Xây dựng các cơ chế chính sách của tỉnh trong công tác đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 60 - 62)

- Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp

7 Tổng cục Thống kê

3.2.2. Xây dựng các cơ chế chính sách của tỉnh trong công tác đầu tư trực tiếp nước ngoà

trực tiếp nước ngoài

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài như Luật đầu tư, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh cần ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các điều kiện cụ thể của địa phương, tạo điều kiện thu hút vốn FDI.

Thứ nhất, tỉnh cần ban hành một số các cơ chế, chính sách khuyến khích

vận động, xúc tiến đầu tư

Ngân sách tỉnh hàng năm phải giành một khoản kinh phí nhất định cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư như lập dự án, giới thiệu, kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, xuất bản cuốn sách giới thiệu tiềm năng và các cơ hội đầu tư ở Thái Nguyên… phải có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường tiếp xúc với các cơ quan Trung ương có liên quan, các tổ chức tư vấn đầu tư, các văn phòng đại diện, các công ty nước ngoài và trực tiếp với các đối tác nước ngoài nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư có khả năng hợp tác đầu tư vào tỉnh.

UBND tỉnh cần có các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh ra nước ngoài tìm hiểu thị trường và tìm kiếm các đối tác đầu tư. Trong những năm qua, do có khó khăn về ngân sách, hàng năm số đoàn của tỉnh ra nước ngoài và lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn ít. Thời gian tới, tỉnh

nghiệp của tỉnh đi nghiên cứu tìm kiếm thị trường và đối tác đầu tư ở một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan…

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện đề án “Cải thiện môi trường đầu tư”, tuy nhiên hiệu quả của đề án này phải được thực tiễn bằng các dự án được cấp phép đầu tư và triển khai trên địa bàn tỉnh. Thực sự hiện nay, các cơ chế, chính sách của tỉnh đã và đang được ban hành nhămg tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, cũng như các nhà đầu tư đang triển khai dự án song việc thực hiện đề án cũng cần những khoản kinh phí khá lớn để thực hiện cải thiện một cách đồng bộ cả về cơ chế chính sách và về hạ tầng cơ sở.

Thứ hai, tỉnh cần có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho người

nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư hoạt động thuận lợi

Vấn đề cư trú, đi lại của người nước ngoài ở Việt Nam được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng, tuy nhiên ở một tỉnh miền núi như Thái Nguyên vẫn còn tình trạng là người nước ngoài khó chịu hoặc hiểu lầm về chính sách của ta. Do vậy cần có sự phối hợp tốt giữa các ngành liên quan như công an, ngoại vụ và cơ quan đón tiếp người nước ngoài. Đây là việc tuy không lớn nhưng nếu không chú ý cũng dễ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, tỉnh cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh

trong lĩnh vực hợp tác đầu tư với nước ngoài

Phần lớn các doanh nghiệp của Thái Nguyên đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng về vốn còn hạn chế. Khi liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp của ta chủ yếu góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, do vậy tỷ lệ góp vốn thường thấp (chỉ chiếm khoảng 30%) và nhiều khi trách nhiệm của bộ máy quản lý trong công ty liên doanh đối với các khoản đóng góp này gần như không có. Đối với các dự án có khả năng sinh lời lớn, thu hồi vốn nhanh, tỉnh cần có chính sách cho doanh nghiệp của tỉnh vay vốn

để nâng cao tỷ lệ góp vốn cũng như trách nhiệm của mình trong công ty liên doanh.

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w