Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 63 - 70)

- Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp

3.2.4.Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

7 Tổng cục Thống kê

3.2.4.Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư

Công tác vận động xúc tiến đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư phần lớn đều thiếu thông tin, nhất là các thông tin về các tỉnh miền núi như Thái Nguyên, họ ít có thời gian để gặp gỡ trực tiếp các đối tác Việt Nam nói chung và các của Thái Nguyên nói riêng. Công tác xúc tiến đầu tư được thông qua các hoạt động chính sau đây:

Thứ nhất, tỉnh cần phát hành các ấn phẩm giới thiệu về Thái Nguyên,

các tiềm năng và các cơ hội đầu tư của tỉnh, về các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư khi đến Thái Nguyên thực hiện các dự án đầu tư. Sau nhiều năm tiến hành công tác vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên mới có một ấn phẩm giới thiệu về Thái Nguyên, nhưng nội dung vẫn còn sơ sài. Đây cũng là nguyên nhân tại sao số các nhà đầu tư nước ngoài đến thăm và khảo sát tại tỉnh còn ít. Trong số các đối tác nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội đầu tư lại tỉnh số các nhà đầu tư có dự án được thực hiện rất ít. Từ năm 1994 – 1996, mỗi năm có 30 – 40 nhà đầu tư nước ngoài đến Thái Nguyên, thế mà trong 20 năm qua, mới chỉ có 26 dự án được cấp.

Thứ hai, cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về các đề tài

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thái Nguyên. Tập trung thu hút đầu tư từ phía Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia như Mỹ, EU… Các doanh nghiệp của tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nước (các sở, ngành) phải tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước, quốc tế để tiếp xúc trao đổi với các đối tác nước ngoài, giới thiệu với họ về các khả năng hợp tác của tỉnh và bản thân doanh nghiệp. Đây là những dịp tốt để các nhà đầu tư nước ngoài được tiếp xúc trực tiếp với người Thái Nguyên, hiểu biết về các chủ trương chính sách của tỉnh và khả năng hợp tác của tỉnh. Tại các hội nghị, tỉnh cần chuẩn bị sẵn các ấn phẩm, tài liệu, phim, ảnh… giới thiệu về tỉnh. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh về các lĩnh vực ưu tiên đầu tư với các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, kèm theo danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư. Đối với mỗi lĩnh vực quan trọng cần xây dựng các dự án có tính chất giới thiệu gửi cho các nhà đầu tư.

Thứ ba, phải thường xuyên cập nhật thông tin để truyền tải tới các nhà

đầu tư nước ngoài thông qua Internet. Tỉnh cần cập nhật thường xuyên các thông tin trên website với nội dung đầy đủ và phong phú để giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, các chủ trương, chính sách, điều kiện ưu đãi đầu tư của tỉnh, các dự án kêu gọi đầu tư.

Thứ tư, UBND tỉnh cùng các cơ quan chuyên môn của mình (các sở,

ngành), các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh phải tích cực và chủ động tiếp xúc, phối hợp với Bộ, Ngành Trung ương hữu quan, các tổ chức tư vấn đầu tư trong và ngoài nước trong công tác vận động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Đặc biệt cần phải thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu và nắm bắt các thông tin về đối tác.

3.2.5. Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa” đối với nhà đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục hành chính hóa các thủ tục hành chính

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội sửa đổi nhiều lần để đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ đổi mới. Luật được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thông thoáng. Tuy nhiên, việc thực hiện triển khai cụ thể luật các nhà đầu tư còn phàn nàn nhiều. Trước đây, để có được giấy phép đầu tư họ phải chạy qua nhiều cửa, vừa mất thời gian, vừa tốn kém tiền của. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có biện pháp cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tư, thực hiện chế độ “một cửa”. Ở cấp Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án và cấp giấy phép đầu tư. Nhà đầu tư chỉ cần biết một cửa là Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của mỗi dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan rồi cấp giấy phép đầu tư trong thời hạn pháp luật quy định. Nhà đầu tư nước ngoài không còn phải chạy “lòng vòng” như trước nữa.

Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh Thái Nguyên đã sớm thực hiện chủ trương “một cửa” của Chính phủ tại Quyết định số 2016/1998/QĐ-UB ngày 9/8/1998, UBND tỉnh đã ban hành bản quy định về quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tiếp đó UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan đến hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm làm việc với các ngành chức năng hữu quan, đồng thời tổ chức các cuộc họp chung với các ngành để thẩm định hồ sơ, thống nhất ý kiến trình UBND tỉnh quyết định cấp giấy phép đầu tư. Nhờ việc áp dụng hình thức “một cửa” này, nhà đầu tư nước ngoài đến Thái Nguyên đều được hướng dẫn đầy đủ cách lập hồ sơ dự án, các trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư, thời gian cấp giấy phép đầu tư. Cụ thể, đối với các dự án thông thường chỉ sau 15 ngày kể từ khi nộp đủ hồ sơ dự

án hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu trình UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư, đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư thì thời gian đó là 12 ngày.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt chế độ “một cửa” cần phải nâng cao năng lực của cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là phải kiện toàn đội ngũ cán bộ ở đây. Đồng thời phải trang bị các điều kiện và phương tiện làm việc cần thiết cho bộ phận trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm cho thấy, một cơ quan đầu mối đủ mạnh, biết làm việc với các đối tác nước ngoài, biết xử lý và giải quyết kịp thời những vướng mắc là điều kiện quan trọng giúp cho nhà đầu tư không chỉ nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ dự án mà cả khi triển khai dự án cũng thuận lợi.

3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài nước ngoài

Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động là một yếu tố quan trọng hấp dẫn, thu hút vốn FDI. Việc làm rõ các nội dung quản lý Nhà nước, phân công rõ ràng trách nhiệm và quy định rõ các cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp là điều rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nhà đầu tư dễ dàng hoàn chỉnh các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và các thủ tục triển khai dự án, cũng như tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Ngoài Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh, thì các ngành, các cấp ở Thái Nguyên cũng được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chức năng quản lý của ngành và cấp:

các Ngành, các cấp có liên quan giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI.

Các Ngành chức năng tổng hợp có nhiệm vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở quản lý chuyên ngành kinh tế giúp đỡ các chủ dự án làm các thủ tục liên quan đến việc lập hồ sơ dự án cũng như trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

UBND cấp huyện, thị xã có nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án; tham gia vào các công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Làm rõ các nội dung quản lý Nhà nước, phân công rõ ràng trách nhiệm và quy định rõ các cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp là điều rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp nhà đầu tư dễ dàng hoàn chỉnh các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và các thủ tục triển khai dự án, cũng như tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.

3.2.7. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia vào các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, Nhà nước đã hết sức chú trọng khâu đào tạo cán bộ quản lý cũng như cán bộ tham gia các dự án liên doanh với nước ngoài. Hàng loạt các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Hầu hết cán bộ ở các địa phương trong đó có Thái Nguyên gồm những người làm công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, cán bộ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được đào tạo những kiến thức cơ bản về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài; những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về đầu tư trực tiếp nước ngoài; tình hình thu hút vốn FDI trên thế giới và

các nước trong khu vực; nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài; các bước hình thành dự án, trình tự thủ tục cấp giấy phép đầu tư…

Bên cạnh các khóa đào tạo, chúng ta còn tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên đề và phát hành Báo Đầu tư nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho những người làm công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các Bộ, Ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước.

Mặc dù vậy, số người được đào tạo so với yêu cầu còn quá ít, nhất là đào tạo dài hạn, có bài bản lại càng ít hơn. Ở Thái Nguyên, số cán bộ am hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất ít, chỉ tập trung ở cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, còn ở các Sở chuyên ngành thì hầu như không có.

Tình hình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới đây đòi hỏi tỉnh phải có một đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải thông thạo ngoại ngữ. Số cán bộ này cần phải có ở tất cả các Sở chuyên ngành như Tài chính, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng và đặc biệt ở cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài ra, ở Văn phòng UBND tỉnh cũng cần có một số cán bộ am hiểu về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp UBND tỉnh theo dõi toàn bộ các hoạt động này trên địa bàn; đồng thời nắm bắt kịp thời các thông tin từ bên ngoài phục vụ cho công tác vận động xúc tiến đầu tư. Ngoài số cán bộ quản lý, tỉnh cũng cần phải lựa chọn, đào tạo một số cán bộ doanh nghiệp của tỉnh để tham gia làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tế cho thấy ở các doanh nghiệp liên doanh, nếu cán bộ Việt Nam am hiểu công việc, thông thạo ngoại ngữ, biết cách làm việc với phía nước ngoài thì không những bảo vệ lợi ích của ta mà còn làm cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.

3.2.8. Tiếp tục đầu tư nâng cấp các điều kiện về cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên như giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông từng bước được cải thiện. Đường

Nguyên đã được rải bê tông atphan; ngoài mạng điện cao thế đã có từ trước, năm 1999 đưa vào sử dụng mạng cao thế mới 220 KV. Hệ thống nhà hàng khách sạn từng bước được phát triển đáp ứng yêu cầu ăn ở của người nước ngoài đến làm việc tại Thái Nguyên. Tuy nhiên kết quả cải thiện điều kiện hạ tầng cơ sở nói trên chỉ là bước đầu; cần phải tiếp tục nâng cấp hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, mở rộng mặt đường quốc lộ 3; đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên nhằm giảm tải cho đường quốc lộ 3 hiện đã mãn tải. Cần phải nâng cao chất lượng phục vụ của mạng bưu chính viễn thông. Đối với các cụm và khu công nghiệp, nhất là khu công nghiệp Sông Công, Nhà nước cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài khu công nghiệp bao gồm hệ thống đường xá, điện nước và các khu dân cư. Ngoài ra cũng phải chú trọng tới việc nâng cao chất lượng phục vụ của các khách sạn nhà hàng và mở rộng các dịch vụ vui chơi giải trí… Tất cả những việc làm nói trên là hết sức cần thiết và quan trọng vì cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố hàng đầu hấp dẫn nguồn vốn FDI vào tỉnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 63 - 70)