Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 47)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a) Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2013 là 15,2%/năm.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kết quảchuyểndịch cơ cấu kinh tế, như sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Sơn Dương giai đoạn 2005 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013

Nông - lâm nghiệp 47,0 34,9 33,3

Công nghiệp –Xây dựng 27,0 38,8 40,6

Thương mại- Dịch vụ 26,0 26,3 26.1

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH huyện Sơn Dương các năm 2005, 2010, 2013)

Nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế xong đã có xu hướng giảm dần, trong 8 năm giảm 13,7%, trong khi tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại- dịch vụ ngày càng tăng. Mặc dù tỷ lệ chuyển dịch chưa cao nhưng với điều kiện còn nhiều khó khăn của huyện miền núi thì đây là những chuyển dịch hết sức tích cực, đúng hướng theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đãđề ra.

3.1.2.2. Thực trạng pháttriển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

* Sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện theo giá thực tế năm 2013 đạt 2.333.832 triệu đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013

Trồng trọt 303.511 952.570 1.111.366

Chăn nuôi 113.148 533.009 1.142.215

Dịch vụ 3.355 32.090 80.251

Tổng 420.014 1.517.669 2.333.832

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH huyện Sơn Dương các năm 2005, 2010, 2013)

- Về trồng trọt:

- Diện tích trồng lúa năm 2013 đạt 11.495 ha, năng suất bình quânđạt 59,89 tạ/ha, tổng sản lượng 68.843 tấn. So với năm 2005 diện tích trồng lúa tăng 76 ha; năng xuất tăng 4,92 tạ/ha,sản lượng tăng 6.069 tấn.

- Diện tích cây ngô: Diện tích gieo trồng năm 2013 là 4.533 ha, năng suất đạt 44,14 tạ/ha, tổng sản lượng 20,012 tấn. So với năm 2005 diện tích gieo trồng giảm 76 ha, tuy nhiên năngsuất tăng 1,9 tạ/ha và sản lượng tăng 545 tấn.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng những cây trồng khác như cây lạc, đậu tương, khoai lang, mía qua các năm, với năng suất cây lạc đạt 20,94 tạ/ha, cây đậu tương đạt 21,49 tạ/ha, cây khoai lang đạt 64,54 tạ/ha, cây mía đạt 537,36 ha.

- Về chăn nuôi: Trong những năm qua, tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện có biến động lớn. Kết quả chăn nuôi qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 3.4: Kết quả ngành chăn nuôi huyện Sơn Dương qua một số năm

Đơn vị: Con

Chỉ tiêu Phân theo các năm

2005 2008 2009 2010 2013 1. Tổng đàn trâu 30.410 30.736 31.241 31.610 20.567 2. Tổng đàn bò 18.239 25.186 25.251 22.704 7.003 3. Tổng đàn lợn 91.428 106.824 118.560 128.715 97.318 4. Tổng đàn dê 3.303 3.386 3.446 3.625 3.313 5. Tổng đàn gia cầm 1.121.695 1.355.986 1.430.087 1.460.910 990.848

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT-XH huyện Sơn Dương các năm 2005, 2008, 2009, 2010, 2013)

- Về nuôi trồng thuỷ sản:

Trong những năm qua tốc độ phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện Sơn Dương còn chậm, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất còn thấp; nuôi trồng thuỷ sản chưa được chú trọng quan tâm, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh trong sản xuất chưa nhiều, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi cá truyền thống là chính. Dự án thủy sản đãđược UBND tỉnh phê duyệt đến nay chưa được bố trívốn đầu tư nên chưa triển khai thực hiện được. Sản lượng thủy sản năm 2013 của huyện mới đạt 583 tấn, chưa xứng với tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện.

* Lâm nghiệp:

Trong thời gian qua, công tác phát triển khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất trên địa bàn huyện luôn được quan tâm, nhờ vậy mà diện tích rừng của huyện không ngừng tăng lên. Diện tích trồng rừng năm 2005, 2008, 2009, 2010, 2013 là 10.537 ha (trong đó năm 2013 toàn huyện trồng được 2.851 ha), tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 50,1%. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện theo giá so sánh 1994 năm 2013 là 73.328 triệu đồng.

b) Khu vực kinh tế Công nghiệp

Nhìn chung cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, năm 2013 toàn huyện có 70 doanh

nghiệp với trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, (chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, quặng, chế biến vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, phân phối điện, nước, xay sát).Tổng giá trị sản xuất công nghiệp(theo giá so sánh năm 1994)

trên địa bàn huyện năm 2013đạt 387.463 triệu đồng, tăng 2,88 lần so với năm 2005 (134.475 triệu đồng); tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 26%, góp phần từng bước chuyển dịch lao động nông thôn sang lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Năng lực sản xuất công nghiệp của huyện năm 2013 so với năm 2005 đã tiến bộ vượt bậc, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư và đi vào hoạt động ổn định.

c) Khu vực kinh tế Thương mại- dịch vụ và du lịch

Mạng lưới thương mại - dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển từ huyện xuống cơ sở, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, sản phẩm có chất lượng, những mặt hàng trợ giá của Nhà nước cho đồng bào vùng sâu vùng xa được đảm bảo. Toàn huyện hiện có trên 500 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, các mặt hàng trên thị trường tương đối phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của huyện năm 2013 đạt 675.133 triệu đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2005 (187.500 triệu đồng). Công tác quản lý, kiểm tra kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tiến hành thường xuyên.

Huyện có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tư phát triển khu di tích lịch sử cách mạng Tân Trào để thu hút khách du lịch, năm 2013 đãđón trên 400.000 lượt khách du lịch đến tham quan. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức, nên sự phát triển ngành du lịch, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2013 toàn huyện có 174.432 người với 44.810 hộ, trong đó dân sốnông thôn 160.698 người chiếm 92,2%; mật độ dân số trung bình toàn huyện 221 người/km2; tỷlệ tăng tự nhiên năm 2013 là 1,178%.

Công tác dân số gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện đãđạt được những kết quả nhất định, công tác truyền thông dân số được triển khai rộng khắp đến tận vùng sâu, vùng xa, chất lượng phục vụ kế hoạch hoá gia đình ngày càng nâng cao. Dân số của huyện qua các năm như sau

Bảng 3.5: Dân số và số hộ huyện Sơn Dương qua các năm

Năm Số hộ (hộ) Dân số (người) Tỷ lệ tăng dân

số TN (%) Tổng số Nam Nữ 2005 38.138 169.287 84.475 84.812 0,970 2008 41.119 170.751 85.325 85.426 1,095 2009 43.750 171.875 85.612 86.263 1,318 2010 44.103 172.628 86.055 86.573 1,143 2013 44.588 174.432 87.498 86.934 1,178

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 tỉnh Tuyên Quang)

b) Lao động - việc làm

Số lao động của huyện năm 2013 là 94.896người, chiếm 54,77% tổng dân số năm 2013 của huyện. Phân bố lao động giữa các ngành không đồng đều, tập trung chủ yếu vào ngành nông lâm nghiệp.

Trong năm 2013 huyện đã tạo việc làm mới cho 5.625 người (trong đó: Làm việc tại tỉnh 3.159 người; làm việc tại các khu công nghiệp trong nước 2.273 người và xuất khẩu lao động là 193 người).

Về chất lượng nguồn lao động của huyện hiện nay còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện còn thấp, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việctrong các lĩnh vực quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở Thị trấn Sơn Dương; số lượng cán bộ xã được đào tạo chính quy còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

nữa công tác đào tạo nghề cho lao động (đặc biệt là đào tạo lao động trình độ cao) để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và cả tỉnh trong thời gian tới.

c) Thu nhập

Những năm qua huyện Sơn Dương đã quan tâm thực hiện tốt các vấn đề xã hội như sử dụng tốt các nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, do vậy tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được tăng lên, thu nhập người lao động được cải thiện. Các mục tiêu, chương trình xoá đói giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Năm 2013 huyện đã triển khai hỗ trợ làm mới nhà ở cho 613 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện (theo tiêu chí mới) đã giảm từ 25,1% năm 2005 xuống còn 19,5%đến hết năm 2013.

Về cơ bản, đời sống nhân dân của huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng thu nhập của người dân tăng chậm trong khi giá cả tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu luôn biến động theo chiều hướng tăng cao, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là người có thu nhập thấp và người nghèo. Đây sẽ là một áp lực lớn đối với việc hoạch định chương trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Sơn Dương.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a) Thực trạng phát triển đô thị

Huyện có một đô thị là thị trấn Sơn Dương (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V), cách thành phố Tuyên Quang 30 km. diện tích của thị trấn là 2.078,4 ha, chiếm 2,64% diện tích tự nhiên của huyện, đây là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá- xã hội của huyện. Dân số của thị trấn năm 2013 có 13.475 người, chiếm 7,78% dân số của huyện. Mật độ dân số của thị trấn là 648 người/km2, cao gấp 2,94 lần so với mật độ dân số chung của huyện.

b) Khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn của huyện được phân bố trên 400 thôn, xóm ở 32 xã. Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cư nông thôn thường được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, gần nguồn nước, nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng như trụ sở UBND xã, trường học, sân thể thao, bưu điện văn hoá… tập

trung chủ yếu ở trung tâm các xã,đối với các thôn, xóm xa trung tâm xã chỉ có các điểm trường học, do điều kiện địa hình phức tạp và kinh tế còn nhiều khó khăn nên khả năng đầu tư về cơ sở vật chất trong khu dân cư nông thôn của huyện trong những năm qua còn có những hạn chế nhất định.

c) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện gồm đường bộ và đường thủy, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã vàđường thôn bản.

Giao thông đường thuỷ: Hệ thống giao thông đường thủy của huyện tập trung vào hai con sông lớn là sông Lô và sông Phó Đáy. Tuy nhiên, vấn đề phát triển giao thông đường thuỷ của huyện cũng như của tỉnh Tuyên Quang còn hạn chế, chủ yếu sử dụng để vận chuyển các loại hàng hoá có khối lượng nhỏ.

Giao thông đường bộ: Toàn huyện có trên 100 km đường Quốc lộ và trên 200 km đường giao thông liên xã. Những tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 2C và 37) qua huyện được trải nhựa, hàng năm thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng đảm bảo chất lượng đường giao thông miền núi. Phần lớn hệ thống đường giao thông nông thôn, liên thôn, xãđược cải tạo, sửa chữa bê tông hoá và rải cấp phối.

Nhìn chung, giao thông đường bộ đã có tác động tích cực đến sản xuất, đời sống, giao lưu hàng hoá và lan tỏa văn minh đô thị vào khu vực nông thôn. Trong tương lai, ngoài việc tiếp tục duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường đã có, cũng cần phải đầu tư mạnh mẽ nâng cấp, mở rộng, làm mới các tuyến đường trọng yếu để giao thông đường bộ thực sự là huyết mạch của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

- Thuỷ lợi.

Công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông lâm- ngư nghiệp của huyện đã được chú trọng đầu tư và phát huy tác dụng. Phần lớn hệ thống kênh mương hiện đã được đầu tư, xây dựng. Toàn huyện hiện có 432 đầu điểm công trình thuỷ lợi, trong đó: 191 hồ chứa, 115 đập xây, 51 phai tạm, 51 đập rọ thép, 4 tuyến mươngchính, 20 trạm bơm đảm bảo phục vụ cho diện tích vụ Đông- xuân 4.223 ha, vụ mùa 5.011 ha. Tổng chiều dài hệ thống kênh tưới 569,78 km, đã kiên cố hoá được khoảng 530km.

Hệ thống giáo dục của huyện thường xuyên được đầu tư, xây dựng. Toàn huyện có 06 trường Trung học phổ thông, 33 trường Trung học cơ sở và các phân hiệu. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, hàng năm thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao của nhân dân. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện có hiệu quả đề án kiên cố hóa trường học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.

- Y tế

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện tốt. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số kế hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả. Mở rộng, nâng cấp 02 bệnh viện, 03 phòng khámđa khoa khu vực và đầu tư xây dựng Trạm y tế xã Hợp Hoà; 100% trạm y tế xã, thị trấn và các đơn vị điều trị có vườn thuốc nam; trong khám, chữa bệnh đã kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Công tác đào tạo nâng cao trìnhđộ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế luôn được quan tâm; 25/33 trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ biên chế tại trạm; chưa có xã, thị trấn nào đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí mới), mạng lưới y tế cơ sở đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

-Văn hoá- Thể thao

Tiếp tục quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong những năm qua huyện đã triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá - thông tin trên địa bàn, trong nhiệm kỳ đã xây dựng 04 nhà văn hoá xã, 04 nhà sinh hoạt cộng đồng; 23/24 nhà văn hoá xãđã được đầu tư thư viện, tủ sách; 33 xã, thị trấn có đội văn nghệ quần chúng. Công tác bảo tồn, tôn tạo, quản lý và phát huy di sản văn hoá, các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thường xuyên được quan tâm; phối hợp quản lý có hiệu quả 46 khu, điểm di tích lịch sử trên địa bàn; tổ chức các Lễ hội truyền thống như Lễ hội cầu may, cầu mùa tại xã Tân Trào, Lễ hội Đình Thọ Vực xã Hồng Lạc...

Đến nay, đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia vàđược phủ sóng phát

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 47)