Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 31 - 33)

Từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Qua mỗi giai đoạn các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được

xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.

Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử...

Đối với tỉnh Thái Nguyên, là một tỉnh trung du miền núi, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên khoáng sản, đây là một lợi thế cho Thái Nguyên để thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Cho đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí luyện kim...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động trực tiếp.

Tính đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 19 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 215 triệu USD, chiếm 73% về số dự án và 66,17% tổng vốn đăng ký. Trong đó, chế biến khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký.

Bảng 2.5: Vốn FDI đăng ký tại Thái Nguyên phân theo chuyên ngành trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng

STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tư (USD)

1 Chế biến khoáng sản 7 159.260.000

2 Sản xuất vật liệu xây dựng 3 22.681.000 3 Chế tạo cơ khí luyện kim 4 10.827.500

4 Công nghiệp nhẹ 4 16.200.000

5 Xây dựng 1 6.045.000

Tổng 19 215.013.500

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 31 - 33)