Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf (Trang 78)

nhất.

4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu tiêu

Đi vi c phiếu, các nhà quản trị công ty cổ phần phải tính toán huy động vốn cách nào để vốn gọi được nhiều nhưng chỉ chia quyền quản trị ít. Cổ

đông có ba quyền là quản trị công ty, chia lợi nhuận và sau này được chia tài sản còn lại. Bỏ tiền ra, chấp nhận lời ăn lỗ chịu, cổ đông thường muốn được quản trị công ty. Trái lại người lập ra công ty lại không muốn quyền quản trị của mình bị chia xẻ cho nhiều người.

Để thực hiện được mục tiêu huy động với chi phí và lợi ích bị mất thấp nhất, khi phát hành cổ phiếu mới, các công ty cổ phần ngoài việc phát hành những cổ phiếu thông thường nên chú ý tới 3 cách “ dụ dỗ” cổ đông hiện có hay các nhân viên cấp cao của mình như sau:

Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu lựa chọn (stock option) cho nhân viên. Khi cầm nó nhân viên được quyền mua hay bán một số chứng khoán của công ty

http://svnckh.com.vn 79 theo một giá đã định trước khi hết hạn vào một ngày nào đó. Cổ phiếu lựa chọn có thể là một Call option cho họ quyền mua hay một Put option cho họ quyền bán. Với giá đã định, người nắm Call option có lợi khi giá chứng khoán của công ty tăng trên thị trường chứng khoán vào lúc đến hạn mua, thì được mua với giá cũ. Nếu giá chứng khoán xuống thì người có Put option có lợi vì được bán cho công ty với giá đã định cao hơn giá hiện thời. Phần thưởng cho họ nằm ở sự chênh lệch giá.

Cách thứ hai là ấn định quyền (rights) cho người nắm cổ phiếu thông

thường. Có rights họ được quyền mua một số cổ phiếu thông thường mới phát hành với một giá đã ấn định, nếu mua trước một ngày nào đó thường là một năm. Đến ngày hết hạn mà giá chứng khoán của công ty lên thì họ có lời vì được mua với giá cũ.

Cách thứ ba là Cổ phiếu bảo đảm (stock warrant) dành cho những ai có cổ phần ưu đãi hay có trái phiếu. Ai có nó sẽ được mua chứng khoán của công ty với giá đã định trước một ngày hết hạn nào đó. Khi ấy nếu giá lên thì họ có lời.

Đi vi trái phiếu, các công ty cổ phần Việt Nam ít dùng đến hình thức này để huy động vốn ngoại trừ những công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vì mệnh giá trái phiếu thường lớn trong khi những người hoạt động chủ yếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại chủ yếu là những nhà đầu tư

nhỏ lẻ. Tuy nhiên đây là một kênh huy động vốn dài hạn rất hiệu quả, tốn ít chi phí hơn là việc vay vốn ngân hàng và không bị chia quyền quản trị công ty như

cổ phiếu.

Để tăng sức cuốn hút cho loại hình này, nhiều công ty đã nghĩ tới việc gắn trái phiếu với hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt là những doanh nghiệp bất động sản. Ví dụ như: trái phiếu doanh nghiệp liên quan tới bất động sản (còn gọi là trái phiếu bất động sản) tức là trái phiếu có gắn quyền mua bất động sản. Mới đây nhất, năm 2008 công ty Sacomreal đã thử nghiệm phát hành rất thành công

http://svnckh.com.vn 80 loại trái phiếu này. Sự kiện này đã mở ra nhiều hướng đi mới cho nhiều công ty cổ phần Việt Nam trong việc tiếp cận loại hình huy động vốn triển vọng này.

4.4 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng

Việc phát triển của các công ty trong nước là yếu tố quan trọng để củng cố nền kinh tế nước nhà, vì vậy, nhà nước và các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ các công ty trong nước tìm kiếm được nguồn vốn tài trợ cho những hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động huy động vốn của các công ty cổ phần.

- Nhà nước cần thực hiện nhiều biện pháp hơn để “Tái cấu trúc thị trƣờng

tài chính”, xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường

vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững

- Thị trường chứng khoán cần phải được phát triển lành mạnh, có sự quản lý và giám sát tốt. Để dần dần, tạo ra tâm lý và hành vi đầu cơ đúng đắn chứ không để người ta biến đó thành chỗ lướt sóng. Ở đó là nơi để các nhà đầu tư có tổ chức hoạt động, chứ không phải “toàn dân chơi chứng khoán” như bây giờ.

- Thêm vào đó, nhà nước phải tạo ra môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định từ chính sách phát triển, chính sách tài chính, tiền tệ, ổn định giá cả…thì mới thu hút được các nhà đầu tư lâu dài. Còn nếu môi trường kinh tế chưa ổn định thì ngay cả gửi tiền ngân hàng, người dân vẫn không dám gửi dài.

- Ngoài ra, một điều không thể không nhắc đến là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tới thời điểm này đang bị “hụt hơi”, khi khá nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn trở thành doanh nghiệp đại chúng. Sở dĩ như vậy là bởi họ quá coi trọng và so bì về giá như thời điểm hoàng kim 2006 - 2007, trong khi nếu tồn tại theo mô hình cũ, vừa được hưởng “bầu sữa mẹ” từ nhà nước, vừa không “bị” minh bạch.

- Xây dựng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phù hợp với chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020, phân định rõ vai trò của

http://svnckh.com.vn 81 các thành viên tham gia thị trường trong việc thực hiện chiến lược, chú trọng nâng cao tính chủ động của các công ty cổ phần trong việc phát hành chứng khoán phục vụ cho mục tiêu phát triển .

