Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 34)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.3.Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.3.3.1. Đánh giá hiệu quảkinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất (ha) - Giá trị sản xuất GO/ha (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) trên 1 hecta đất

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp Dc (Direct Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất (không tính khấu hao tài sản cố định và các khoản thuế)

- Giá trị gia tăng VA/ha (Value Added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1 hecta đất.

VA = GO–DC hoặc VA = GO –IE

- Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added): Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 hecta. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA–Dp - T

Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định T là thuế sử dụng đất

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (1 lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn)

- Giá trị sản xuất trên lao động HLGO (Giá trị ngày công lao động): là chỉ tiêu biểu thị giá trị thu được bình quân trên ngày công lao động, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý lao động trong quá trình sử dụng đất. Nó không những phản ánh hiệu quả sử dụng đất đai mà còn phản ánh năng suất lao động trong quá trình sản xuất (HLGO= GO/ LD).

- Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA= VA/ LD

- Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động : HLNVA= NVA/LD * Một sốchỉtiêu khác:

- Hiệu quả ngày công lao động = Lợi nhuận/ số công lao động (Trong đó lợi nhuận = Tổng thu nhập–Tổng chi phí)

- Hiệu suất đồng vốn (HSĐV) = Lợi nhuận/tổng chi phí.

Bảng 2.1: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Mức đánh giá GTSP Tổng chi phí Lợi nhuận Giá trị ngày công Lao động Hiệu xuất đồng vốn ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) (1000đ) (lần) Cao >100 >70 >40 >60 >0,7 Trung bình 80 -100 55 - 70 20 - 40 30 - 60 0,3–0,7 Thấp < 80 < 55 < 20 < 30 < 0,3 2.3.3.2. Đánh giá hiệu quảxã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lượng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy được những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các loại hình sử dụng đất. Nhưng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản:

+ Mức độ chấp nhận của người dân; + Hiệu quả giải quyết việc làm;

+ Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân địa phương để đưa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất.

a, Cách xác định mức độ chấp nhận của người dân:

Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có được lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải được người dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của người dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của người dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tư, trìnhđộ khoa học kỹ thuật, thị trường.... Tuy nhiên, một mô hình muốn được chấp nhận thì phải đáp ứng được 2 yêu cầu:

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiệntại của người dân;

+ Khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tư thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ được người dân chấp nhận và được ứng dụng rộng rãi.

b, Hiệu quả giải quyết việc làm

Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tư vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn.

c, Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Đây là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng

đất phụ thuộc vào những nhân tố sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại sản phẩm mà được thị trường chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hìnhđó sẽ cao hơn;

+ Số lượng và chất lượng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lượng hàng hoá nhiều nhất, chất lượng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển.

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Mức đánh giá Ký hiệu Khả năng đảm bảo thị trường Khả năng thu hút lao động Mức độ chấp nhận của người dân

(%) (công) (%) Cao *** > 60 > 750 > 70 Trung bình ** 45-60 500-750 50-70 Thấp * <45 <500 <50

2.3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường, từ đó loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đối với môi trường. Nhưng việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường thông qua việc đánh giáthích hợp của cây trồng đốivới điều kiện đất đai hiện tại.

Bảng 2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Mức đánh

giá Ký hiệu

Giảm thiểu xói mòn, thoái hóa mức cho phép

Khả năng duy trì và cải thiện độ phì cho

đất Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc BVTV (vụ) (%) (%) Cao *** 3 >60 > 40 Trung bình ** 2 30-60 30-40 Thấp * 1 <30 <30

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 34)