2002 Hoa Kỳ Cá da trơn Bắt đầu điều tra từ 19/7/

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 62 - 64)

IV. Giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bánphá giá tại ViệtNam

8.2002 Hoa Kỳ Cá da trơn Bắt đầu điều tra từ 19/7/

Hiện tại, các mặt hàng đang chịu thuế chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến tình hình xuất khẩu của ta. Các mặt hàng bị

đánh thuế chống bán phá giá là: mì chính, bật lửa, tỏi đều là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu không cao. Một số hàng xuất khẩu chiến lược như gạo, giầy dép tuy bị các nước điều tra nhưng cuối cùng chưa bị đánh thuế chống bán phá giá. Có lẽ đây là một lý do dẫn đến việc ta chưa quan tâm thích đáng đến các trường hợp chống bán phá giá này. Mặc dù vậy, trong tương lai khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên thì có nhiều khả năng hàng hóa của ta sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá nhiều hơn.

Cách thức các nước tiến hành điều tra và đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam

Thuế chống bán phá giá ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 (Canada: 1904, New Zealand: 1905, úc: 1906, Hoa kỳ: 1914). Trong thời gian đầu, chủ yếu chỉ có các nước phát triển áp dụng biện pháp này trong thương mại quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá là tương đối phức tạp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nước đang phát triển áp dụng thuế chống bán phá giá (ví dụ năm 1997, các nước phát triển chỉ áp dụng 77 vụ chống bán phá giá trong khi các nước đang phát triển áp dụng 114 vụ).

Theo quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, một nước nhập khẩu có thể xem xét việc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam nếu xét thấy:

1. Giá bán hàng hóa đó ở thị trường Việt Nam thấp hơn giá xuất khẩu; 2. Giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất;

3. Giá xuất khẩu sang nước đang tiến hành điều tra chống bán phá giá thấp hơn giá xuất khẩu hàng hóa đó sang một thị trường khác.

Riêng đối với trường hợp hàng nhập khẩu từ các nước chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, nước nhập khẩu có thể lấy mức giá của nước thứ ba để so sánh khi xác định xem có đánh thuế chống bán phá giá hay không.

Cho đến nay, tất cả các nước khi tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam đều áp dụng cách so sánh giá xuất khẩu của Việt Nam với giá xuất khẩu của một nước thứ ba. Ví dụ, Colombia khi điều tra đã lấy giá gạo xuất khẩu củaViệt Nam so sánh với giá gạo xuất khẩu của Thái lan. Tương tự như vậy, Canada đã lấy giá tỏi xuất khẩu của Việt Nam so với giá tỏi xuất khẩu của Mexico. Rõ ràng cách áp dụng như vậy là không công bằng đối với hàng hóa của Việt Nam và thường dẫn đến việc hàng Việt Nam bị coi là bán phá giá. Hàng Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá thường bị gắn với một số nước khác có kim ngạch lớn hơn. Trong phần lớn các trường hợp, hàng xuất khẩu chịu thuế chống phá giá của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu không cao, vì vậy thường không gây thiệt hại đến các nhà sản xuất của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, các nước thường .nhân tiện. đánh thêm thuế chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam khi xem xét đánh thuế chống bán phá giá đối với một số

nước khác có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn. Ví dụ, Canada đánh thuế chống bán phá giá chủ yếu với tỏi nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời mở rộng đánh thêm hàng Việt Nam (khối lượng xuất khẩu tỏi của Việt Nam sang Canada không bằng 1/10 mức bình quân của Trung Quốc). Tương tự như vậy, Ba lan đánh thuế chống bán phá giá đối với bật lửa của Việt Nam sau khi đã đánh thuế chống bán phá giá đối với bật lửa Trung quốc và Đài loan.

Phụ lục II

Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có thể bị bán phá giá và tác động tới sản xuất trong nước trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 62 - 64)