L ỜI CẢM ƠN
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa huyện Sơn Dương
3.3.1. Các loại hình sử dụng đất lúa
Bảng 3.10: Các loại hình sử dụng đất trồng lúa huyện Sơn Dương
Đơn vị: Ha
TT Chỉ tiêu 2005 2010 2013
Tổng diện tích 6.932,3 6.884,0 6.879,01
1 Đất chuyên trồng lúa nước 3.405,9 3.364,0 3.358,44
1.1 Đất 2 lúa 637,8 408,7 2.117,44
1.2 Đất 2 lúa 1 màuvà đất 2 màu 1 lúa 2.768,1 2.955,3 1.241,00 2 Đất trồng lúa nước còn lại 3.526,4 3.520,0 3.520,57
2.1 Đất 1 lúa 1 màu 1.385,0 1.365,0 1.207,50
2.2 Đất 1 lúa 2.141,4 2.155,0 2.313,07
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương qua các năm 2005 –2013)
a. Đất chuyên trồng lúa nước: Năm 2013 diện tích đất chuyên trồng lúa nước toàn huyện có3.350,48 ha, chiếm 48,75% diện tích đất trồng lúa. Đất chuyên trồng lúa nước có các loại hình sử dụng đất như sau:
Đất 2 lúa (2 vụ lúa): Đây là loại hình sử dụng đất trồng lúa truyền thống, phổ biến và tồn tại lâu đời. Loại hình này được sử dụng ở hầu hết đất đai có địa hình từ vàn, vàn cao đảm bảo được nước tưới, địa hình thấp trũng có khả năng tiêu thoát nước. Cơ cấu đất 2 vụ lúa trong đất chuyên trồng lúa nước có xu hướng giảm, từ 49,13% năm 2005 xuống còn 48,75% năm 2013.
Đất 2 lúa –màu (2 vụ lúa + 1 vụ đông): với mục tiêu của huyện đẩy mạnh sản xuất vụ đông đưa vụ đông trở thành vụ sản suất chính. Đất 2 lúa đã trở thành địa bàn chiến lược. Liên tục từ năm 2005- 2010 bình quân diện tích sản xuất 2 vụ lúa - cây
vụ Đông đạt từ 2.768,1 ha (2005) lên 2.955,3 ha (2010) và lại giảm xuống 1.241,0 ha, năm 2013.
Kiểu sử dụng chủ yếu của loại hình này là lúa xuân muộn - lúa mùa sớm - cây vụ đông (cây trồng vụ đông chính là ngôđông, khoai lang, rau các loại... cây có hiệu quả cao như cà chua, dưa chuột,...).
b. Đất lúa nước còn lại : Năm 2013 diện tích toàn huyện có 3.521,89 ha, giảm 4,52 ha so với năm 2005. Cơ cấu đất lúa nước 1 vụ có xu hướng giảm dần qua các năm do hệ thốngcác công trình thủy lợi được đầu tư nên diện tích đất trồng lúa 1 vụ chuyển sang trồng 2 vụ lúa. Sơn Dương là huyện có diện tích đất lúa nước 1 vụ lớn nhất toàn tỉnh (chiếm 37,26% diện tích đất lúa nước 1 vụ toàn tỉnh). Đất lúa nước còn lại có các loại hình chủ yếu sau:
Đất 1 lúa - màu: Loại hình này tập trung ở vùng đất thường khô hạn vụ xuân, thiếu nước. Kiểu sử dụng chủ yếu: cây màu vụ xuân (ngô xuân, khoai lang, lạc vụ xuân) - lúa mùa sớm. Cơ cấu đất 1 lúa – 1 màu trong giai đoạn 2005-2013 giảm dần từ1.385,0 ha xuống 1.207,50 ha năm 2013.
3.3.2. Các loại hình chuyển đổi từ đất lúa
3.3.2.1. Chuyển đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản
Giai đoạn 2000- 2013 diện tích đất lúa chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản là 8,13 ha. Trong đó: Giai đoạn 2000 - 2005 chuyển đổi 5,13 ha; giai đoạn 2005 - 2013 chuyển đổi 3,0 ha. Việc chuyển đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản có tác động mạnh đến kinh tế xã hộicủa huyệntrên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực.
* Mặt tích cực
Trong thời gian qua, UBND các huyện có chính sách khuyến khích chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh: Giai đoạn 2000-2013 năng suất thủy sản nuôi trồng tăng từ 1 tấn/ha tăng lên 1,5 tấn/ha. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh, cơ cấu nuôi trồng đa dạng, từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh: từ 17.538 triệu đồng lên 202.357 triệu đồng (giá HH), nuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm có thể thu tỉa, thả bù quanh năm, giải quyết được thực phẩm tươi sống tại chỗ, thị trường tiêu thụ nội địa ổn định.
