Những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển kinh doanh tại Công ty TNHH Đức Anh
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế của các Công ty TNHH, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã được nhìn nhận như động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Việt Nam Số lượng các doanh nghiệp Công ty TNHH hiện nay của Việt Nam lên tới hàng trăm nghìn, đóng góp lớn vào GDP cũng như giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà kinh tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân một phần do bản thân doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm nhất định trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động sáng tạo trong kinh doanh Một phần khác là do chưa có một khuôn khổ pháp lý, chính sách rõ ràng của nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ pháp huy hết khả năng của mình trong sự phát triển chung của nền kinh tế.
Hiện tại, em đang tham gia thực tập và nghiên cứu tại doanh nghiệp Đức Anh một Công ty TNHH thuộc dạng có quy mô vừa và nhỏ Qua quá trình tìm hiểu, em nhận thấy một vấn đề cấp bách mà doanh nghiệp đang phải đối mặt đó là khó khăn về quy mô vốn, cũng như khó khăn về việc huy động vốn Đây có thể coi là một khó khăn chung mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải Chính vì hiểu được điều này nên trong thời gian thực tập và tìm hiểu về Doanh nghiệp Đức Anh và được sự giúp đỡ tận tình của Giảng viên Hà Công Anh Bảo cùng toàn thể công nhân viên tại Công ty nên em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình như sau :
“Những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn để phát triển kinh doanh tại Công ty TNHH Đức Anh”
Qua đó cũng để hiều kỹ hơn về tình hình của một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thực tế
Trang 2Em mong muốn dùng những kiến thức đã được học tại trường góp một phần nhỏ bé của mình vào việc phân tích, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan chung về vốn
Chương II: Thực trạng nguồn vốn và khả năng huy động vốn của Doanh
Hà Nội, tháng 03 năm 2011
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ VỐNI Khái niệm về vốn
Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản được tích lũy qua nhiều thế hệ, vị trí địa lý… Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế Tăng năng suất lao động xã hội là con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn trong nước.
Phân loại vốn1 Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn sau:Thời gian sử dụng: Từ một năm trở lên
Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì tài sản cố định có giá trị 10.000.000 trở lên)
1.2 Phân loại tài sản cố định
1.2.1 Cách phân lại thông dụng nhất là theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Trang 41.2.1.1Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái, vật chất, được chia thành các nhóm sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn- Thiết bị, dụng cụ quản lý
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm- Các tài sản cố định hữu hình khác
1.2.1.2Tài sản vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh Bao gồm các loại sau:
- Quyền sử dụng đất
- Chi phí thành lập doanh nghiệp- Chi phí về bằng phát minh sáng chế- Chi phí nghiên cứu phát triển
- Chi phí về lợi thế thương mại- Quyền đặc nhượng
- Nhãn hiệu thương mại…
1.2.2Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng, có các loại:- Tài sản cố định đang dùng
2.1 Nội dung của vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Trang 5Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông
- Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tự dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất
- Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…
2.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
2.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành:
2.2.1.1Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
- Vốn bằng tiền: Gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, Bạc, Đá quý…)
- Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác…
2.2.1.2.Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
2.2.1.3.Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: Chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuân, giàn giáo, phải lắp dung trong xây dựng cơ bản…
Trang 62.2.2 Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
2.2.2.1.Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
2.2.2.2.Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.
2.2.2.3.Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)
III Đặc điểm của vốn
1 Đặc điểm của vốn cố định
1.1 Vốn cố định luân chuyển qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm hai phần.một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của tài sản cố định được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ Bộ phận còn lại của vốn cố định nằm ở tài sản cố định dưới hình thức giá trị còn lại của của tài sản cố định.
2 Đặc điểm của vốn lưu động
2.1 Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn
Trang 7đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường.
2.2 Những thành tố quan trọng của vốn lưu dộng đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty.
2.3 Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán ra thị trường Những thành tố quan trọng của vốn lưu dộng đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của một công ty.
2.4 Nhóm tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ nợ ngắn hạn chứa ba loại tài khoản có vai trò đặc biệt quan trọng Những tài khoản này đại diện cho những mảng trong doanh nghiệp mà nhà quản trị thường xuyên và trực tiếp phải quan tâm xử lý: Tài khoản phải thu (tài sản ngắn hạn), hàng lưu kho (tài sản ngắn hạn) và tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn hạn).
