1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc

73 873 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 759 KB

Nội dung

Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, khi nguồn viện trợ nướcngoài bị cắt giảm đột ngột, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp,việc huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong dân chưa nhiều, thu hút vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một chủ trương cấp thiết được Đảngvà Nhà nước quan tâm chỉ đạo Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phậnquan trọng không thể tách rời của chính sách đổi mới; vừa là sản phẩm củađường lối đổi mới, vừa là động lực thúc đẩy đổi mới, mở cửa và hội nhậpquốc tế Luồng vốn FDI đã góp phần bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầutư phát triển, đem lại những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt đời sốngkinh tế, chính trị, xã hội đất nước.

Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Thái Nguyêncó nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để phục vụ phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiệntiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa So với các tỉnh miền núi khác, TháiNguyên có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều lợi thế so sánh và tiềm năng pháttriển kinh tế Công tác thu hút vốn FDI những năm qua đã đạt được những kếtquả nhất định Các dự án FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúcđẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xúc tiến chuyển giao công nghệ hiện đạivà kinh nghiệm quản lý tiên tiến Sự có mặt của các doanh nghiệp FDI đẩymạnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển Tuy nhiên,so với thế mạnh và những tiềm năng của tỉnh, kết quả thu hút vốn FDI củaThái Nguyên còn nhiều hạn chế với số lượng dự án và tổng quy mô vốn đăngký quá nhỏ so với mức trung bình của cả nước Chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh (PCI) của Thái Nguyên năm 2008 đứng ở nhóm cuối bảng xếp hạng(53/64 tỉnh thành phố cả nước) cho thấy chất lượng cạnh tranh của tỉnh rấtthấp và khả năng thu hút đầu tư kém Vì vậy, vấn đề hết sức cần thiết đặt ra

Trang 2

cho tỉnh Thái Nguyên là tỉnh cần có những giải pháp phù hợp nhằm tăng tínhhấp dẫn đầu tư của tỉnh đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để gópphần đưa tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằmtăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên” để

làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các đặc điểm kinh tế – xã hộicủa tỉnh Thái Nguyên, tập trung vào các yếu tố tạo nên tiềm năng trong việcthu hút vốn, các chính sách ưu đãi của tỉnh nhằm thu hút vốn FDI, phân tíchvà đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của tỉnh, cùng với phươnghướng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI, đề xuất những biện pháp giúp TháiNguyên hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và sử dụng nguồn vốn này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của

tỉnh Thái Nguyên

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi không gian: dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyênvà đối chiếu so sánh với một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Phạm vi thời gian: giai đoạn 1993 – 2008

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp phân tích.

Trang 3

5 Kết cấu của đề tài

Bố cục đề tài được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái NguyênChương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh TháiNguyên

Chương 3: Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồnvốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.

Trang 4

Chương 1

TIỀM NĂNG THU HÚT NGUỒN VỐN FDI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm sâu trong vùng trung duvà miền núi Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km2 Thái Nguyên là mộttỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13 % diện tích so với cả nước.

Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giápvới tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơnvà Bắc Giang, phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội Thái Nguyên cách HàNội 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km Với vị trí địa lý là một trongnhững trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trungdu miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xãhội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ Việc giao lưu đãđược thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻquạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụnền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động vănhóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn

1.1.1.2 Địa hình

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấpdần xuống phía Nam Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóamạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ

Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núidựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Ngoài dãy núi trên

Trang 5

còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc – TâyNam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng Tây Bắc – ĐôngNam Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi caoche chắn gió mùa Đông Bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại khôngphức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi củaThái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nóichung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5.

Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển nông, lâmnghiệp.

1.1.1.4 Cơ cấu đất đai

Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha1 Cơ cấu đất đai gồm cácloại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thànhdo sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích Đất núi thích

Trang 6

hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ,rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần câylương thực cho nhân dân vùng cao

Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết,bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo Đây là vùng đất xen giữanông và lâm nghiệp Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở từđộ cao 150m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200m phù hợp đối với cây côngnghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (một đặc sản của TháiNguyên)

Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phânbố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn củachế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc canhtác

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm30,78 % diện tích tự nhiên) Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khảnăng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

1.1.2 Điều kiện văn hóa – xã hội

1.1.2.1 Đơn vị hành chính

Tỉnh Thái Nguyên có:

- 1 Thành phố: Thành phố Thái Nguyên- 1 Thị xã: Thị xã Sông Công

- 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, PhúLương, Đại Từ.

Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại làcác xã đồng bằng và trung du.

Trang 7

1.1.2.2 Dân cư và phân bố dân cư

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8dân tộc chủ yếu đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa vàDao Dân số Thái Nguyên năm 2008 khoảng 1.149.895 người Dân cư phânbố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thànhthị và đồng bằng dân cư lại dày đặc Mật độ dân số khoảng 324 người/km2,tốc độ tăng dân số trung bình của Tỉnh ở mức 0,9% /năm Tỷ lệ dân số nam/nữtrên địa bàn là 49,9%/50,1%; tỉ lệ dân thành thị chiếm 22,81%, dân số hoạtđộng nông nghiệp chiếm 72,37%.2

1.1.3 Cơ sở hạ tầng

1.1.3.1 Giao thông vận tải

- Đường bộ:

Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.735 km trong đó:

Đường quốc lộ: 183 km Đường tỉnh lộ: 105,5 km Đường huyện lộ: 659km Đường liên xã: 1.764 km Các đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa.

Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh,phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung tâm cáchuyện lỵ, thị xã, các khu kinh tế, vùng mỏ, khu du lịch và thông với các tỉnhlân cận Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộtỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên, nối Thái Nguyên với HàNội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng Các quốc lộ 37, 18, 259 cùng với hệthống đường tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên vớicác tỉnh xung quanh.

- Đường sắt:

Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện.

Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyênvới Hà Nội.

Trang 8

Tuyến đường sắt Quán Triều – Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vậnchuyển khoáng sản (vận chuyển than).

Tuyến đường sắt Lưu Xá – Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội –Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh BắcNinh (đến Ga kép) và ra tỉnh Quảng Ninh.

Hệ thống đường sắt của tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phục vụ vận chuyểnhành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước.

1.1.3.2 Hệ thống điện

Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lướiđiện tương đối hoàn chỉnh Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điệnquốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và một số huyệncó lưới điện tương đối hoàn chỉnh.

1.1.3.3 Hệ thống bưu chính viễn thông

So với nhiều loại hình dịch vụ khác ở Thái Nguyên, dịch vụ bưu chínhviễn thông của tỉnh có tốc độ phát triển rất nhanh Tính đến cuối năm 2005,toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 9 bưu cục huyện, thị và 41 bưu cục khu vực.100% xã trong tỉnh có điểm bưu điện – văn hóa xã Nhìn chung các điểm bưuđiện đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địaphương (trừ một số xã miền núi).

Mạng lưới bưu chính viễn thông đã phủ kín toàn tỉnh Các dịch vụ viễnthông hiện đại như điên thoại thẻ, nhắn tin, internet, điện thoại di động đã

Trang 9

được sử dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh Số máy điện thoại tăng rất nhanh, từ21.887 thuê bao năm 2000 tăng lên 97.123 thuê bao năm 20073.

1.1.3.4 Hệ thống nước sạch

- Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công hiện nay đã có nhà máynước Nhà máy nước Thái Nguyên hiện nay đã được cải tạo và nâng cấp bằngnguồn vốn vay của ADB Năm 2010 dự án này sẽ kết thúc, công suất của nhàmáy nước Thái Nguyên sẽ được nâng lên 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhucầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho nhu cầu của toàn thành phố.

Nhà máy nước thị xã Sông Công với công suất thiết kế 30.000 m3/ngàyđêm đảm bảo cho nhu cầu nước cho sự phát triển của thị xã và khu côngnghiệp Sông Công, song về chất lượng nước sạch cần được nâng cao.

- Một số thị trấn huyên lỵ của tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch, cần đầutư bổ sung cho một số thị trấn còn lại.

1.1.4 Điều kiện kinh tế

1.1.4.1 Vị trí kinh tế của tỉnh

Nằm ở trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên có một vị trí đặc biệt quantrọng: là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh Đông Bắc với đồng bằng sôngHồng và các tỉnh phía Nam Xét về mặt kinh tế, Thái Nguyên cũng có một vịtrí quan trọng trong vùng cũng như trong cả nước, đó là:

- Đối với các tỉnh trung du và miền núi như: Tuyên Quang, Bắc Kạn,Lạng Sơn, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ thì Thái Nguyên là nơi cung cấpcác sản phẩm thép, nhiên liệu than, một số mặt hàng tiêu dùng thông thường.Trong tương lai Thái Nguyên vẫn sẽ là nơi cung cấp cho các tỉnh trung dumiền núi Đông Bắc những sản phẩm công nghiệp như than, thép, gang, độngcơ diezen, các sản phẩm vật liệu xây dựng.

- Đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng thì Thái Nguyên cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm như than, thép cán, chè.

Trang 10

Ngoài ra, nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nhẹ khác của TháiNguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi tại vùng này.

1.1.4.2 Tốc độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế

Kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ khá nhanh Tốc độ tăng trưởngkinh tế năm sau cao hơn năm trước, bình quân hàng năm đạt 10 – 12% Năm2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 12,46%, vượt mục tiêu kếhoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay Đónggóp vào mức tăng trưởng chung 12,46% thì khu vực công nghiệp và xây dựngvẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớnnhất là 6,81%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sảnxuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là khu vực ngoàiquốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăngchung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thươngnghiệp tăng 16%, vận tải, bưu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức đóng góp là 1,24%,riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có vai trò quyết định đến tốcđộ tăng trưởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệptăng khoảng 4,75% so với năm 20064

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người củatỉnh cũng có sự tăng đáng kể, năm 2007 đạt 8,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5triệu đồng/người/năm Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theohướng tích cực Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực Côngnghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung,khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khuvục Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịchtheo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vựcCông nghiệp – Xây dựng.

4 Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Trang 11

1.2 Tiềm năng thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên

1.2.1 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.1 Tiềm năng về nông – lâm nghiệp

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiềutiềm năng cho phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè vàcác loại cây ăn quả Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương đã từ lâunổi tiếng ở Việt Nam Toàn tỉnh hiện có khoảng 15.000 ha chè, đứng thứ 2trong cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng) với 30 cơ sở chế biến chè trên khắp địabàn tỉnh Sản phẩm chè Thái Nguyên đã được xuất khẩu đi nhiều nước trênthế giới Hiện nay, Thái Nguyên đang thực hiện dự án vốn vay ODA để tạocùng chè đặc sản cho năng suất và chất lượng cao.

Hiện nay Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó hơn8.000 ha đã cho thu hoạch Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng đểphát triển hàng hóa về cây công nghiệp, cây ăn quả.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 103.774 ha và rừng trồng hơn 48.000ha, hiện đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu cho nhà máyván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn là tiềm năng rấtlớn cho việc chế biến hàng hóa có giá trị cao.

Như vậy, Thái Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp,đặc biệt là cây chè và các loại cây ăn quả Với diện tích đất trống đồi núi trọccòn gần 110.000 ha cho phép Thái Nguyên có thể mở rộng diện tích trồng chèlên trên 15.000 ha; diện tích trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng,mơ… lên hàng vạn ha, tạo ra vùng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chếbiến Chè là cây công nghiệp truyền thống của Thái Nguyên có chất lượng nổitiếng trong cả nước, hiện không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩusang nhiều nước châu Á và châu Âu Đây là sản phẩm được nhiều nhà đầu tưnước ngoài quan tâm Hiện đã có các nhà đầu tư Đài Loan, Nhật Bản đầu tưvào trồng và chế biến các sản phẩm chè tại Thái Nguyên Nếu có chính sách

Trang 12

đầu tư tốt, cây chè nói riêng, các loại cây công nghiệp nói chung ở TháiNguyên có khả năng phát triển lớn.

1.2.1.2 Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủngloại, đây là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành côngnghiệp luyện kim, khai khoáng… Các loại khoáng sản của Thái Nguyên baogồm:

+ Nhóm nguyên liệu cháy: than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đátrữ lượng khoảng 90 triệu tấn Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ 2trong cả nước (sau tỉnh Quảng Ninh)

+ Nhóm khoáng sản kim loại: Có kim loại màu và kim loại đen Kim loạiđen có sắt, titan Quặng sắt có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏlớn: cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe58,8% - 61,8%, cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữlượng quặng khoảng 30 triệu tấn Quặng sắt đang được khai thác cho việcluyện thép của công ty Gang thép Thái Nguyên Quặng Titan: Đã phát hiện 18mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện PhúLương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm,Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít, tổng trữ lượng dự kiếnkhoảng 18 triệu tấn, hiện nay chưa được khai thác.

Kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thủyngân… Hiện nay, thiếc đã được khai thác và xuất khẩu Mỏ vonfram tạihuyện Đại Từ đã được công ty nước ngoài khảo sát thăm dò, dự án khai thácvà chế biến khoáng sản Núi Pháo cũng được đầu tư 147 triệu USD

+ Nhóm khoáng sản phi kim loại: có pyrít, barít, phốtphorit… trong đóđáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên.Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn.

Trang 13

Bảng 1.1: Tổng hợp các mỏ và điểm quặng tỉnh Thái Nguyên

Loại khoáng sảnTổngsố

- Chì, kẽm- Đồng- Niken- Thủy ngân- Thiếc- Vàng

33- Phi kim loại

- Pyrit- Barit- Photphorit- Graphit

64184- Vật liệu xây dựng

- Sét xi măng- Sét gạch ngói- Sét cao lanh

Nguồn: Sở Công thương Thái Nguyên

+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vậtliệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường vàKhe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây

Trang 14

dựng, đá vôi xi măng Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3,trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoàira gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chấtlượng tốt, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3 Đó là vùng nguyên liệu dồi dào chosự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát.

Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phúvề chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước Tiềm năngkhoáng sản tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triểncác ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đặc biệt là vật liệuxây dựng

Bảng 1.2: Trữ lượng một số khoáng sản chính

Đơn vị: Triệu tấn

Loại khoáng

sảnTrữ lượng

Trữ lượng tiềm

1- Năng lượng- Than đá- Than mỡ

-Cấp A, B, C1, C22- Kim loại

- Mangan- Titan- Chì, kẽm- Thiếc

-Cấp A, B, C

Cấp A, B, C, C1Cấp C1, C2

Nguồn: Sở Công thương Thái Nguyên

Nhóm nguyên liệu cháy gồm than mỡ, than đá với trữ lượng khoảng hơn100 triệu tấn Nhóm khoáng sản kim loại gồm cả kim loại đen như sắt,mangan, titan và kim loại màu như chì, kẽm, vàng, đồng, niken, thủy ngân…Nhóm khoáng sản phi kim gồm py rít, ba rít, phốt pho rít… Nhóm khoáng sảnvật liệu xây dựng gồm sét, cát, đá, sỏi, đá cacbonat

Trang 15

Đáng chú ý nhất trong nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng là đácacbonat bao gồm đa vôi xây dựng, đá vôi xi măng Các loại đá này đều cótrữ lượng lớn, phân bố ở những vị trí thuận lợi cho việc khai thác.

Với việc có mặt 3 loại khoáng sản – nguyên liệu chính cho sản xuất ximăng là đá vôi, sét và than, Thái Nguyên có nhiều thuận lợi trong sản xuấtloại vật liệu xây dựng này

Tóm lại, điều kiện về khoáng sản là thuận lợi và cũng là tiềm năng đểtỉnh phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, sản xuất vậtliệu xây dựng…

1.2.1.3 Tiềm năng về du lịch

Thái nguyên là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệthuật, di tích khảo cổ học thời kì đồ đá cũ Khu du lịch Hồ Núi Cốc cách trungtâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km là khu du lịch lớn nhất của tỉnh cóphong cảnh sơn thủy hữu tình, là nơi thăm quan, nghỉ dưỡng lí tưởng của dukhách Ngoài ra, Thái nguyên còn có các điểm du lịch hấp dẫn như sau:

+ Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai,cách thàng phố Thái Nguyên 45 km Nơi đây đang cần vốn đầu tư công trìnhcáp treo, nhà nghỉ tiện nghi cao cấp và các công trình vui chơi giải trí.

+ Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá đã được đầu tư Hiện naytỉnh đang tiếp tục đầu tư để tái tạo được quang cảnh thiên nhiên như lúc Chủtịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại đó Tỉnh Thái Nguyên khuyến khíchcác dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại thác Khuôn Tát

+ Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố TháiNguyên) và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (PhúLương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền ĐộiCấn (thành phố Thái Nguyên).

- Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm thamquan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây

Trang 16

đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); ĐộngTam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải(Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Kiếp Bạc (Hải Dương).

- Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa phát triển mạnh.Thái Nguyên đang cần thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này, trongđó có cả hệ thống khách sạn chất lượng dịch vụ cao.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thời kỳ là căncứ cách mạng, Thủ đô kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên cónhiều địa danh, di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng Đặc điểm này tạo choThái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn, nếu biết khai thác sẽ góp phần thúcđẩy mạnh mẽ kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.

1.2.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực

Thái Nguyên hiện có 5 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, đó làĐại học kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Y, Đại học Sư phạm, Đại học Nônglâm và Đại học Kinh tế Và Quản trị kinh doanh Ngoài ra còn có 16 trườngcao đẳng chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về cán bộkhoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnhlân cận.

Lực lượng lao động của tỉnh năm 2007 là 633.681 Theo dự kiến, sốngười trong độ tuổi lao động của tỉnh đến năm 2010 khoảng 728.100 người vàđến năm 2020 khoảng 870.400 người; lực lượng lao động dự kiến khoảng678.400 người năm 2010 và 799.000 người năm5 Chất lượng dân số trên địabàn Tỉnh được cải thiện nhanh (đạt mức cao hơn mức bình quân của vùng).Đây là một lợi thế lớn trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triểnnền kinh tế của tỉnh

1.2.3 Tiềm năng về kinh tế

5 Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

Như đã trình bày ở trên, Thái Nguyên có cơ sở hạ tầng chung khá pháttriển Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài tới 2.753 km, hầu hết các tuyếnđường đều được cải tạo, nâng cấp Trong thời gian tới, đường cao tốc Hà Nội– Thái Nguyên hoàn thành sẽ là một thuận lợi rất lớn.

Hệ thống điện của Thái Nguyên tương đối hoàn chỉnh và nằm trong hệthống lưới điện quốc gia với các cấp điện áp chủ yếu là 220 KV, 110 KV, 35KV, 22 KV.

Thái Nguyên đang phát triển mạnh hệ thống thông tin viễn thông toànquốc và quốc tế Mạng truyền dẫn được thiết lập vững chắc bằng thiết bị vibavà tổng đài điện tử – kỹ thuật số đảm bảo đáp ứng thông tin liên lạc toàn quốcvà quốc tế

Hệ thống cung cấp nước sạch của Thái Nguyên đang được hoàn thiện.Nhà máy nước Thái Nguyên đã được cải tạo đạt công suất 30.000 m3/ ngàyđêm, đáp ứng nhu cầu nước của toàn thành phố Nhà máy nước thị xã SôngCông công suất 15.000 m3/ ngày đêm, cung cấp nước cho thị xã và khu côngnghiệp Sông Công

Nhiều dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng về giao thông,điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và vệ sinh môi trường đã và đang đượcthực hiện

Là một tỉnh sớm có các ngành công nghiệp nặng phát triển, nên ở TháiNguyên đã hình thành các khu, cụm công nghiệp Hai khu công nghiệp lớnđược hình thành trong thập niên 60, 70 là khu Gang thép Thái Nguyên và khucơ khí Gò Đầm – Phổ Yên sản xuất các sản phẩm gang thép, kim loại màu,động cơ diezen, dụng cụ y tế, vòng bi… Năm 1999, khu công nghiệp SôngCông được chính phủ quyết định thành lập với diện tích 320 ha, là khu côngnghiệp tập trung nhiều dự án đầu tư lớn, nằm ngay trên quốc lộ 3, cách thủ đôHà Nội 40 km Ngoài ra, còn có các cụm công nghiệp khai thác than LàngCẩm, Núi Hồng, cụm công nghiệp vật liệu xây dựng La Hiên Đại bộ phận

Trang 18

các doanh nghiệp trong các khu và cụm công nghiệp đều là doanh nghiệptrong nước trừ khu công nghiệp Sông Công được Chính phủ cho phép xâydựng thành khu công nghiệp tập trung, các khu, cụm công nghiệp còn lại chưacó quy hoạch xây dựng theo hướng khu, cụm công nghiệp tập trung.

Các khu, cụm công nghiệp tập trung có ý nghĩa quan trọng trong pháttriển kinh tế Tuy nhiên không phải bất cứ đâu cũng có thể xây dựng và pháttriển các khu, cụm công nghiệp tập trung Sự hình thành các khu, cụm côngnghiệp tập trung và theo đó là các quá trình đầu tư phát triển công nghiệp tạiđây từ các nguồn trong và ngoài nước sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triểnmạnh Với lợi thế có sẵn các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tiềmnăng phát triển các ngành công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp tậptrung ở Thái Nguyên là rất lớn.

Tóm lại, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có vị trí địa lýthuận lợi, nằm ở trung tâm Việt Bắc, kề sát với vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếpgiáp với Hà Nội Đây là một lợi thế của tỉnh, nếu được khai thác tốt sẽ đưaThái Nguyên thực sự trở thành trung tâm vùng trung du miền núi Bắc bộ Làtỉnh có tài nguyên đa dạng, phong phú như tài nguyên khoáng sản, tài nguyênđất Các loại tài nguyên khoáng sản khá đa dạng là nhân tố quan trọng trongviệc hình thành một số trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa của tỉnh

1.3 Một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của tỉnh TháiNguyên

Căn cứ quyết định 1205/ 2007/ QĐ- UBND, tỉnh Thái Nguyên thực hiệncác biện pháp sau đây nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưnước ngoài đầu tư vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

1.3.1 Công bố công khai

- Danh mục các dự án thu hút đầu tư nước ngoài tại địa phương.

