Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 45 - 47)

- Lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp

6Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.

Quá trình triển khai và thực hiện dự án tại tỉnh cho thấy, phần lớn các trang thiết bị của các dự án FDI là đồng bộ và công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong nhiều ngành của tỉnh. Cụ thể như dự án sản xuất dụng cụ y tế của Mani Nhật Bản, dự án sản xuất thép thép thanh, thép dây của Nasteel Vina Singapore... Qua đó, góp phần nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh.

2.3.1.4. FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực

Biểu đồ 2.5: Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI của tỉnh Thái Nguyên 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007

Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên

Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1993 đến cuối 2008 có gần 10 nghìn lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm

cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2-3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 2.487 người vào cuối năm 2000 đã tăng lên 9.951 người vào cuối năm 2008, số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng qua các năm.

Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, tỉnh Thái Nguyên đang dần từng bước hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường.

2.3.2. Những hạn chế

Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên còn những mặt hạn chế như sau:

2.3.2.1. Số lượng các dự án và tổng vốn đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh

Về số dự án FDI, với một tỉnh có đầy đủ các tiềm năng như Thái Nguyên mà hiện nay các dự án FDI chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn: 26 dự án. Nếu so sánh với 11 tỉnh trong khu vực Đông Bắc bộ gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang và Phú Thọ thì đến hết năm 2007 Thái Nguyên đứng thứ 6 về số dự án7. Nếu như sự so sánh này đặt trong mối tương quan với các điều kiện tự nhiên, con người, các nguồn lực phát triển khác thì có thể thấy Thái

Một phần của tài liệu Khóa luận Ngoại Thương Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI của tỉnh Thái Nguyên.doc (Trang 45 - 47)