2.5 Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng
2.6 Thay đổi trong lượng vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền (hay người ta hay nói là lưu chuyển tiền tệ) của doanh nghiệp Tăng vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn cho việc mua hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh toán nợ, Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm lượng tiền mặt doanh nghiệp đang nắm Tuy nhiên, nếu vốn lưu động giảm, điều này đồng
Trang 8nghĩa với việc doanh nghiệp có ít tiền hơn để thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến vận hành trong tương lai của doanh nghiệp
IV Vai trò của vốn trong phát triển kinh doanh
1 Theo quan điểm của khoa học kinh tế chính chị: vốn được hiểu là tư bản bất biết gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất là nhà sưởng,là tư liệu sản xuất, là máy móc công nghệ vốn có các vai trò:
2 Xác định quy mô của đơn vị sản xuât, quy mô quá trình sản xuất.3 Đóng góp vào giá trị sản phẩm được sản xuất một phần giá trị của nó trong quá trình sản xuất.
4 Trong quá trình sản xuât, cùng với hằng hóa vốn tham gia vào quá trình tạo ra giá trị thặng dư.
5 Trong quá trình liên tục của nhiều quá trình sản xuât vốn thể hiện vai trò như một hàng hóa.
6 Ngày nay vốn đầu tư và vốn sản sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất Vốn sản xuất vừa là yếu tố đầu vào, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động khi mở ra các công trình xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất Cuối cùng, cơ cấu sử dụng vốn đầu tư là điều kiện quan trọng tác động vào việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước.
Trang 9CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP ĐỨC ANH
I Tổng quan về Công ty TNHH Đức Anh1 Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đầu Tư & Phát Triển Công Nghệ Đức Anh.
- Tên viết tắt: Công Ty Đầu Tư & Phát Triển Công Nghệ Đức Anh- Địa chỉ: Phòng 309, Nhà C3, Tập Thể Ban Cơ Yếu Chính Phủ, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
2.1.Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Đức Anh hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất thẻ nhựa; Thiết kế và in ấn Quảng cáo.
2.2.Các sản phẩm của Công ty bao gồm:
- Thẻ nhựa: Thẻ sinh viên, Thẻ học sinh, Thẻ nhân viên, Thẻ cán bộ công chức, Thẻ giảm giá trong các siêu thị, nhà hàng, Thẻ VIP, Thẻ hội viên, Thẻ từ, Thẻ Bacode, Thẻ Kiểm soát Stress
- Thiết kế, in ấn các sản phẩm quảng cáo như: Tờ rơi, Poster, Catalogue, Lịch, Thiệp độc quyền, Túi xách, Hộp đựng quà
- Thiết kế, in ấn các ấn phẩm văn phòng như: Giấy tiêu đề thư, Phong bì các loại, Hộp đựng sản phẩm, Bao bì nhãn mác Decal các loại Thiết kế và
Trang 10thi công biển hiệu quảng cáo ngoài trời, Đèn Neonsign, Bảng quảng cáo điện tử LED
3 Quá trình hình thành và phát triển
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Đức Anh được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102014339, ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.
3.2 Thành tựu đạt được
Qua gần 08 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Công nghệ Đức Anh không ngừng phát triển Trong tương lai gần Công ty sẽ tăng thêm cán bộ công nhân viên và phát triển ngành nghề kinh doanh với quy mô ngày càng lớn hơn.
- Công ty sẽ tập trung tối đa các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và cam kết trên.
- Công ty luôn sẵn sàng lắng nghe và tận tụy phục vụ quý khách hàng 3.4 Mục tiêu
Với mục tiêu trở thành đối tác lâu dài của Quý doanh nghiệp Công ty luôn hoạt động với những tiêu chí: “Uy tín – Chất lượng - Chuyên nghiệp - Bảo mật” Với đội ngũ Thiết kế chuyên nghiệp, dây chuyền in Offset hiện đại, tinh thần phục vụ thân thiện của đội ngũ Marketing, Công ty Đức Anh luôn tự hào đã góp phần mang đến cho Quý khách hàng những sản phẩm: Đẹp nhất –
Trang 11GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG THIẾT
PHÒNG SẢN XUẤT
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Nhanh nhất – Giá cả tốt nhất góp phần vào sự thành công của Quý doanh nghiệp.
