Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 36)

Hiệp định AD chỉ nêu quy định chung, theo đó cơ quan điều tra phải tự xác định hàng hóa bán phá giá nhập khẩu, thông qua tác động của nó đến các yếu tố, chỉ số kinh tế, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở kiểm tra tất cả các bằng chứng liên quan. Do đó, các quốc gia có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để xác định mối quan hệ này. Ví dụ: sự trùng hợp về thời gian giữa việc bán phá giá và thiệt hại xảy ra, các phân tích kinh tế để xác định mức tăng trưởng của ngành sản xuất nội địa nếu như không có việc bán phá giá của hàng nhập khẩu...32

Theo Điều 3.5 Hiệp định AD, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng

31 Xem Điều 3.7 Hiệp định chống bán phá giá của WTO

32

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Pháp luật về chống bán phá giá – những điều cần biết, Hà Nội,

đồng thời gây tổn hại đến ngành sản xuất trong nước và tổn hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Các yếu tố có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của những hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng, các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước...

Tuy nhiên, theo một án lệ của WTO (vụ Thailand H-beam), cơ quan có thẩm quyền trong điều tra thiệt hại một vụ việc chống bán phá giá không có nghĩa vụ tự tìm hiểu các nguyên nhân khác cũng gây thiệt hại nói trên. Vì vậy, để cơ quan có thẩm quyền tính đến các nguyên nhân này và loại trừ những thiệt hại mà chúng gây ra khỏi những thiệt hại được xem xét trong vụ điều tra chống bán phá giá, tự các bên liên quan (đặc biệt là bị đơn) phải nêu ra các nguyên nhân này (trong các lập luận của mình) trước cơ quan điều tra có thẩm quyền.33

2.3.2 Bắt đầu điều tra

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 35 - 36)