L ỜI CẢM ƠN
1.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên trên người là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên đầu người sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân là 2,0%. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 (Chu Văn Cấp, 2001)[5]. Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới(Trần Thị Mai Anh và cs, 2013)[2].
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp (Trần Thị Mai Anh và cs, 2013)[2], việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Vũ Thị Bình (1993)[3], đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1996) [29].
Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt [10]. Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước [10], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, giúp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Bộ
(2001), sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn - tỉnh Hải Hưngcủa tác giả Vũ Thị Bình (1993)[3]: Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [27]; Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993)[11]; Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả Phùng Văn Phúc (1996); Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1996)[7]. Trong những năm gần đây, chươngtrình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (2001) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy:
Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3-4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp [19].
Đối với địa phương (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) các đánh giá về thực trạng đất nông nghiệp ở trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn chưa nhiều đặc biệt là những nghiên cứu về đất trồng lúa. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất trồng lúa của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới theo hướng phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU