Khóa luận Ngoại thương Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế sâu rộng, hoạt động ngoạithương đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi quốc gia Tỷgiá hối đoái, với tư cách là thước đo tương quan kinh tế giữa một quốc gia với phầncòn lại của thế giới được coi là một công cụ chính sách vĩ mô quan trọng nhằm thựchiện các mục tiêu như thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định giá trị nội tệ, đảm bảo cânbằng đối nội và đối ngoại, kích thích xuất khẩu… Chính vì vậy, việc điều chỉnh tỷgiá nhằm đạt được những thành quả kinh tế nhất định trong vài thập niên gần đây đãvà đang là một vấn đề hết sức quan trọng Đây cũng là đề tài được các nhà kinh tếđặc biệt quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra chính sách điều hành tỷ giá tối ưu nhấtcho nền kinh tế của một quốc gia
Phá giá tiền tệ là một biện pháp điều chỉnh tỷ giá trong đó nó làm giảm giáđồng nội tệ, do đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, phát triển sản xuất hướngngoại, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp… Tuy nhiên phá giá đồng nội tệ làmột quyết định hết sức khó khăn và nhạy cảm vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều khíacạnh khác nhau của hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân nói chung.Đồng thời nó cũng là một biện pháp mạnh đối với nền kinh tế, vì vậy nếu không cónhững biện pháp điều hành hợp lý sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu vấn đề phá giá một cách kỹ lưỡng vềcả mặt lý luận và thực tiễn.
Do phá giá tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và nhập khẩu của mộtquốc gia nên một câu hỏi thường được đặt ra cho các nhà kinh tế và hoạch địnhchính sách là: “Liệu phá giá tiền tệ có giúp cải thiện tình hình Cán cân thương mạivà Tài khoản vãng lai?” Có nhiều lý thuyết khác nhau về phá giá tiền tệ đã nỗ lựctrả lời cho câu hỏi này, trong đó không thể không kể đến một lý thuyết đã xuất hiệnkhá sớm và giải thích câu hỏi này một cách khá đơn giản nhưng hợp lý – đó là lýthuyết về hiệu ứng tuyến J (J – curve effect)
Trang 2Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên em đã lựa chọn đề tài “Hiệu
ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và nhữngkhuyến nghị rút ra cho Việt Nam” làm nội dung của khóa luận tốt nghiệp này.
2 Mục đích nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, khóa luận xin đi vào nghiên cứu những lý thuyết cơ bảnxoay quanh vấn đề hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ như tỷ giá hối đoái, phágiá, Cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là lý thuyết về hiệu ứng tuyến J trong phágiá tiền tệ.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu thực tiễn phá giá tại một sốquốc gia trên thế giới cụ thể là phá giá tại Mexico năm 1994, tại Thái Lan năm 1997và tại Trung Quốc năm 1994 khóa luận xin rút ra một số nhận xét về lý thuyết hiệuứng tuyến J trong thực tiễn phá giá đồng thời tổng kết một số bài học kinh nghiệmvề phá giá cho Việt Nam
Cuối cùng, dựa trên những nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn về phá giá vàhiệu ứng tuyến J khóa luận xin đưa ra khuyến nghị một số điều kiện để Việt Nam cóthể phá giá thành công đồng thời trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề liệu ViệtNam có nên tiến hành phá giá trong thời điểm hiện tại.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J trong phágiá tiền tệ trong một số cuộc phá giá điển hình tại một số nước đang phát triển:Mexico năm 1994, Thái Lan năm 1997 và Argentina năm 2002.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu, phân loại, so sánh
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu- Lý thuyết kinh tế vĩ mô
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3chương sau:
Trang 3Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về phá giá tiền tệ và hiệu ứng tuyến J
trong phá giá tiền tệ
Chương II: Thực tiễn về hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ tại một số quốc
gia trên thế giới
Chương III: Những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam trên cơ sở phân tích hiệu
ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ của một quốcgia thường là những vấn đề hết sức phức tạp, nhất là trong xu thế quan hệ kinh tếquốc tế ngày càng mở rộng và phức tạp như hiện nay Thêm vào đó, do hạn chế vềkinh nghiệm, thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi nhữngsai sót, hạn chế Vì vậy em rất mong nhận được sự phê bình góp ý từ phía thày côvà bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Đặng Thị Nhàn,người đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận này Em cũng xin gửilời cảm ơn tới tất cả các thày cô giáo trường Ngoại Thương trong 4 năm qua đã tậntâm giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức hết sức bổ ích cho sự nghiệpsau này.
Trang 4CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆVÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J
I Những vấn đề cơ bản về phá giá tiền tệ1 Tỷ giá hối đoái
1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được định nghĩa một cách căn bản như sau: “Tỷ giá hối đoáilà quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai quốc gia với nhau”1
Khi quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia ngày càng đa dạng và phứctạp, tỷ giá được định nghĩa một cách đơn giản hơn là “giá cả của một đơn vị tiền tệcủa một quốc gia này thể hiện bằng giá cả một đơn vị tiền tệ của một quốc giakhác”.
Có hai phương pháp yết giá tỷ giá hối đoái, phương pháp yết giá trực tiếp vàphương pháp yết giá gián tiếp Đối với từng phương pháp yết giá sẽ có cách địnhnghĩa tỷ giá hối đoái thích hợp.
Theo phương pháp yết giá gián tiếp: “Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng nộitệ tính theo đơn vị ngoại tệ” Khái niệm này được sử dụng ở một số ít quốc gia nhưAnh, Mỹ (những quốc gia có đồng nội tệ mạnh) Yết giá theo phương pháp này, giángoại tệ sẽ không được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài mà được thể hiện gián tiếpqua đồng nội tệ.
Theo phương pháp yết giá trực tiếp: “Tỷ giá hối đoái là giá của đồng ngoại tệtính theo đơn vị nội tệ” Đa số các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp yếtgiá này, trong đó có Việt Nam Theo phương pháp này, giá ngoại tệ thể hiện trựctiếp qua đồng nội tệ.
Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL – UBTVQH11 định nghĩa: “tỷ giá hốiđoái là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của ViệtNam"2 Trong phạm vi đề tài, nếu không có ghi chú gì thêm thì các thuật ngữ “tỷ giáhối đoái”, “tỷ giá ngoại tệ”, “tỷ giá” (e) được sử dụng với cùng một nội dung đó làsố đơn vị nội tệ mua được một đơn vị ngoại tệ hay tỷ giá hối đoái là giá của mộtđơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ.
1 Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế, Nxb Lao động xã hội, 2006, trang 46
2 Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh ngoại hối, điều 4, khoản 9, Nxb Chính trị quốc gia, 2006, trang 12
Trang 51.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều cơ sở để phân loại tỷ giá hối đoái, tuy nhiên trong phạm vi nghiêncứu đề tài chỉ đề cập đến cách phân loại dựa trên tính chất tác động của tỷ giá tớithương mại quốc tế Đó là tỷ giá hối đoái là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (nominalexchange rate) và tỷ giá hối đoái thực tế (real exchange rate).
1.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa thể hiện số đơn vị nội tệ đổi được bằng một đơnvị ngoại tệ Ví dụ, nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 110 JPY trên một USD tứcngười ta có thể dùng 1 USD để đối lấy 110 JPY.
Những giao dịch về tiền tệ diễn ra trên thị trường ngoại hối (foreignexchange market), trong đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa (hay thường gọi đơn giản làtỷ giá hối đoái) được ký hiệu là ℮, tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoạitệ.
1.2.2 Tỷ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế thể hiện số đơn vị hàng hóa quốc tế có thể đổi đượcbằng một đơn vị hàng hóa trong nước
Nói cách khác, tỷ giá hối đoái thực tế là mức tương quan giữa giá cả hànghóa trong nước so với giá cả hàng hóa quốc tế
Có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế theo công thức sau:℮r ═ ℮×P / P*
Trong đó: - ℮r là tỷ giá hối đoái thực tế- P là giá hàng hóa trong nước- P* là giá hàng hóa quốc tế
Như vậy, khi tỷ giá hối đoái thực tế tăng nghĩa là hàng hóa quốc gia đó sảnxuất đắt lên một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài Điều này sẽ làm ảnhhưởng tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia.
1.3 Các chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mìnhtrong mối liên hệ với các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
Trang 6Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ có thể khác nhau,nhưng nhìn chung về cơ bản có ba loại là chế độ tỷ giá “thả nổi” theo đó những biếnđộng trong tỷ giá hoàn toàn do tác động của thị trường, chế độ tỷ giá hối đoái “cốđịnh” theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng tiền của(các) quốc gia khác không đổi và một chế độ tỷ giá kết hợp nằm giữa hai chế độtrên theo các mức độ khác nhau.
1.3.1 Chế độ tỷ giá cố định
Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá trong đó Ngân hàng Trung Ương(NHTW) hay các nhà làm chính sách tiền tệ công bố và cam kết can thiệp để duy trìmột mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được địnhtrước Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định NHTW buộc phải mua vào hoặc bán rađồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duytrì sự biến động của nó trong biên độ định trước đó Để tiến hành những can thiệpnày, NHTW buộc phải có một nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
1.3.2 Chế độ tỷ giá thả nổi
Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, NHTW hay các nhà quản lý khôngcan thiệp mua hay bán đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối Tỷ giá hối đoáihình thành và biến động hoàn toàn tự do theo sự biến động cung cầu trên thị trường.Bản chất của tỷ giá thả nổi là tỷ giá điều chỉnh để bắt kịp với những thay đối củacung và cầu tiền tệ Trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, sự biến động của tỷ giáhối đoái là không có giới hạn và luôn phản ánh quan hệ cung – cầu thực tế của thịtrường Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viênđộc lập, nghĩa là Chính phủ có thể mua vào hoặc bán ra một đồng tiền nhất định đểphục vụ hoạt động của mình chứ không nhằm mục đích can thiệp điều chỉnh hay cốđịnh tỷ giá trên thị trường.
