3 Lĩnh vực khác
2.1.1. Quy mô vốn và quy mô bình quân dự án
Mặc dù đất nước ta mở cửa nền kinh tế từ năm 1986, ban hành luật đầu tư năm 1987 nhưng tỉnh Thái Nguyên phải đến năm 1993, dự án có vốn FDI đầu tiên mới xuất hiện. Tính đến cuối năm 2008, tỉnh Thái Nguyên có 38 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư. Trừ các dự án bị rút giấy phép đầu tư và giải thể trước thời hạn, hiện có 26 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 324.965.500 USD. Bảng 2.1 sẽ cho thấy rõ tình hình thu hút vốn FDI đăng ký của tỉnh Thái Nguyên.
Thời kỳ 1993 – 1996, vốn FDI tại Thái Nguyên còn ít, tỉnh mới thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng ký là 28,3 triệu USD, mặc dù thời kỳ 1991 – 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (có thể coi như là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD, đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Trong giai đoạn này, dòng FDI vào Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước nhưng chưa có tác động nhiều đến kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Thời kỳ này, cũng giống các tỉnh lân cận như: Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn… tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự gây được sự chú ý đối với nhà đầu tư nước ngoài xét trên nhiều
Năm 1993, tỉnh thu hút được 1 dự án với tổng vốn đăng ký là 21,75 triệu USD. Đến năm 1994, tỉnh không thu hút được dự án FDI nào. Năm 1995, vốn đăng ký là 4,5 triệu USD . Đến năm 1996 lại giảm 54 % so với năm trước (2.06 triệu USD).
Trong 3 năm 1997 – 1999 có 1 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 0,5 triệu USD. Năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, dòng vốn FDI đổ vào các nước trong khu vực giảm đáng kể. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi sự tác động này. Đây cũng là năm tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Năm 2000 tỉnh Thái Nguyên không thu hút được dự án nào. Vốn đăng ký cấp mới năm 2001 đạt 3,4 triệu USD, tăng 580% so với năm 1999, năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 23,53% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 13,5 triệu USD), tăng 1.587,5% so với năm 2002.
Đến năm 2004, có sự đột biến trong quá trình thu hút vốn FDI của tỉnh, có 2 dự án được cấp phép và lượng vốn tăng mạnh: 147,32 triệu USD, tức tăng 991,28% so với năm 2003. Nhưng đến năm 2005, tình hình thu hút FDI lại ảm đạm trở lại (thu hút được 2 dự án với vốn đăng ký là 6,85 triệu USD, giảm 95,35%.
Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đã tăng đáng kể. Năm 2006, số dự án tăng lên (4 dự án) nhưng lượng vốn lại giảm mạnh (2,62 triệu USD). Đến năm 2007, cả số dự án và số vốn đều tăng lên đáng kể, với 7 dự án và tổng số vốn đầu tư là 117,78 triệu USD. Đây là năm tỉnh Thái Nguyên thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất. Sang năm 2008, tỉnh lại chỉ thu hút được 2 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,86 triệu USD, giảm 96,72% so với năm 2007.
Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1993 – 2008
STT Năm Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD)
Tốc độ tăng VĐK (%) 1 1993 1 21.756.000 - 2 1994 0 - - 3 1995 1 4.500.000 - 79,32 4 1996 1 2.065.000 - 54,11 5 1997 0 - - 6 1998 0 - - 7 1999 1 500.000 - 75,79 8 2000 0 - - 9 2001 2 3.400.000 580 10 2002 1 800.000 - 76,47 11 2003 2 13.500.000 1587.5 12 2004 2 147.323.000 991,28 13 2005 2 6.854.000 95,35 14 2006 4 2.625.000 - 61,7 15 2007 7 117.782.500 4386,95 16 2008 2 3.860.000 - 96,72 Tổng 26 324.965.500
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên
Theo Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2007, Thái Nguyên đứng thứ 32 trong cả nước về số dự án và thứ 27 về tổng vốn đăng ký. Nếu so sánh với 15 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi Bắc bộ bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình thì Thái Nguyên đứng thứ 6 về số dự án và thứ 3 về tổng vốn đăng ký, đây là con số có cho thấy Thái Nguyên đã đạt được thành tựu nhất định trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Nhưng nếu so sánh Thái Nguyên với các tỉnh có điều
Giang thì có thể thấy tỉnh chưa tận dụng được hết những tiềm năng sẵn có. Bảng 2.2 sẽ cho thấy rõ điều đó.
Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 1988 – 2007 của một số địa phương
STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đăng ký
(triệu USD) 1 Vĩnh Phúc 164 2060,9 2 Bắc Ninh 102 948,8 3 Phú Thọ 48 343,7 4 Bắc Giang 48 216,4 5 Thái Nguyên 25 321,2
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Giai đoạn 1993 - 1996 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 9,44 triệu USD/dự án. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 0,5 triệu USD trong giai đoạn 1997 – 2000 đã tăng lên 13,46 triệu USD/dự án trong 8 năm 2001 – 2008.
Bảng 2.3: Quy mô bình quân dự án FDI tại Thái Nguyên giai đoạn 1993 – 2008
STT Năm Số
dự án
Vốn đầu tư đăng ký
(USD)
Quy mô bình quân một
dự án (USD)
Tốc độ tăng QMBQ (%)
1 1993 1 21.756.000 21.756.000 -
3 1995 1 4.500.000 4.500.000 - 79,324 1996 1 2.065.000 2.065.000 - 54,11 4 1996 1 2.065.000 2.065.000 - 54,11 5 1997 0 - - - 6 1998 0 - - - 7 1999 1 500.000 500.000 - 75.79 8 2000 0 - - - 9 2001 2 3.400.000 1.700.000 240 10 2002 1 800.000 800.000 - 76,47 11 2003 2 13.500.000 6.750.000 743,75 12 2004 2 147.323.000 73.661.500 991,28 13 2005 2 6.854.000 3.427.000 - 95,35 14 2006 4 2.625.000 656.250 - 80,85 15 2007 7 117.782.500 16.826.071,4 2463,97 16 2008 2 3.860.000 1.930.000 - 88,53 Tổng 26 324.965.500
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên
Quy mô bình quân mỗi dự án của tỉnh Thái Nguyên là: 12,5 triệu USD, so với mức bình quân cả nước là 10,1 triệu USD (tính đến hết thời điểm 2007, theo tổng cục thống kê), thì thấy rằng tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được nhiều dự án có quy mô lớn. Nhưng có điều đáng lưu ý là, nếu loại trừ dự án Núi Pháo của Singapore, và dự án Hồ điều hòa Xương Rồng của Nhật Bản chiếm tới 45,24% và 30,77% tổng số vốn đăng ký thì con số 12,5 triệu USD/ dự án chỉ phản ánh một cách tương đối quy mô bình quân của một dự án nói trên. Như vậy, nếu loại trừ 2 dự án này thì quy mô bình quân một dự án ở mức rất thấp so với cả nước, chỉ còn 3,2 triệu USD/ dự án.
Đánh giá một cách chi tiết, quy mô bình quân một dự án có sự tăng giảm không đồng đều. Mức cao nhất là năm 2004, quy mô bình quân một dự án là 73,66 triệu USD, tiếp theo là năm 1993 với 21,75 triệu USD. Kể từ khi dự án FDI lần đầu tiên xuất hiện ở Thái Nguyên cho đến hết năm 2008, chúng ta không thấy một quy luật nào cho sự tăng giảm quy mô bình quân một dự án. Sau năm 1993, quy mô bình quân một dự án giảm 79,32%, chỉ còn 4,5 triệu USD, năm 1996 tiếp tục giảm còn 2,06 triệu USD tức giảm 54,11%. Năm
1999 lại giảm còn 0,5 triệu USD, giảm 75,79%. Năm 2001 có sự khởi sắc trở lại với mức trung bình 1,7 triệu USD (tăng 240%). Năm 2002 lại giảm mạnh, 52,94% còn 0,8 triệu USD. Năm 2003 tăng và đến 2004 đạt đỉnh điểm ở mức 73,66 triệu USD. Nhưng năm 2005, 2006 quy mô bình quân một dự án lại tiếp tục giảm, đến năm 2007 tình hình có khả quan hơn với mức 16,82 triệu USD.
So sánh với tình hình tăng giảm lượng vốn đăng ký, chúng ta thấy có sự tương đồng giữa tốc độ tăng giảm lượng vốn đăng ký và quy mô bình quân một dự án. Sự tăng giảm thất thường đó đặt ra cho tỉnh nhiều câu hỏi cần phải giải đáp để có định hướng và giải pháp đúng đắn trong quá trình thu hút các dự án FDI.