1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf

86 6,8K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Huy Động Vốn Bằng Hình Thức Phát Hành Cổ Phiếu Và Trái Phiếu Của Công Ty Cổ Phần Thông Qua Mô Hình Công Ty Vincom
Tác giả Doãn Thùy Dương, Đào Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.

Trang 1

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 1b

Họ và tên sinh viên : Doãn Thùy Dương - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh

Đào Thị Ngọc - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh

Trang 2

http://svnckh.com.vn 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 5

DANH MỤC VIẾT TẮT 6

LỜI MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 12

1.1 Công ty cổ phần 12

1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần 12

1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn 12

1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu 15

1.3 Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần 16

1.3.1 Vay vốn ngân hàng 16

1.3.2 Tín dụng thương mại 16

1.3.3 Phát hành chứng khoán 17

1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác 17

1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu 17

1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu 17

1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu 20

1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn 25

1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn 25

1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn 25

1.6 Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ phần 28

1.6.1 Các nhân tố khách quan 28

1.6.2 Các nhân tố chủ quan 29

Trang 3

http://svnckh.com.vn 3

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

VINCOM 31

2.1 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam 31

2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam 31

2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam 34

2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom 36

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 36

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom 37

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom 39

2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty 40

2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty Vincom 40

2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom 40

2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) 41

2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu năm 2008 của Vincom 45

2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của công ty Vincom 47

2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái phiếu 47

2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48 2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4) của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009 50

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 54

Trang 4

http://svnckh.com.vn 4

3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54

3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu 61

3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng ngành 66

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 69

4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của Vincom 69

4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả 69

4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính 70

4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn 70

4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn của Vincom 71

4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” 71

4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh 72

4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu 72

4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần 73

4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty 73

4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty 74

4.3.3 Tài sản bảo đảm 75

4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn 75

4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả 75

4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng 76

4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu 78

4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 80

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 5

http://svnckh.com.vn 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom 38

Bảng 2.2 : Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trước khi phát hành IPO 41

Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trước khi phát hành IPO 42

Bảng 2.4 : Chỉ tiêu đầu tư và doanh thu của Vincom trong quý II và III 43

Bảng 2.5: Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom 46

Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom 49

Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom 50

Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom 51

Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của Vincom 52

Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom 54

Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 55 Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 58

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom 60

Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom 61

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Vincom năm 2007 – 2009 64

Bảng 3.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom năm 2007- 2009 65

Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành trái phiếu của Vincom năm 2007- 2009 66

Trang 6

khoán tại Hồ Chí Minh

National Association of Securities Dealers Automated Quotation System

Nhà xuất bản

Board

16 Pink Sheet

Thị trường yết giá điện tử Pink Sheets ("Bảng hồng")

Trang 7

http://svnckh.com.vn 7

Trang 8

http://svnckh.com.vn 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Đối với các doanh nghiệp, bài toán về vốn luôn là vấn đề nan giải nhất Nó không chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn đi theo suốt trong cả quá trình kinh doanh Thêm vào đó, việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007 đã

mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức to lớn trong việc hội nhập vào nền kinh toàn cầu Trước tình hình này, sự “khát vốn” của các doanh nghiệp tại Việt Nam lại càng trở nên mạnh mẽ

Đặc biệt là công ty đa ngành như Vincom thì nhu cầu về nguồn vốn lại càng rất lớn Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh dịch vụ khách sạn, sân golf,…nhưng lĩnh vực chủ chốt nhất của Vincom vẫn là kinh doanh bất động sản Hiện tại, trong các dự án bất động sản mà công ty đang tiến hành phải kể đến một số dự án lớn sau: dự án trung tâm thương mại- dịch vụ - khách sạn – văn phòng – căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Dự án EDEN) ước tính cần 4.500 tỷ đồng; tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ - thành phố Hoàng Gia (ROYAL CITY) ước tính cần 9.999 tỷ đồng; dự án tổ hợp 8/3 và Hanosimex (ECO CITY) ước tính cần tới 20.000 tỷ đồng,1

Với một nhu cầu vốn lớn đến như vậy, việc chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng là không thể Để giải quyết tình hình, công ty Vincom đã tìm đến hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và đã đạt được một số thành tựu nhất định

Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn, đặc biệt là hình thức huy động thông qua thị trường chứng khoán, cùng với sự ham thích nghiên

cứu về lĩnh vực tài chính, chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần

1

Nguồn: Báo cáo niêm yết của Vincom trên sàn HOSE ngày 26/2/2010

Trang 9

http://svnckh.com.vn 9

thông qua mô hình công ty Vincom” để làm đề tài nghiên cứu khoa học Thông

qua việc nghiên cứu những thành công và vấn đề mà công ty Vincom gặp phải,

chúng tôi mong sẽ tìm kiếm được những phương pháp hữu ích giúp các công ty

cổ phần tại Việt Nam có thể gỡ bỏ mối lo lắng về vấn đề “huy động vốn”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay huy động vốn đang là vấn đề nóng bỏng đối với hầu hết tất cả các

doanh nghiệp và là đề tài nghiên cứu của nhiều sinh viên vàcác nhà nghiên cứu kinh

tế Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số tài liệu như sau:

- TS Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”,

NXB Lao động Đây là một trong những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về thị trường

chứng khoán của Việt Nam Nó đã đưa ra được đặc điểm, kết cấu của thị trường

chứng khoán, cũng như đưa ra những cách thức chung nhất để lựa chọn các loại cổ

phiếu của công ty cổ phần

- TS Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và

nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng

quan về đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những kiến thức chuyên khảo

về vốn, từ đó dẫn dắt đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng, tính toán chi phí

và xây dựng nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp

- Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê Tài liệu

này dành một chương nghiên cứu về thực trạng thị trường vốn và tiềm năng phát

triển cho các doanh nghiệp Việt Nam Từ đó giới thiệu và phân tích về hình thức

ngân hàng đầu tư – một hình thức công ty mới trong thị trường chứng khoán Việt

Nam

- Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu

để huy động vốn” – Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng, ĐHNT, 2005

Đề tài này đã đưa ra cái nhìn khái quát về thị trường chứng khoán Việt Năm từ năm

2000 – 2007 và tập trung vào công cụ chứng khoán chuyển đổi, đặc biệt là trái

phiếu chuyển đổi do các Ngân hàng Thương mại phát hành để huy động vốn Đây

cũng sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả cho huy động vốn tại các doanh nghiệp

Trang 10

3 Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả huy động vốn của công ty CP thông

qua phân tích quá trình phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty Vincom

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số câu hỏi

đặt ra cần giải quyết như sau:

- Huy động vốn của công ty cổ phần bao gồm những hình thức nào?

- Các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn?

- Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn là gì, như thế nào?

- Huy động vốn của công ty Vincom có hiệu quả không?

- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán của

các công ty cổ phần Việt Nam trong thời gian tới?

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, so sánh, vận dụng lý luận, đối chiếu thực tiễn, phân tích số liệu liên quan đến việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán để nghiên cứu Bên cạnh đó, đề tài có tham

khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về vấn đề tài chính

Trang 11

http://svnckh.com.vn 11

6 Kết quả nghiên cứu dự kiến

Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có những đóng góp như sau:

- Về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả huy động vốn cho các công ty cổ phần thông qua thị trường chứng khoán

- Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược tài chính của công ty Vincom nói riêng và các công ty cổ phần nói chung

Trang 12

“Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình

thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông”.2 Trong công ty cổ

phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ

phần Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông Cổ đông được

cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu Chỉ có công ty cổ phần

mới được phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có

cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán

Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó Các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông tương đối lớn Các quy định cụ thể của

cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE3; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40

cổ đông, còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông

1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần

1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở

hữu Phần đông doanh nghiệp chúng ta, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận

về tỷ lệ này khá đơn giản Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn

nợ, khi nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu Dĩ nhiên những tính toán đó phần nào cũng có “lý” của người quyết định Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định

Trang 13

http://svnckh.com.vn 13

một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chánh kinh nghiệm, thì có lẽ chúng ta sẽ

bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình Các doanh nghiệp cần phải nhận định rõ ràng những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng nợ phải trả cũng như vốn chủ sở hữu để có thể linh hoạt vận dụng và điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

1.2.1.1 Ưu và nhược điểm của việc sử dụng nợ

- Ưu điểm:

Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu

đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế Trong khi đó thì cổ

tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế Trên nguyên

tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm

Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu – nói

đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất

kỳ vọng của nhà đầu tư Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng

tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty Vì tính chất này

mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy

- Nhược điểm:

Doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu Khi đó

công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro

khác

Những công ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội

đầu tư Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong

tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của

Trang 14

http://svnckh.com.vn 14

doanh nghiệp Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên

và nhà cung cấp Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của công ty có vòng đời phục

vụ và bảo hành lâu dài Một ví dụ rõ nhất là công ty xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979

Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và

nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ Khi có nguy cơ đó xảy

ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – under investment Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào những dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro

và tạo được giá trị cao trong tương lai Và mâu thuẫn vì thế phát sinh

1.2.1.2 Ưu và nhược diểm của việc sử dụng vốn chủ sở hữu

- Ưu điểm:

Vốn chủ sở hữu sẽ vẫn cần phải tăng khi công ty cần thêm vốn đẻ hoạt động,

mở rộng kinh doanh Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chính lành mạnh

Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn chủ sở hữu nữa là khi thị trường định giá

cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice) Phát hành vốn trong trường hợp

đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu

- Nhược điểm:

Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ Dĩ nhiên, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn

Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu

tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn

Trang 15

http://svnckh.com.vn 15

1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu

Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho cổ đông nên công ty cần

thiết hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu (target capital structure) Cơ cấu vốn mục tiêu

là sự kết hợp hài hoà giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, vì sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro công ty, nhưng tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao

Bên cạnh đó, mọi cấu trúc vốn chỉ có thể tối ưu trong một giai đoạn nào đó, một thời điểm nào đó tương ứng với tỷ trọng về nợ và cổ phần thích hợp Do đó ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cơ cấu vốn mục tiêu cũng khác nhau Điều quan trọng của các nhà hoạch định chính sách cơ cấu vốn doanh nghiệp là phải xác định được những nhân tố có thể, đang, đã và sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành cơ cấu vốn

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu

Có những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp do

đó khi xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cần lưu ý các nhân tố ảnh hưởng sau :

 Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh đối với tài sản của

doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp không sử dụng nợ Doanh nghiệp nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu

 Thuế thu nhập doanh nghiệp: Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử

dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế Tuy nhiên điều này sẽ không còn

ý nghĩa nữa đối với những doanh nghiệp nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó

mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp

 Rủi ro tài chính: Sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính

đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế tóan khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp Mặt khác

sử dụng nợ nhiều làm giảm tính thanh khỏan, làm tăng rủi ro tài chính

 Điểm hòa vốn EBIT: Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

đó chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT4) đạt được của doanh nghiệp có đủ bù đắp được lãi vay hay chưa? Nếu EBIT nhỏ hơn lãi vay thì rõ

4

EBIT: Earnings Before Interest and Taxes

Trang 16

http://svnckh.com.vn 16

ràng doanh nghiệp đã bị rủi ro tài chính, khi đó doanh nghiệp không nên sử dụng nợ vay để hạn chế bớt rủi ro Nếu EBIT lớn hơn lãi vay, khi đó ta xem doanh nghiệp đã sử dụng nợ có hiệu quả chưa? Muốn biết điều này phải so sánh mối quan hệ giữa EBIT và EBIT hòa vốn

 Giai đọan phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp: Bất kỳ doanh

nghiệp nào tồn tại và họat động đều trải qua 4 giai đọan là khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái Trong mỗi giai đọan thì nhu cầu vốn rất khác nhau, do đó cấu trúc vốn cũng có sự khác biệt rất lớn Giai đọan phát triển của doanh nghiệp trong chu kỳ sống đó ảnh huởng rất lớn đến việc xác lập cho doanh nghiệp một cấu trúc vốn hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất và rủi ro thấp nhất, từ đó làm cho tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn cổ phần cũng thay đổi theo mỗi giai đọan Vì vậy điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được mình đang nằm trong giai đọan nào để có chiến lược huy động xây dựng cấu trúc vốn hợp lý

 Các nhân tố khác : Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc

điểm của nền kinh tế, khả năng tài trợ linh họat của thị trường vốn, những diễn biến của thị trường vốn, quyền kiểm soát, đặc tính của từng ngành kinh doanh …

1.3 Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có rất nhiều kênh

để huy động vốn Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn một số những kênh huy động vốn chính mà các công ty cổ phần thường sử dụng

1.3.1 Vay vốn ngân hàng

Đây là nguồn tài trợ hết sức quan trọng đối với các công ty cổ phần hiện nay Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vay nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình

1.3.2 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau,

biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá Để thanh toán hoặc đòi tiền lẫn

Trang 17

http://svnckh.com.vn 17

nhau, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay séc Những loại giấy tờ này, nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng lại

- Thuê tài chính: một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê

Trong các hình thức kể trên thì hình thức huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán được đánh giá cao và cho là hiệu quả nhất Đặc biệt, do tính chất loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu Cho nên, hầu như các công ty cổ phần tại Việt Nam đều rất chú trọng vào hình thức này

1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu

1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu

1.4.1.1 Khái niệm cổ phiếu

“Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó” 5

Như vậy số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu Việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu Khi mua cổ phiếu, những người đầu tư hay các cổ đông sẽ trở thành những người chủ sở hữu với công ty Mức độ sở hữu đó tùy thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà công ty nắm giữ Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty

5

Trích Khoản 1 Điều 85, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động

Trang 18

http://svnckh.com.vn 18

1.4.1.2 Phân loại và ưu nhược điểm của các loại cổ phiếu

Trong các nghiên cứu về cổ phiếu thì loại hình chứng khoán này được phân chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí về quyền lợi cổ đông, hình thức cổ phiếu…Tuy nhiên khi xem xét cổ phiếu của công ty cổ phần, người ta thường phân chia theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: cổ phiếu

phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

a Cổ phiếu phổ thông hay còn gọi là cổ phiếu thường là nền tảng của công

ty cổ phần Cổ phiếu thường tạo cho người chủ sở hữu những quyền và lợi ích

cơ bản khi đầu tư vào công ty cổ phần Đặc trưng cơ bản nhất của cổ phiếu thường là gắn với quyền bỏ phiếu và được xác lập theo nguyên tắc “mỗi cổ phần

một lá phiếu”

