất xứ từ Trung Quốc thông qua Việt Nam xuất khẩu sang EU, vụ kiện chống bán phá
giá sản phẩm oxyde kẽm, vòng khuyên kim loại,…
Việt Nam chưa được xem là nước có nền kinh tế thị trường.
Trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận bị xem nước có nền kinh tế phi
thị trường đến (31/12/2018). Đây là yếu tố bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bị
kiện chống bán phá giá, trong vụ kiện khi tính toán biên độ bán phá giá thì cơ quan điều
tra nước ngoài sẽ không sử dụng các số liệu về chi phí, giá cả tại Việt Nam mà thay thế
bằng các số liệu cho các chi phí tương ứng từ nước thứ ba có nền kinh tế thị trường (phần
lớn nước được lựa chọn để tính giá thông thường sẽ có lợi cho nước nhập khẩu). Tuy các
doanh nghiệp Việt Nam có quyền chứng minh doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị
trường nhưng trên thực tế cho thấy không nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh
81
http://vov.vn/Kinh-te/Vuot-rao-can-thuong-mai/137576.vov, [ngày truy cập 18/10/2013].
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 76.
82
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 73
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
thành công vấn đề này. Phương pháp tính toán này thường khiến cho biên độ bán phá giá
cao hơn nhiều so với thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ, vụ
kiện cá Tra, cá Basa chọn Bangladesh làm nước thay thế và đặc biệt hơn là trong đợt rà
soát lần 8 làm cho mức thuế tăng lên hàng chục lần; Tương tự, vụ kiện giày da mũ tại EU
thay vì chọn các Thái Lan hoặc Ấn Độ hoặc Indonesia là nước thứ 3 làm căn cứ tính biên
độ bán phá giá thì EU lại chọn Brazil;…. Cách áp dụng như vậy là không công bằng đối
với hàng hóa Việt Nam, nước thứ ba thường có chi phí sản xuất cao hơn nên Việt Nam
thua kiện và bị áp mức thuế khá cao.
3.2 NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG XỬ LÝ VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
3.2.1 Nhận thức chưa tốt về chống bán phá giá
Trong các vụ kiện chống bán phá giá, vấn đề quan trọng và có tính quyết định lớn là
những bằng chứng, phân tích về mặt kỹ thuật để chứng minh doanh nghiệp nước bị khiếu
nại không bán phá giá. Những phân tích, tính toán này thường được dựa vào chính tài
liệu, sổ sách kế toán do doanh nghiệp cung cấp.83
Do đó, việc chứng minh với cơ quan điều tra nước ngoài về việc không bán phá giá
là quyền lợi của doanh nghiệp và điều này cũng nằm trong khả năng của doanh nghiệp có
thể. Trường hợp doanh nghiệp từ bỏ quyền cung cấp thông tin không tham gia vụ kiện sẽ
mang đến bất lợi rất lớn không chỉ là phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt mà
còn có thể bị mất thị trường, tạo ra tiền lệ không tốt ảnh hưởng đến các sản phẩm xuất
khẩu khác của Việt Nam.
Nhìn chung, nhận thức của các doanh nghiệp nước ta về vấn đề này tuy đã có tiến
bộ, song vẫn còn nhiều mặt yếu cần được nâng cao hơn nữa. Ðó là, chưa chủ động nghiên
cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về chống bán phá giá. Tính đoàn kết giữa các
doanh nghiệp và với Hiệp hội ngành hàng để tăng sức mạnh trong công tác phòng chống
các vụ kiện chưa cao. Theo đó là, ý thức cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong nền kinh
tế thị trường của doanh nghiệp chưa đầy đủ, ý thức tự bảo vệ và chủ động tham gia kháng
kiện cũng chưa thật sự mạnh mẽ... Hiện nay, tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp
phần nhiều là nhờ gia tăng số lượng chứ không phải là gia tăng chất lượng và giá cả. Nhìn
chung, nhiều doanh nghiệp trong nước chưa chuẩn bị tốt cho các vụ kiện thương mại
83
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 44.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 74
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
ngoài nước. Trong khi đó, sự chuẩn bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đang hoạt động trên địa bàn nước ta là rất bài bản.84
3.2.2 Hệ thống kế toán của doanh nghiệp còn yếu kém
Trong quá trình kháng kiện chống bán phá giá, để tránh những trừng phạt đơn
phương, các doanh nghiệp phải trung thực trong hồ sơ sổ sách kế toán. Nếu ngụy tạo
chứng từ, tài liệu sẽ tạo sự thiếu thống nhất, không logic trong toàn bộ hồ sơ và rất dễ bị
phát hiện, bác bỏ hoặc trừng phạt. Đây chính là một khó khăn lớn cho các doanh nghệp
Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì hồ sơ kế toán của họ thường không
đầy đủ hoặc không minh bạch, thống nhất. Vì vậy, các chuyên gia có kinh nghiệm của cơ
quan điều tra có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Khi đó họ sẽ điều tra trên những thông
tin sẵn có mà những thông tin này thường là bất lợi đối với doanh nghiệp.85
Qua nhiều vụ kiện chống bán phá giá, có một thực tế cho thấy có rất ít doanh nghiệp
của Việt Nam có được báo cáo kiểm toán và chế độ kế toán phù hợp với tiêu chuẩn kế
toán của Việt Nam nên cũng rất ít doanh nghiệp có được báo cáo kiễm toán được cơ quan
kiễm toán quốc tế chấp nhận. Do đó rất dễ bị nghi ngờ rằng hệ thống kế toán có vấn đề
không minh bạch, rỏ ràng và thiếu chính xác.