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất tăng cao: Kết quả điều tra cho thấy: doanh thu trên 1 ha đất lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản cao hơn nhiều so vớitrồng lúa. Qua kết quả điều tra trên địa bàn huyện bình quân thu nhập trên 1 ha nuôi trồng thuỷ sản đạt 70-80 triệu đồng/năm gấp 2 lần so với trồng lúa (tại xã Vân Sơn, Lâm Xuyên huyện Sơn Dương nuôi cá chép).
Tạo thêm việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người nuôi trồng thủy sản, kết quả điều tra giá trị công lao động thuỷ sản cao hơn công trồng lúa từ 1,5 đến 2 lần. Ngoài ra còn tạo thêm các ngành nghề dịch vụ như: sản xuất và cungứng giống nuôi, chế biến và cungứng thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ nuôi, mạng lưới thu mua thuỷ sản
* Mặt tiêu cực
Việc chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tự phát, chưa gắn với đầu tư nên ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường đất, nước.
3.3.2.2. Chuyển đất lúa sang trồng cây khác
Diện tích đất lúa chuyển sang chuyên trồng cây ngắn ngày khác (hoa màu, rau đậu, cây công nghiệp) khoảng 120,56 ha. Việc chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác góp phần đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, khắc phục tình trạng độc canh lúa.
Những diện tích đất lúa không chủ động nguồn nước tưới chuyển sang trồng màu (ngô, lạc, rau màu, mía, ..) vừa sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới, chủ động ứng phó với tình trạng thiếu nước, thu hoạch ổn định, tạo nguồn sản phẩm hàng hoá.
Là huyện thuộc vùng nguyên liệu nhà máy mía đường, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng đất 1 lúa – 1 màu sang trồng mía mang lại hiệu quả rõ rệt. Theo kết quả điều tra hiệu quả kinh tế 1 ha đất trồng mía cao gấp 1,02-1,32 so với các công thức luân canh truyền thống. Ngoài mang lại hiệu quả cao còn có yếu tố quyết định đó là sản phẩm tiêu thụ ổn định do có nhà máy ký hợp đồng tiêu thụ.
Những vùng có quy hoạch chuyển đổi tập trung, được đầu tư cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ sở thu mua, chế biến ...) và có cơ chế chính sách phù hợp đã phát huy hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều nơi các hộ dân tự phát chuyển đổi xen ghép, không theo quy hoạch cũng xuất hiện nhiều bất cập do không đồng nhất về nhu cầu sử dụng nước, diện tích nhỏ khó cơ giới hóa, chưa tạo nguồn sản phẩm hàng hóa tập trung, ổn định nên tiêu thụ khó khăn...
3.3.2.3. Chuyển đổi cơ cấu từ đất 2 vụ lúa lên đất 2 lúa –1 màu
Những diện tích đất lúa chủ động nguồn nước tưới 2 vụ lúa chuyển sang trồng 2 vụ lúa kết hợp vụ màu đông (ngô lai, khoai lang, rau màu,...) vừa tận dụng quỹ đất, cải tạo đất, nâng cao thu nhập trên ha đất canh tác, tạo nguồn sản phẩm hàng hoá.
3.3.2.4. Chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp
Giai đoạn 2000 - 2013 có khoảng 439,47 ha đất lúa chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Trong đó: dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ khoảng 60,7 ha; chuyển sang đất ở nông thôn là 119,6 ha; đất ở đô thị là 7,8 ha; đất phục vụ phát triển mục đích công cộng khoảng 251,37 ha (giao thông, thủy lợi, điện, các công trình công cộng,…).
3.3.3.Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trồng lúa
3.3.3.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất trồng lúa chủ yếu của từng tiểu vùng
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất trồng lúa chính trên địa bàn huyện gồm có:
-Đất chuyên lúa: Đất trồng hai vụ lúa (lúa mùa– lúa xuân) và đất trồng 1 vụ lúa mùa.
-Đất trồng 2 vụ lúa –một vụ màu: Đất trồng một vụ lúa xuân muộn –một vụ lúa mùa sớm và cây vụ đông.
-Đất trồng 1 vụ lúa – 2 vụ màu: Đất trồng cây màu vụ xuân - lúa mùa–rau vụ đông.
-Đất trồng một vụ lúa – một vụ màu: Đất trồng cây màu vụ xuân – cây lúa mùa sớm.