Trang 19

- Các thủ tục liên quan đến hình thành, thẩm định, triển khai và thực hiệndự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Khung giá thuê đất cho từng khu vực.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy trình, thủ tục cấp đất, thuê đất,giao đất và giải phóng mặt bằng đối với các nhà đầu tư.

- Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; - Quy trình, thủ tục vay vốn từ các ngân hàng.

- Các văn bản quy định về kiểm tra, thanh tra, về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan thường xuyên phải làm việc với Doanh nghiệp.

1.3.2 Hướng dẫn hỗ trợ nhà đầu tư

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong trường hợp cần đánhgiá).

- Đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư,nguyên liệu…

- Giải quyết các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

1.3.3 Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng

- Khuyến khích, hỗ trợ thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu côngnghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng hoặc xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng ràocơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:

+ Trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, nếu nhàđầu tư đã xây dựng hoặc ứng vốn xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàngrào cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ được hoàn trả theocách: Trả bằng quỹ đất trên cơ sở đấu giá quyền sử dụng đất không giao đấttheo giá quy định.

+ Việc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào củadoanh nghiệp có thể được hỗ trợ cho các công trình mang tính công trình

Trang 20

phúc lợi chung cho xã hội được UBND tỉnh quyết định đầu tư Doanh nghiệpcó vốn ứng trước xây dựng được hoàn trả vốn xây dựng hàng năm theo kếhoạch đầu tư của tỉnh.

1.3.4 Ưu đãi về giá thuê đất và miễn tiền thuê đất

- Đơn giá thuê đất:

Đơn giá thuê đất một năm được tính bằng % giá đất theo mục đích sửdụng đất thuê do UBND tỉnh ban hành và công bố công khai hàng năm Đơngiá thuê đất của mỗi dự án được ổn định 05 năm Các mức áp dụng như sau:

+ Đất tại các phường Trưng Vương, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ,Đồng Quang, Quang Trung thuộc thành phố Thái Nguyên: 0,7%

+ Đất tại các xã, phường còn lại của thành phố Thái Nguyên; các xã,phường của thị xã Sông Công; các xã, thị trấn thuộc huyện Phổ Yên và huyệnPhú Bình: 0,5%

+ Đất tại các xã, thị trấn thuộc huyện Đại Từ, Phú Lương, Định hoá,Đồng Hỷ (trừ các xã miền núi khu vực III theo quy định) và các xã miền núithuộc thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và huyệnPhú Bình: 0,4%

+ Đất tại các xã, thị trấn thuộc huyện Võ Nhai và các xã miền núi khuvực III thuộc các huyện: 0,3%

- Miễn, giảm tiền thuê đất:

Các trường hợp và thời gian được miễn tiền thuê đất được thể hiện trongbảng dưới đây:

Bảng 1.3: Ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với nhà đầu tư

Trang 21

1Lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư

1.2 Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình,

1.3 Võ Nhai, Định Hóa

2Lĩnh vực ưu đãi đầu tư

2.2 Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình,

3Lĩnh vực khác

3.1 Thái Nguyên, Sông Công

3.2 Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình,

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên

1.3.5 Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

- Mức thuế suất và thời gian hưởng mức thuế suất:

+ Thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạtđộng kinh doanh đối với:

 Hợp tác xã và cơ sở kinh doanh mới thành lập thực hiện dự án tạicác huyện Võ Nhai, Định Hóa.

 Cơ sở kinh doanh mới thành lập đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưuđãi đầu tư.

+ Thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạtđộng kinh doanh đối với:

Trang 22

 Hợp tác xã mới thành lập tại các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, PhúLương, Phổ Yên, Phú Bình.

 Cơ sở kinh doanh mới thành lập đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi đầu tưvà thực hiện dự án tại các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương,Phổ Yên, Phú Bình.

+ Thuế suất 20% trong thời hạn 10 năm kể từ khi bắt đầu đi vào hoạtđộng kinh doanh đối với:

 Hợp tác xã mới thành lập tại thành phố Thái Nguyên và thị xãSông Công

 Cơ sở kinh doanh mới thành lập đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi đầu tư Cơ sở kinh doanh mới thành lập thực hiện dự án tại các huyện

Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, Phú Bình.

(Sau thời hạn áp dụng mức thuế suất ưu đãi nêu trên,các hợp tác xã vàcơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư phải nộp thuế thu nhập doanhnghiệp với mức thuế suất là 28%)

- Ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp:

Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh dichuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế như sau:

+ Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%số thuế phải nộp cho 02 năm tiếp theo đối với cơ sở sản xuất mới thành lập từdự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quyhoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%số thuế phải nộp cho 03 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lậptừ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưuƯĐĐT

Trang 23

+ Được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%số thuế phải nộp cho 06 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lậptừ dự án đầu tư tại địa bàn thuộc các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương,Phổ Yên, Phú Bình và cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn các huyệnĐồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, Phú Bình.

+ Được miễn thuế 03 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%số thuế phải nộp cho 07 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lậptừ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ƯĐĐT vàthực hiện tại địa bàn các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Phổ Yên, PhúBình.