Lợi ích việc phát hành cổ phiếu thường

- Phát hành cổ phiếu thường giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay Nếu công ty không may chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể quyết định không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường đến khi tình hình hoạt động của công ty tốt hơn Hơn nữa, đây là hình thức huy động vốn từ bên ngoài nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần như sử dụng vốn vay

- Việc phát hành thêm cổ phiếu thường làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, làm tăng mức độ tín nhiệm và khả năng vay vốn cho công ty

- Thông thường thì cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu

ưu đãi và trái phiếu do có mức lợi tức cao và không bị giới hạn Mặt khác, đối với

Trang 19

http://svnckh.com.vn 19

nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra sự bảo vệ chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu Bởi cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào tài sản trong công ty chứ không dưới dạng tiền như trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi Khi lạm phát, trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi sẽ bị mất giá một cách tương đối trên thị trường

Hạn chế của phát hành cổ phiếu thường

- Việc phát hành cổ phiếu thường sẽ làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó làm phân chia quyền biểu quyết và kiểm soát của công ty, dẫn tới quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới, nó làm bất lợi cho cổ đông hiện hành Vì thế các công ty nhỏ hoặc mới thành lập thường tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài

- Chi phí cho việc phát hành cổ phiếu thường: chi phí hoa hồng, quảng cáo, bảo hiểm, bảo lãnh…cao hơn nhiều so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu do mức độ rủi ro của cổ phiếu thường cao hơn, cần quảng cáo để hấp dẫn các nhà đầu tư

- Lợi tức cổ phần không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi đó, lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền đi vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp

- Việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành Nếu công ty kinh doanh không tốt thì sẽ có nguy cơ làm sụt giảm thu nhập trên một cổ phần Điều này tác động bất lợi tới giá cổ phiếu trên thị trường

b Cổ phiếu ưu đãi

Ngoài cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu bắt buộc, công ty cổ phần có quyền lựa chọn và phát hành các cổ phiếu ưu đãi tùy thuộc điều kiện cụ thể của mỗi công ty nhằm thiết lập cơ cấu vốn linh hoạt phù hợp với yêu cầu phát triển của mình

Trang 20

http://svnckh.com.vn 20

Thông thường, cổ phiếu ưu đãi được công ty sử dụng để tăng vốn khi tỷ trọng nợ đã quá cao làm giảm vị thế tín dụng của công ty

Lợi ích của phát hành cổ phiếu ưu đãi:

- Mặc dù cổ phiếu ưu đãi phải trả lợi tức nhất định giống như trái phiếu nhưng điểm lợi hơn là không phải trả đúng hạn mà có thể hoãn lại nếu điều kiện công ty chưa cho phép Điều này giúp công ty tránh khỏi những nguy cơ khi trong tình trạng khó khăn, chưa thanh toán được khoản lợi tức Đặc biệt vì khoản lợi tức này cố định nên cổ đông thường sẽ không bị chia sẻ quyền lợi hay lợi ích cổ tức của mình Hình thức này cũng giúp cho công ty tránh việc chia sẻ quyền kiểm soát và quản lý cho cổ đông mới

- Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm

cố tài sản Hơn nữa, do cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả và không bắt buộc phải lập quỹ thanh toán nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãu linh hoạt hơn trái phiếu

Hạn chế của hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi:

- Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường không được trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty Điều này khiến cho chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với sử dụng trái phiếu Đây là điểm bất lợi mà các công ty thường xem xét để ra quyết định chọn phát hành cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu để huy động vốn

1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu

1.4.2.1 Khái niệm trái phiếu

Cùng với cổ phiếu là công cụ huy động vốn chủ sở hữu, công ty cổ phần có thế sử dụng trái phiếu để vay vốn trung và dài hạn, đáp ứng về nhu cầu vốn kinh doanh có lúc vượt ngoài khả năng tài chính của các cổ đông

Trang 21

1.4.2.2 Phân loại và ưu nhược điểm của các loại trái phiếu

Phát hành trái phiếu là một hình thức vay vốn, theo đó người vay phát hành một chứng chỉ thường với một mức lãi suất xác định, đảm bảo thanh toán trong khoảng thời gian xác định trong tương lai Kết quả của việc phát hành trái phiếu là làm tăng vốn vay của công ty Đây là phương thức ưu việt cho những doanh nghiệp cần huy động vốn dài hạn với mức lãi suất thích hợp nhỏ hơn mức phải đi vay ngân hàng nhưng lại cao hơn mức tiền gửi tiết kiệm để thu hút các nhà đầu tư Điều này rất có lợi cho công ty phát hành và các nhà đầu tư vì đã bỏ qua phí trung gian Trên

lý thuyết trái phiếu được chia thành nhiều loại dựa trên đặc điểm về tài sản bảo đảm hay lãi suất Tuy nhiên về tổng quan trên thị trường hiện nay, các công ty thường sử dụng hai loại chứng khoán trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi

a Trái phiếu thường: Đây là loại trái phiếu truyền thống với đầy đủ tính

chất của hình thức chứng khoán nợ Sử dụng hình thức này, các công ty cổ phần sẽ

có những lợi ích nhất định, tuy nhiên cũng gặp phải những hạn chế như sau

Lợi ích của việc phát hành trái phiếu thường

- Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu thường được xem như một khoản chi phí được trừ vào thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này có lợi cho doanh nghiệp do giảm bớt số thuế phải nộp vào Nhà nước, tăng thu nhập cho các chủ sở hữu

- Lợi tức trái phiếu thường được xác định trước và thường thấp hơn lợi tức cổ phiếu ưu đãi Nếu doanh nghiệp có triển vọng tốt trong kinh doanh, có khả năng thu

6

Trích Khoản 3 Điều 6 Luật chứng khoán 2006, NXB Lao Động

Trang 22

http://svnckh.com.vn 22

lợi nhuận thì việc sử dụng trái phiếu để huy động thêm vốn vay sẽ nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu mà không phải chia sẻ quyền phân chia thu nhập cao cho các trái chủ

- Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi do trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn

- Trái chủ là chủ nợ của doanh nghiệp và không có quyền biểu quyết Do vậy việc phát hành trái phiếu sẽ không ảnh hưởng gì tới quyền quản lý và kiểm soát doanh nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp hiện hành

- Hình thức này giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn một cách linh hoạt Khi doanh nghiệp làm ăn thành đạt, khả năng thu lợi nhuận là chắc chắn,

có thể tăng huy động vốn vay nhằm mở rộng thị trường và tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Ngược lại, khi thị trường biến động theo hướng bất lợi, để thu hẹp quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động giảm vốn bằng cách mua lại trái phiếu trước thời hạn, đảm bảo sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả

Những hạn chế trong việc phát hành bằng trái phiếu

- Sử dụng trái phiếu buộc doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lợi tức, trả nợ gốc cố định và đúng kỳ hạn cho các trái chủ Điều này có thể gây căng thẳng về mặt tài chính và dễ dẫn tới nguy cơ rủi ra trong trường hợp doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định, doanh nghiệp không có đủ nguồn tài chính để trang trải lợi tức trái phiếu hoặc mất khả năng thanh toán khi hoàn trả nợ gốc

- Phát hành trái phiếu thường làm tăng hệ số nợ và mức độ sử dụng đòn bảy tài chính của doanh nghiệp do huy động thêm nguồn vốn vay Điều này một mặt có thể nâng cao thu nhập của chủ sở hữu khi doanh nghiệp làm ăn có lãi Mặt khác cũng làm tăng nguy cơ rủi ro, đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn

b Trái phiếu chuyển đổi: khác với việc phát hành cổ phiếu thường hay trái

phiếu thường, việc chuyển đổi giữa những loại hình chứng khoán này có tính linh hoạt cao, thuận lợi cho công ty trong việc chủ động thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình Thay vì phát hành thêm ngay cổ phiếu, doanh nghiệp chọn cách phát hành cổ

Trang 23

cổ phiếu thường nhằm hạn chế việc nhà đầu tư chuyển đổi ngay lập tức Nhiều trường hợp, chứng khoán chuyển đổi được phát hành theo một thời biểu và các giá chuyển đổi khác nhau Các giá chuyển đổi càng cao khi nó càng gần ngày đáo hạn Ngoài ra, các công ty cũng có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ trái phiếu chuyển đổi trước thời hạn đã ấn định nếu như lãi suất thị trường giảm xuống so với mức lãi suất trái phiếu đã phát hành trước đó Sau đó công ty lại phát hành ra trái phiếu với mức lãi suất tương đương phù hợp hơn Bên cạnh những đặc tính sẵn có của trái phiếu thường, trái phiếu chuyển đổi có những lợi ích và hạn chế sau đối với người

sử dụng

Những lợi ích khi sử phát hành trái phiếu chuyển đổi

Lợi ích hàng đầu của trái phiếu chuyển đổi là từ trái chủ hoặc người sở hữu cổ phiếu ưu đãi, không có quyền biểu quyết, trở thành cổ đông của công ty, đặc biệt là nếu công ty đang làm ăn phát đạt, tốc độ tăng trưởng cao, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho các cổ đông thường Việc linh hoạt trong chuyển đổi giữa hai công cụ tài chính này cũng khiến cho các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định nhanh chóng, khiến cho việc phát hành và huy động vốn việc phát hành trái phiếu chuyển đổi trở nên nhanh chóng hơn

Ưu điểm nổi bật nữa của trái phiếu chuyển đổi là huy động được vốn với chi phí thấp hơn: lãi suất của phần trái phiếu trong phát hành trái phiếu chuyển đổi thường bao giờ cũng thấp hơn là lãi suất khi phát hành trái phiếu Loại công cụ này cho phép tổ chức phát hành vay vốn với một chi phí (lãi suất) thấp trong hiện tại, đồng thời có thể hoán chuyển khoản nợ đó thành vốn cổ phần trong tương lai Bên cạnh đó, khi đáo hạn, trái phiếu trở thành cổ phiếu thường sẽ làm tăng nguồn vốn cổ phần, tăng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Đặc biệt, trái phiếu

Trang 24

http://svnckh.com.vn 24

chuyển đổi mang lại một khoản lợi nhuận lớn do sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường, đồng thời cũng là sự bảo vệ khi giá thị trường của cổ phiếu phổ thông rơi xuống dưới giá trị chuyển đổi Điều này làm tăng thêm nguồn vốn dài hạn và khả năng tự chủ về tài chính của công ty

Như vậy nếu giá của cổ phiếu phổ thông không tăng như dự kiến thì sự chuyển đổi sẽ không xảy ra và công ty sẽ phải chịu một mức chi phí lãi vay cao hơn mong muốn Tuy vậy, nếu công ty tăng vốn bằng vay nợ và sau này huy động vốn

cổ phần để trả nợ thì phải chịu hai lần chi phí phát hành Do đó, phát hành trái phiếu chuyển đổi mang lại lợi ích cho công ty là nó cho phép công ty chỉ phải chịu chi phí phát hành một lần và vẫn đạt được mục tiêu ban đầu

Những hạn chế khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Lợi suất của trái phiếu chuyển đổi thường thấp hơn so với trái phiếu thông thường do đặc tính có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, dẫn tới sự an toàn và linh hoạt cho nhà đầu tư khi sở hữu loại trái phiếu này Chính vì sự an toàn này, lợi nhuận từ lợi suất của trái phiếu chuyển đổi giảm so với khi đầu tư vào trái phiếu thường Bên cạnh đó trong trường hợp phải thanh lý, trái phiếu chuyển đổi đứng sau các khoản nợ khác của công ty phát hành về thứ tự ưu tiên đòi tài sản Cổ đông ưu đãi có cổ phiếu chuyển đổi sẽ được trả tiền sau những người cho vay nhưng trước các cổ đông phổ thông

Về phía các nhà đầu tư, họ có thể gặp nguy cơ pha loãng cổ phiếu của công

ty Điều này xảy ra khi giá trị cổ phiếu phổ thông của của công ty tăng lên do chuyển đổi hoặc do đợt phát hành cổ phiếu mới Thời hạn chuyển đổi dài sẽ làm cho giá cổ phiếu bị pha loãng do doanh nghiệp toàn quyền tăng vốn liên tục, trong khi đó nguồn cung vào thị trường ngày càng tăng mạnh làm giảm giá cổ phiếu Do

đó giá trị nội tại của quyền mua sẽ nhỏ dần sau mỗi quyết định tăng vốn bằng cổ phiếu của doanh nghiệp Việc pha loãng cổ phiếu trong thời gian lưu hành trái phiếu chuyển đổi sẽ mang lại thiệt hại cho các trái chủ, đặc biệt những người mua lại trái phiếu chuyển đổi sau khi phát hành mà không thể tính được giá trị nội tại của quyền mua

Trang 25

http://svnckh.com.vn 25

Sự chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu thường làm giảm chi phí lãi vay dài hạn của doanh nghiệp trong trường hợp là trái phiếu, do đó làm tăng thu nhập của cổ đông Tuy nhiên tại thời điểm chuyển đổi, số lượng cổ phiếu đã phát hành tăng lên và sự chuyển đổi có thể làm giảm thu nhập của mỗi cổ phần, mặc dù

có sự gia tăng lợi nhuận trước và sau thuế

1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn

1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra Khi so sánh giữa kết quả và chi phí, ta phải dùng tỷ lệ kết quả / chi phí hoặc chi phí / kết quả Từ

đó rút ra kết luận với một lượng chi phí thấp nhất, ta thu được kết quả cao nhất, như vậy mới đạt được hiệu quả Nhưng trên thực tế rất khó để xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất trong việc huy động vốn do công ty chịu nhiều tác động cả bên trong lẫn bên ngoài thị trường Do đó, hiệu quả huy động vốn không chỉ là kết quả của quá trình huy động vốn mà còn xem xét sự thích nghi và khả năng phát triển của doanh nghiệp trên thị trường

Chính vì thế, bên cạnh tỷ lệ so sánh này, ta còn xem xét hiệu quả dựa trên nhu cầu vốn, tính phù hợp của phương thức huy động, khả năng đáp ứng kịp thời trong mỗi giai đoạn phát triển của công ty

1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn

Huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu sẽ làm cho cơ cấu vốn của công ty thay đổi khác nhau với chi phí khác nhau Để đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, người ta nên sử dụng phương pháp để so sánh

sự biến động của tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn theo thời gian cả về số tuyệt đối và tương đối Qua đó ta đánh giá được tình hình tạo lập và huy động vốn về quy

mô Việc so sánh dự biến động của cơ cấu nguồn vốn theo thời gian sẽ đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động và tổ chức nguồn vốn cũng như

xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động Cuối cùng ta cần dựa trên

Trang 26

http://svnckh.com.vn 26

những chỉ tiêu cụ thể để tính được mức độ hiệu quả của hình thức huy động Mỗi chỉ tiêu đánh giá trên một mặt của quá trình huy động vốn

1.5.2.1 Chỉ tiêu Chi phí huy động vốn / Quy mô vốn huy động

Quy mô vốn của một doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay Nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với vốn vay Vốn chủ sở hữu hình thành nên trang thiết bị, nhà xưởng, văn phòng cho doanh nghiệp

và có thể sử dụng lâu dài; đặc biệt nó được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty Vốn vay là nguồn vốn linh hoạt hơn, là nguồn vốn để hoạt động chính cho mỗi công ty

Chi phí huy động vốn của công ty bao gồm chi phí phải trả lãi và chi phí không phải trả lãi Trong đó chi phí trả lãi chiếm phần lớn chi phí huy động vốn Khi huy động bằng hình thức trái phiếu, công ty đã làm tăng khoản nợ của mình, đồng thời phải trả lãi cho trái chủ một mức theo quy định trước Mức lãi suất này phụ thuộc vào kỳ hạn, mục tiêu chiến lược của công ty, mức lãi suất ngân hàng trong thời kỳ phát hành… Còn phát hành cổ phiếu làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Mức cổ tức mỗi cổ đông nhận được sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của từng kỳ và được chia trong phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, công ty còn phải chịu một loại chi phí khác khi huy động vốn: chi phí phát hành, chi phí quảng cáo, marketing để thu hút các nhà đầu tư, chi phí bảo hiểm, chi phí quản lý, dự trữ,… và các chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn

Chi phí huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn =

Tổng nguồn vốn huy động

Trang 27

http://svnckh.com.vn 27

Tóm lại chỉ tiêu Chi phí huy động vốn / Tổng vốn huy động được dùng để đánh giá xem một đồng vốn huy động được cần mất bao nhiêu chi phí Như vậy khi huy động vốn cần cân nhắc tới chi phí cho một đồng vốn, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp được chi phí này và mang lại lợi nhuận cho công ty Chỉ tiêu này càng thấp thì mức độ huy động vốn càng hiệu quả Để giảm chi phí huy động vốn cần giảm lãi suất trái phiếu và có chiến lược chia cổ tức hợp lý, đồng thời có phương án chi tiêu các khoản chi phí phát hành, bảo hiểm, dự trữ… phù hợp

1.5.2.2 Sự ổn định của các hình thức huy động vốn

Một hình thức huy động vốn tốt không chỉ dựa trên những chỉ tiêu về chi phí vốn thấp mà còn phải xem xét mức độ ổn định của hình thức đó Việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu rất khó xác định mức độ ổn định Bởi

nó phụ thuộc nhiều vào lãi suất, lạm phát thị trường, khả năng thanh toán của công ty…Trong từng giai đoạn, các nguồn vốn huy động này có sự chuyển biến linh hoạt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đánh giá được mức độ ổn định theo thời gian của nó

- Rủi ro lãi suất: giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao động

Khi lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá của nó Lúc này, các công ty có xu hướng mua lại trái phiếu, để rồi phát hành ra trái phiếu mới với lãi suất phù hợp hơn Khi lãi suất trên thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ thấp hơn mệnh giá của nó Nói cách khác, lãi suất gia tăng làm cho giá trái phiếu giảm trong khi lãi suất giảm làm cho giá trái phiếu gia tăng

- Rủi ro thanh toán: Công ty phải lường trước và dự phòng được nếu trong

tương lai công ty không có khả năng thanh toán lãi hoặc vốn cho nhà đầu tư Lúc này, công ty sẽ phải cân nhắc xem nên phát hành trái phiếu thường, trả lãi theo kỳ hạn hay phát hành cổ phiếu, chia lợi tức theo lợi nhuận sau thuế,… hoặc những điều kiện kèm theo nào sẽ có lợi cho công ty khi huy động vốn

Trang 28

http://svnckh.com.vn 28

- Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị

giảm sức mua, hoặc khi đấu giá cổ phiếu không đạt được giá trị như ước tính, hoặc các nhà đầu tư bỏ thầu…do tình trạng lạm phát của thị trường tác động tới tâm lý và khả năng của nhà đầu tư

Tất cả các rủi ro này có thể sẽ khiến cho việc huy động vốn không thành công hoặc mang lại hiệu quả không như mong muốn Chính vì vậy ta cần xem xét kỹ lưỡng hơn các nhân tố tác động tới hiệu quả và mức độ ổn định của các hình thức huy động vốn trong những khoảng thời gian khác nhau của thị trường

1.6 Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ phần

1.6.1 Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế

Hoạt động của công ty cổ phần bao giờ cũng gắn liền với một bối cảnh kinh tế nhất định Bối cảnh kinh tế đó được nhìn nhận thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh

tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng, thu nhập quốc dân, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, chỉ số chứng khoán, tốc độ chu chuyển vốn, tỷ lệ lạm phát Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình huy động vốn của doanh nghiệp

Ví dụ như, khi nền kinh tế trong thời kỳ hưng thịnh, có tốc độ phát triển nhanh, thu nhập quốc dân cao, các đơn vị kinh tế, dân cư sẽ có nguồn tiền dồi dào

và có khuynh hướng đầu tư nhiều hơn vào thị trường chứng khoán, nhờ đấy mà các doanh nghiệp cũng dễ dàng huy động vốn hơn Ngược lại, trong điều kiện tình hình kinh tế bất ổn, nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao thì việc huy động vốn của doanh nghiệp nói chung sẽ gặp khó khăn bởi người dân cũng như các ngân hàng có xu hướng tích trữ tiền hơn nhằm đề phòng rủi ro

- Môi trường chính trị hay môi trường pháp lý:

Môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Sự thay đổi chính sách của nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất cũng như sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút vốn của

Trang 29

http://svnckh.com.vn 29

các công ty cổ phần, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn huy đông vốn trên kênh thị trường chứng khoán

- Môi trường khoa học - công nghệ

Khoa học - công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng nhiều tới tốc độ, phạm vi, và hiệu quả của quá trình huy động vốn

1.6.2 Các nhân tố chủ quan

Bao gồm các nhân tố nằm trong sự kiểm soát doanh nghiệp, chiến lược đối với nhóm nhân tố này là xác định và phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu Nhóm nhân tố này gồm có những nhân tố sau:

- Giá trị doanh nghiệp:

Giá trị doanh nghiệp có vai trò cực kì quan trọng không chỉ đối với việc huy động vốn của công ty cổ phân mà còn đối với hầu hết tất cả các hoạt động quản trị lẫn kinh doanh Đây cũng là vấn đề đã làm mất nhiều công sức của các nhà quản trị Chỉ khi ngân hàng và các nhà đầu tư tin vào giá trị của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai thì họ mới suy nghĩ tới việc cho doanh nghiệp mượn vốn Chính vì vậy, những biện pháp để nâng cao giá trị doanh nghiệp luôn cần được xem xét và thực thi trong mọi giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Trước hết là yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty Nếu tình hình kinh doanh của công ty chưa ổn định thể hiện qua sự thay đổi bất thường về doanh thu và lợi nhuận thì việc tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thường là hợp lý hơn so với vay vốn Bởi nếu vay vốn thì mức độ rủi ro của việc huy động vốn do phải trả lợi tức cố định là rất cao

Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cũng là vấn đề quan trọng đáng xem xét Nếu hệ số nợ của công ty đã ở mức cao so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành thì việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường là có thể chấp nhận được Bởi phát hành trái phiếu sẽ dẫn tới hệ số nợ cao và làm giảm uy tín của công ty trên thị trường Bên cạnh đó, ta cũng cần xét tới quyền kiểm soát của công

Trang 30

cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn là một lựa chọn thích hợp

Dựa vào đặc điểm, lợi ích và bất lợi của từng hình thức huy động vốn cũng như những nhân tố nội tại của công ty, những nhà quản lý phải đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời, phù hợp để lựa chọn hình thức huy động vốn nào là tốt nhất cho sự phát triển của công ty

- Chiến lược Marketing:

Có chiến lược Marketing tốt cho hình ảnh của doanh nghiệp giống như quá trình huy động vốn của doanh nghiệp như là “ hổ mọc thêm cánh” Mục tiêu của các chiến lược Marketing là phải làm cho càng nhiều người biết và tin vào tiềm lực của doanh nghiệp và những khoản lợi ích công ty có thể mang lại cho họ trong tương lai Nếu mục tiêu này được thực hiện thành công thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng

và nhanh chóng hơn nhiều

Trang 31

http://svnckh.com.vn 31

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM

2.1 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam

Nhiệm vụ đầu tiên của một công ty khi tiến hành phân tích nguồn vốn của mình là tập trung đánh giá và nắm bắt được thông tin thị trường về nhu cầu cũng như nguồn cung của vốn Chính vì vậy dưới đây đề tài đưa ra những phân tích chung về tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2007 - 2009

2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, bắt đầu từ năm

2000 với việc vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố HCM, cho đến năm 2007, sau 7 năm hoạt động đã có những chuyển biến không ngờ cả về chất lượng và số lượng Năm 2007 với sự ra đời của của Bộ luật Chứng khoán đã trở thành giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam với những biến động thất thường Thị trường đã xây dựng nên một kênh dẫn vốn lưu động với tổng giá trị vốn hóa tính cho lượng cổ phiếu niêm yết là 300.000 tỷ đồng, tương đương 33% GDP của năm 2006 Các công ty không chỉ thu hẹp các cổ đông là những thành viên trong gia đình, mà mở rộng ra đại chúng với hàng vạn cổ đông (SSI, Sacombank…).7 Trong năm 2007 cũng chứng kiến rất nhiều những cuộc chuyển đổi

từ doanh nghiệp Nhà nước trở thành công ty đại chúng bằng việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ( Bảo Việt, Vietcombank…) Sang năm 2008, thị trường cổ phiếu rơi vào tình trạng bất ổn định, một phần là do những tác động của nền kinh tế Năm 2008 GDP tăng 6,23%; lạm phát 19,9%; lãi suất cơ bản từ 8,5% tăng 14%.8

Chứng khoán giảm 1174 xuống 948 ở mức cuối năm 2007 và giảm tiếp xuống 315 điểm cuối năm 2008; bất động sản sụp đổ và đóng băng, chính sách tiền

7 Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2006, CTCP chứng khoán Âu Việt

8 Niên giám thống kê 2008, NXB Tổng cục thống kê Việt Nam

Trang 32

http://svnckh.com.vn 32

tệ bị bóp chặt, ngân hàng mất thanh khoản, nền kinh tế bị bóp nghẹt, lãm phát phi

mã, các công ty gần như ngừng sản xuất

Năm 2009, mặc dù thị trường chứng khoán có những điều chỉnh giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ vào cuối năm nhưng với một chu kì tăng điểm liên tục 8 tháng giữa năm thì nhìn chung, thị trường chứng khoán Việt Nam có một năm tăng trưởng ấn tượng do một vài nguyên nhân chính như sau: nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thoát ra khỏi suy thoái trong năm này Các công ty chứng khoán tăng cường sử dụng công cụ đòn bẩy cho khách hàng, có công ty còn sử dụng đòn bẩy với tỉ lệ 1:3, 1:5 Theo Bộ Tài chính, mức vốn hóa của thị trường đầu tháng 12 vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng ( 30 tỷ USD), tương đương 55% GDP năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng), mức vốn hóa đã tăng gấp 3 lần.9

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất vào thời điểm tháng 3 đến tháng 6 nhưng có vẻ dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán lại diễn ra chậm hơn trong 3 tháng sau đó Trong khoảng thời gian này, các công ty chứng khoán tăng cường hỗ trợ bằng công cụ đòn bẩy để giá trị giao dịch của thị trường đạt nhưng phiên tăng điểm liên tiếp Đồng thời, chính phủ chuyển từ chính sách nới lỏng tiền tệ sang thắt chặt tiền tệ vào cuối năm cũng làm thị trường có những thay đổi đáng kể Chính sách mở ra vào tháng 3 đến tháng 6 khi mà các ngân hàng bắt đầu giải ngân vì gói hỗ trợ kích cầu của Chính phủ Tuy nhiên trước lo ngại về việc lạm phát tăng mạnh, chính phủ yêu cầu Ngân hàng thương mại kiềm chế dư nợ tín dụng, hạn chế tối đa cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản và tăng lãi suất cơ bản 7% lên 8% vào ngày 1/12/2009 Chính điều này làm thị trường chứng khoán mất 30% so với đỉnh, lãi suất liên ngân hàng tăng cao trong tháng 12, một số ngân hàng thiếu thanh khoản, huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn mặc dù đã tăng lãi suất huy động lên mức tối đa cho phép.10 Tính đến tháng 12/2009, toàn bộ thị trường Việt Nam có khoảng 730.000 tài khoản chứng khoán được mở, tăng thêm 180.000 tài khoản so với cùng kì năm 2008 Trong đó số lượng

9 Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009, CTCP chứng khoán Âu Việt

10 Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) -

www.sggp.org.vn

Trang 33

http://svnckh.com.vn 33

tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài là 13.443 tài khoản.11 Như vậy có thể thấy quy

mô thị trường chứng khoán đã tăng trưởng vượt bậc trong năm này

Bên cạnh những giai đoạn thăng trầm của thị trường cổ phiếu nói riêng, ta cũng chứng kiến sự trưởng thành của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Những năm 2006, 2007, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn sơ khai; trên thị trường chủ yếu là trái phiếu chính phủ Tuy nhiên các doanh nghiệp đã cảm nhận được nhu cầu phát hành trái phiếu và những lợi ích thiết thực của trái phiếu doanh nghiệp mang lại Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ khoảng 17% GDP, trong khi tỷ

lệ này ở Mỹ là 80%, Thái Lan là 58%, Malaysia là 82%, Trung Quốc là 53% Tính đến 30/6/2009 có khoảng 600 loại trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng mệnh giá là 155.367.627 tỷ đồng, chiếm khoảng 72% giá trị tổng thị trường, tuy nhiên trong đó khối lượng trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, còn lại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu địa phương.12

Cho tới năm 2008 mới có 21 doanh nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu: Petrol Việt Nam, Vincom, Vinashin, Tổng công ty cao su… Tất cả các doanh nghiệp này đều là những doanh nghiệp lớn đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa Thực tế, các doanh nghiệp này có đủ uy tín để vay ngân hàng nhưng do định mức khoản vay tối đa dưới 15% vốn chủ sở hữu, hơn nữa nguồn vốn

từ ngân hàng không linh hoạt nên không đáp ứng được nhu cầu vốn lớn và thường xuyên của họ Doanh số phát triển trái phiếu trong các năm tiếp theo có sự tăng trưởng mạnh mẽ Từ 300 tỷ đồng do Tổng công ty dầu khí phát hành năm 2003 đã lên tới 6600 tỷ trong tháng 3/2007, đặc biệt trong năm 2006 đạt hơn 8800 tỷ, trong

đó EVN phát hành 6 đợt với tổng doanh số là 6000 tỷ Tổng doanh số phát hành trái phiếu từ năm 2003 đến 2007 đạt khoảng 25000 tỷ, trong đó Vinashin và EVN chiếm 41% và 36%, các doanh nghiệp khác chiếm dưới 10%.13

Các trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn từ 2 – 10 năm, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành chứng quyền, tức quyền mua cổ phiếu của Nhà máy

11 “Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2009”, CTCP chứng khoán Âu Việt

12 ThS Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”(25/09/2009) www.stox.vn

13

“Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán Việt Nam 2008”, CTCP chứng khoán Âu Việt

Trang 34

http://svnckh.com.vn 34

xi măng Cẩm Phả với giá ưu đãi) Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp về cơ bản đều cao hơn trái phiếu chính phủ Tất cả các trái phiếu đều là trả sau, lãi coupon hằng

năm, lãi suất cố định Riêng Tổng công ty Sông Đà, TCT Điện lực Việt Nam, Công

ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 14

6 tháng đầu năm 2009, trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tăng 30,8% theo năm và 8,3% theo tháng, ở mức 8,3 nghìn tỷ VNĐ Các công ty, doanh nghiệp tiếp tục phát hành thêm rất nhiều đợt trái phiếu mới trong các tháng cuối năm 2009 Ví dụ: 9/2009, CTCP FPT phát hành 1000 tỷ trái phiếu kèm chứng quyền15; 17/11/2009 Vincom phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi 16…

2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam

a Niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế

Các công ty cổ phần Việt Nam, đặc biệt là những công ty lớn đang có xu huớng niêm yết trên thị truờng quốc tế, đặc biệt là của Mỹ để tiếp cận nguồn vốn của thị trường rộng lớn này Sau cuộc khủng hoảng kinh tế, các nhà đầu tư nhỏ trên sàn chứng khoán Mỹ (quy mô vốn khoảng 35.000 tỉ USD) đã hướng mối quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam nằm trong số này Một trong những khó khăn cho các công ty Việt Nam đó là việc đáp ứng các yêu cầu về kiểm toán, và làm thế nào để duy trì cũng như thu hút vốn trong thời gian sau khi đã niêm yết Chính

vì thế việc niêm yết truyền thống (PublicLaunch) gặp phải nhiều khó khăn và rủi ro Các công ty Việt Nam đang hướng tới một cách niêm yết mới, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: Sáp nhập ưu thế hay còn được gọi “niêm yết cửa sau” hay “mượn vỏ niêm yết” Nếu làm theo cách này, doanh nghiệp sẽ không gặp rủi ro gì đáng kể mà chỉ tốn chi phí thực hiện việc mua lại doanh nghiệp “vỏ” Bởi lẽ, niêm yết cửa sau (backdoor listing), hay sáp nhập ngược, thực chất là việc doanh nghiệp Việt Nam mua lại một doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Thời gian đầu,

14 ThS Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”(25/09/2009) www.stox.vn

15 “Thông báo về việc phát hành trái phiếu công ty cổ phần FPT” (18/09/2009) www.fpt.com.vn

16

“Công ty cổ phần Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế” (19/11/2009) www.vincom.com

Trang 35

http://svnckh.com.vn 35

doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ đứng tên doanh nghiệp Mỹ Sau khi hoàn tất thủ tục thì sẽ đổi thành tên của mình Chi phí mua lại doanh nghiệp “vỏ” cũng không cố định vì còn tùy thuộc vào nhu cầu của các công ty Việt Nam Tuy nhiên, mức tối thiểu khoảng 300.000 USD

b Phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế

Từ 2007 trở lại đây, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các công ty trong ngành Tài chính ưa chuộng việc phát hành trái phiếu chuyển đổi do những đặc tính linh hoạt của công cụ này mang lại, giúp tránh được những rủi ro về tính thanh khoản hay những biến động nhất định từ phía thị trường (Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Sài Gòn thu về 2400 tỷ đồng sau hai lần phát hành, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội thu về 1000 tỷ đồng, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu thu

về 3000 tỷ đồng sau lần phát hành đầu tiên…)17 Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng tiết kiệm được chi phí do lãi phải trả của trái phiếu này thấp hơn trái phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi Và nếu công ty tăng vốn bằng vay nợ và sau này huy động vốn cổ phần để trả nợ thì sẽ chịu 2 lần chi phí phát hành so với việc phát hành một lần trái phiếu chuyển đổi

Cũng từ năm 2007, Chính phủ cho phép Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, tiếp cận với nguồn vốn lớn Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế bị hoãn lại Sang đầu năm 2009, Chính phủ lại cho phép tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế 18/11/ 2009, Vincom đã là công ty Việt nam đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế với trị giá 100 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, niêm yết trên sàn giao dịch Singapore

Những xu hướng mới trong cả hoạt động phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã

và sẽ đem lại những bước tiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng như những cơ hội huy động vốn cho các công ty cổ phần Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh

đó vẫn còn những trở ngại và rủi ro tiềm tàng mà chúng ta cần tìm hiểu và phân tích

kỹ lưỡng

17 Kevin Hamlin “Phân tích tình hình phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh Việt Nam” ( dịch), Tạp chí Institutional Investor số tháng 9/2006

Trang 36

http://svnckh.com.vn 36

2.2 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty cổ phần Vincom

Với gần 8 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Vincom đã được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) tại Việt Nam Thương hiệu Vincom đã trở thành một thương hiệu uy tín, đẳng cấp và tin cậy

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM

Tên tiếng Anh: VINCOM JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: VINCOM JSC

Trụ sở chính: 191 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận

Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (04) 974 9999 Fax: (04) 974 8888

Website: www.vincom.com.vn

Giấy CNĐKKD: Số 0103001016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố

Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 03/05/2002, đăng ký bổ sung lần thứ 17, ngày 02/20/2009

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Vincom (tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng

hợp Việt Nam) Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được tóm tắt như sau:

- Ngày 03/05/2002, Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam chính

thức hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm tăng lên

251 tỷ để đầu tư xây dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại

191 Bà Triệu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội (toà nhà Vincom City Towers) Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại và cung cấp các sản phẩm dịch vụ, giải trí

- Trong quá trình hoạt động với nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, sau khi xem xét, đánh giá định hướng phát triển của Công ty, tháng 12/2006 Công ty

chính thức tăng vốn điều lệ lên mức 313,5 tỷ đồng

Trang 37

http://svnckh.com.vn 37

- Công ty đã thực hiện thành công đợt chào bán cổ phần ra công chúng vào

tháng 07/2007 và đã tăng Vốn Điều lệ lên 800 tỷ đồng theo Giấy phép số

85/UBCKCNCB do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 09/04/2007

Hiện nay, Tổng Vốn Điều lệ của Công ty là 800 tỷ đồng

- Công ty đã được cấp phép niêm yết theo Quyết định số 106/QĐ-SGDHCM

do Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày

07 tháng 09 năm 2007 và 80.000.000 cổ phần của Công ty đã chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh vào ngày 19/9/2007

- Công ty đã phát hành thành công 1.000 tỷ Trái phiếu doanh nghiệp vào tháng 10/2007 theo hình thức phát hành riêng lẻ để huy động vốn đầu tư vào Dự án Cụm Công trình Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn – Văn phòng - Căn

hộ cao cấp và Bãi đậu xe ngầm Vincom tại 68-70 Lê Thánh Tôn, phần ngầm Vườn hoa Chi Lăng và TTTM Eden, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

- Ngày 09/04/2008, Công ty chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tăng vốn điều lệ lên 1.199.831.560.000 VND, hoàn thành việc chào bán

40 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, ngày 02/10/2009, công ty đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 17, hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1.996.272.380.000 VND bằng việc chào bán gần 80 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Trải qua 08 năm phát triển, ngày nay, với thương hiệu Vincom, Công ty đã tạo được một vị thế vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ Từ năm 2010 trở đi, Công ty tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cung cấp dịch vụ đồng thời đẩy mạnh đầu tư mở rộng và đưa vào hoạt động những dự án mới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công ty

2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom

Trang 38

http://svnckh.com.vn 38

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom

Hành chính Nhân sự

Pháp chế

Nghiên cứu Phát triển

Quan hệ cổ đông

Phó giám đốc chi nhánh

Phòng hành chính

Phòng kế toán

Kinh doanh

Tài chính

kế toán

Marketing Truyền thông

Ban quản lý toà nhà Vincom 1

Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc

Ban Kiểm Soát

Trang 39

http://svnckh.com.vn 39

(Nguồn: Bản cáo bạch phát hành trái phiếu 2009)

Đại hội đồng Cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ

quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo

Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty

Hội đồng Quản trị : Hoạt động kinh doanh và đối ngoại của Công ty phải

được quản lý hoặc chịu sự điều hành của HĐQT HĐQT là cơ quan quyền lực đại diện cho Công ty trong mọi việc, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý của Tổng Giám đốc

và các Cán bộ Quản lý khác

Ban kiểm soát: có từ ba thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 5 năm

Ban Kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ

đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình

Ban Tổng Giám đốc: do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, bao gồm 01 Tổng giám

đốc và 03 Phó Tổng giám đốc Hỗ trợ cho ban giám đốc trong việc quản lý điều

hành là các phòng ban như đã thấy trên sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty phía trên

2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom

Vincom là một công ty chuyên về Bất động sản, sở hữu các toà nhà và phát triển các dự án, một mặt luôn luôn cung cấp cho cổ đông nguồn thu ổn định hàng năm, một mặt tạo ra giá trị thông qua việc đầu tư các dự án mới

Các loại hình kinh doanh chính do công ty cung cấp bao gồm:

- Kinh doanh bất động sản; dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình;

- Kinh doanh khách sạn; dịch vụ vui chơi, giải trí: bi-a, trò chơi điện tử, trò chơi dưới nước, trò chơi trên cạn, bơi lội; dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ (không bao gồm xăm mắt

và các công việc gây chảy máu); dịch vụ ăn uống, giải khát;

Trang 40

http://svnckh.com.vn 40

- Xây dựng dân dụng và công nghiệp;

- Cho thuê nhà có trang thiết bị kỹ thuật đặc biệt (phòng hòa nhạc, nhà hát, hội trường, phòng cưới, trường quay, rạp chiếu phim);

- Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân golf;

- Xây dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu du lịch sinh thái;

- Dịch vụ môi giới BĐS, định giá BĐS, sàn giao dịch BĐS, tư vấn BĐS, đấu giá BĐS, quảng cáo BĐS, quản lý BĐS

2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty

Tính đến 25/02/2010, cơ cấu cổ đông của công ty như sau:

(Nguồn: Báo cáo niêm yết trên sàn HOSE tháng 2/2010 của Vincom)

2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty Vincom

2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom

Cho đến thời điểm này, Vincom đã có ba đợt phát hành cổ phiếu:

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần
Nhà XB: NXB Lao động
2. TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
8. Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) - www.sggp.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”
9. Nguyễn Tuyết Mai (dịch từ Business week), “Huy động vốn một cách thông minh” (13/12/2007) http://bwportal.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn một cách thông minh”
10. Minh Giác, “Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế: đắt hàng do lãi suất”, (25/01/2010), http://cafef.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế: đắt hàng do lãi suất
11. ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam
13. “Phong trào phát hành trái phiếu chuyển đổi” (22/6/2010), http://vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phong trào phát hành trái phiếu chuyển đổi”
5. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động Khác
7. Niên giám thống kê 2007-2008-2009, NXB Tổng cục thống kê Việt Nam Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom (Trang 38)
Bảng 2.2 : Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trước khi phát  hành IPO - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.2 Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trước khi phát hành IPO (Trang 41)
Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trước  khi phát hành IPO - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.3 Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trước khi phát hành IPO (Trang 42)
Bảng 2.4 : Chỉ tiêu đầu tƣ và doanh thu của Vincom trong quý II và III - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.4 Chỉ tiêu đầu tƣ và doanh thu của Vincom trong quý II và III (Trang 43)
Hình 2.1: Biểu đồ thống kê giá cổ phiếu VIC sau khi bản báo cáo tài chính  III/2007 đƣợc đƣa ra - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Hình 2.1 Biểu đồ thống kê giá cổ phiếu VIC sau khi bản báo cáo tài chính III/2007 đƣợc đƣa ra (Trang 44)
Bảng 2.5: Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.5 Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom (Trang 46)
Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.6 Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom (Trang 49)
Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.7 Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom (Trang 50)
Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.8 Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom (Trang 51)
Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của  Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 2.9 Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của Vincom (Trang 52)
Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 3.1 Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom (Trang 54)
Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 (Trang 55)
Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 3.3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 (Trang 58)
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom (Trang 60)
Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom - Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf
Bảng 3.5 Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w