Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 72)

L ỜI CẢM ƠN

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất lúa

3.4.1.Ảnh hưởng củanhóm yếu tốtổ chức sản xuất

Việc quy hoạch và bố trí sản xuất: thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhucầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Hình thức tổ chức sản xuất: các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông- lâm nghiệp.

Trong nghiên cứu này đã xác định, tại địa bàn nghiên cứu các yếu tố về thể chế chính sách, chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân, khả năng dự báo và phân tích thị trường đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất tại huyện Sơn Dương. Các hình thức tổ chức sản xuất khác như: mô hình hợp tác xã, laođộng địa phương, diện tích canh tác và cạnh tranh hàng hóa không tác động nhiều đến sản xuất nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất.

Biểu đồ 3.1: Biểu diễn mỗi tương quan giữa nhóm yếu tố tổ chức sản xuất với hiệu quả sử dụng đất lúa tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

(hình (1): tương quan MDS; hình (2): tương quan PCA)

(1) (2)

3.4.2.Ảnh hưởng củanhóm yếu tốkinh tế xã hội

Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trìnhđộ phát triển của kinh tế hàng hoá,cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, sự phát triển của khoa học kĩ thuật, trìnhđộ quản lý, sử dụng lao động, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Nghiên cứu này đã thể hiện mối tương quan mật thiết của yếu tố tư liệu sản xuất, phân bổ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, quản lý đất đai đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nói riêng. Lao động trong nông nghiệp và quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất khôngảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất tại địa phương.

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn mỗi tương quan giữa nhóm yếu tố kinh tế xã hội với hiệu quả sử dụng đất lúa tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

(hình (1): tương quan MDS; hình (2): tương quan PCA)

3.4.3.Ảnh hưởng của nhóm yếu tố canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong canh tác còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ đầu tư các cơ sở kinh tế, hạ tầng trong nông nghiệp. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường.Khi có tác động tích cực của kĩ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với việc tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh.

Nhóm công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch, giống mới và các biện pháp canh tác hợp lý có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Công nghệ cao, công nghệ sinh học ảnh hưởng ít tới sản xuất tại địa bàn nghiên cứu,

Biểu đồ 3.3: Biểu diễn mỗi tương quan giữa nhóm yếu tố canh tác với hiệu quả sử dụng đất lúa tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

(hình (1): tương quan MDS; hình (2): tương quan PCA)

3.4.4. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết v.v...) là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông- lâm nghiệp. Đặc thù của điều kiện tự nhiên mang tính khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tại huyện Sơn Dương, các yếu tố độ mầu mỡ của đất, khí hậu, thủy lợi đã tác động mạnh nhất đến hiệu quả sử dụng đất. Trong khi đó, các yếu tố phân tích như: địa hình, biến đổi khí hậu, v.v. lại không có tác động lớn đến địa bàn này.

Biểu đồ 3.4: Biểu diễn mỗi tương quan giữa nhóm yếu tố tự nhiên với hiệu quả sử dụng đất lúa tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa đề xuất hướng sử dụng hợp lý đất trồng lúa huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)