Cơ cấu vốn FDI thực hiện

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 40 - 43)

- Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp

2.2.2.Cơ cấu vốn FDI thực hiện

2.2.2.1. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo ngành nghề

Tỷ lệ giải ngân giữa các ngành của các dự án FDI tại Thái Nguyên có sự chênh lệch rõ rệt. Ngành có tỷ lệ giải ngân cao nhất là Nông – Lâm – Ngư nghiệp, với tỷ lệ giải ngân đạt 100%. Đó là do tại Thái Nguyên, mới chỉ có 3 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực này, mặt khác, số vốn đăng ký lại quá nhỏ (chỉ chiếm 1,67% tổng vốn đăng ký), do đó các nhà đầu tư có khả năng triển khai dự án một cách nhanh chóng.

Bảng 2.9: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo ngành nghề

Đơn vị: 1000 USD

STT Ngành Vốn đăng ký Vốn

thực hiện

Tỷ lệ giải ngân (%)

1 Công nghiệp- Xây dựng 215.013,5 70.556,5 32,8

Tổng 324.965.5 81.914,6 25,2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Ngành Công nghiệp – Xây dựng có tỷ lệ giải ngân còn thấp với 32,8%, nguyên nhân là do có dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo của Singapore với số vốn đăng ký lên tới 147 triệu đô la Mỹ đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án.

Ngành Dịch vụ có tỷ lệ giải ngân cực kỳ thấp, 5,77%. Đó là do ngành Dịch vụ mới thu hút được 4 dự án, trong đó có 2 dự án đi vào hoạt động là dự án Sân khấu nhạc nước và dự án Khu vui chơi giải trí với tổng số vốn đăng ký quá nhỏ: hơn 1 triệu USD, còn lại 2 dự án là Hồ điều hòa Xương Rồng và Trung tâm trị liệu ung thư Bệnh viện C Thái Nguyên đang trong quá trình triển khai.

2.2.2.2. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo địa bàn đầu tư

Như đã trình bày ở trên, thành phố Thái Nguyên là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất, với 9/26 dự án, chiếm 34,62% số dự án, do đó đây cũng là nơi có tổng số vốn thực hiện lớn nhất, đạt 27,9 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 21,33%. Các dự án đầu tư tại thành phố Thái Nguyên chủ yếu là chế biến khoáng sản: sản xuất thép, sản xuất bột sắt...

Huyện Phổ Yên tuy chỉ thu hút được 3 dự án, nhưng lại có vốn thực hiện cao thứ hai, đạt 15 triệu USD. Tại đây đã thu hút được dự án sản xuất dụng cụ, kim y tế của nhà đầu tư Mani Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký là 12,5 triệu USD. Dự án này đã đi vào hoạt động và đã có những đóng góp cho tỉnh.

Thị xã Sông Công tuy là nơi có số dự án thu hút đứng thứ 2 (8 dự án) nhưng số vốn thực hiện lại ít, đạt 13,8 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 83,84%. Điều này chứng tỏ thị xã Sông Công tuy đã thu hút được nhiều dự án nhưng các dự án ở đây chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ.

Các dự án còn lại là ở huyện Đại Từ với 4 dự án, huyện Phú Lương và huyện Phú Bình mỗi huyện 1 dự án. Tổng số vốn thực hiện ở cả ba huyện là

25 triệu USD, tỷ lệ giải ngân là 15,78%. Nguyên nhân của tỷ lệ giải ngân thấp la do dự án Khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo tại huyện Đại Từ đang gặp khó khăn, mới giải ngân được 13 triệu USD.

2.2.2.3. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo hình thức đầu tư

Việc đánh giá tình hình thực hiện dự án FDI căn cứ vào vốn thực hiện phân theo hình thức đầu tư cho phép tìm ra những khó khăn trong quá trình địa phương tiến hành liên doanh liên kết với nước ngoài và những khó khăn nếu nhà đầu tư triển khai dự án FDI hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đánh giá cơ cấu vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư cho thấy: các dự án FDI đầu tư dưới hình thức liên doanh có tỷ lệ giải ngân thấp hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cụ thể: các dự án liên doanh đạt tỷ lệ giải ngân 23,32% trong khi đó các dự án 100% vốn nước ngoài đạt tỷ lệ giải ngân 84,89%. Điều này cho thấy quá trình liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài còn gặp nhiều vướng mắc, hầu hết là do quá trình góp vốn giữa các bên.

Bảng 2.10: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo hình thức đầu tư

STT Hình thức đầu tư Vốn đăng ký (USD) Vốn thực hiện (USD) Tỷ lệ giải ngân (%)

1 100% vốn nước ngoài 39.780.500 33.769.500 84,89

2 Liên doanh 180.556.000 42.110.000 23,32

3 BOT 100.000.000 5.006.100 5

4 BCC 4.629.000 1.029.000 22,23

Tổng 324.965.500 81.914.600 25,2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên 2.2.2.4. Cơ cấu vốn thực hiện phân theo đối tác đầu tư

của các nhà đầu tư lớn là Nhật Bản và Singapore lại đạt tỷ lệ rất thấp, khoảng 18%. Đó là do các dự án của các đối tác Trung Quốc, Đài Loan và Đức đều là các dự án có quy mô vốn nhỏ, tốc độ triển khai dự án nhanh. Trong khi đó, các dự án lớn của các đối tác Nhật Bản và Singapore lại triển khai chậm do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Bảng 2.11: Vốn FDI thực hiện tại Thái Nguyên phân theo đối tác đầu tư STT Đối tác Vốn đăng ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nghìn USD)

Vốn thực hiện (nghìn USD)

Tỷ lệ giải ngân (%) 1 Trung Quốc 18.114 13.614 75,16 2 Đài Loan 11.168 7.623 68,26 3 Nhật Bản 114.565 19.571,1 17,08 4 Singapore 172.356 34.810 20,2 5 Đức 8.762,5 6.296,5 71,86 Tổng 324.965,5 81.914,6 25,2

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

2.3. Những đóng góp và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 40 - 43)