+ Được miễn thuế 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50%số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lậptừ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục ngành nghề, lĩnhvực đặc biệt ƯĐĐT hoặc thực hiện tại địa bàn huyện Võ Nhai, Định Hoá

1.3.6 Ưu đãi về miễn thuế nhập khẩu

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố địnhcủa dự án khuyến khích đầu tư, bao gồm:

+ Thiết bị, máy móc;

+ Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được BộKhoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện vận chuyển đưa đón côngnhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;

+ Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiệnđi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc,phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại 2 mục trên;

+ Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dâychuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá

Trang 24

lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm với thiết bị, máy móc; + Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được

- Miễn thuế nhập khẩu đối với giống cây trồng, vật nuôi được phép nhậpkhẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp

- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệpthực hiện Dự án Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) và

nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, Hợp đồng Xây dựng Chuyển giao

-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)

- Miễn thuế lần đầu đối với hàng hoá là trang thiết bị nhập khẩu để tạotài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư đầu tư về khách sạn, vănphòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêuthị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữabệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tưvấn.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho

hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầusản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của cácdự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ƯĐĐT hoặc thuộc Danh mục địa bàncó điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn hoặc thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện,phụ tùng cơ khí, điện, điện tử

- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầusản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuấtđược nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vựcƯĐĐT; bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục

Trang 25

vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ƯĐĐT hoặc thuộcDanh mục địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

1.3.7 Ưu đãi về miễn thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị, máymóc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệthuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp.

Trường hợp dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ nhập khẩu thuộc diệnkhông chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong dây chuyền đồng bộ đó có cảloại thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được thì cũng không tính thuếgiá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị, máy móc đồng bộ.

Trang 26

Chương 2

THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI CỦATỈNH THÁI NGUYÊN

2.1 Tình hình thu hút nguồn vốn FDI

2.1.1 Quy mô vốn và quy mô bình quân dự án

Mặc dù đất nước ta mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, ban hành luật đầutư năm 1987 nhưng tỉnh Thái Nguyên phải đến năm 1993, dự án có vốn FDIđầu tiên mới xuất hiện Tính đến cuối năm 2008, tỉnh Thái Nguyên có 38 dựán đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư Trừ các dự án bị rút giấyphép đầu tư và giải thể trước thời hạn, hiện có 26 dự án còn hiệu lực với tổngvốn đăng ký 324.965.500 USD Bảng 2.1 sẽ cho thấy rõ tình hình thu hút vốnFDI đăng ký của tỉnh Thái Nguyên.

Thời kỳ 1993 – 1996, vốn FDI tại Thái Nguyên còn ít, tỉnh mới thu hútđược 3 dự án với tổng số vốn đăng ký là 28,3 triệu USD, mặc dù thời kỳ 1991– 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có thểcoi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án đượccấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷUSD, đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đãbắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một sốnước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trườngmới Trong giai đoạn này, dòng FDI vào Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng,có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vàothực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước nhưng chưa có tác độngnhiều đến kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên Thời kỳ này, cũng giống cáctỉnh lân cận như: Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn… tỉnh Thái Nguyên chưathực sự gây được sự chú ý đối với nhà đầu tư nước ngoài xét trên nhiềuphương diện (môi trường đầu tư kém hấp dẫn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển).

Trang 27

Năm 1993, tỉnh thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,75 triệuUSD Đến năm 1994, tỉnh không thu hút được dự án FDI nào Năm 1995, vốnđăng ký là 4,5 triệu USD Đến năm 1996 lại giảm 54 % so với năm trước(2.06 triệu USD).

Trong 3 năm 1997 – 1999 có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăngký 0,5 triệu USD Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhtiền tệ Đông Nam Á, dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực giảm đángkể Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự tác động này Đây cũng là năm tỉnhThái Nguyên không thu hút được dự án nào Cũng trong thời gian này nhiềudự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triểnkhai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắtđầu có dấu hiệu phục hồi chậm Năm 2000 tỉnh Thái Nguyên không thu hútđược dự án nào Vốn đăng ký cấp mới năm 2001 đạt 3,4 triệu USD, tăng580% so với năm 1999, năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 23,53% so vớinăm 2001, năm 2003 (đạt 13,5 triệu USD), tăng 1.587,5% so với năm 2002

Đến năm 2004, có sự đột biến trong quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh,có 2 dự án được cấp phép và lượng vốn tăng mạnh: 147,32 triệu USD, tứctăng 991,28% so với năm 2003 Nhưng đến năm 2005, tình hình thu hút FDIlại ảm đạm trở lại (thu hút được 2 dự án với vốn đăng ký là 6,85 triệu USD,giảm 95,35%

Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyênđã tăng đáng kể Năm 2006, số dự án tăng lên (4 dự án) nhưng lượng vốn lạigiảm mạnh (2,62 triệu USD) Đến năm 2007, cả số dự án và số vốn đều tănglên đáng kể, với 7 dự án và tổng số vốn đầu tư là 117,78 triệu USD Đây lànăm tỉnh Thái Nguyên thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất Sang năm 2008,tỉnh lại chỉ thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,86 triệu USD, giảm96,72% so với năm 2007.

Trang 28

Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 – 2008

STTNămSố dự ánVốn đầu tư đăng ký(USD)

Tốc độ tăng VĐK(%)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Theo Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2007, Thái Nguyên đứng thứ32 trong cả nước về số dự án và thứ 27 về tổng vốn đăng ký Nếu so sánh với15 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm: Hà Giang, CaoBằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên,Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bìnhthì Thái Nguyên đứng thứ 6 về số dự án và thứ 3 về tổng vốn đăng ký, đây làcon số có cho thấy Thái Nguyên đã đạt được thành tựu nhất định trong việcthu hút nguồn vốn FDI Nhưng nếu so sánh Thái Nguyên với các tỉnh có điềukiện tự nhiên tương đồng với tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc

Trang 29

Giang thì có thể thấy tỉnh chưa tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có.Bảng 2.2 sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 1988 – 2007của một số địa phương

STTĐịa phươngSố dự ánTổng vốn đăng ký(triệu USD)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thểhiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoàiđối với môi trường đầu tư Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thái Nguyênnói riêng Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủnghoảng tài chính khu vực 1997 Giai đoạn 1993 - 1996 quy mô vốn đầu tưđăng ký bình quân đạt 9,44 triệu USD/dự án Từ mức quy mô vốn đăng kýbình quân của một dự án đạt 0,5 triệu USD trong giai đoạn 1997 – 2000 đãtăng lên 13,46 triệu USD/dự án trong 8 năm 2001 – 2008.

Bảng 2.3: Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn

dự án(USD)

Tốc độ tăngQMBQ (%)

Trang 30

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Quy mô bình quân mỗi dự án của tỉnh Thái Nguyên là: 12,5 triệu USD,so với mức bình quân cả nước là 10,1 triệu USD (tính đến hết thời điểm 2007,theo tổng cục thống kê), thì thấy rằng tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được nhiềudự án có quy mô lớn Nhưng có điều đáng lưu ý là, nếu loại trừ dự án NúiPháo của Singapore, và dự án Hồ điều hòa Xương Rồng của Nhật Bản chiếmtới 45,24% và 30,77% tổng số vốn đăng ký thì con số 12,5 triệu USD/ dự ánchỉ phản ánh một cách tương đối quy mô bình quân của một dự án nói trên.Như vậy, nếu loại trừ 2 dự án này thì quy mô bình quân một dự án ở mức rấtthấp so với cả nước, chỉ còn 3,2 triệu USD/ dự án.

Đánh giá một cách chi tiết, quy mô bình quân một dự án có sự tăng giảmkhông đồng đều Mức cao nhất là năm 2004, quy mô bình quân một dự án là73,66 triệu USD, tiếp theo là năm 1993 với 21,75 triệu USD Kể từ khi dự ánFDI lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Nguyên cho đến hết năm 2008, chúng takhông thấy một quy luật nào cho sự tăng giảm quy mô bình quân một dự án.Sau năm 1993, quy mô bình quân một dự án giảm 79,32%, chỉ còn 4,5 triệuUSD, năm 1996 tiếp tục giảm còn 2,06 triệu USD tức giảm 54,11% Năm1999 lại giảm còn 0,5 triệu USD, giảm 75,79% Năm 2001 có sự khởi sắc trở

Trang 31

lại với mức trung bình 1,7 triệu USD (tăng 240%) Năm 2002 lại giảm mạnh,52,94% còn 0,8 triệu USD Năm 2003 tăng và đến 2004 đạt đỉnh điểm ở mức73,66 triệu USD Nhưng năm 2005, 2006 quy mô bình quân một dự án lại tiếptục giảm, đến năm 2007 tình hình có khả quan hơn với mức 16,82 triệu USD.

So sánh với tình hình tăng giảm lượng vốn đăng ký, chúng ta thấy có sựtương đồng giữa tốc độ tăng giảm lượng vốn đăng ký và quy mô bình quânmột dự án Sự tăng giảm thất thường đó đặt ra cho tỉnh nhiều câu hỏi cần phảigiải đáp để có định hướng và giải pháp đúng đắn trong quá trình thu hút cácdự án FDI

2.1.2 Cơ cấu vốn FDI đăng ký

2.1.2.1 Cơ cấu vốn đăng ký phân theo ngành nghề

Tính đến hết năm 2008, Thái Nguyên có 26 dự án có vốn FDI, trong đócó tới 19 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tổng vốnđầu tư lên tới 215 triệu USD, tương đương 66,17 %, còn lại là lĩnh vực dịchvụ với 4 dự án có tổng đăng ký là 104,6 triệu chiếm 32,19% và thấp nhất làngành nông – lâm – ngư nghiệp với 3 dự án, chiếm 1,64% tổng số vốn đầu tư.

Bảng 2.4: Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo ngành nghề

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chútrọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng Quamỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể đượcxác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích

Trang 32

đầu tư Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài,Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuấtsản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuấtkhẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước vàcó tỷ lệ nội địa hoá cao.

Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ cácquy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắtbuộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước Qua cácthời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực Công nghiệp – Xâydựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo địnhhướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, côngnghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm vàlinh kiện điện tử

Đối với tỉnh Thái Nguyên, là một tỉnh trung du miền núi, được thiênnhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, đây là một lợi thế cho Thái Nguyên đểthu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng Cho đến naycác dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (chế biến khoángsản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí luyện kim ) vẫn giữ vai tròquan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làmvà nguồn thu nhập ổn định cho lao động trực tiếp.