Hệ thống sổ sách, lưu giữ thông tin của các doanh nghiệp phải được đưa ra những
thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Trên thực tiễn áp dụng pháp luật chống bán
phá giá của nhiều nước thì lương lao động thường tính theo giờ và họ cũng yêu cầu phái
doanh nghiệp Việt Nam trên hệ thống sổ sách của mình cũng phải thể hiện được những
yêu cầu và nội dung như vậy. Hệ thống sổ sách và kế toán cũng phải thống nhất và được
trình bày dễ hiểu và rõ ràng, ví dụ như vấn đề tồn kho thế nào? Chi phí giá thành như thế
nào? Từ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp có thể tính được chi phí giá thành hay không?
Phân bổ cho các loại sản phẩm như thế nào?... Những điều kể trên có vẻ là không phức
tạp với một công ty thông thường giữ sổ sách theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Nhưng
trong thực tế, đối với những doanh nghiệp lớn của Việt Nam sản xuất hàng trăm mặt hàng
khác nhau và nguyên liệu đầu vào của họ cũng hết sức phức tạp thì đây là vấn đề hoàn
toàn không đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh các thời hạn để cung cấp thông tin cũng như
bổ sung các chứng cứ thường rất ngắn.86
84
Trần Kinh tế, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_hoinhap/item/3755802.html, [truy cập
ngày 18/10/2013].
85
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 47.
86
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 48.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 75
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
3.2.3 Hạn chế về thời gian
Điều 5.10 Hiệp định AD của WTO, tổng thời gian dành cho cả quá trình điều tra vụ
việc chống bán phá giá phải được kết thúc trong vòng 1 năm mọi trường hợp không được
quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Việc quy định khung thời gian như vậy là do
WTO muốn gây sức ép cho các cơ quan điều tra hoặc bên khởi kiện không được kéo dài
vụ kiện và đưa ra quá nhiều các yêu cầu phức tạp trong vụ kiện, tác động đến bên bị kiện
và hạn chế những thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế. Một vấn đề khác nữa là
những vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến những nước bị xem là nền kinh tế thị
trường cụ thể là Việt Nam thì việc cần phải cung cấp nhiều thông tin, phức tạp và đúng
với yêu cầu của cơ quan điều tra là điều không hề dễ dàng.
Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) cần phải trả
lời đầy đủ một khối lượng thông tin khá lớn và phức tạp theo yêu cầu của bảng câu hỏi
xin hưởng quy chế nền kinh tế thị trường chỉ trong vòng 15 ngày theo quy định của EU
và Bảng câu hỏi xin hưởng mức thuế xuất riêng rẽ trong vòng 30 theo pháp luật Hoa Kỳ.
Ngoài ra theo pháp luật của EU về chống bán phá giá, thì các doanh nghiệp nước NME
cần phải trả lời các thông tin vào bảng câu hỏi chọn mẫu để lựa chọn doanh nghiệp nào sẽ
trở thành bị đơn bắt buộc trong vụ kiện, thời gian dành cho việc trả lời này chỉ trong vòng
15 ngày. Do những yêu cầu quá cao đối với các thông tin cần cung cấp quá nhiều liên
quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, lợi nhuận…trong vụ kiện giầy
da vừa qua mà các doanh nghiệp Việt Nam đã xin EU gia hạn thêm 3 ngày để hoàn thành
Bảng câu hỏi.
Trong vụ kiện, thông tin không chỉ cần cung cấp trong bản trả lời là đủ mà các
doanh nghiệp Việt Nam còn phải tìm kiếm thông tin, nghiên cứu đánh giá, phân tích và
trả lời các yêu cầu của cơ quan điều tra về nước thay thế, các giá trị thay thế và cả phương
thức tính toán của cơ quan có thẩm quyền. Các vần đề trên sẽ được ấn định trong một
khoảng thời gian rất ngắn (tùy mỗi nước) và thường đan xen trùng lắp với nhau. Nếu
thông tin được yêu cầu không được cung cấp kịp thời thì các doanh nghiệp bị xem như
bất hợp tác, đó là lý do để cơ quan điều tra nước ngoài không xem xét đến những thông
tin mà những doanh nghiệp đệ trình và dựa trên những thông tin có sẵn làm mất đi cơ hội
chứng minh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Đó là một trong các nguyên
nhân mà doanh nghiệp thường bị thua kiện và bị áp mức thuế chống bán phá giá khá cao.
