IV. Giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bánphá giá tại ViệtNam
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bánphá giá
* Sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thuế chống bán phá giá đã được áp dụng trên thế giới cách đây gần 100 năm và ngày càng được áp dụng nhiều hơn không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Việt Nam đã cân nhắc tới việc áp dụng thuế này. Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 đã cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá
vào Việt Nam. Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 . 2005 cũng qui định
việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001.
Mặc dù vậy, những qui định tại hai văn bản pháp quy này còn quá sơ sài. Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá phù hợp với qui định của WTO Việt Nam cần sớm xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thuế chống bán phá giá trên cơ sở các quy định của Hiệp định về Chống bán phá giá của WTO, có tham khảo tới luật và thực tiễn áp dụng của một số thành viên WTO. Căn cứ vào thực tiễn ban hành các văn bản pháp quy ở Việt Nam thì hình thức Pháp lệnh sẽ thích hợp nhất đối với văn bản pháp quy về thuế chống bán phá giá.
* Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
- Phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá bao gồm: quy định các điều kiện, thủ tục và các vấn đề liên quan để có thể đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào Việt Nam.
- Đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh là hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được bán phá giá ảnh hưởng bất lợi đến các nhà sản xuất hàng hóa tương tự tại Việt Nam.
* Nội dung
- Các qui định chung: phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh của thuế chống bánphá giá, các định nghĩa cần thiết, và nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá.
- Điều tra và tính biên độ phá giá: xác định biên độ phá giá của mặt hàng nhập khẩu, quyết định tiếp tục điều tra hay ngừng lại.
- Điều tra thiệt hại: xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu bị bán phá giá; xác định mối liên hệ giữa thiệt hại và việc bán phá giá.
- Trình tự áp dụng thuế chống bán phá giá: áp dụng biện pháp tạm thời, đánh thuế chính thức, truy thu thuế, thời hạn đánh thuế, hoàn thuế.
- Tổ chức bộ máy thực hiện:
+ Cơ quan làm đầu mối quản lý Nhà nước về việc chống bán phá giá: tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra, tiến hành điều tra và ra kết luận về mức thuế chống bán phá giá.
+ Cơ quan thu thuế chống bán phá giá.
+ Các cơ quan phối hợp: trách nhiệm và quyền hạn cụ thể.
* Dự kiến bố cục của văn bản
Chương I - Các quy định chung
Chương II - Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá
Chương III - áp dụng thuế chống bán phá giá
Chương IV - Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Chương V - Quản lý Nhà nước về thuế chống bán phá giá
Chương VI - Các điều khoản thi hành
* Dự kiến thời hạn ban hành
Các qui định liên quan tới thuế chống bán phá giá rất phức tạp. Ngoài ra, Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO, do đó việc soạn thảo Pháp lệnh cần hết sức cẩn thận và tỷ mỷ. Với nguồn lực cán bộ của Việt Nam có thể tham gia vào soạn thảo Pháp lệnh như hiện nay thì thời gian cần thiết để xây dựng sẽ không thể ngắn hơn 18 tháng.
* Phê chuẩn
Việt Nam đang tiến hành cải cách sâu rộng mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nên chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội rất đồ sộ. Quốc hội có thể đặt ưu tiên cao cho các văn bản pháp quy dạng Luật hơn là Pháp lệnh. Do đó, Chính phủ cần thuyết minh sự cần thiết của Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá để Pháp lệnh này có thể được Quốc hội khóa XI phê chuẩn trong năm 2004.
* Kinh phí
Theo quy định hiện hành thì kinh phí dành cho việc nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh khá thấp. Trong khi đó công việc cần có sự tham gia của nhiều cán bộ từ các cơ quan khác nhau và hầu
hết họ đều rất bận. Vì vậy cần tìm các nguồn kinh phí hỗ trợ khác, chẳng hạn từ các nguồn nghiên cứu khoa học hay sự tài trợ của các hiệp hội sản xuất.
Ngoài ra cần tranh thủ sự ủng hộ của các nhà tài trợ quốc tế. Hiện nay nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế ủng hộ mạnh mẽ tiến trình cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhận cơ hội này, Việt Nam cần tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nguồn nước ngoài nhằm đào tạo cán bộ và xây dựng chính sách về chống bán phá giá cũng như xây dựng văn bản pháp quy về thuế chống bán phá giá.