Hiện nay, nhiều quốc gia theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (managedfloating) trong đó tỷ giá được thả nổi, tự do biến động theo thị trường nhưng vẫn cósự điều tiết của Chính phủ nhằm định hướng tỷ giá biến động sao cho phù hợp và cólợi nhất cho nền kinh tế.
Trang 71.3.3 Chế độ tỷ giá hỗn hợp
NHTW có can thiệp vào việc quyết định tỷ giá hối đoái nhưng không ấn địnhnó mà chỉ can thiệp ở một mức độ nào đó Về bản chất, đây chính là chế độ kết hợpgiữa chế độ cố định và chế độ thả nổi theo nhiều mức độ khác nhau Mức độ canthiệp của Chính phủ trong chế độ này có thể khác nhau với những biện pháp khácnhau, tùy theo tình hình thực tế của thị trường và mục tiêu chính sách của quốc giađó.
Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nềnkinh tế, nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau là rấtkhác nhau Trong đó, hiệu quả tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu làrõ ràng và nhanh chóng, chính vì vậy trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, hội nhậpvà tự do hóa thương mại quốc tế như hiện nay, các quốc gia luôn sử dụng tỷ giátrước hết như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa và dịch vụ của mình.
Trong số các chính sách điều chỉnh tỷ giá, phá giá là một công cụ khá hiệuquả nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu Vậy phá giá tiền tệ là gì? Tại saophá giá tiền tệ lại có tác động tích cực đến tình hình xuất khẩu của một quốc gia?Trong các phần tiếp theo khóa luận xin đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
2 Định nghĩa phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ (devaluation) là việc một quốc gia làm giảm giá đồng nội tệcủa mình so với đồng ngoại tệ, khiến đồng nội tệ mất giá ở một mức độ nào đó.Biểu hiện bên ngoài của phá giá tiền tệ là sự tăng lên của tỷ giá danh nghĩa Bảnchất của vấn đề này chính là một quốc gia đánh tụt sức mua danh nghĩa đồng nội tệso với các ngoại tệ
Hiện nay, có hai thuật ngữ trong tiếng Anh cùng mô tả hiện tượng một đồng
tiền bị giảm giá so với một đồng ngoại tệ là devaluation và depreciation Theo cáchsử dụng thông dụng, thuật ngữ devaluation được sử dụng nhằm thể hiện sự giảm giá
chính thức đồng nội tệ của một quốc gia trong chế độ tỷ giá cố định khi cơ quanđiều hành tiền tệ (thường là NHTW) công bố một mức tỷ giá cố định mới đối với
một đồng ngoại tệ Trong khi đó, thuật ngữ depreciation được sử dụng để mô tả sự
Trang 8giảm giá của đồng nội tệ một cách không chính thức trong chế độ tỷ giá thả nổi.Nhưng sự khác nhau này chỉ còn mang tính thuật ngữ Trên thực tế, hai thuật ngữnày đang được sử dụng với cùng một ý nghĩa chỉ sự mất giá của một đồng tiền haysự tăng lên của tỷ giá danh nghĩa giữa đồng tiền ấy so với một đồng ngoại tệ.
3 Tác động của phá giá tiền tệ lên nền kinh tế
3.1 Tác động tích cực
Phá giá nội tệ có những tác động tích cực lên nền kinh tế, Chính phủ mộtquốc gia thường tiến hành phá giá tiền tệ nhằm mục đích cải thiện tình trạng Cáncân thương mại và Tài khoản vãng lai hoặc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm thấtnghiệp.
Trước tiên, do sự thay đổi tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình xuấtnhập khẩu, phá giá sẽ giúp tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và cải thiện tình trạngcủa Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai Khi đồng nội tệ mất giá, cầu vềhàng xuất khẩu của quốc gia đó tại thị trường nước ngoài sẽ tăng lên do giá cả rẻ đimột cách tương đối, còn cầu về hàng nhập khẩu tại thị trường nội địa giảm do giáhàng nhập khẩu đắt lên một cách tương đối khiến người tiêu dùng chuyển sang sửdụng các hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước (rẻ hơn) Tuynhiên, tác động này cần một khoảng thời gian mới phát huy tác dụng.
Ngoài ra, phá giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Phá giá sẽ thúc đẩycác doanh nghiệp xuất khẩu và các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩutrong nước mở rộng sản xuất Đồng thời, với lợi thế cạnh tranh của phá giá tiền tệ làsự rẻ đi tương đối của hàng hóa xuất khẩu sẽ dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và tổngcầu tăng Nếu nền kinh tế đang sản xuất dưới mức sản lượng tiềm năng, các nguồnlực nhàn rỗi sẽ được huy động làm tổng cung tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng.
3.2 Tác động tiêu cực
Bên cạnh các tác động tích cực, phá giá tiền tệ cũng có những ảnh hưởng tiêucực đến nền kinh tế Khi phá giá tiền tệ, một quốc gia sẽ phải đối mặt với nguy cơlạm phát tăng cao, người dân mất lòng tin vào chính sách tỷ giá của Chính phủ,đồng thời gánh nặng nợ nước ngoài cũng tăng lên do đồng tiền quốc gia bị mấtgiá…
Trang 9Thứ nhất, do độ trễ về mặt thời gian khiến trong ngắn hạn giá hàng nhập
khẩu tăng cao, giá trị hàng nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng còn giá trị hàngxuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm Điều này có thể gây ra phản ứng xấu đi của Cáncân thương mại và Tài khoản vãng lai trong thời gian đầu sau khi phá giá.
Thứ hai, phá giá nội tệ khiến rủi ro lạm phát của quốc gia đó tăng cao Ngay
sau khi phá giá, giá cả các hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng cao Thêm vào đó là chi phíđầu vào có nhiều nguy cơ tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất phải nhập khẩuđầu vào Hơn nữa, nếu nền kinh tế đã sản xuất ở mức sản lượng tiềm năng (tứckhông còn nhiều nguồn lực nhàn rỗi), mức tăng không đáng kể trong tổng cungkhông đáp ứng đủ mức tăng trong tổng cầu do lợi thế cạnh tranh của phá giá đemlại Kết quả là mức giá sẽ tăng lên, lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp xuất khẩu cóđược khi phá giá không còn Thông thường, một quốc gia thường phải đánh đổi mộtgiá trị thấp của đồng nội tệ bằng một tỷ lệ lạm phát cao.
Tổng cầu tăng cao còn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của động thái phá giá Dovậy, Chính phủ cần phải thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi tiêuChính phủ hoặc tăng thuế) kèm theo nhằm hạn chế sự tăng lên của tổng cầu, theo đóngăn chặn sự tăng giá trong nước.
Trong dài hạn, giá cả trong nước vẫn có nguy cơ tăng do các áp lực từ phíatổng cung Một là, giá cả hàng nhập khẩu đắt lên khiến chi phí sản xuất của cácdoanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá Hai là, người tiêudùng sử dụng hàng nhập khẩu giá cao hơn sẽ có nhu cầu tăng lương gây áp lực tiềnlương tăng Cuối cùng, việc tăng giá và tiền lương sẽ triệt tiêu lợi thế cạnh tranh củaphá giá Có thể nói, phá giá đồng tiền danh nghĩa không thể ảnh hưởng đến các biếnsố thực tế của nền kinh tế trong dài hạn.
Thứ ba, phá giá mạnh đồng nội tệ sẽ khiến gánh nặng nợ nước ngoài của
quốc gia đó tăng lên do cần nhiều nội tệ hơn để trả các khoản nợ nước ngoài.
Ngoài ra, phá giá tiền tệ còn có thể khiến người dân mất lòng tin vào giá trịđồng nội tệ và chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ Kết quả là hiện tượngđầu cơ vào các ngoại tệ mạnh (thường là USD) hay hiện tượng đô la hóa trở nênphổ biến gây mất ổn định thị trưởng tiền tệ.
Trang 104 Nguyên nhân Chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ
Đối với một quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc có quản lý,Chính phủ có thể sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp lên tỷ giá hối đoái vàtiến hành phá giá đồng tiền Cụ thể Chính phủ có thể giảm cung ngoại tệ và tăngcung nội tệ trên thị trường nhằm làm giảm giá trị đồng nội tệ bằng cách in thêm nộitệ để mua vào ngoại tệ Đối với một quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, Chính phủmuốn phá giá đơn giản chỉ cần tuyên bố một mức tỷ giá mới cao hơn mức tỷ giá cũ.
Phá giá tiền tệ có tác động không nhỏ đến nền kinh tế, cả theo hướng tíchcực và tiêu cực Và có rất nhiều nguyên nhân khiến Chính phủ thực hiện phá giátiền tệ, cả nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan.
4.1 Nguyên nhân chủ quan
Chính phủ chủ động muốn phá giá đồng tiền nhằm thực hiện một mục tiêukinh tế, xã hội nhất định nào đó Trong trường hợp này, Chính phủ thường lựa chọngiải pháp phá giá khi quốc gia đang ở trong tình trạng kém tăng trưởng, thất nghiệpcao hoặc đồng nội tệ của quốc gia đó đang được định giá quá cao so với giá trị thực,gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu Như vậy, có hai nguyên nhân chính khiếnChính phủ muốn chủ động phá giá đồng tiền nước mình.
Thứ nhất, Chính phủ muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện nền
kinh tế quốc gia kém tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp cao Chính phủ tiến hành phá giánhằm tạo ra động lực tăng trưởng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giảm thấtnghiệp Phá giá tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động xuất nhập khẩu của mộtquốc gia, thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng quy mô sản xuất, cùng vớiđó là các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu trong nước tăng sản lượngnhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của bộ phận người tiêu dùng thường sử dụng hàngnhập khẩu trước phá giá Nhờ đó, tình trạng thất nghiệp trong nước sẽ phần nàođược cải thiện, nền kinh tế từng bước tăng trưởng.
Thứ hai, Chính phủ muốn cải thiện Cán cân thương mại của quốc gia Đồng
nội tệ bị định giá quá cao trong một thời gian dài gây tác động không tốt đến tìnhhình xuất nhập khẩu và sự phát triển kinh tế, do vậy Chính phủ muốn phá giá nhằmmục đích cải thiện Cán cân thương mại và lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu của
Trang 11quốc gia Lý do đồng nội tệ bị định giá quá cao có thể do Chính phủ đã duy trì mộtchế độ tỷ giá cố định trong một khoảng thời gian dài khiến tỷ giá hối đoái khôngcòn phản ánh chân thực nhu cầu và giá trị thực của đồng tiền trên thị trường, nhậpkhẩu hàng hóa nước ngoài ồ ạt (do giá cả rẻ một cách tương đối so với hàng hóacùng loại sản xuất trong nước) còn hàng xuất khẩu không có khả năng cạnh tranh vềgiá cả với hàng hóa tương tự từ các nước khác có mức giá tương đối rẻ hơn Chínhphủ do lo ngại tình trạng Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai thâm hụt liêntục nên quyết định tiến hành phá giá.
4.2 Nguyên nhân khách quan
Chính phủ cũng có thể buộc phải tiến hành phá giá do cầu ngoại tệ trên thịtrường đột ngột tăng mạnh Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Chính phủ cốghìm giữ một mức tỷ giá thấp, đẩy giá trị đồng nội tệ lên cao hơn nhiều so với giátrị thực tế trên thị trường Mục đích của việc ghìm giữ tỷ giá này có thể do quốc giađó đã cam kết duy trì chế độ tỷ giá cố định và họ sợ mất uy tín khi phá giá; hoặccũng có thể họ muốn duy trì một giá trị ổn định cho đồng tiền của mình, tránhnhững tác động tiêu cực của biến động tỷ giá tới nền kinh tế
Tuy nhiên, nếu Chính phủ cố ghìm giữ tỷ giá trong một thời gian dài sẽ ảnhhưởng xấu lên nền kinh tế, không khuyến khích được xuất khẩu, ảnh hưởng tới sứcsản xuất Quan trọng hơn là nếu tình trạng này kéo dài quá lâu nhà nước sẽ khôngđủ khả năng can thiệp nhằm giữ vững mức tỷ giá đã đặt ra do áp lực của thị trườngkhi có biến động kinh tế là rất lớn
Áp lực ở đây được hiểu là do cầu ngoại tệ trên thị trường tăng mạnh Như tađã biết, khi cầu ngoại tệ tăng sẽ làm tăng tỷ giá (có thể hiểu là khi cầu ngoại tệ tăngnhưng cung ngoại tệ vẫn cố định sẽ dẫn đến giá ngoại tệ tăng cao, cần nhiều đồngnội tệ hơn để đổi lấy một ngoại tệ) Do cam kết duy trì mức tỷ giá cố định, Chínhphủ cần bán ra ngoại tệ, mua vào nội tệ nhằm tăng cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầutrên thị trường đồng thời giảm cung nội tệ nhằm tăng giá trị của đồng tiền nướcmình Động thái này sẽ trung hòa những biến động trên thị trường, giúp tỷ giá đứngvững ở mức tỷ giá trung tâm đã quy định Dần dần, dự trữ ngoại hối của Chính phủsẽ cạn kiệt, Chính phủ không còn khả năng duy trì mức tỷ giá cố định Do vậy, họ
Trang 12buộc phải tuyên bố phá giá Như vậy, mọi nguyên nhân làm cho cầu ngoại ngoại tệtăng đột ngột ngoái tầm kiểm soát của Nhà nước đều có tiềm năng dẫn đến mộtcuộc phá giá.
II Tác động của phá giá lên Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia quacách tiếp cận co giãn
1 Cán cân thanh toán quốc tế
1.1 Định nghĩa Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payments – BOP) là một bản báocáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tếgiữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường làmột năm.3
Theo nghị định số 164/1999/NĐ-CP, Cán cân thanh toán quốc tế của Việt
Nam được định nghĩa “là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giaodịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định”.
Người cư trú và người không cư trú bao gồm tất cả các cá nhân, hộ gia đình,công ty, nhà chức trách và các tổ chức quốc tế Căn cứ xác định người cư trú vàngười không cư trú phụ thuộc vào luật định của mỗi quốc gia, tuy nhiên luật địnhnày tương đối thống nhất Để trở thành người cư trú của một quốc gia cần hội tụ đủhai tiêu chí (i) có thời hạn cư trú tại quốc gia đó từ 12 tháng trở lên và (ii) có nguồnthu nhập từ quốc gia nơi cư trú Nếu không hội tụ đủ cả hai điều kiện sẽ thuộc nhómđối tượng không cư trú.
1.2 Kết cấu nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế
Kết cấu nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 4 bộ phận chính làCán cân vãng lai (thường được gọi là Cán cân vãng lai – Current Account), Cán cânvốn (Capital Account), Cán cân tổng thể (Overall Balance) và phần bù đắp chínhthức (Official Financing Balance) Có thể tổng hợp cấu trúc của Cán cân thanh toánquốc tế của một quốc gia như bảng sau:
Bảng 1: Cấu trúc Cán cân thanh toán quốc tế (BOP)
3 Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế, Nxb Thống kê, 2007, trang 95
Trang 13Cán cân vãng lai là tổng của Cán cân thương mại và Cán cân dịch vụ.
Cán cân thương mại (Trade Balance - TB) của một quốc gia phản ánh khoảnchênh lệch giữa số tiền thu về từ bán hàng xuất khẩu với khoản tiền chi ra cho hàngnhập khẩu Cả hai khoản này đều có thể quan sát được qua số liệu xuất nhập khẩuqua biên giới nên Cán cân thương mại đôi khi còn được gọi là cán cân hữu hình.Cán cân thương mại luôn chiếm một tỷ trọng lớn và là có ảnh hưởng đến tình trạngcủa Cán cân vãng lai.
Trang 14Cán cân dịch vụ (hay Cán cân thương mại vô hình) là cán cân phản ánhkhoản chênh lệch giữa số tiền nhận từ xuất khẩu dịch vụ và các khoản trả cho nhậpkhẩu dịch vụ (như vận chuyển du lịch, bảo hiểm, ngân hàng) Ngoài ra, các khoảnthu và chi cho tiền lãi, tiền cổ tức, các khoản lợi nhuận cũng được ghi trong cán cânvô hình vì chúng phản ánh phần lợi tức thu được từ đầu tư vào các công ty nướcngoài, cổ phiếu và trái phiếu cũng như phần lợi tức mà cư dân nước ngoài đượchưởng từ việc đầu tư vào nền kinh tế nước bản địa.
Đặc trưng cơ bản của Cán cân vãng lai là nó phản ánh các khoản thu chimang tính thu nhập, nghĩa là các khoản thu chi phản ánh việc chuyển giao quyền sởhữu về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú
Trong Cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá chỉ có tác động trực tiếp đến cáchạng mục thuộc Cán cân thương mại và Cán cân dịch vụ Do đó, trong thực tế khinói đến mục tiêu của phá giá tiền tệ người ta thường hiểu là mục tiêu điều chỉnhCán cân vãng lai, mà cụ thể là điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa vàdịch vụ của một quốc gia.
1.2.2 Cán cân vốn
Cán cân vốn được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữaNgười cư trú với Người không cư trú về chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nướcvà chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tưvào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài,chuyển giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theoquy định làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
Cán cân vốn bao gồm cán cân vốn dài hạn, cán cân vốn ngắn hạn và chuyểngiao vốn một chiều.
Đặc trưng cơ bản của Cán cân vốn là nó phản ánh các khoản thu chi liênquan đến tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là các khoản thu chi phản ánh sự chuyểngiao quyền sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú.
1.2.3 Cán cân tổng thể
Cán cân tổng thể là tổng hợp của Cán cân vãng lai và cán cân vốn.
Trang 151.2.4 Phần bù đắp chính thức
Phần bù đắp chính thức được tổng hợp trên cơ sở những thay đổi trong tàisản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và các nguồn tài trợ khác.
2 Cách tiếp cận co giãn (Elasticity approach)
Nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đến tình trạng Cán cân thanh toánquốc tế và Cán cân vãng lai là một điều hết sức cần thiết bởi tỷ giá là một công cụđiều tiết kinh tế khá phổ biến đối với các nhà hoạch định chính sách Nếu nó khôngthể là một công cụ đáng tin cậy, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải trông chờvào các công cụ điều tiết khác để thực hiện nhiệm vụ này
Hiện nay có ba hướng tiếp cận nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá là cáchtiếp cận co giãn (elasticity approach) và cách tiếp cận hấp thụ (Absorptionapproach) nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá lên cán cân Tài khoản vãng lai, còncách tiếp cận tiền tệ (Monetary approach) nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá lên cáncân thanh toán Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khóa luận chỉ xin đề cập đếncách tiếp cận co giãn.
Thông điệp chủ yếu của cách tiếp cận co giãn là tồn tại hai tác động chủ yếucủa việc phá giá đồng tiền lên cán cân Tài khoản vãng lai, tác động thứ nhất làmgiảm thâm hụt trong khi tác động thứ hai lại góp phần khiến mức thâm hụt trở nêntrầm trọng hơn Việc tác động nào trong hai tác động trên trội hơn sẽ quyết định ảnhhưởng của phá giá lên Cán cân Tài khoản vãng lai của quốc gia tiến hành phá giánói riêng và nền kinh tế của quốc gia đó nói chung.
Trước khi nghiên cứu chi tiết nội dung của cách tiếp cận co giãn, đề cập đếnmột số giả định quan trọng được sử dụng là một điều cần thiết để có một cái nhìnhoàn chỉnh về cách tiếp cận này.
Trang 16giãn hoàn toàn – tức hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài có mức giá cốđịnh, do đó sự thay đổi trong mức giá tương đối của chúng hoàn toàn là do sự thayđổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Thứ hai, mô hình giả định cán cân Tài khoản vãng lai cân bằng trước khi tiếnhành phá giá, tức trị giá xuất khẩu tính theo đồng nội tệ bằng đúng trị giá nhậpkhẩu Đây là một giả định quan trọng để có thể rút ra điều kiện Marshall-Lerner.
2.2 Điều kiện Marshall-Lerner
Trước tiên, cần thấy rằng Tài khoản vãng lai được biểu thị bằng giá trị (chứkhông phải khối lượng) hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu Nếu giá trị xuất khẩu lớnhơn giá trị nhập khẩu thì Tài khoản vãng lai thặng dư và ngược lại Cán cân tàikhoản vãng lai tính theo đơn vị nội tệ được ghi như sau:
CA = PXQ – eP*MQTrong đó: - P: mức giá trong nước
- XQ: khối lượng hàng nội địa xuất khẩu
- e: tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số đơn vị nội tệ tính trên một đơn vịngoại tệ)
- P*: mức giá nước ngoài
- MQ: khối lượng hàng nhập khẩu Đặt (PXQ) = X, (PMQ) = M; khi đó:
CA = X – eMSự thay đổi của CA được thể hiện như sau:
dCA = dX – edM - Mde
Co giãn giá của cầu đối với hàng xuất khẩu ŋx được tính bằng phần trăm sựthay đổi của giá trị hàng xuất khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá – cũngchính là phần trăm thay đổi của tỷ giá do mức giá trong nước là cố định, được tínhtheo công thức:
Trang 17ŋx = dX = ŋx (1.2)
Tương tự, co giãn của cầu hàng nhập khẩu ŋM được tính bằng phần trăm thayđổi của giá trị hàng nhập khẩu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá hay tỷ giávà theo công thức sau:
ŋM = dM = ŋM (1.3)Thay (1.2) và (1.3) vào (1.1) ta được:
MChia cả hai vế của đẳng thức trên cho M ta được:
Giả sử trước khi phá giá cán cân thương mại đang ở trạng thái cân bằng, tức:
Như vậy, để cải thiện được cán cân tài khoản vãng lai sau khi phá giá thìđiều kiện sau phải được thỏa mãn:
Trên đây chính là điều kiện Marshall – Lerner, điều kiện này phát biểu rằng:
với điểm xuất phát là trạng thái cân bằng tài khoản vãng lai, việc phá giá sẽ giúpcải thiện tài khoản vãng lai, tức dCA/de > 0, nếu tổng độ co giãn của cầu nướcngoài đối với hàng xuất khẩu và độ co giãn của cầu trong nước đối với hàng nhậpkhẩu lớn hơn 1, hay ŋX + ŋM > 1 Nếu tổng của hai độ co giãn này nhỏ hơn 1 thì phá
giá tiền tệ sẽ làm tổn hại đến tài khoản vãng lai; còn nếu tổng của chúng càng gần 1thì phá giá tiền tệ càng ít có khả năng làm thay đổi tình trạng của tài khoản vãng lai.
Trang 18Theo những phân tích về điều kiện Marshall – Lerner ở trên, có ba trường hợp có thể xảyra với xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân vãng lai của A.
Trước khi phá giá, cán cân tài khoản vãng lai đang cân bằng
Trường hợp 1: Phá giá làm thâm hụt tài khoản vãng lai
Độ co giãn ước lượng
ŋx = =
ŋM =
Tổng độ co giãnŋX + ŋM = 0,15 + 0,3 = 0,45 < 1
Trường hợp 2: Phá giá không làm thay đổi tài khoản vãng lai
Tổng độ co giãn ước lượngŋX + ŋM = 0,6 + 0,3 = 0,9
Trường hợp 3: Phá giá làm thặng dư cán cân tài khoản vãng lai
Tổng độ co giãn ước lượngŋX + ŋM = 1,2 + 0,3 = 1,5 > 1
Trang 192.4 Các hiệu ứng
Ý tưởng chính đằng sau cách tiếp cận co giãn là phá giá, với điều kiện cácyếu tố khác không đổi, gây ra hai hiệu ứng tác động lên tài khoản vãng lai: hiệu ứnggiá (price effect) và hiệu ứng lượng (volume effect) Việc phá giá có tác động nhưthế nào đến Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai sẽ phụ thuộc vào hai hiệuứng giá và lượng hiệu ứng nào có tính trội cao hơn.
2.4.1 Hiệu ứng giá
Giả định rằng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế không bị ảnhhưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá và mức giá là cố định; tuy nhiên sự thay đổi tỷ giákhi phá giá tiền tệ khiến xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính theo đồng ngoại tệ cònnhập khẩu trở nên đắt hơn khi tính theo đồng nội tệ Như vậy, khi nhập khẩu cùngmột lượng hàng hóa như trước khi phá giá hiện giờ cần nhiều đồng nội tệ hơn Cóthể nói hiệu ứng giá rõ ràng đã góp phần làm xấu đi tài khoản vãng lai.
2.4.2 Hiệu ứng lượng
Giả định rằng khi phá giá tiền tệ chỉ có khối lượng xuất nhập khẩu bị ảnhhưởng bởi sự thay đổi trong tỷ giá (không có hiệu ứng giá cả) Khi đó, đối vớingười tiêu dùng nước ngoài hàng hóa xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối Điều nàysẽ dẫn đến sự tăng lên trong khối lượng hàng xuất khẩu Đồng thời, tỷ giá tăng lênkhiến giá hàng hóa nhập khẩu đắt lên một cách tương đối đối với người tiêu dùngtrong nước khiến lượng hàng nhập khẩu giảm Xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm,hiệu ứng lượng rõ ràng đã góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai
Thực tế cho thấy phá giá nội tệ tạo ra hiệu ứng làm tăng khối lượng xuấtkhẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì Tài khoản vãnglai không nhất thiết được cải thiện
Hiệu ứng ròng phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá hay hiệu ứng lượng.Như vậy, có ba khả năng có thể xảy ra đối với Tài khoản vãng lai sau khi phá giánội tệ
Khả năng thứ nhất, phản ánh tính trội của hiệu ứng giá Điều này có nghĩa là
dù khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm cũng không đủ bù đắp
Trang 20lượng giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằngnội tệ do Kết quả là Tài khoản vãng lai từ cân bằng chuyển sang thâm hụt.
Khả năng thứ hai, phản ánh tính trung hòa của hai hiệu ứng Điều này có
nghĩa là khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắpcho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nộitệ Kết quả là trạng thái cân bằng của Tài khoản vãng lai được duy trì.
Khả năng thứ ba, phản ánh tính trội của hiệu ứng lượng Điều này có nghĩa
là sau khi phá giá, khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vượtquá giá trị xuất khẩu giảm tính theo ngoại tệ và giá trị nhập khẩu tăng tính theo nộitệ Kết quả là Tài khoản vãng lai từ cân bằng chuyển sang thặng dư
Khả năng việc phá giá tiền tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tìnhtrạng cán cân thanh toán đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượngthực nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu Người ta lý luận rằng phá giátiền tệ có thể phát huy tác dụng ở các nước công nghiệp tốt hơn so với các nướcđang phát triển Nhiều quốc gia đang phát triển hiện nay phụ thuộc khá nhiều vàohàng nhập khẩu, do đó độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu là tương đối nhỏ.Trong khi đó, các nước công nghiệp có thị trường xuất khẩu tương đối cạnh tranhdo vậy độ co giãn giá của cầu hàng xuất khẩu có thể tương đối lớn Hàm ý của điềukiện Marshall – Lerner là phá giá đồng tiền có thể là một phương pháp điều trị chovấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai ở một số quốc gia chứ không phải toàn bộ.
Một nhận định chung của hầu hết các nhà kinh tế là độ co giãn có thể khôngthỏa mãn điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn nhưng có thể thỏa mãn trongtrung và dài hạn Các nhà kinh tế dựa trên cơ sở thực nghiệm đã kết luận rằng, nhìnchung độ co giãn trong dài hạn (từ hai năm trở lên) thường lớn hơn độ co giãn trongngắn hạn (dưới 6 tháng) xấp xỉ hai lần Hơn nữa, độ co giãn trong ngắn hạn thườngcó tổng nhỏ hơn 1 trong khi độ co giãn trong dài hạn gần như luôn luôn có tổng lớnhơn 1 Như vậy, có nhiều khả năng điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạnkhông được đáp ứng, nhưng thường đúng trong dài hạn Người ta đưa ra một kháiniệm thường được biết đến với tên gọi hiệu ứng tuyến J (J-curve effect) nhằm mô tả
Trang 21thực tế này, và chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về hiệu ứng này trong mục III dướiđây.
III Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ1 Định nghĩa hiệu ứng tuyến J
Như đã đề cập ở trên, khả năng điều kiện Marshall – Lerner không được thỏamãn trong ngắn hạn nhưng thường được thỏa mãn trong dài hạn đã dẫn tới sự hìnhthành một khái niệm với tên gọi hiệu ứng tuyến J.
Hiệu ứng tuyến J mô tả hiện tượng tài khoản vãng lai của một quốc gia sụtgiảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ và phải sau một khoảng thời gian tàikhoản vãng lai mới bắt đầu được cải thiện Quá trình này nếu biểu hiện bằng đồ thịsẽ cho một hình ảnh giống chữ cái J.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, nó sẽ không làm lượng xuất khẩu tăng lên ngaylập tức vì những thay đổi này cần có một khoảng thời gian mới có thể xảy ra Trongkhi đó, lượng cầu trong nước cho hàng nhập khẩu ít co giãn với giá sẽ khiến giá trịhàng nhập khẩu tăng lên ngay lập tức Do vậy, trong ngắn hạn tài khoản vãng lai sẽbị xấu đi và chỉ được cải thiện khi lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu phát huytác dụng sau thời điểm phá giá một thời gian.
Nếu sử dụng đồ thị trong không gian hai chiều với trục tung là số dư tàikhoản vãng lai (thặng dư hoặc thâm hụt) và trục hoành là thời gian, chúng ta có diễnbiến của tài khoản vãng lai sau khi phá giá được biểu diễn như sau:
Trang 22Đồ thị 1: Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
2 Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng tuyến J
Hiệu ứng tuyến J có thể được mô tả dựa vào tài khoản vãng lai và phản ứngcủa nó đối với việc phá giá Giả sử ta giữ giá nước ngoài cố định nếu nền kinh tếcủa quốc gia phá giá là một nền kinh tế nhỏ Với tập hợp giả thiết tổng quát hơnnày, chúng ta lấy đạo hàm theo tỷ giá và có:
Trong đó:
Từ công thức trên ta thấy ảnh hưởng sự thay đối tỷ giá lên Tài khoản vãng lai đượcxác định bởi (i) ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên khối lượng hàng xuất khẩu, (ii)ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá lên mức giá trong nước, (iii) ảnh hưởng của sựthay đổi tỷ giá lên khối lượng hàng nhập khẩu và (iv) giá trị hàng nhập khẩu tínhtheo mức giá nước ngoài
Đồng nội tệ mất giá sẽ ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai thông qua ba kênh:(1) Kênh thứ nhất ảnh hưởng ngay lập tức;
(2) Kênh thứ hai cần một khoảng thời gian;
Thời gian0
Trang 23-(3) Kênh thứ ba có thể có ảnh hưởng đáng kể nhưng phải sau một khoảng thờigian đáng kể.
Sau khi phá giá, tài khoản vãng lai có thể không được kỳ vọng là sẽ cải thiệntrong ngắn hạn, sau khi khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu đã thay đổi để phản ứnglại với mức giá tương đối mới Có ba loại phản ứng như sau:
Phản ứng tức thì
Ngay sau khi phá giá, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu vẫn còn vướng vàonhững hợp đồng đã ký kết trước khi phá giá Giá và lượng đã được cố định theonhững cam kết trước khi phá giá, do vậy Xe = Pe = Me = 0 Chúng ta thấy rằng khi tỷgiá hối đoái tăng một đơn vị sẽ khiến tài khoản vãng lai giảm P*MQ đơn vị giá trị docần nhiều nội tệ hơn để trả cho lượng hàng nhập khẩu đã cố định về số lượng và giácả tính theo ngoại tệ Hiệu ứng này không xảy ra nếu các hợp đồng nhập khẩu cốđịnh giá theo nội tệ Tuy nhiên đây là một ngoại lệ chứ không phải một quy tắc.
Phản ứng trung hạn
Các hợp đồng mới được cố định sau khi phá giá sẽ phản ánh việc thay đổimức giá tương đối theo hướng có lợi cho sản phẩm trong nước Ký hiệu chỉ số dướicủa biến trước khi phá giá bằng số 0 và chỉ số dưới của các biến sau khi phá giábằng số 1 ta có:
- Mức giá tương đối trước khi phá giá: R0 = e0P*/P0- Mức giá tương đối sau khi phá giá: R1 = e1P*/P0 > R0
Sau khi có sự thay đổi giá tương đối như vậy, cầu sẽ chuyển từ hàng nướcngoài sang hàng sản xuất trong nước, do vậy Xe > 0 và Me < 0 Phản ứng của lượnghàng xuất khẩu và nhập khẩu như trên có thể thấy được khá sớm sau khi thực hiệnphá giá, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định nó có thể không phát huy hếttoàn bộ tác dụng sau nhiều năm Ngay khi phản ứng này phát huy tác dụng thì tàikhoản vãng lai sẽ cải thiện hơn so với vị trí đáy của tuyến J và nếu lúc này điều kiệnMarshall – Lerner được thỏa mãn thì nó sẽ cải thiện hơn so với trạng thái ban đầu.
Phản ứng dài hạn
Trong dài hạn, tăng cầu sản phẩm trong nước sẽ không thể không dẫn tới sựthay đổi của giá cả, trừ trường hợp chúng ta vẫn tiếp tục ở trạng thái không sử dụng
Trang 24hết nguồn lực Nếu độ co giãn giá của cung hàng hóa trong nước là hữu hạn thìlượng hàng xuất khẩu nhiều hơn chỉ có thể cung ứng với mức giá cao hơn Tuynhiên, nó cũng triệt tiêu hết một phần lợi thế cạnh tranh từ việc phá giá Việc tănggiá thực tế của đồng nội tệ lại gây ra phản ứng có độ trễ của khối lượng xuất khẩuvà nhập khẩu; tuy vậy lúc này đi theo chiều ngược lại và làm xấu đi tình trạng cáncân tài khoản vãng lai.
Theo giả thuyết ngang giá sức mua dạng tuyệt đối, chúng ta có quy luật mộtgiá trên thị trường quốc tế Như vậy, tỷ giá thực tế được kỳ vọng sẽ quay trở lại giátrị cân bằng ban đầu của nó Khi tỷ giá cố định tại e1 và mức giá nước ngoài làngoại sinh, điều này hàm ý rằng phần trăm tăng giá trong nước cuối cùng sẽ đúngbằng phần trăm tăng tỷ giá lúc đầu, do vậy R2 = e1P*/P2 Điều này có nghĩa là phágiá danh nghĩa không thể ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai trong dài hạn.
Như vậy, sự xuất hiện của hiệu ứng tuyến J là do độ trễ trong phản ứng củahiệu ứng giá so với hiệu ứng lượng Có tồn tại độ trễ này vì khối lượng xuất khẩu vànhập khẩu không co giãn trong ngắn hạn mà chỉ co giãn từ từ trong dài hạn trongkhi hiệu ứng giá cả lại có tác dụng ngay lập tức sau khi phá giá
Có một loạt lý do được đưa ra để giải thích vì sao số lượng hàng xuất khẩuvà nhập khẩu phản ứng chậm chạp trong ngắn hạn và tại sao phản ứng này lại mạnhhơn rất nhiều trong dài hạn, trong đó ba nguyên nhân chính cần kể đến là độ trễtrong phản ứng của nhà sản xuất, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độ trễtrong phản ứng của người tiêu dùng.
Thứ nhất, mặc dù việc phá giá sẽ giúp cải thiện tính cạnh tranh của hàng xuất
khẩu nhưng các nhà sản xuất trong nước cần có một khoảng thời gian mới có thểmở rộng sản xuất Phản ứng tức thì có thể giải thích là do độ trễ phản ứng của nhàsản xuất Các đơn đặt hàng nhập khẩu thông thường được ký kết từ trước và do vậynhững hợp đồng này không thể hủy bỏ trong thời gian ngắn Các nhà máy cũng phảitừ từ hủy bỏ các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm đầu vào chủ chốt cũng nhưnguyên liệu thô Các khoản tiền trả cho nhiều hàng nhập khẩu cũng vậy, chúngthường được cam kết nhằm chống lại những rủi ro tỷ giá trên thị trường mua bán
Trang 25ngoại tệ tương lai, và do vậy cung xuất khẩu không thể tăng ngay trong ngắn hạn vàviệc phá giá sẽ không có tác động gì trong thời gian đầu
Thứ hai, một vấn đề khác mà ta cần quan tâm là vấn đề cạnh tranh không
hoàn hảo trên thị trường Để chiếm lĩnh cho mình một thị phần trên thị trường nướcngoài là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc Nếu điều này đúng thìcác nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không muốn đánh mất thị phần của nước ngoàitrước lợi thế cạnh tranh mà nước phá giá có được nên họ có thể phản ứng lại bằngcách giảm giá xuất khẩu nhằm duy trì sức cạnh tranh của mình Khi làm như vậy,ảnh hưởng của phá giá trong việc làm tăng chi phí nhập khẩu phần nào đó đã bịthoái lui Tương tự, các ngành công nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu có thểphản ứng lại mối đe dọa từ hàng xuất khẩu từ nước phá giá tăng lên bằng cách giảmgiá ở thị trường nội địa và điều này sẽ hạn chế sự gia tăng khối lượng hàng xuấtkhẩu từ nước phá giá Những ảnh hưởng này tùy thuộc vào mức độ cạnh tranhkhông hoàn hảo và yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo này đã cho phép các công tynước ngoài thu được một khoản lợi nhuận bổ sung ngoài mức lợi nhuận thôngthường Chính phần lợi nhuận bổ sung này đã giúp họ có khả năng hạ giá hàng xuấtkhẩu hoặc hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nước để tăng tính cạnh tranhvới hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, khiến năng lực xuất khẩucủa nước có đồng tiền phá giá tăng chậm.
Cuối cùng, người tiêu dùng trong và ngoài nước cần có một khoảng thời gian
nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi phá giá
Đối với người tiêu dùng trong nước, quá trình chuyển từ sử dụng hàng ngoạisang sử dụng hàng nội địa không diễn ra lập tức ngay sau khi phá giá mà thườngsau một khoảng thời gian Điều này xảy ra là vì người trong nước còn lo lắng cácvấn đề như chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địa…dođó, không vì giá hàng nhập khẩu đắt lên mà khối lượng nhập khẩu giảm ngay lậptức trong ngắn hạn Điều này lại càng đúng với những quốc gia có đầu vào của nềnkinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và tâm lý sính đồ ngoại như Việt Nam Tuynhiên, trong dài hạn do hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế hàng nhập khẩu đắthơn khiến khối lượng hàng nhập khẩu giảm đi trong dài hạn.
Trang 26Đối với người tiêu dùng nước ngoài, tuy giá hàng xuất khẩu của nước phágiá rẻ hơn, song không vì thế mà người tiêu dùng nước ngoài chuyển ngay sangmua hàng hóa của nước đó nhiều hơn Lý do là họ cần một thời gian nhất định đểtìm hiểu và an tâm mua những hàng hóa xuất khẩu này Quá trình này diễn ra từ từ,do vậy khối lượng hàng xuất khẩu khi quốc gia phá giá tiền tệ không thể tăng ngaymà chỉ có thể tăng từ từ sau một khoảng thời gian.
Những phân tích trên cho thấy sau khi phá giá tiền tệ hiệu ứng giá có tác dụngkhiến cán cân tài khoản vãng lai xấu đi ngay lập tức, trong khi hiệu ứng lượng chỉcải thiện được cán cân này trong dài hạn Mức độ và thời gian kéo dài trạng tháithâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng được cải thiện vững chắc trong dài hạncủa cán cân vãng lai phụ thuộc vào các yếu tố:
Tỷ trọng hàng hóa có thể trao đổi quốc tế ITG (international tradeablegoods) có sẵn trong nền kinh tế ITG bao gồm những hàng hóa xuất nhập khẩu vànhững hàng hóa sản xuất nội địa được sử dụng trong nước nhưng có đủ tiêu chuẩnđề xuất khẩu, do đó mức giá của loại hàng hóa này được hình thành trên cơ sở cung– cầu trên thị trường quốc tế.
Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu. Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.
Tâm lý sùng bái hàng ngoại của người tiêu dùng trong nước, sự tin tưởngvà an tâm của người nước ngoài khi mua hàng hóa từ nước phá giá.
Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu Nếutỷ trọng lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất.
Mức độ linh hoạt của tiền lương Tiền lương càng linh hoạt thì với mỗi sựthay đổi của mức giá hay tỷ lệ lạm phát, tiền lương sẽ được tăng theo do đó khiếnáp lực tăng giá trong nước cao hơn Có thể nói tiền lương càng linh hoạt càng khiếnlợi thế cạnh tranh có được khi phá giá nhanh chóng bị triệt tiêu
3 Kiểm nghiệm hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ
Lý thuyết hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ được xây dựng dựa trên mộtsố giả định nhất định Tuy nhiên, trong thực tế, những giả định ấy không phải lúc
Trang 27nào cũng được thỏa mãn Do vậy, để kiểm nghiệm lý thuyết này trong thực tiễnchúng ta cần xét tới một số nhân tố chính như sau.
Nhân tố đầu tiên là độ co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia
phá giá Lý thuyết hiệu ứng tuyến J nói rằng trong ngắn hạn tổng độ co giãn của cầuhàng xuất khẩu và nhập khẩu không thỏa mãn điều kiện Marshall-Lerner, do vậytình trạng Tài khoản vãng lai xấu đi Sau thời điểm phá giá một khoảng thời gian,điều kiện Marshall-Lerner có nhiều khả năng được thỏa mãn do đó sẽ cải thiện tìnhtrạng Tài khoản vãng lai Như vậy, độ co giãn cầu của hàng hóa xuất nhập khẩu củaquốc gia phá giá là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự xuất hiện của hiệu ứngtuyến J cũng như khả năng thành công của một cuộc phá giá theo cách tiếp cận cogiãn Đến lượt nó, độ co giãn cầu này lại được quyết định bởi hai nhân tố chính là(i) cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia và (ii) vị thế cạnh tranh của quốcgia đó trên thị trường thế giới.
Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nếu quốc gia đó xuất khẩu chủ yếunhững mặt hàng thô (như Việt Nam), có độ co giãn cầu với giá thấp thì khi giá hànghóa tăng hoặc giảm lượng cầu và cung trên thị trường cũng không có nhiều biếnđộng lớn Nếu cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu của quốc gia đó là những mặt hàngđược sử dụng làm đầu vào cho quá trình sản xuất thì giá hàng nhập khẩu tăng chỉ cótác động mạnh làm tăng chi phí sản xuất trong nước chứ không có nhiều tác độnglàm giảm lượng cầu hàng nhập khẩu.
Về vị thế cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới, nếu hàng hóa xuấtkhẩu của quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh trên thị trường (như chất lượng tốt, đượcngười tiêu dùng tin tưởng hay có uy tín cao) thì khi mức giá xuất khẩu giảm tươngđối, lượng cầu về hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này sẽ tăng mạnh Ngược lại,nếu hàng hóa của quốc gia đó không có vị thế mạnh trên thị trường thế giới thì phảnứng của cầu trước mức giá giảm có thể là không nhiều Hơn nữa, lợi thế cạnh tranhcó được này có thể bị các đối thủ cạnh tranh lớn triệt tiêu nhằm mục đích giữ vữngthị phần cho họ.
Nhân tố thứ hai cần xét tới là mức độ ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động
xuất nhập khẩu và Tài khoản vãng lai Tài khoản vãng lai của một quốc gia chịu ảnh
Trang 28hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế chứ không chỉ có tỷ giá, vídụ như tỷ lệ lạm phát, thu nhập quốc dân hay các biện pháp hạn chế của Chính phủ.Tùy vào đặc điểm của từng nền kinh tế sẽ quyết định nhân tố nào có ảnh hưởngmạnh hơn Nếu hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia không chịu nhiều ảnh hưởngcủa sự biến động tỷ giá hối đoái danh nghĩa thì phá giá tiền tệ sẽ không có nhiều tácđộng đến tình trạng của Tài khoản vãng lai và ngược lại.
Thứ ba, hiệu ứng tuyến J có phát huy tác dụng sau phá giá hay không và thời
điểm từ khi phá giá đến lúc nó cải thiện được Tài khoản vãng lai là bao lâu còn phụthuộc vào năng lực sản xuất trong nước của quốc gia phá giá và điều kiện nền kinhtế tại thời điểm thực hiện phá giá tiền tệ Một yếu tố quan trọng quyết định tác dụngcủa phá giá tiền tệ là tỷ trọng hàng hóa có thể trao đổi quốc tế ITG và không thểtrao đổi quốc tế NTG4 (international non – tradeable goods) có sẵn trong nền kinhtế Nếu tỷ trọng ITG lớn, lợi thế của phá giá sẽ nhanh chóng được phát huy đem lạitác động tích cực đến Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai Ngược lại, nếu tỷtrọng NTG lớn thì sẽ mất nhiều thời gian hơn để phá gia phát huy tác động tích cựccủa nó, đưa Tài khoản vãng lai ra khỏi đáy của đường cong J Bên cạnh đó, điềukiện kinh tế tại thời điểm phá giá cũng là một nhân tố quan trọng Nếu phá giá trongđiều kiện nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng (trong trường hợp thực tế phá giátại các quốc gia đã duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong một thời gian dài vàkhông còn khả năng tiếp tục duy trì), thì theo sau phá giá thường là khủng hoảng vànền kinh tế suy thoái Do vậy, Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai có thểđược cải thiện ngay trong ngắn hạn nhưng không phải nhờ tác dụng của phá giá lênhoạt động xuất nhập khẩu mà nhờ sự sụt giảm trong nhu cầu tiêu dùng trong nướckhiến nhập khẩu bị giảm đáng kể Do đó, khi tìm hiểu về hiệu ứng tuyến J trongthực tiễn đây là một nhân tố không thể bỏ qua bởi nó có thể tác động đến sự tồn tạicủa hiệu ứng tuyến J thể hiện trên sự biến động của Tài khoản vãng lai.
Cuối cùng, tình trạng Tài khoản vãng lai trước khi tiến hành phá giá cũng là
một nhân tố quan trọng Giả định trong lý thuyết hiệu ứng tuyến J là Tài khoản vãng
4 NTG là những hàng hóa không thể trao đổi trong thương mại quốc tế, do vậy mức giá của những hàng hóanày được hình thành trên cơ sở cung – cầu trên thị trường nội địa.
Trang 29lai cân bằng tại thời điểm phá giá Các nghiên cứu trong thực tiễn cho thấy tìnhtrạng Tài khoản vãng lai thâm hụt hoặc cân bằng tại thời điểm phá giá là một điềukiện cần thiết để xuất hiện hiệu ứng tuyến J Nếu Tài khoản vãng lai thặng dư tạithời điểm phá giá người ta không thể đảm bảo các hiệu ứng giá và lượng sẽ phảnứng đúng theo như lý thuyết mô tả và làm xuất hiện hình dạng tuyến J.
Khóa luận sẽ dựa vào bốn nhân tố đã phân tích ở trên để tìm hiểu lý thuyếthiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá tiền tệ ở một số quốc gia trên thế giới trongchương II.
Trang 30CHƯƠNG II THỰC TIỄN VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN JỞ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
I Phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994
1 Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994
1.1 Nguyên nhân
1.1.1 Nguyên nhân chủ quan
Cuộc phá giá tiền tệ năm 1994 của Mexico, đi kèm với khủng hoảng Cán cânthanh toán quốc tế của Mexico đã gây bất ngờ cho cả thế giới Nguyên nhân chủquan dẫn đến phá giá tiền tệ của Mexico năm 1994 bao gồm đồng nội tệ bị định giáquá cao, khủng hoảng Cán cân thương mại của Mexico và sự lạc quan thái quá cùngcác chính sách không thích hợp của các nhà hoạch định chính sách Mexico.
Thứ nhất, đồng nội tệ của Mexico bị định giá quá cao Ngay từ khi bắt đầu
tiến trình cải cách kinh tế, giải quyết vấn đề lạm phát luôn là một trọng điểm củacác nhà hoạch định chính sách Ban đầu, chính sách chống lạm phát của Mexico làcố định (fixed) tỷ giá Peso/USD vào năm 1988 nhưng sau đó sửa lại thành neo (peg)tỷ giá Peso/USD và vào thời gian khủng hoảng diễn ra là một biên độ có thể điềuchỉnh (adjustable band) Những chính sách về điều chỉnh tỷ giá này do một hộiđồng có tên Pact of Economic Solidarity Plan, thường gọi tắt là Pacto quyết định.Chính sách tỷ giá này đã có tác dụng đáng kể trong việc kiềm chế áp lực lạm pháttrong nước, nhưng cũng dẫn tới sự lên giá của đồng Peso (ổn định dựa trên tỷ giáhối đoái danh nghĩa đã được chỉ ra là sẽ dẫn tới sự lên giá thực của đồng nội tệ,thường là do độ trễ thời gian giữa lạm phát trong nước và lạm phát tại nước ngoàikhi chúng giảm đi).
Thứ hai, khủng hoảng Cán cân thanh toán quốc tế Sự lên giá của đồng Peso,
kết hợp với chính sách tự do hóa thương mại đơn phương đã khiến nhập khẩu củanước này tăng mạnh và nhanh chóng vượt qua xuất khẩu Thâm hụt cán cân thươngmại ngày càng tăng diễn ra đồng thời với sự bùng nổ đầu tư nước ngoài vào nhữngnăm đầu của thập kỷ 90 Tổng số tiền đầu tư nước ngoài chảy vào Mexico tăng từ3,5 tỷ USD năm 1989 lên tới 33,3 tỷ USD năm 19935 Dòng vốn đầu tư này đã giúp
5 Ngân hàng trung ương Mexico, Banco de Mexico, http://www.banxico.org.mx/
Trang 31Mexico che giấu được một cán cân thương mại thâm hụt ngày càng lớn, cùng với đólà một cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt chưa từng thấy Đầu tư nước ngoài chảyvào Mexico đã làm tăng thêm giá trị của đồng Peso, việc này đến lượt nó làm tănghơn nữa nhu cầu hàng nhập khẩu và làm xấu hơn nữa tình hình cán cân thương mại.Vòng quay này chính là một nhân tố bất ổn quan trọng dẫn tới khủng hoảng cán cânthanh toán thông qua ảnh hưởng của nó tới tài khoản vãng lai Mexico
Về cơ bản, cán cân thanh toán thể hiện rằng một sự thâm hụt trong tài khoảnvãng lai phải được bù đắp bằng dòng vốn tư nhân hoặc sự giảm đi của khoản dự trữngoại hối Tại thời điểm trước khi khủng hoảng diễn ra, dòng vốn tư nhân đổ vàoMexico quá đủ để tài trợ cho khoản thâm hụt trong tài khoản vãng lai Trong hainăm 1992, 1993 thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico là 48 tỷ USD trong khidòng vốn tư nhân lên tới 57 tỷ USD.
Bằng hành động dựa hết vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt tàikhoản vãng lai, Mexico đã tự đặt mình vào một tình thế hết sức rủi ro Kể từ năm1990, các khoản đầu tư nước ngoài vào các thị trường mới nổi dưới hình thức đầutư gián tiếp ngày càng gia tăng Trong trường hợp của Mexico, những khoản đầu tưgián tiếp mà thực tế không hề tồn tại ở Mexico vào năm 1989 thì đến năm 1993 đãlên tới 28,4 tỷ USD trong tổng số 33,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào nước nàytrong năm đó Nhìn chung các khoản đầu tư gián tiếp thường dễ thay đổi và có xuhướng bị rút ra ngay khi các nhà đầu tư nhận thấy có rủi ro.
Thứ ba, sự lạc quan thái quá của các nhà hoạch định chính sách Mexicocùng với các chính sách không hợp lý
Các nhà hoạch định chính sách Mexico không phải không biết đến nhữngnguy hiểm rình rập khi họ có một đồng nội tệ đang bị định giá qua cao, một tàikhoản vãng lai thâm hụt ngày càng trầm trọng, và gần như phụ thuộc hoàn toàn vàocác khoản đầu tư gián tiếp Tuy vậy họ đã để sự lạc quan thái quá che mờ óc suy xétcủa mình Niềm tin lan khắp các nhà hoạch định chính sách của Mexico rằng nềnkinh tế của họ sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đủ lâu để sự phụ thuộccủa họ vào dòng vốn nước ngoài không còn nữa vì khoảng cách giữa xuất khẩu và
Trang 32nhập khẩu đang dần nhỏ lại Niềm tin này có vẻ đã được khẳng định khi sức cạnhtranh của nền kinh tế Mexico ngày càng tăng và sự thành lập của tổ chức NAFTA.
Vào quý IV năm 1994, chính phủ Mexico nỗ lực chống lại tình hình lãi suấttăng cao và thu hẹp tiền tệ bằng cách mở rộng tín dụng nội địa Để đạt được mụcđích này, NHTW Mexico đã mua vào chứng khoán của khu vực tư nhân với mức lãisuất yêu cầu thấp hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài Nỗ lực nhằm ngăn chặn dựtrữ ngoại hối giảm này đã xung khắc với việc bảo vệ chế độ tỷ giá neo.
Trong nỗ lực thể hiện cho thị trường toàn cầu thấy rằng đồng Peso vẫn cònmạnh, các khoản tín dụng được chuyển đổi sang USD giống như các khoản nợ ngắnhạn của Chính Phủ Những khoản nợ được tính bằng đồng USD này được phát hànhthành trái phiếu với tên gọi tesobonos và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn lànhững khoản nợ “rủi ro cao” tính bằng đồng Peso Như vậy, bằng cách chuyển đổikhoản nợ của mình sang đồng USD, Chính Phủ Mexico đã chuyển rủi ro từ các nhàđầu tư sang mình.
Biểu đồ 1: Cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn khu vực công
Nguồn: http://www.galbithink.org/topics/mex/pbond.htm
Dù Chính Phủ đã nỗ lực rất lớn để giữ mức tỷ giá neo, thị trường thế giớikhông thấy những nỗ lực này là có hiệu quả và cộng thêm với những khoản nợ chưatrả (tính bằng USD) tại thời điểm đó khiến nền kinh tế trở nên nhạy cảm hơn vớimột số cú sốc về tài chính Vào tháng 12/1994, dự trữ ngoại hối của Mexico đã rơixuống mức xấp xỉ 10 tỷ USD, thậm chí không đủ để thanh toán hết khoản nợ 30 tỷUSD huy động từ các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu tesobonos
Cơ cấu trái phiếutính bằng đồng Peso vàUSD:
Tesebonos: Trái phiếutính bằng USD
Cetes: Trái phiếu tínhbằng Peso
Trang 33Biểu đồ 2: Dự trữ ngoại hối của NHTW Mexico và các khoản nợ công ngắn hạngiai đoạn từ tháng 1/1992 đến tháng 7/1994
Nguồn: http://www.galbithink.org/topics/mex/
1.1.2 Nguyên nhân khách quan
Niềm tin của các nhà hoạch định chính sách Mexico có lẽ đã không gây ranhững hậu quả quá nghiêm trọng nếu trong thời gian này không xảy ra một số sựkiện khách quan tác động mạnh đến nền kinh tế của quốc gia này.
Trong năm 1993 và đầu năm 1994, các nhà đầu tư tiếp tục đổ tiền vào nềnkinh tế Mexico bỏ qua các dấu hiệu về một khoản thâm hụt tài khoản vãng laikhông thể chống đỡ được và một đồng nội tệ đang bị định giá quá cao Cuối cùng,chính một loạt những bất ổn về chính trị vào năm 1994 đã bắt đầu làm giảm niềmtin của các nhà đầu tư Nó bắt đầu từ cuộc bầu cử vào đầu năm và lên đến đỉnh điểmkhi một ứng cử viên sáng giá cho chức tổng thống bị ám sát vào tháng 3/1994 Tỷ lệrủi ro của Mexico đã tăng lên Sau vụ ám sát tháng 3, Mexico chứng kiến sự sụtgiảm đầy ấn tượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài Thiếu các khoản tiền đầu tưnước ngoài, Mexico phải tài trợ cho thâm hụt tài khoản vãng lai bằng cách sử dụngdự trữ ngoại hối Chỉ đến cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Mexico đã giảm từ 26tỷ USD xuống còn 18 tỷ USD Để ổn định sự mất cân bằng ngày càng tăng của cáncân thanh toán, chính phủ Mexico đã quyết định tăng lãi suất nhằm bảo vệ tỷ giá hốiđoái, với hy vọng rằng họ có thể chờ đến khi tình hình rối loạn kinh tế này chấmdứt
Trang 34Sự kiện chính trị này diễn ra cùng lúc với quyết định tăng lãi suất của Cục dựtrữ liên bang Mỹ (United States Federal Reserve – Fed) vào tháng Hai Nhìn chung,việc tăng lãi suất của Mỹ đã khiến các dòng vốn chảy ra khỏi các thị trường mớinổi Thực tế này sẽ làm tỷ lệ rủi ro của Mexico tăng cao hơn nữa.
Một nguyên nhân không thể không kể đến là cơ cấu vốn đầu tư của Mexicotrong giai đoạn này Vào đầu những năm 1990, cuộc cải cách nền kinh tế sâu rộngcủa Mexico đã giúp nền kinh tế nước này vượt quá sự trì trệ và bất ổn định đã kéodài trong suốt những năm 1980 mà điển hình là cuộc khủng hoảng nợ nước ngoàicủa Mexico vào năm 1982 Đồng thời, thông qua chính sách neo (peg) tỷ giá đồngPeso với đồng USD, nước này cũng đã kiềm chế được tình trạng lạm phát cao trongnhiều năm liền Vào năm 1993, tỷ lệ lạm phát của Mexico lần đầu tiên giảm xuốngmức một con số trong vòng hai thập kỷ Những cải cách này biến Mexico thành mộtđịa điểm hấp dẫn cho các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, dẫn tới sự bùng nổ cáckhoản đầu tư gián tiếp (portfolio investment) chưa từng thấy Những dòng vốn này,dù ban đầu có tác dụng giúp Mexico hỗ trợ cho những cải cách kinh tế, nhưng sauđó đã phá hoại ngầm những cải cách ấy và đóng một vai trò chủ chốt làm phát sinhcuộc khủng hoảng cán cân thanh toán của nước này, dẫn đến hậu quả cuối cùng làhành động phá giá đồng Peso của Chính phủ nước này vào cuối năm 1994.
Biểu đồ 3: Tổng dòng vốn nước ngoài chảy vào Mexico giai đoạn 1980 – 1993
Nguồn: http://www.galbithink.org/topics/mex/cfd.htm
Vào cả đầu những năm 1980 và 1990 Mexico đều chứng kiến sự gia tăngnhanh chóng của dòng vốn nước ngoài, nhưng cơ cấu của các dòng vốn đã thay đổi
Trang 35đáng kể Nếu vào đầu những năm 80 dòng vốn đầu tư vào chủ yếu dưới dạng cáckhoản vay của ngân hàng thương mại còn vốn đầu tư ngắn hạn hầu như không cóthì đến đầu những năm 90, các khoản vay của ngân hàng thương mại đã không còngiữ vị trí quan trọng trong khi các khoản đầu tư gián tiếp từ các quỹ đầu tư songphương tại các thị trường mới nổi chiếm giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấuvốn đầu tư nước ngoài vào Mexico Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào Mexico ởhai thời kỳ này như sau:
Biểu đồ 4: Cơ cấu nợ nước ngoài của Mexico vào hai năm 1980 và 1993
Ngay sau khi Chính phủ Mexico tuyên bố thả nổi đồng Peso vào sớm ngày22/12/1994, đồng Peso nhanh chóng giảm giá thêm 15%.
Trong đó:
Long-term debt: Nợ dài hạnDirect Investment: Đầu tư trựctiếp
Portfolio equity: Đầu tư gián tiếp
Trang 36Ngày 26/12, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mexico tổ chức một cuộc họp báocung cấp thông tin về kế hoạch của Chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng nhưnglại hủy bỏ vào phút cuối khiến các nhà đầu tư tiếp tục phàn nàn về sự thất bại củaChính phủ trong việc lên kế hoạch xử lý khủng hoảng Do vậy, đồng Peso tiếp tụcmất giá.
Ngày 27/12, NHTW và Bộ Tài Chính Mexico tiếp tục giữ yên lặng còn đồngPeso tiếp tục mất giá và khủng hoảng kinh tế lan rộng Đồng Peso giảm tới mức5,45Peso/USD, tức mất giá khoảng 36% so với ngày trước đó Một cuộc bán đấugiá trái phiếu Chính phủ tính bằng đồng USD đã không thể thu hút được các nhàđầu tư, kết quả là chỉ thu được 27,6 triệu USD cho lượng trái phiếu trị giá 774 triệuUSD Giá cả bắt đầu tăng và chủ tịch các công đoàn yêu cầu thỏa thuận lại tiềnlương.
Biểu đồ 5: Mức biến động tỷ giá hối đoái Peso/USD chỉ sau một tuần từ 20/12/1994– 27/12/1994:
Nguồn: http://www.galbithink.org/topics/mex/
Nhìn vào đồ thị trên ta thấy chỉ trong vòng một tuần kể từ ngày 20/12/1994,mức tỷ giá Peso/USD đã tăng từ khoảng 3.5 Peso đổi 1 USD lên tới gần 6 Peso đổi1 USD Sự mất giá nhanh chóng của đồng Peso cho thấy trong giai đoạn này đồngPeso đã không được định giá đúng với giá trị thực tế của nó Và hành động phá giáđồng Peso của Chính phủ Mexico cùng với sự mất giá mạnh của đồng tiền này ngaysau khi phá giá đã có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của quốc gia này
Trang 372 Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ 1994 đến nền kinh tế Mexico
Cuộc phá giá tiền tệ năm 1994 đã có nhiều ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tếMexico, cả theo hướng tích cực và tiêu cực.
Cán cân tài khoản vãng lai của Mexico sau năm 1994 cũng đã được cải thiệnđáng kể Nếu vào năm 1994 thâm hụt tài khoản vãng lai của Mexico lên tới 29,662tỷ USD thì năm 1995 con số thâm hụt giảm xuống chỉ còn 1,577 tỷ USD6 Ngay saukhi tuyên bố phá giá tình trạng Tài khoản vãng lai của Mexico đã cải thiện thặng dưvà tình trạng thặng dư kéo dài trong 3 năm 1995, 1996 và 1997.
Ngay sau khi phá giá, đến quý 1/1995 cả Tài khoản vãng lai và Cán cânthương mại của Mexico đều biến động tăng lên Riêng Cán cân thương mại đã từmức thâm hụt -4821896 triệu USD lên mức thặng dư 596742 triệu USD, cùng vớiđó là tình hình Tài khoản vãng lai cũng được cải thiện, từ mức thâm hụt -7496245triệu USD lên -1354637 triệu USD và thặng dư vào quý 2/1995 Sau đó cả hai chỉtiêu này duy trì ở mức khá ổn định, có biến động nhưng không lớn đặc biệt là Cáncân thương mại luôn ở trạng thái thặng dư trong 2 năm 1995 và 1996.
Bên cạnh đó, phá giá đồng Peso cũng giúp cải thiện sức cạnh tranh của hànghóa xuất khẩu của quốc gia này Kết quả là xuất khẩu tăng liên tục trong giai đoạnsau phá giá.
Biểu đồ 6: Tình hình xuất nhập khẩu của Mexico giai đoạn 1994 - 1996
6http://www.indexmundi.com/mexico/current_account_balance.html
Trang 38Nguồn: Banco de Mexico, http://www.banxico.org.mx/
Như phản ánh trong biểu đồ, ngay sau khi đồng Peso mất giá nhập khẩu củaMexico bị ảnh hưởng ngay lập tức Khối lượng nhập khẩu từ 21796259 triệu USDvào quý 4/1994 đã giảm xuống 18189997 triệu USD vào quý tiếp theo trong khixuất khẩu lại tăng lên (từ 16974390 triệu USD lên 18786739 triệu USD), kết quả làthặng dư của Cán cân thương mại Trong hai năm 1995 và 1996 ta nhận thấy xuấtkhẩu có xu hướng tăng (tuy không nhiều) còn nhập khẩu sau khi giảm đột ngột vàoquý 1/1996 đã có hướng tăng trở lại Tuy vậy lượng nhập khẩu vẫn nhỏ hơn xuấtkhẩu, do đó Cán cân thương mại duy trì thặng dư
Vào tháng 1 năm 1995, Chính phủ Mexico thông báo một kế hoạch ngănchặn ảnh hưởng lạm phát tiêu cực của cuộc khủng hoảng lên nền kinh tế Kế hoạchcủa Chính phủ bao gồm chương trình cắt giảm lớn chi tiêu của Chính phủ và chínhsách tiền tệ thu hẹp, đặc biệt là khoản tín dụng cung cấp cho người vay trong nước.Kế hoạch cũng bao gồm nỗ lực thiết lập một chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hợp lýnhằm đảm bảo phản ánh chính xác giá trị thị trường của đồng Peso trong dài hạn,tránh lặp lại thực trạng đồng nội tệ bị định giá quá cao và nhằm mục đích tăng tínhcạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Chính phủ Mexico nhận thức được mình không đủ khả năng tự mình giảiquyết khủng hoảng nên đã kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế, trước tiên là từ cácngân hàng thương mại của Mỹ Đến tháng 2, Mexico đã nhận được một khoản tiền
Trang 39cho vay có bảo đảm tổng cộng lên tới xấp xỉ 52 tỷ USD trong đó từ IMF có khoảncho vay lớn nhất trong lịch sử IMF trị giá 17,8 tỷ USD7.
Nhằm đảm bảo cho khoản vay của mình, Chính phủ Mexico đã cam kết tiếptục cải cách nền kinh tế theo định hường thị trường và thực hiện một chính sách tàikhóa thắt chặt Gói trợ giúp và cải cách tài chính này đã có hiệu quả cao trong việccải thiện tình hình kinh tế của Mexico Giữa năm 1996 và 1999, GDP tăng trưởngkhoảng 5%/năm Vào tháng 1/1997, Mexico đã hoàn trả khoản nợ 13.5 tỷ USD choChính phủ Mỹ trước thời hạn đặt ra.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ tăng trưởng thực GDP của Mexico từ 1994 – nay
Nguồn: http://www.indexmundi.com/mexico/
Biểu đồ trên cho thấy sau khi tuyên bố phá giá tiền tệ một năm, vào năm1996 Mexico đã đạt mức tăng trưởng GDP dương trở lại và tiếp tục duy trì mứctăng GDP vào 3 năm sau đó Như vậy, xét về mặt dài hạn chính sách phá giá đã cónhững ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng của Mexico.
Trang 401994 là khoảng 4.415%/năm thì năm 1995 đã giảm xuống -6.167%/năm8 Có thểnói trong suốt năm 1995 Mexico đã ở trong tình trạng khủng hoảng và suy thoáitrầm trọng.
Trong năm 1995, nền kinh tế Mexico suy thoái sâu sắc đi kèm với GNP(Tổng sản phẩm quốc nội) giảm 9,3% (vào quý 3/1995) là nguyên nhân khiến Cáncân thương mại chuyển từ trạng thái thâm hụt sang thặng dư chỉ khoảng 2 tháng saukhi phá giá bắt đầu9 Rất nhiều tổ chức tài chính và các doanh nghiệp tư nhân cảmthấy gánh nặng nợ nước ngoài ngày càng lớn do đồng Peso mất giá dẫn đến khủnghoảng tài chính trong toàn bộ hệ thống Và việc hỗ trợ cho các tổ chức tài chính rakhỏi khủng hoảng khiến Chính phủ tiêu tốn khoảng 12% GNP vào năm 1995.
Phá giá nội tệ cũng khiến tỷ lệ lạm phát của Mexico tăng cao trong năm1995 Nếu năm 1994 tỷ lệ lạm phát của Mexico đang ở mức trên 6% thì tỷ lệ nàyvào năm 1995 đã lên tới khoảng 36% do tác động của phá giá tiền tệ và được duy trìtrong năm 1996.
Biểu đồ 9: Tỷ lệ lạm phát (tính theo trung bình thay đổi giá tiêu dùng) củaMexico giai đoạn 1990 – 2000.
8 International Moneytary Fund, 2008 World Economic Outlook,
9 TDRI Quarterly Review, Mexico 1994 versus Thailand 1997, Vol 12 No 3 September 1997, pp 9-14