3.2.4 Khả năng trả lời câu hỏi và lưu giữ tài liệu để chứng minh chưa tốt
Trong cuộc điều tra chống bán phá giá, ngoài những thông tin được cung cấp trong
bảng trả lời câu hỏi thì cơ quan điều tra nước ngoài có thể thu thập thêm thông tin dưới
hình thức thẩm tra tại chỗ.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 76
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Bảng câu hỏi là một trong những kênh chủ yếu để thu thập thông tin cho việc điều
tra chống bán phá giá. Kinh nghiệm từ các vụ kiện đã cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp
điều gặp khó khăn trong việc hiểu được các Bảng câu hỏi phức tạp, chi tiết và mang nhiều
tính kỹ thuật. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn kế toán, cấu trúc doanh nghiệp và thực tiễn
kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài cũng khác với Việt Nam. 87 Như trong vụ
kiện chống bán phá giá tôm, công ty Agifish không trình bày yếu tố đầu vào của sản xuất
như túi ni lông và dây thun là một trong những lý do mà bên nguyên đưa ra để yêu cầu
DOC không chấp nhận thông tin của công ty Agifish cung cấp. Tuy nhiên, DOC đã xác
định rằng trong thực tế kinh doanh Agifish đã tái sử dụng dây thun và túi ni lông nên nó
được xem là một phần tài sản của công ty chứ không phải là không phải là nguyên liệu
đầu vào như bên nguyên đơn đã đưa ra. Do đó, để tránh những những trường hợp hiểu
lầm các doanh nghiệp nên giải thích rỏ ràng do mỗi nước sẽ có một số khác biệt trong
kinh doanh.
Việc doanh nghiệp hoàn tất bảng trả lời câu hỏi mới chỉ là công việc đầu tiên mà họ
phải làm trong vụ kháng kiện. Điều quan trọng là họ phải vượt qua được những thử thách
trong cuộc điều tra tại chỗ.88
Mục đích điều tra tại chỗ của các điều tra viên là để kiễm tra số liệu đã được cung
cấp hoặc để thu thập thêm thông tin chi tiết, nên những thông tin cần phải cung cấp hoặc
thẩm tra lại trong cuộc điều tra này khá nhiều. Những câu hỏi trong cuộc điều tra tại chỗ
đặt ra xoay quanh các nội dung: Cơ cấu tổ chức và lịch sử hình thành của công ty; hoạt
động kế toán; báo cáo hàng tháng, khối lượng và giá trị hàng bán sang nước nhập khẩu;
quy trình sản xuất sản phầm.
Chính vì số lượng thông tin, tài liệu và công việc cần chuẩn bị cho quá trình thẩm tra
tại chỗ là rất lớn và nặng nề, nhưng lại trong khoảng thời gian rất ngắn, các doanh nghiệp
của ta còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng dẫn đến làm việc lúng túng và căng thẳng. Điều
này dẫn đến trường hợp trong một số vụ kiện chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp đã
hoàn thành rất tốt Bản trả lời câu hỏi, đã từng được các chuyên gia trong lĩnh vực chống
bán phá giá nhận xét là “hồ sơ đẹp” nhưng sau khii thẩm tra tại chỗ thì biên độ bán phá
giá được công bố trong quyết định cuối cùng lại cao hơn dự kiến.89
87
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 51.
88
Đ inh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 52.
89
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 54-155.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 77
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Còn một vấn đề nữa đối với cả những bị đơn tự nguyện và bị đơn bắt buộc là họ
phải chứng minh mình hoạt động độc lập không có sự hỗ trợ từ Chính phủ để làm được
điều này thì phải có các giấy tờ bằng chứng bằng văn bản để chứng minh họ hoàn toàn tự
quyết trong các vấn đề đàm phán các hợp đồng mua bán của mình về giá cả, thời hạn giao
hàng, khối lượng…Tuy nhiên, trong thực tế nhiều công ty đàm phán thông qua hình thức
điện thoại hoặc email và sau một khoảng thời gian họ lại xóa những email đó đi và cuối
cùng họ chỉ giữ lại hợp đồng, những giấy tờ, chứng từ thanh toán sau này. Do đó, họ mất
căn cứ để chứng minh rằng trong vụ đàm phán hợp đồng kinh doanh sang nước nhập
khẩu là mình đã hoạt động một cách hoàn toàn độc lập và không có bất cứ sự can thiệp
nào từ Chính phủ.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI VỤ KIỆN CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ
Để kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định cùng với sự phát triển bền vững của
các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu, tránh cũng như ứng phó với những vụ kiện chống
bán phá giá đang và có thể sẽ xảy ra trên thị trường nước ngoài. Một trong các giải pháp
mà doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm đó là:
3.3.1 Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các cơ
quan hữu quan
Doanh nghiệp và hiệp hội cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc tích cực
tham gia vụ kiện chống bán phá giá, coi việc tham gia vụ kiện là cơ hội để các doanh
nghiệp thu thập thông tin về vụ kiện, nâng cao kiến thức pháp luật, các thông lệ quốc tế
và là cơ hội để chứng minh tính hợp lý của giá xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao
nhận thức của các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan hữu quan về các quy trình thủ tục,
yêu cầu, thông tin, tài liệu chứng minh…của vụ kiện chống bán phá giá, từ đó xây dựng
một chiến lược phòng và kháng kiện hiệu quả, chính xác và hợp pháp theo thông lệ quốc
tế.
Tuy không chắc là khi tham gia vụ kiện các doanh nghiệp sẽ thắng kiện do những áp
đặt vô lý của cơ quan điều tra và các doanh nghiệp sẽ tốn một khoản khá lớn cho những
chi phí trong vụ kiện nhưng nếu không tham gia vụ kiện khả năng doanh nghiệp bị thua
kiện là rất lớn và chịu một mức thuế cao nhất trong một khoản thời gian kéo dài (5 năm
hoặc dài hơn nữa) ảnh hưởng không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả ngành sản xuất, xuất
khẩu đó và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Do đó cần nâng cao nhận thức của các
doanh nghiệp, hiệp hội về tinh thần đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm trao đổi, chia
sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng, hiểu biết…trong quá trình xử lý vụ kiện chống bán phá
giá mà họ đã từng tham gia hoặc có thông tin là một yếu tố mang tính quyết định. Không
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 78
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
những thế các doanh nghiệp cần phải biết được rằng tính chính xác, trung thực của các
thông tin được cung cấp, sự hợp tác với cơ quan điều tra, vài trò luật sư trong vụ kiện…
cũng rất quan trọng là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả vụ kiện. Chung quy
lại thì các doanh nghiệp vẫn là chủ thể quan trọng nhất trong vụ kiện chống bán phá giá.
Qua những vụ kiện của các nước Thành viên cũng như của Việt Nam đã chứng minh
một điều rằng có chủ động phòng chống và kháng kiện mới có thể hạn chế tối đa những
ảnh hưởng tiêu cực của vụ kiện chống bán phá giá.
Doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan hữu quan cũng cần nhận thức một cách đúng
đắn và đầy đủ về vai trò của công tác vận động hành lang và quan hệ công chúng trong vụ
kiện trong xây dựng hình ảnh và định hướng thông tin dư luận có lợi cho ta.
3.3.2 Chiến lược tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
hóa
Hiện nay hiện tượng hàng hóa của Việt Nam bị kiện trên thị trường nước ngoài ngày
càng nhiều mà một trong các nguyên nhân đó là do tăng nhanh xuất khẩu theo hướng tập
trung trên một số thị trường trong đó thị trường chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU.
Liên quan đến các vụ kiện chống bán phá giá, trong cuốn sách “Hướng dẫn các
doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế” của Trung tâm Thương mại quốc tế và
Ban thư ký khối Thịnh vượng chung cũng đã đưa ra lời khuyến nghị “điều doanh nghiệp
cần quan tâm là không để cho xuất khẩu tăng lên tại thị trường có thể xảy ra những khiếu
kiện chống bán phá giá và nếu có thể thì nên chuyển hướng thương mại của mình sang
những thị trường khác”.90 Do đó, trong công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát
triển xuất khẩu các doanh nghiệp nên cân nhắc xem xét đến nguy cơ đe dọa từ các vụ
kiện chống bán phá giá tại những thị trường lớn và những thị trường thường kiện hàng
nhập khẩu từ Việt Nam.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là cách thức mà các doanh nghiệp nên phát huy
không nên quá phụ thuộc vào một thị trường nào đó cho dù thị trường đó là thị trường
tiềm năng nhập khẩu của ngành hàng xuất khẩu. Khi có dấu hiệu của vụ kiện chống bán
phá giá thì ngành hàng đó nên nhanh chóng tiếp cận thị trường mới. Cụ thể, khi có tín
hiệu về vụ kiện từ hệ thống cảnh báo sớm của Bộ Công Thương hoặc Hiệp hội ngành
hàng về việc cần giảm nhịp độ xuất khẩu sang một thị trường nào đó thì các doanh nghiệp
nên nhanh chóng xuất khẩu sang thị trường khác mà các doanh nghiệp có mối quan hệ
xuất khẩu. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng như hiện nay của một số doanh nghiệp khi
90
Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký Khối thịnh vượng chung, Hướng dẫn doanh nghiệp về hện thống
thương mại quốc tế, tr. 207.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 79
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
vụ kiện chống bán phá giá xảy ra như bị mất thị trường hoặc bị mất đơn đặt hàng từ nhà
nhập khẩu thì cả năm sau mới tìm được thị trường mới.
Cũng như thị trường xuất khẩu, các sản phẩm xuất khẩu cũng nên phát triển theo
hướng đa dạng là một yếu tố quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xuất khẩu bền vững
của doanh nghiệp không nên theo hướng tránh tập trung quá “nóng” và quá cao vào một
vài chủng loại mặt hàng nào đó vì việc tập trung này cũng sẽ gây rủi ro hơn so với việc đa
dạng hóa sản phẩm. Đồng thời cũng nên giảm sự tăng trưởng quá nhanh của một ngành
hàng nào đó vốn được coi là tín hiệu cảnh báo cho vụ kiện chống bán phá giá.
Hiện tượng đầu tư ồ ạt, thiếu quy hoạch đồng bộ hoặc phá vỡ quy hoạch phát triển
sản xuất của từng ngành từng địa phương của Việt Nam cũng là một trong những nguyên
nhân tăng nguy cơ xảy ra những vụ kiện chống bán phá giá trong tương lai do cung vượt
cầu buộc các doanh nghiệp bán với giá thấp để có thị trường xuất khẩu. Việc nghiên cứu,
duy trì các chương trình, chiến lược quy hoạch, đầu tư phát triển ngành sản xuất cũng cần
tính đến khả năng bị kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm thế mạnh của Việt
Nam để cân đối chiến lược kinh doanh phù hợp và nhất quán với sự phát triển ngành hàng
nói chung. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và cơ quan hữu quan cần tăng cường công tác
khảo sát thị trường để có những đánh giá, phân tích phục vụ cho việc xây dựng chiến lược
kinh doanh nhằm đáp ứng sự đa dạng các mức độ thương mại và các phân đoạn thị
trường khác nhau.
Cần nhận thức được rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu
Việt Nam cũng là một vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.91
Trong thời kỳ kinh tế thị trường người tiêu dùng rất quan tâm đến giá cả của sản phẩm
nên để tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh
nghiệp Việt Nam thường hạ giá bán với giá rẻ hơn. Đó cũng là nguyên nhân mà hàng
Việt Nam thường bị kiện trên thị trường nước ngoài. Thay vì cạnh tranh về giá các doanh
nghiệp nên nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì, đóng gói và đặc biệt là đầu tư
nghiên cứu, công nghệ để nâng cao hàm lượng chất xám giá trị gia tăng trong các sản
phẩm xuất khẩu và qua đó ta có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm so với
các sản phẩm tương tự của các nhà xuất khẩu khác. Như vậy, mới nâng cao được sự cạnh
tranh của hàng hóa và hạn chế được sự chú ý và phản ứng tiêu cực từ các nhà sản xuất nội
địa nước nhập khẩu.
91
Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao
động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 98.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 80
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Ngoài ra, để giảm bớt áp lực đầu ra cho sản phẩm, tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng nên có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài đồng thời chú
trọng đến sự phát triển thị trường nội địa. Đầu tư sang thị trường nước ngoài để sản xuất,
xuất khẩu về thực chất là hàng Việt Nam nhưng mang xuất xứ của nước mà doanh nghiệp
đang đầu tư điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn tăng trên một thị
trường như vẫn giảm khả năng bị kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó với mật độ dân số
khá cao đạt 9 triệu người (tháng 11/2013) tạo nên sức tiêu thụ sản phẩm lớn. Do đó, mỗi
doanh nghiệp xuất khẩu nên xây dựng chiến lược sản phẩm phục vụ cho nhu cầu nội địa
vừa góp phần tăng doanh thu vừa giảm bớt sức tăng của hàng hóa trên thị trường hay bị
kiện chống bán phá giá.
3.3.3 Hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán và sổ sách tài liệu của các doanh nghiệp
Sổ sách, tài liệu, hạch toán kế toán là yếu tố quan trọng quyết định đến vấn đề một
doanh nghiệp có được công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường không trong vụ kiện
chống bán phá giá đồng thời các chứng cứ tài liệu của doanh nghiệp có thể chứng minh
bản thân doanh nghiệp không bán phá giá.
Việt Nam chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường cho đến hết 2018.
Khi một vụ kiện chống bán phá giá xảy ra các doanh nghiệp phải chứng minh bản thân
hoạt động theo cơ chế thị trường, hạch toán chi phí và tính giá xuất khẩu theo chuẩn mực
quốc tế đồng thời giải trình tốt với cơ quan điều tra nước ngoài về các thông tin cần có
trong cuộc điều tra về chống bán phá giá. Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải lưu
trữ tài liệu hồ sơ một cách đầy đủ và có hệ thống, rỏ ràng, minh bạch. Với số lượng thông
tin nhiều và phức tạp nhưng phải cung cấp trong giới hạn một khoản thời gian khá ngắn
gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải lưu giữ tài liệu, hạch
toán kế toán theo quy định để có thể cung cấp thông tin nhanh chóng theo yêu cầu để
tránh trường hợp như đã phân tích ở trên không lưu giữ tài liệu, hồ sơ ảnh hưởng đến khả
năng kháng kiện và bị áp dụng mức thuế cao
Các doanh nghiệp cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán, chế độ
lưu giữ tài liệu, chương trình máy tính, hệ thống quản trị kinh doanh…nhằm đáp ứng và
tương thích với trình độ, yêu cầu quốc tế là một trong những điều kiện kháng kiện thành
công. Điều đáng tiết là các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu trong lĩnh vực này. Sự hạn
chế của kế toán Việt Nam đã tác động hạn chế đến khả năng tự vệ của các doanh nghiệp ở
những vụ kiện chống bán phá giá hàng xuất khẩu.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 81
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa phù hợp với báo cáo tài chính quốc tế: chuẩn
mực kế toán Việt Nam có 26 chuẩn mực, trong khi đó chuẩn mực kế toán quốc tế có 38
chuẩn mực, sự khác biệt về chuẩn mực sẽ ảnh hưởng đến hoạch toán chi phí, giá thành. 92
Cụ thể, trong vụ kiện cá Tra, cá Basa nguyên đơn đề nghị DOC xem tính trung thực của
công ty Agifish Việt Nam vì công ty này đã không hạch toán một số chi phí sản xuất như
dây thun, túi nylon. Trong quá trình điều tra DOC cũng nhận thấy rằng Agifish không
đưa túi nylon, dây thun vào chi phí sản xuất là do công ty đã tái sử dụng nhiều lần nên
công ty đã tính một lần vào giá thành sản phẩm. Nhưng theo DOC, túi nylon và dây thun
được tái sử dụng nhiều lần và được coi là tài sản của công ty thì nó phải được hạch tóan
tài sản chứ không phải là nguyên liệu đầu vào. Do cách hiểu hạch toán khác nhau nên
DOC không chấp nhận câu trả lời của công ty Việt Nam. Đây là điểm bất lợi khi chế độ
kế toán Việt Nam khác với tiêu chuẩn quốc tế.
Do đó, các doanh nghiệp lớn về các mặt hàng dệt may, giày dép, thủy sản…có kim
ngạch xuất khẩu trên 20 triệu USD/năm thì hằng năm nên thuê các công ty kiểm toán
quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi cách ghi chép sổ sách, chứng
từ theo chế độ kiểm toán Việt Nam sang chế độ kế toán quốc tế.
3.3.4 Cần làm tốt công tác vận động hành lang
Vận động hành lang thực chất là hoạt động của một số cá nhân đại diện cho nhóm
người, tổ chức hoặc công ty tác động đến Người xây dựng thể chế chính sách theo mong
muốn của người đi vận động. Mục đích của hoạt động này là giúp cho ý kiến của nhân
dân, của Hiệp hội ngành hàng, của người đi kiện hoặc bị kiện… đến với cơ quan Chính
quyền, cơ quan lập pháp hiểu rỏ tình thế cụ thể từ đó đưa ra quyết định đúng có lợi cho
doanh nghiệp, hiệp hội…Bên cạnh đó công tác vận động hành lang giúp xác định các vấn
đề quan trọng nhất đưa ra bàn bạc ở Chính phủ, ở các cơ quan lập pháp.
Hoạt động vận động hành lang và quan hệ công chúng có vai trò rất lớn trong kháng
kiện cũng như hạn chế thiệt hại khi bị thua kiện, nó là một yếu tố có tác động trực tiếp
đến kết quả vụ kiện. Nhiều vụ kiện mà Việt Nam đã đối phó thể hiện điểm yếu trong công
tác vận động hành lang và đặc biệt chưa tận dụng các bên có lợi ích liên quan để kháng
kiện thành công
Trong các vụ kiện như: Tôm; cá Tra, cá Basa; Giày da…Hiệp hội các ngành hàng
này phối hợp với cơ quan như Bộ công thương; Bộ thương mại tiến hành nhiều công tác
vận động hành lang như: Tổ chức các đoàn công tác sang nước đi kiện Việt Nam bán
92
Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng Vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện
chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, 2009, tr. 100.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 82
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
phá giá gặp gỡ các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền nước nhập
khẩu ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá, gây ảnh hưởng lên cơ quan
có thẩm quyền nước họ…; Đại sứ quán của việt Nam tại các nước khởi kiện chống bán
phá giá tổ chức gặp gỡ, gửi thư tới các cơ quan có thẩm quyền giải thích vụ việc đề nghị
họ giúp Việt Nam; Cung cấp thông tin cho báo chí ở nước ta, lẩn nước khởi kiện Việt
Nam bán phá giá đề nghị họ viết các bài báo có lợi cho phía Việt Nam trong vụ kiện.
3.3.5 Đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, có thể bảo vệ
quyền lợi của mình trước những bất công trong phòng vệ thương mại cụ thể là bán phá
giá trước các thị trường lớn (Hoa Kỳ, EU…). Khi các doanh nghiệp nhận thấy tính không
công bằng trong vụ kiện chống bán phá giá hoặc pháp luật về chống bán phá giá của nước
nhập khẩu trái với quy định của WTO dẫn đến kết quả của vụ kiện là không khách quan,
công bằng thì các doanh nghiệp xuất khẩu nên đoàn kết lại với nhau trong Hiệp hội ngành
hàng với sự hỗ trợ của Bộ công thương kiện nguyên đơn ra WTO. Cơ chế giải quyết này
sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các bên. Thực tế, Sau nhiều năm gia nhập
WTO năm 2010 lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đệ đơn kiện Hoa Kỳ ở mặt hàng tôm
nước ấm động lạnh.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 83
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
KẾT LUẬN
Hàng hóa Việt Nam bị kiện ngày càng nhiều trên thị trường nước ngoài. Điều này
chứng minh sự phát triển trong hoạt động xuất khẩu, bởi lẽ khi hàng xuất khẩu chiếm thị
phần cao trên thị trường nước ngoài lúc này sẽ xảy ra hiện tượng kiện chống bán phá giá
do nước nhập khẩu dựng lên để bảo vệ ngành sản xuất trong nước thay cho các rào cản
thuế quan và phi thuế quan đã bị gỡ bỏ sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh sự phát triển của
hoạt động xuất xuất giúp tăng trưởng kinh tế thì những vụ kiện xuất hiện ngày càng
nhiều, tác động tiêu cực với những vấn đề xã hội như: công ăn việc làm, thu nhập cho
người lao động… ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về bản chất, đây là những rào
cản mới mà các nước Thành viên đã tận dụng những quy định mở của WTO để thay thế
cho các biện pháp bảo hộ đã bị loại bỏ trong quá trình toàn cầu hóa, chứ không còn là vấn
đề pháp lý kiện tụng thông thường. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì cuộc
chiến đối với hình thức bảo hộ mới này là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nổ lực
không chỉ riêng doanh nghiệp mà còn cần sự chung tay giúp đỡ của các cơ quan Nhà
Nước.
Chống bán phá giá là một cái van an toàn để các quốc gia điều tiết hàng hóa trong
nền kinh tế mở, để đối phó với vụ kiện chống bán phá giá không chỉ tốn nhiều chi phí mà
còn phải mất nhiều thời gian và công sức. Việt Nam đã trãi qua rất nhiều vụ kiện sau khi
mở cửa hội nhập nó đem lại những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho toàn thể cộng đồng
doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam nói chung cũng như các cơ quan liên quan
nói riêng. Một điều chắc chắn rằng những vụ kiện sẽ còn xảy ra trước sự phát triển của
hoạt động xuất khẩu trong tiến trình hội nhập. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản
xuất, xuất khẩu phải luôn có sự chuẩn bị tốt trong kế hoạch sản xuất, xuất khẩu của mình
cũng như những kiến thức cần thiết trên thị trường xuất khẩu hòng tránh những nguyên
nhân có nguy cơ bị kiện, nếu vụ kiện đã xảy ra các doanh nghiệp nên có thái độ bình tĩnh
để đối đầu với vụ kiện nhằm hạn chế đến mức tối đa mà thiệt hại từ vụ kiện.
Chống bán phá giá là vấn đề không còn xa lạ với các nước phát triển như: Hoa Kỳ,
EU, Canada…nhưng đây còn là một đề tài khá mới mẽ và phức tạp đối với Việt Nam về
cả phương diện lý luận và thực tiễn nên Đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi
những hạn chế và sai sót. Người viết rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề
tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 84
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều ƣớc quốc tế
Hiệp định chống bán phá giá của WTO (Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại 1994).
Luật mẫu về chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Văn bản pháp luật
Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 20/2004/ PL-UBTVQH 11
ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào
Việt Nam.
Sách, giáo trình, tạp chí
1. Bryan A.Garner, Black,s law dictionary, ST.Paul, MINN, USA, 1999.
2. Walter Goode, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà
Nội, 1997.
3. David W. Pearce, Từ điển kinh tế học hiện đại (tái bản lần thứ 4), Nxb Chính
Trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
4. Jonh H.Jackson, Hệ thống thương mại thế giới, Nxb Thanh Niên, Hà Nội,
2001.
5. Bộ Thương mại, Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với
hàng nhập khẩu ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo
cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
6. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt
Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb tư Pháp, Hà Nội, 2005.
7. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về
cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị
trường, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001.
8. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Pháp luật về chống bán phá
giá – những điều cần biết, Hà Nội, 2004.
9. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện trong thương mại
quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006.
10. Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang
phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất
khẩu Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2009.
11. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ
chế thực thi tại Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,2012.
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 85
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng
xuất khẩu Việt Nam
12. Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung,
hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế.
Trang thông tin điện tử
1. Bộ Công thương, Kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ở nước
ngoài sau hai năm gia nhập WTO.
2. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số liệu cập nhật các vụ kiện
CBPG đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài tính đến ngày
31/9/2013, http://chongbanphagia.vn/trang/tong-hop-so-lieu/ve-chong-banpha-gia, [ngày truy cập 9/10/2013].
3. Nguyễn Thanh Hưng, Chống bán phá giá – mặt trái của tự do hóa thương
mại, Hà Nội, 2003.
4. TrầnKinhtế,http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_ho
inhap/item/3755802.html, [truy cập ngày 18/10/2013].
5. Hoàng Lan, http://thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-banpha-gia-article-4766.tsvn, [ngày truy cập 22/10/2013].
6. Hồ Hường, Một số lưu ý khi kiện chống bán phá giá, http: //www. vcci.com
.vn/tin-vcci/20130725064656199/mot-so-luu-y-khi-kien-chong-ban-phagia.htm, [ngày truy cập 15/10/2013].
7. HảiquanViệt Nam, http: //www .customs .gov.vn/L ists/ThongK eHaiQuan/
Default.aspx, [truy cập ngày 20/ 10/2013].
8. Lê Kim Liên, Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ, Báo điện tử báo Công
thương, http: //www.bao congthuong.com .vn/xuat-nhap-khau/43105/giannan-tom-viet-nam-vao-hoa-ky-ky-i.htm, [truy cập ngày 12/8/2013].
GVHD: Th.S Thạch Huôn
Trang 86
SVTH: Cù Thị Kiều Trang
[...]... Cù Thị Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam chênh lệch giá (biên độ phá giá) quá mức quy định và hành vi bán phá giá đem lại thiệt hại cho nước nhập khẩu hàng hóa phá giá 1.1.2 Thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá là một trong những biện pháp chống bán phá giá mà được đa số các nước áp dụng khi kết quả của quá trình điều... Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam CHƢƠNG 2 HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP ĐỊNH Ngày 10/8/1904, các quy định đầu tiên về bán phá giá được thông qua tại Canada Những quy định chống bán phá giá được hình thành từ việc sửa đổi Đạo luật thuế hải quan năm 1897 của nước này Kế đến là vào năm... 21 SVTH: Cù Thị Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam về thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá Hiệp định mặc nhiên thừa nhận quy n tự do của các quốc gia trong việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào nước mình và đây cũng là nguyên nhân... và giá xuất khẩu như đã nêu phần trên để tính biên độ bán phá giá theo tỷ lệ phần trăm Cách tính cụ thể là: GVHD: Th.S Thạch Huôn Trang 31 SVTH: Cù Thị Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Giá thông thường – Giá xuất khẩu Biên độ phá giá (%) = Giá xuất khẩu Theo nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ được tính cho từng nhà sản xuất, ... Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam nhau Vì vậy, chỉ cần pháp luật cạnh tranh của nhà nước can thiệp nhằm đảm bảo cho sự lành mạnh của thị trường.14 Thứ hai, Phá giá là hiện tượng phân biệt giá quốc tế Là sự so sánh (chệnh lệch) về giá xuất khẩu và giá trị thông thường của hàng hóa bị nghi là có hiện tượng bán phá giá Bán phá giá cũng... Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.27 Nói cách khác, bán phá giá là hành vi bán hàng. .. Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr 22- 23 15 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr 24 16 Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp,... Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam Trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO (ADA) không có khái niệm “Điều kiện thương mại thông thường” nhưng tại Điều 2.2.1 ADA quy định trường hợp không được xem là bán hàng theo điều kiện thương mại thông thường “việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc bán sang... địa của nước nhập khẩu Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế, ví dụ như: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có GVHD: Th.S Thạch Huôn Trang 16 SVTH: Cù Thị Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam thể tạo nên... Kiều Trang Quy định của WTO về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam tư vào nguồn sản xuất nội địa sẽ giảm cho dù việc bán phá giá không đủ để loại bỏ các doanh nghiệp đang hoạt động Như vậy, việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vừa có những tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực cho thị trường nước nhập khẩu Vì thế khi tiến hành xử lý hành vi phá giá, Nhà