Bảng 3.11: Các loại hình sử dụng đất chủ yếu trên địa bàn huyện Đơn vị: Ha STT Loại hình sử dụng đất ruộng Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha)
LUT1 Chuyên lúa Lúa xuân–Lúa mùa 2.117,44
Lúa mùa 2.313,07
LUT2 2 Lúa - 1 màu (lúa xuân muộn – lúa mùa sớm – cây vụ đông)
Lúa xuân–Lúa mùa -Khoai lang 589,23
Lúa xuân–Lúa mùa - ngô 450,26
Lúa xuân–Lúa mùa–cà chua 121,16 Lúa xuân –Lúa mùa– rau đông (bắp
cải, xu hào)
80,35
LUT 3 2 màu – 1 lúa (cây vụ xuân- lúa mùa- cây vụ đông)
5 Lạc xuân - Lúa mùa -Rau đông 84,2 6. Đậu tương xuân - Lúa mùa -
Khoai lang
20,3
LUT4 Lúa – màu (cây màu vụ xuân –lúa mùa sớm)
Ngô xuân–Lúa mùa sớm 412,12
Khoai lang–Lúa mùa sớm 512,23
Lạc xuân –Lúa mùa sớm 283,15
(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương năm2013)
- LUT 1 (chuyên lúa): Loại hình sử dụng này thường được bố trí ở chân ruộng thấp, vàn, có chế độ nước hạn chế hơn so với loại hình 2 lúa–màu.
Lúa xuân: Sử dụng các giống như Khang Dân, IRi352, TBR1, N97, HT6 Tạp giao 1, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Q ưu số 1, B-TE 1, Dự, Hương cốm...
Lúa mùa: Sử dụng các giống như: Khang Dân, KM 18, Nhị Ưu số 7, 63, N 29, AYT 77…
- LUT 2( 2 lúa + 1 màu): Loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân - Lúa mùa - Cây vụ đông (ngô, khoai lang, càchua, dưa chuột), thường được bố trí trên các chân ruộng có địa hình khá bằng phẳng, chân ruộng trũng, ruộng ven sông, suối vàn và chế độ tưới tiêu chủ động và không bị ngập úng. Loại hình sử dụng đất này xuất hiện ở các xã và các vùng trong huyện.
+ Lúa xuân: Thường sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao như Khang Dân, IRi352, TBR1, N97, HT6 Tạp giao 1, Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Q ưu
số 1, B-TE 1, Dự, Hương cốm ... thời gian sinh trưởng từ 130 - 135 ngày. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 9 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 250 - 300 kg đạm Urê, từ 400- 600 kg lân, 200-300 kg vôi, 200 - 250 kg kali. Năng suất đạt 55- 60 tạ/ha.
+ Lúa mùa: Thường sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao như Khang Dân, KM 18, Nhị Ưu số 7, 63, N 29, AYT 77..., thời gian sinh trưởng từ 100- 110 ngày. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha: từ 8,5- 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 260-300 kg đạm Urê, từ 450- 600 kg lân, từ 85-110 kg kali. Năng suất đạt 57-60 tạ/ha.
+ Vụ đông: bao gồm các cây trồng như: Ngô, khoai lang, cà chua, các loại dưa và rau vụ đông (su hào, bắp cải).
Ngô: sử dụng các giống ngô lai LVN10, VN8960, C919, LVN99, CP989, CP-3Q, B06, B9698, NK66, NK4300… lượng phân bón cho 01 ha trung bình: 5,5 - 7,0 tấn phân chuồng, urê 140 - 330 kg, từ 415 - 695 kg NPK, từ 85 - 140 kg kali , supe lân 415 kg, năng suất ngô đạt trung bình 42,5 tạ/ ha.
- LUT 3 (1 lúa + 2 màu): Loại hình sử dụng này thường được bố trí ở chân ruộng thấp, vàn, có chế độ nước hạn chế hơn so với loại hình 2 lúa.
- LUT 4(1 lúa + 1 màu):
Mầu vụ xuân: sử dụng đất này có các kiểu sử dụng đất như lạc cho 1 ha từ 5,5 - 6,5 tấn phân chuồng, từ 85 - 110 kg đạm Urê, từ 415 - 555 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 45- 53 tạ/ha.
Lúa mùa: Sử dụng giống lúa và thời vụ gieotrồng như các mô hình trên.
3.3.3.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
a) Hiệu quả về kinh tế:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong huyện.
Từ kết quả điều tra đãđược xử lý, có tính đến đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất tính bình quân cho 1ha/năm được thể hiệntại bảngsau:
Bảng 3.12: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyện
TT Loại sử
dụng đất Kiểu sử dụng đất
Chi phí đầu tư (1000đ/ha)
Tổng số công (công/ha) Tổng GTSP (1000đ/ha) Lợi nhuận (1000đ/ha) Giá trị ngày công lao động (nghìn đồng) Hiệu suất đồng vốn (lần) Tổng CPVC (1000đ/ha) CPLĐ (1000đ/ha) 1 2 3 4 5 6 7 8=7-3 9 10 1 LUT 1 Chuyên lúa
1. Lúa xuân–Lúa mùa 67.501,88 25.136,56 42.365,32 630 92.364,91 24.863,03 39,47 0,37 2. Lúa mùa 34.616,35 12.890,54 21.725,81 250 45.642,91 11.026,56 44,11 0,32
Bình Quân 51.059,11 19.013,55 32.045,56 440,00 69.003,91 17.944,80 41,79 0,34
2 LUT 2
(2 lúa + mầu)
3. Lúa xuân – lúa mùa – Ngô
đông 84.480,06 32.059,56 52.420,50 845 121.195,20 36.715,14 43,45 0,43
Lúa xuân–Lúa mùa–cà chua 90.913,57 35.645,25 55.268,32 855 150.875,20 59.961,63 70,13 0,66 4.Lúa xuân–Lúa mùa –Khoai
Lang 93.524,26 34.568,14 58.956,12 912 153.175,20 59.650,94 65,41
0,64
5. Lúa xuân–Lúa mùa –rau
đông 96.568,72 34.568,14 62.000,58 950 181.875,20 85.306,48 89,80 0,88
Bình quân 91.371,65 34.210,27 57.161,38 890,50 151.780,20 60.408,55 67,20 0,65
3 LUT 3 (2 màu+ 1 lúa)
6. Lạc xuân - Lúa mùa - Rau
đông 92.156,00 35.645,25 55.268,32 825 176.875,20 84.719,20 102,69 0,92
7. Ngô xuân - Lúa mùa - Khoai
lang 87.564,32 35.645,25 55.268,32 810 143.843,20 56.278,88 69,48 0,64
Bình Quân 89.860,16 35.645,25 55.268,32 817,50 160.359,20 70.499,04 86,09 0,78
4 LUT 4 (1 vụ lúa - 1 vụ màu)
8. Ngô xuân–Lúa mùa sớm 61.051,64 25.423,30 35.628,34 610 85.615,60 24.563,96 40,27 0,40 9. Khoai lang–Lúa mùa sớm 60.687,70 28.562,20 32.125,50 700 100.947,20 40.259,50 57,51 0,66 10. Lạc xuân –Lúa mùa sớm 57.250,62 27.125,26 30.125,36 700 96.397,20 39.146,58 55,92 0,68
Bình quân 59.663,32 27.036,92 32.626,40 670,00 94.320,00 34.656,68 51,24 0,58
(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tranông hộ)
Qua bảng trên cho ta thấy:
- Các LUT 1 (chuyên trồng lúa: Lúa xuân – Lúa mùa; lúa mùa) có tổng giá trị sản phẩm đạt thấp 69.003.910 đồng, tổng chi phí thấp 51.059.110 đồng, lợi nhuận đạt thấp 17.944.800 đồng, giá trị ngày công lao động đạt trung bình 41.790 đồng, hiệu quả đồng vốn đạt trung bình 0,34 lần.
Tuy hiệu quả kinh tế trung bình, nhưng được đa số người dân chấp nhận vì chi phí vật chất cho LUT này không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu lương thực cho người nông dân.
- Các LUT 2 (lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông) cho tổng giá trị sản phẩm cao 151.780.200 đồng, tổng chi phí cao 91.371.650 đồng, Lợi nhuận cao đạt 60.408.550 đồng, giá trị ngày công lao động cao 67.220 đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt trung bình 0,65 lần.
Nguyên nhân chủ yếu là các kiểu sử dụng đất thuộc LUT này có điều kiện đất đai thuận lợi như: đất tốt, điều kiện tưới tiêu chủ động và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình nên rất thuận lợi cho canh tác và nước tưới. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế nhất đối với loại hình sử dụng đất này là các công thức luân canh còn mang nặng tính truyền thống, thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản bấp bênh.
- Các LUT 3 (1vụ lúa - 2 vụ màu) cho tổng giá trị sản phẩm cao 160.359.200 đồng, tổng chi phí cao 89.860.160 đồng, lợi nhuận đạt cao 70.499.040 đồng, hiệusuất đồng vốn đạt từ cao 0,78 lần. Nguyên nhân là loại hình sử dụng đất này có điều kiện đất đai tốt, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố địa hình, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trường. Yếu tố hạn chế chính của loại hình sử dụng đất này là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tưới tiêu.
- Các LUT 4 (1 vụ lúa – 1 vụ màu): có tổng giá trị sản phẩm đạt trung bình 94.320.000 đồng, tổng chi phí trung bình 59.66.,320 đồng, lợi nhuận trung bình 34.656.680 đồng, hiệu suất đồng vốn đạt trung bình 0,58 lần. Nguyên nhân chủ yếu do loại hình sử dụng đất này chịu ảnh hưởng của yếu tố địa hình, thành phần cơ giới