II Cơ cấu tổ chức1 Sơ đồ tổ chức
2 Chức năng của các vị trí quản trị
2.1.Giám đốc
Là người chi đạo, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ban hành các quy định và các quyết định cuối chiụ trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt đông của Công ty
2.2 Phòng kinh doanh
Trang 12- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty Trên cơ sở kế hoạch của các phòng, xây dựng kế hoạch tổng thể của Công ty bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh, tài chính, xây dựng và đầu tư và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh và các kế hoạch khác của Công ty trình Giám đốc.
- Dự báo thường xuyên về cung cầu, giá cả hàng hoá thị trường trong phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Cân đối lực lượng hàng hoá và có kế hoạch điều hoà hợp lý trong sản xuất lưu thông góp phần bình ổn thị trường đạt hiệu quả kinh doanh trong toàn bộ Công ty.
- Bảo đảm bí mật các thông tin kinh tế đối với những người không có trách nhiệm để tránh thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Làm báo cáo sơ kết, tổng kết 6 tháng và hàng năm của Công ty.- Thực hiện các Hợp đồng kinh tế
- Khi được uỷ quyền được phép ký kết các Hợp đồng mua bán hàng hoá, để tạo điều kiện chủ động với thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
- Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và phát triển thị trường trong nước và quốc tế Thực hiện công tác tìm kiếm khách hàng, hoàn thành chỉ tiêu mà Giám đốc Công ty hoạch định ra theo đúng kế hoạch.
Trang 13Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý thiết bị, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Công ty.
Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chương trình và điều phối, thanh kiểm tra, đôn đốc thực hiện chương trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị máy móc.
Hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong Công ty
2.5 Phòng tổ chức hành chính
Là phòng chuyên môn có chức năng làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý, hoạch định các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các công tác về tổ chức - lao động - tiền lương - bảo hiểm, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đảm bảo tốt môi trường làm việc và đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Xây dựng hệ thống nội quy, quy chế quản lý nội bộ của doanh nghiệp, thực hiện lưu giữ các văn bản của doanh nghiệp
Phân xưỏng sản xuất
Là nơi tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm của Công ty Đây là bộ phận chủ yếu của Công ty có số lượng công nhân viên lớn nhất, tập trung chủ yếu các nguồn lực của Công ty Bao gồm phân xưởng sản xuất tạo ra các sản phẩm là vật liệu giấy, thiết bị mực in và chuyên gia công, các sản phẩm in ấn.
3 Cách thức sản xuất
3.1.Thiết bị gia công chủ yếu
3.1.1.Máy in offset bốn màu Win – 504- Xuất xứ: Uy Hải – Trung Quốc
- Thông số kỹ thuật:
Trang 14- Hoạt động của máy li hợp điện từ đơn linh hoạt đáng tin cậy
- Máy liên tục ba công đoạn: Bế đơn, bế ép liên tục, kéo dài thời gian tạm dừng máy, việc kéo dài thời gian này có thể điều chỉnh được.
- Thao tác máy hoạt động cao độ, thiết kế hợp lý, góc mở của giá ép to.
- Hệ thống bảo vệ an toàn có thể điều chỉnh được
Trang 15- Có thể lắp khoang bản hoạt động và hệ thống bôi trơn.3.1.3 MX – 1200 thông số kỹ thuật chủ yếu:
Chiều dài đường ép bế <35m
3.2.2 Bước 2: Output Film
Chế bản xong thì xuất để outfilm, đối với các tờ rơi có hình ảnh, Film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp mầu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black) Tới đây ta đề cập một chút về vấn đề mầu sắc trong in Opset:
Mầu trong In offset là hệ mầu CMYK, ta có thể hiểu khái quát rằng tất cả các mầu sắc đều có thể pha được từ 4 mầu CMYK này, ví dụ mầu đỏ cờ là sự kết hợp từ mầu Y (Yellow/vàng) và mầu M (Magenta/hồng); Hay mầu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai mầu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng); Rồi còn các mầu được kết hợp từ 3 trong 4 mầu nói trên hay kết hợp của cả 4 mầu với nhiều thông số khác nhau sẽ đạt được nhiều kết quả mầu sắc khác nhau Output 4 tấm phim xong thì chuyển sang phơi bản kẽm
Trang 163.2.3.Bước 3: Phơi bản kẽm:
Khi đã có 4 tấm phim, người ta đem phơi từng tấm một lên bản kẽm (hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm), đến đây ta đã có trong tay 4 bản kẽm đại diện cho 4 mầu C, M, Y, K để bước sang phần in.
