Đưa vụ việc ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 83 - 86)

Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước những bất công trong phòng vệ thương mại cụ thể là bán phá giá trước các thị trường lớn (Hoa Kỳ, EU…). Khi các doanh nghiệp nhận thấy tính không công bằng trong vụ kiện chống bán phá giá hoặc pháp luật về chống bán phá giá của nước nhập khẩu trái với quy định của WTO dẫn đến kết quả của vụ kiện là không khách quan, công bằng thì các doanh nghiệp xuất khẩu nên đoàn kết lại với nhau trong Hiệp hội ngành hàng với sự hỗ trợ của Bộ công thương kiện nguyên đơn ra WTO. Cơ chế giải quyết này sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng giữa các bên. Thực tế, Sau nhiều năm gia nhập WTO năm 2010 lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đệ đơn kiện Hoa Kỳ ở mặt hàng tôm nước ấm động lạnh.

KẾT LUẬN

Hàng hóa Việt Nam bị kiện ngày càng nhiều trên thị trường nước ngoài. Điều này chứng minh sự phát triển trong hoạt động xuất khẩu, bởi lẽ khi hàng xuất khẩu chiếm thị phần cao trên thị trường nước ngoài lúc này sẽ xảy ra hiện tượng kiện chống bán phá giá do nước nhập khẩu dựng lên để bảo vệ ngành sản xuất trong nước thay cho các rào cản thuế quan và phi thuế quan đã bị gỡ bỏ sau khi gia nhập WTO. Bên cạnh sự phát triển của hoạt động xuất xuất giúp tăng trưởng kinh tế thì những vụ kiện xuất hiện ngày càng nhiều, tác động tiêu cực với những vấn đề xã hội như: công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động… ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về bản chất, đây là những rào cản mới mà các nước Thành viên đã tận dụng những quy định mở của WTO để thay thế cho các biện pháp bảo hộ đã bị loại bỏ trong quá trình toàn cầu hóa, chứ không còn là vấn đề pháp lý kiện tụng thông thường. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì cuộc chiến đối với hình thức bảo hộ mới này là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nổ lực không chỉ riêng doanh nghiệp mà còn cần sự chung tay giúp đỡ của các cơ quan Nhà Nước.

Chống bán phá giá là một cái van an toàn để các quốc gia điều tiết hàng hóa trong nền kinh tế mở, để đối phó với vụ kiện chống bán phá giá không chỉ tốn nhiều chi phí mà còn phải mất nhiều thời gian và công sức. Việt Nam đã trãi qua rất nhiều vụ kiện sau khi mở cửa hội nhập nó đem lại những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho toàn thể cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam nói chung cũng như các cơ quan liên quan nói riêng. Một điều chắc chắn rằng những vụ kiện sẽ còn xảy ra trước sự phát triển của hoạt động xuất khẩu trong tiến trình hội nhập. Như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu phải luôn có sự chuẩn bị tốt trong kế hoạch sản xuất, xuất khẩu của mình cũng như những kiến thức cần thiết trên thị trường xuất khẩu hòng tránh những nguyên nhân có nguy cơ bị kiện, nếu vụ kiện đã xảy ra các doanh nghiệp nên có thái độ bình tĩnh để đối đầu với vụ kiện nhằm hạn chế đến mức tối đa mà thiệt hại từ vụ kiện.

Chống bán phá giá là vấn đề không còn xa lạ với các nước phát triển như: Hoa Kỳ, EU, Canada…nhưng đây còn là một đề tài khá mới mẽ và phức tạp đối với Việt Nam về cả phương diện lý luận và thực tiễn nên Đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Người viết rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Điều ƣớc quốc tế

Hiệp định chống bán phá giá của WTO (Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994).

Luật mẫu về chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Văn bản pháp luật

Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 20/2004/ PL-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam.

Sách, giáo trình, tạp chí

1. Bryan A.Garner, Black,s law dictionary, ST.Paul, MINN, USA, 1999.

2. Walter Goode, Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997.

3. David W. Pearce, Từ điển kinh tế học hiện đại (tái bản lần thứ 4), Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội, 1999.

4. Jonh H.Jackson, Hệ thống thương mại thế giới, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001.

5. Bộ Thương mại, Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

6. Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb tư Pháp, Hà Nội, 2005.

7. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh, Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2001.

8. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Pháp luật về chống bán phá giá – những điều cần biết, Hà Nội, 2004.

9. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ động ứng phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2006.

10.Võ Thanh Thu – Đoàn Thị Hồng vân – Nguyễn Đông Phong, Cẩm nang phòng ngừa và đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2009.

11.Nguyễn Ngọc Sơn, Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội,2012.

12.Trung tâm Thương mại quốc tế và Ban thư ký khối thịnh vượng chung,

hướng dẫn doanh nghiệp về hệ thống thương mại quốc tế.  Trang thông tin điện tử

1. Bộ Công thương, Kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài sau hai năm gia nhập WTO.

2. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, số liệu cập nhật các vụ kiện CBPG đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước ngoài tính đến ngày 31/9/2013, http://chongbanphagia.vn/trang/tong-hop-so-lieu/ve-chong-ban-

pha-gia, [ngày truy cập 9/10/2013].

3. Nguyễn Thanh Hưng, Chống bán phá giá – mặt trái của tự do hóa thương mại, Hà Nội, 2003.

4. TrầnKinhtế,http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_ho

inhap/item/3755802.html, [truy cập ngày 18/10/2013]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hoàng Lan, http://thuysanvietnam.com.vn/duong-dau-voi-kien-chong-ban-

pha-gia-article-4766.tsvn, [ngày truy cập 22/10/2013].

6. Hồ Hường, Một số lưu ý khi kiện chống bán phá giá, http: //www. vcci.com .vn/tin-vcci/20130725064656199/mot-so-luu-y-khi-kien-chong-ban-pha-

gia.htm, [ngày truy cập 15/10/2013].

7. HảiquanViệt Nam, http: //www .customs .gov.vn/L ists/ThongK eHaiQuan/

Default.aspx, [truy cập ngày 20/ 10/2013].

8. Lê Kim Liên, Gian nan tôm Việt Nam vào Hoa Kỳ, Báo điện tử báo Công thương, http: //www.bao congthuong.com .vn/xuat-nhap-khau/43105/gian-

Một phần của tài liệu quy định của wto về chống bán phá giá và vấn đề chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của việt nam (Trang 83 - 86)