Tính đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọnglớn nhất với 19 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 215 triệu USD,chiếm 73% về số dự án và 66,17% tổng vốn đăng ký Trong đó, chế biếnkhoáng sản chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký

Bảng 2.5: Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo chuyên ngànhtrong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng

STTChuyên ngànhSố dự ánVốn đầu tư (USD)

Trang 33

1 Chế biến khoáng sản 7 159.260.000

Tính đến hết năm 2008, tỉnh Thái Nguyên thu hút được 4 dự án FDI vàolĩnh vực dịch vụ Trong khu vực dịch vụ, có 2 dự án đầu tư vào du lịch, 1 dựán đầu tư vào dịch vụ thương mại và 1 dự án vào lĩnh vực y tế Xem bảng 2.6

Bảng 2.6 : Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo chuyên ngànhtrong lĩnh vực Dịch vụ

STTChuyên ngànhSố dự ánVốn đầu tư (USD)

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Các dự án FDI tại Thái Nguyên nếu xét về cơ cấu đầu tư theo ngành quahai giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 1993 đến 1999 và giai đoạn 2 từ năm 2000đến 2008 thì thấy giai đoạn 1 không có dự án đầu tư nào vào lĩnh vực dịch vụ,đến giai đoạn 2 có 4 dự án Đây là lĩnh vực Thái Nguyên có nhiều tiềm năng

Trang 34

nhưng chưa khai thác được hết Trong thời gian tới, Thái Nguyên cần tăngcường thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhằm khai thác hết thếmạnh vốn có của tỉnh và nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địaphương phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.

- Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệpđã được chú trọng ngay từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 1987 Tuy nhiênđến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư caotrong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngưchưa được như mong muốn

Đến hết năm 2008, trong lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp, tại tỉnh TháiNguyên có 3 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 5 triệu USD, chiếm11,54% về số dự án và 1,64% tổng vốn đăng ký Trong đó, các dự án đều làvề chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến và xuất khẩu chè

2.1.2.2 Cơ cấu vốn đăng ký phân theo địa bàn đầu tư

Kể từ khi có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên vào năm1993, khu vực thành phố Thái Nguyên là địa bàn thu hút được nhiều dự ánnhất với 9/26 dự án, chiếm 34,62% số dự án Các dự án chủ yếu đầu tư vàolĩnh vực công nghiệp nặng và tập trung ở khu công nghiệp Gang thép TháiNguyên – địa bàn có nhiều tiềm năng và truyền thống trong phát triển lĩnhvực kinh tế này Thị xã Sông Công cũng là địa bàn thu hút được nhiều dự ánđầu tư trực tiếp nước ngoài với 8 dự án, chiếm 30,77% số dự án Các dự ánkhác tập trung vào các vùng mỏ, khoáng sản, kim loại quý Một số dự án đầutư vào huyện Phổ Yên – một huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và có đườnggiao thông tương đối thuận lợi.

Năm 2001, có liên tiếp 2 dự án có vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệpSông Công và năm 2004 có thêm 1 dự án nữa Đến nay, khu công nghiệpSông Công đã thu hút được 3 dự án, chiếm 11,54% số dự án nhưng lượng vốn

Trang 35

đầu tư còn nhỏ bé, 4,8 triệu USD, chỉ chiếm 1,48% tổng vốn đầu tư Khucông nghiệp Sông Công ra đời bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của cácnhà đầu tư nước ngoài, chứng tỏ tầm quan trọng của việc quy hoạch các cụmkhu công nghiệp tập trung trong chiến lược thu hút các dự án FDI của tỉnh.Các dự án ngoài khu công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo, 23/26 dự án, vớitổng vốn đăng ký 320,16 triệu USD chiếm 98,52% Điều đó chứng tỏ quy mômột số dự án ngoài khu công nghiệp lớn hơn nhiều so với dự án trong khucông nghiệp Tuy nhiên, trong thời gian tới, vẫn còn nhiều thách thức đặt rađối với các khu công nghiệp ở Thái Nguyên là làm thế nào để thu hút đượcnhiều dự án FDI và các dự án có quy mô lớn Biểu đồ sau sẽ cho thấy cái nhìntoàn cảnh về hoạt động thu hút dự án FDI của khu công nghiệp trong mốitương quan so sánh với địa bàn ngoài khu công nghiệp.

Biểu đồ 2.1: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo địa bàn đầu tư xét theosố dự án

Dự án trong KCNDự án ngoài KCN

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Biểu đồ 2.2: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo địa bàn đầu tư xét theovốn đăng ký

Trang 36

Dự án trong KCNDự án ngoài KCN

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Nếu xét cơ cấu đầu tư theo tiêu thức dự án nằm trong hoặc nằm ngoàikhu công nghiệp, ta thấy rõ ràng rằng khu công nghiệp ở Thái Nguyên thu hútđược rất ít các dự án FDI cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký Các dự ánchủ yếu nằm ngoài khu công nghiệp Thực tế, những dự án FDI nằm trongkhu công nghiệp vẫn là các dự án quy mô nhỏ, với lượng vốn đăng ký tươngđối hạn chế.

Như vậy, hầu hết các dự án FDI đều tập trung vào khu vực thành phốThái Nguyên, thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên, nơi đông dân cư và có cơsở hạ tầng tốt Các nơi khác thì lại rất khó khăn trong việc thu hút các dự ánFDI Vì vậy, trong thời gian tới, Thái Nguyên cần có quy hoạch phát triểnkinh tế toàn tỉnh và tăng ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài đưa các dự ánvào vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn để phát huy hết tiềm năngcủa tỉnh.

2.1.2.3 Cơ cấu vốn đăng ký phân theo hình thức đầu tư

Trong số 26 dự án có vốn FDI tại Thái Nguyên, có 1 dự án được đầu tưdưới hình thức BOT, 3 dự án dưới hình thức BCC còn lại là 2 hình thức: liêndoanh và 100% vốn nước ngoài Biểu đồ 2.3 sẽ cho thấy rõ điều đó:

Biểu đồ 2.3: Vốn FDI tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư xét theo số dự án

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.2.3. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo hình thức đầu tư - Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc
2.1.2.3. Cơ cấu vốn đăng ký phân theo hình thức đầu tư (Trang 36)
2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn FDI - Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc
2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn FDI (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w