3.2.4.Bước 4: In Opset:
Người ta sẽ tiến hành in từng mầu một, in mầu gì trước, mầu gì sau không quan trọng hoặc tùy vào kinh nghiệm của người thợ in Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm mầu đó để lắp lên quả lô máy in Opset, ở phần vào mực của máy người ta cũng sẽ cho loại mực tương ứng (ví dụ bản kẽm mầu C (Cyan) thì người ta cũng cho mực C và tiến hành in, Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in, sau khi chạy xong hết số lượng định in, người ta tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, ví dụ mầu vừa in xong là mầu C (cyan) thì giờ sẽ lắp kẽm Y (Yellow) vào, phần vào mực sẽ cho mực Y (vàng), cho giấy đã in một mầu kia vào và lại tiếp tục quy trình cũ Cứ thế tuần tự cho đến khi hết cả bốn mầu, bốn mầu đó chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.Trong quá trình in như vậy, với mỗi màu, người ta sẽ phải chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định Tổng cộng cả quá trình vào khoảng 200 bản chạy thử Chính vì vậy, khi in offset, người ta phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in (gọi là bù hao giấy)
3.2.5.Bước 5: Gia công sau in:
Cán láng: Cán láng là cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ rơi sau
khi in, cán láng sẽ tạo ra cho tờ rơi sự mịn của giấy khiến cho hình ảnh cũng trở nên đẹp hơn.
Có 2 kiểu cán láng: cán mờ và cán bóng: Cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm còn Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên.
Cán láng chỉ là một trang sức sau khi in, không bắt buộc, khách hàng có thể lựa chọn hoặc không là tuỳ.
Trang 17Xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; Sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm.
4.2 Chính sách thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường
Công ty Đức Anh không ngừng nâng cao, và phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu của khách hàng.
Xác định rõ tầm quan trọng hàng đầu của công tác marketing trong nền kinh tế thị trường, có biện pháp điều tra nghiên cứu, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường,trên cơ sở đó xây dựng chiến lược marketing dài hạn, xác định rõ thị trường chính trước mắt và thị trường tiềm năng, lập kế hoạch phát triển sản phẩm, tổ chức các hoạt động hỗ trợ bán hàng, quảng bá và phát triển thương hiệu.
Mở rộng không ngừng hệ thống sản xuất kinh doanh trong phạm vi thành phố Hà Nội, và bắt đầu mở rộng sang các tỉnh lân cân, nhanh chóng tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm là Thủ đô, đồng thời tạo cơ sở để thâm nhập vào thị trường tiềm năng, thị trường mới.
III Thực trạng ngồn vốn và huy động vốn tại Công ty Đức Anh1 Đặc điểm chung về quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp
1.1 Quy mô vốn của Công ty
Nhìn chung Công ty Đức Anh là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tổng số vốn không lớn Cụ thể:
Trang 18- Năm 2007 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 2.322.001.582 vnđ- Năm 2008 tổng nguồn vốn là 2.951.428.998 vnđ tăng 27,2% so với năm 2007.
- Năm 2009 tổng nguồn vốn là 4.038.108.851 vnđ tăng 36.9% so với năm 2008
- Năm 2010 tổng nguồn vốn là 13.693.761.103 vnđ tăng 238,8% so với năm 2009
Ta có thể theo dõi sự biến động của nguồn vốn qua sơ đồ sau: Nguồn vốn (vnđ)
13.693.761.103
2.322.001.582 Năm 2007 2008 2009 2010
BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
1.2 Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty bao gồm vốn các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Trong đó nợ phải trả gồm các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả người bán, thuế và các khoản phải trả nhà nước…Vốn chủ sở hữu gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Trang 19Cơ cấu nguồn vốn của Công ty từ năm 2007 đến năm 2010 (đơn vị tính VNĐ)NGUỒN VỐNNĂM 2007NĂM 2008NĂM 2009NĂM 2010Nợ phải trả1.167.127.990 2.279.775.44
Nợ ngắn hạn1.676.127.990
Vay ngắn hạn1.050.000.000
Phải trả người bán596.419.434 1.473.872.163
Thuế và các khoản nộp Nhà nước
Vốn chủ sở hữu 645.873.592671.653.551706.435.513 778.045.530
Vốn chủ sở hữu645.873.592 671.653.551
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu609.431.636 609.431.636
36.441.95635.983.707 41.828.162 79.434.806
Tổng cộng nguồn
vốn 2.322.001.5822.951.428.998
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy :