MỤC LỤC
Trong giai đoạn này, dòng FDI vào Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước nhưng chưa có tác động nhiều đến kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn: Tổng cục thống kê Qua các thời kỳ, quy mô dự án đầu tư nước ngoài có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút đầu tư nước ngoài lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Cho đến nay các dự án đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực nêu trên (chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí luyện kim..) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động trực tiếp.
Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Trong những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI, tỉnh Thái Nguyên đang dần từng bước hình thành đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa, những nơi cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương đã có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.
Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, thành phố và thị xã có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả tỉnh. Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù luật đầu tư nước ngoài đã được thực hiện hơn 20 năm, ở Thái Nguyên dự án liên doanh đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư từ năm 1993, nhưng cho đến nay nhận thức về nguồn vốn đầu tư quan trọng này ở cán bộ các ngành, các cấp của tỉnh chưa thật sự sâu sắc, do vậy chưa tạo được sự thống nhất cao trong các nỗ lực của tỉnh nhằm thu hút được nhiều các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong các Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp từ tỉnh đến huyện, thành phố, thị xã, các sở, ban, ngành hầu như ít đề cập hoặc đề cập qua loa về phát triển kinh tế đối ngoại, về hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cuối cùng, một hạn chế không thể không đề cập đến chính là việc tỉnh chưa quan tâm thích đáng đến khâu vận động đầu tư, công tác thông tin, quảng cáo giới thiệu về tiềm năng và các cơ hội đầu tư của tỉnh chưa được chú trọng đúng mức. Như đã trình bày ở trên, trong các Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Thái Nguyên rất ít đề cập hoặc đề cập qua loa về phát triển kinh tế đối ngoại, về hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài như Luật đầu tư, các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh cần ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với luật pháp và các điều kiện cụ thể của địa phương, tạo điều kiện thu hút vốn FDI.