II. Một số giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp Đức Anh
3. Huy động vốn qua hợp tác liên doanh
Nền kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, đồng thời cũng tạo ra những mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp. Liên doanh liên kết là một biện pháp hữu hiệu trong việc huy động vốn tại Công ty Đức Anh trong thời gian tới. Trong khi việc tự lực nguồn vốn cho đầu tư phát triển nằm ngoài khả năng hiện có của doanh nghiệp thì tranh thủ hợp tác với các tổ chức có năng lực cao hơn là giải pháp hiệu quả. Liên doanh sẽ tạo cho doanh nghiệp nâng cao khả năng về trình độ quản lý, ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại vào sản xuất... Đồng thời khi tiến hành liên doanh doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa những lợi thế hiện có của mình.
Trong thời gian qua nhà xưởng, kho bãi của doanh nghiệp chưa phục vụ hết công suất, hệ số sử dụng nhà xưởng tại doanh nghiệp là thấp. Doanh
nghiệp nên thực hiện liên doanh theo hình thức: Doanh nghiệp góp vốn bằng nhà xưởng, kho bãi, .. và cung cấp lao động, bên đối tác góp vốn bằng thiết bị công nghệ và nếu đối tác có thị trường tiêu thụ sản phẩm của liên doanh sản xuất ra thì càng tốt. Liên doanh ra đời sẽ tạo điều kiện sử dụng tối đa nhà xưởng nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư doanh nghiệp đã tiến hành.
Tuy nhiên, cũng còn có những khó khăn công ty phải vượt qua khi tiến hành liên doanh như: uy tín của doanh nghiệp trên thị trường còn thấp, bản thân doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong viêc xác định trị giá vốn góp của bên đối tác liên doanh cũng như trong quản lý liên doanh,..
Để có thể khắc phục những hạn chế trên và có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi huy động vốn thông qua hợp tác liên doanh, doanh nghiệp nên thực hiện một số giải pháp sau:
Giải pháp thứ nhất: Tiếp tục duy trì và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời gian tới bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và ký kết các hợp đồng in ấn.
Giải pháp thứ hai: Học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác khi liên doanh, tìm ra những yếu điểm trong hợp tác và điều hành liên doanh tại công ty trong thời gian qua và đưa ra những giải pháp khắc phục.
Trong việc xác định trị giá vốn góp liên doanh của bên đối tác cần phải thành lập hội đồng đánh giá tài sản với sự có mặt của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, tốt nhất nên yêu cầu sự tham gia của các tổ chức kiểm toán có uy tín ở trong nước và quốc tế để đánh giá chính xác giá trị vốn góp của các bên, mức độ tiên tiến của công nghệ do bên đối tác góp vào liên doanh.
Giải pháp thứ ba: Việc xây dựng bản điều lệ hoạt động của liên doanh phải được xây dựng chặt chẽ, có khoa học, khắc phục tối đa hiện tượng bên
đối tác liên doanh dựa vào những điểm hạn chế của công ty trong quá trình hoạt động để tạo ra những tác động không tốt đối với liên doanh như yêu cầu tăng thêm vốn điều lệ khi liên doanh gặp khó khăn về vốn, thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý tại liên doanh...
Như vậy, trong tương lai Công ty TNHH Đức Anh có thể áp dụng tất cả các biện pháp nêu trên nhằm huy động đủ vốn để không những thực hiện đầu tư có trọng điểm mà quan trọng hơn công ty có thể đầu tư đồng bộ tài sản nhằm đảm bảo một tương lại ổn định và vững chắc, từng bước theo kịp với trình độ công nghệ chung của các doanh nghiệp trong cũng ngành.
KẾT LUẬN
Công ty TNHH Đầu Tư & Phát Triển Công Nghệ Đức Anh với quá trình gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực in ấn, thẻ nhựa và quà tặng là một trong số những doanh nghiệp nay đã thu được những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Công ty đang trên đà phát triển tốt, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động... Đứng trước những thách thức và cơ hội trong giai đoạn phát triển mới, việc đầu tư chiều sâu nhằm mở rộng kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty, em cho rằng việc huy động vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải kết hợp nhiều nguồn vốn. Trong đó có thể kể đến các nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp, các nguồn vốn khác như vay cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp, vay ngân hàng, là các nguồn vốn kết hợp với nguồn vốn bên trong để có thể tài trợ cho việc phát triển kinh doanh đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trong số các giải pháp huy động vốn được đề cập ở phần trên, có những giải pháp còn mới mẻ đối với doanh nghiệp và có thể còn thiếu tính thực tiễn. Do đó, trong chuyên đề này khó tránh khỏi những điểm thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của Công ty Đức Anh và Giảng viên huớng dẫn để các giải pháp trong chuyên đề đảm bảo tính chính xác và khả thi hơn. Em xin cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị doanh nghiệp - ĐH Kinh Tế Quốc Dân – Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp - ĐH Kinh Tế Quốc Dân- Nhà xuất bản ĐH Kinh Tế
3. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Đầu Tư & Phát Triển Công Nghệ Đức Anh
4. Các bài báo, tạp trí về tài chính
5. Trang web: www.ducanh.vn, www.vietbao.vn, www.webketoan.vn, www.visc.vn, www.protech.com.vn, www.vatgia.com.