Hệ thống kế toán của doanh nghiệp còn yếu kém

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 75 - 76)

Trong quá trình kháng kiện chống bán phá giá, để tránh những trừng phạt đơn phương, các doanh nghiệp phải trung thực trong hồ sơ sổ sách kế toán. Nếu ngụy tạo chứng từ, tài liệu sẽ tạo sự thiếu thống nhất, không logic trong toàn bộ hồ sơ và rất dễ bị phát hiện, bác bỏ hoặc trừng phạt. Đây chính là một khó khăn lớn cho các doanh nghệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì hồ sơ kế toán của họ thường không đầy đủ hoặc không minh bạch, thống nhất. Vì vậy, các chuyên gia có kinh nghiệm của cơ quan điều tra có thể dễ dàng phát hiện ra điều này. Khi đó họ sẽ điều tra trên những thông tin sẵn có mà những thông tin này thường là bất lợi đối với doanh nghiệp.85

Qua nhiều vụ kiện chống bán phá giá, có một thực tế cho thấy có rất ít doanh nghiệp của Việt Nam có được báo cáo kiểm toán và chế độ kế toán phù hợp với tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam nên cũng rất ít doanh nghiệp có được báo cáo kiễm toán được cơ quan kiễm toán quốc tế chấp nhận. Do đó rất dễ bị nghi ngờ rằng hệ thống kế toán có vấn đề không minh bạch, rỏ ràng và thiếu chính xác.

Hệ thống sổ sách, lưu giữ thông tin của các doanh nghiệp phải được đưa ra những thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra. Trên thực tiễn áp dụng pháp luật chống bán phá giá của nhiều nước thì lương lao động thường tính theo giờ và họ cũng yêu cầu phái doanh nghiệp Việt Nam trên hệ thống sổ sách của mình cũng phải thể hiện được những yêu cầu và nội dung như vậy. Hệ thống sổ sách và kế toán cũng phải thống nhất và được trình bày dễ hiểu và rõ ràng, ví dụ như vấn đề tồn kho thế nào? Chi phí giá thành như thế nào? Từ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp có thể tính được chi phí giá thành hay không? Phân bổ cho các loại sản phẩm như thế nào?... Những điều kể trên có vẻ là không phức tạp với một công ty thông thường giữ sổ sách theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Nhưng trong thực tế, đối với những doanh nghiệp lớn của Việt Nam sản xuất hàng trăm mặt hàng khác nhau và nguyên liệu đầu vào của họ cũng hết sức phức tạp thì đây là vấn đề hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh các thời hạn để cung cấp thông tin cũng như bổ sung các chứng cứ thường rất ngắn.86

84 Trần Kinh tế, http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_hoinhap/item/3755802.html, [truy cập

ngày 18/10/2013].

85 Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao

động – Xã hội, Hà Nội, 2006, tr. 47.

86

Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, Nxb Lao

3.2.3 Hạn chế về thời gian

Điều 5.10 Hiệp định AD của WTO, tổng thời gian dành cho cả quá trình điều tra vụ việc chống bán phá giá phải được kết thúc trong vòng 1 năm mọi trường hợp không được quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra. Việc quy định khung thời gian như vậy là do WTO muốn gây sức ép cho các cơ quan điều tra hoặc bên khởi kiện không được kéo dài vụ kiện và đưa ra quá nhiều các yêu cầu phức tạp trong vụ kiện, tác động đến bên bị kiện và hạn chế những thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế. Một vấn đề khác nữa là những vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến những nước bị xem là nền kinh tế thị trường cụ thể là Việt Nam thì việc cần phải cung cấp nhiều thông tin, phức tạp và đúng với yêu cầu của cơ quan điều tra là điều không hề dễ dàng.

Các nhà sản xuất, xuất khẩu nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) cần phải trả lời đầy đủ một khối lượng thông tin khá lớn và phức tạp theo yêu cầu của bảng câu hỏi xin hưởng quy chế nền kinh tế thị trường chỉ trong vòng 15 ngày theo quy định của EU và Bảng câu hỏi xin hưởng mức thuế xuất riêng rẽ trong vòng 30 theo pháp luật Hoa Kỳ. Ngoài ra theo pháp luật của EU về chống bán phá giá, thì các doanh nghiệp nước NME cần phải trả lời các thông tin vào bảng câu hỏi chọn mẫu để lựa chọn doanh nghiệp nào sẽ trở thành bị đơn bắt buộc trong vụ kiện, thời gian dành cho việc trả lời này chỉ trong vòng 15 ngày. Do những yêu cầu quá cao đối với các thông tin cần cung cấp quá nhiều liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động, lợi nhuận…trong vụ kiện giầy da vừa qua mà các doanh nghiệp Việt Nam đã xin EU gia hạn thêm 3 ngày để hoàn thành Bảng câu hỏi.

Trong vụ kiện, thông tin không chỉ cần cung cấp trong bản trả lời là đủ mà các doanh nghiệp Việt Nam còn phải tìm kiếm thông tin, nghiên cứu đánh giá, phân tích và trả lời các yêu cầu của cơ quan điều tra về nước thay thế, các giá trị thay thế và cả phương thức tính toán của cơ quan có thẩm quyền. Các vần đề trên sẽ được ấn định trong một khoảng thời gian rất ngắn (tùy mỗi nước) và thường đan xen trùng lắp với nhau. Nếu thông tin được yêu cầu không được cung cấp kịp thời thì các doanh nghiệp bị xem như bất hợp tác, đó là lý do để cơ quan điều tra nước ngoài không xem xét đến những thông tin mà những doanh nghiệp đệ trình và dựa trên những thông tin có sẵn làm mất đi cơ hội chứng minh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. Đó là một trong các nguyên nhân mà doanh nghiệp thường bị thua kiện và bị áp mức thuế chống bán phá giá khá cao.

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 75 - 76)