- Tập trung xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho thị trường chứng

khoán: Pháp luật mỗi nước đều có những điều chỉnh rất đa dạng và phong phú đối với hoạt đông huy động vốn, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cũng như những đặc điểm của thị trường mà pháp luật kinh doanh có những quy định khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật Việt Nam đối với các hoạt động trên thị trường tài chính còn ít, sơ sài và chưa được phổ biến rộng rãi. Đứng trước thềm mở cửa thị trường hoàn toàn, việc đầu tư một hệ thống luật pháp chặt chẽ, công bằng là điều rất cần thiết nhằm tạo cảm giác an toàn cho các công ty cổ phần và cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Huy động vốn trên thị trường tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên các nhà hoạch định luật và chính sách có thể nghiên cứư luật và những kinh nghiệm từ các nước đã phát triển. Ví dụ như: trong luật của Pháp và một số nước Latinh, việc gọi vốn của công ty được quy định ngay từ khi nó được thành lập. Pháp luật đề ra loại trách nhiệm hữu hạn nếu gọi vốn riêng tư và cổ phần nếu gọi vốn công chúng. Ranh giới gọi vốn đã được định. Muốn thay đổi phương thức huy động vốn phải đổi hình thức công ty. Luật kinh doanh của Mỹ thì làm khác. Mỹ không định loại hình công ty lúc đầu mà để cho công ty trong quá trình hoạt động sẽ chọn cách gọi vốn. Và từ cách gọi vốn đó công ty có một loại hình. Nếu chọn cách gọi vốn riêng tư thì công ty không phải đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán và công ty sẽ là loại “Closely held corporation”. Nếu gọi vốn của công chúng thì phải đăng ký và lúc đó nó là một “Public corporation” đại chúng. Nói chung, các công ty ở Mỹ được chủ động về vốn, không ai quản lý vốn của họ. Luật pháp kinh doanh của Mỹ coi số vốn đã đăng ký là tài sản để trả nợ khi công ty phá sản. Vốn phải phục vụ kinh doanh, nên trong hạn mức vốn đã đăng ký với chính quyền, công ty có quyền tăng hay giảm một cách linh hoạt số vốn ấy; có sao thì trả lời với chủ nợ sau này. Để có vốn dài hạn lúc đầu, hay tăng vốn sau này; công ty bán các loại cổ phiếu thường và ưu đãi. Nếu những thứ này

http://svnckh.com.vn 82 chỉ bán cho một nhóm nhỏ, gồm những người thân quen, thì họ không phải đăng ký ở Sở giao dịch chứng khoán. Nếu bán cho công chúng thì phải đăng ký. Trong những lần tăng vốn sau, công ty có thể ấn định các loại warrants, options và rights, và những thứ này cũng được bán ra thị trường. Dù bán cho công chúng hay bán trong chỗ riêng tư, thì công ty vẫn phải làm ăn lời lãi, nếu không thì chẳng có tiền chia lời hay trả lãi cho cổ đông. Với những quy định về huy động vốn như vậy, các công ty sẽ luôn hoạt động rất nhộn nhịp kể cả trong những thời điểm giá chứng khoán tụt dốc. Đồng thời với đó, các công ty thường xuyên có được những nguồn vốn cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh của mình trên thương trường.

- Ban hành các quy định, cơ chế cụ thể cho phép hình thành tổ chức định mức tín nhiệm, đảm bảo tính độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động. Cần học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp trên thế giới. Công ty định mức tín nhiệm (CRA)

rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường vốn của mọi nền kinh tế. Công ty định mức tín nhiệm là loại hình phù hợp nhất cho thị trường vốn Việt Nam và cũng phù hợp nhất với các nước phát triển. Đối tượng đánh giá của công ty định mức là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Các chủ thể tham gia thị trường khó có thể nhận ra rủi ro lãi suất tiềm tàng (tức là giá) của một trái phiếu nếu không có hoạt động định mức tín nhiệm. Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư muốn mua phải làm các bước như: tự phân tích chi phí đầu tư trái phiếu một cách tốn kém; mua trái phiếu không định hướng; và cuối cùng có thể là không mua. Với sự ra đời của công ty định mức tín nhiệm, nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu có thể thông qua đánh giá của công ty này để chọn được doanh nghiệp vừa có khả năng mang lại lợi nhuận cao vừa đảm bảo tính an toàn.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát thị trường chứng khoán trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc quản lý trên cơ

http://svnckh.com.vn 83 sở đánh giá rủi ro (risk-based), đồng thời sử dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như một công cụ giám sát thị trường hữu hiệu. Song song với hệ thống quản lý giám sát phải có chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những thành viên không tuân thủ quy tắc thị trường.

- Ngoài việc xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, cần thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm tăng thanh khoản cho thị trƣờng nhƣ: Cơ cấu lại danh

mục trái phiếu bằng cách mua lại các lô trái phiếu đã phát hành lẻ tẻ để phát hành trái phiếu mới với quy mô lớn, đạt chuẩn về mã trái phiếu, lãi suất, kỳ hạn…. tạo cơ sở hình thành đường cong lãi suất chuẩn, sử dụng linh hoạt các công cụ như: Chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, cầm cố trái phiếu Chính phủ; từng bước phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh nhằm tăng thanh khoản cho thị trường thứ cấp.

http://svnckh.com.vn 84

KẾT LUẬN

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế thị trường hiện đại là một tất yếu khách quan do nhu cầu của thị trường rất đa dạng và phong phú mà các hình thức công ty nhà nước hay tư nhân không thể đáp ứng được hết. Hơn nữa các doanh nghiệp cổ phần với đặc tính nhạy cảm, thích ứng nhanh, dễ dàng xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường có vai trò đáng kể trong việc làm nền kinh tế năng động hơn, thu hút vốn và tạo thêm nhiều việc làm.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó thiếu vốn là vấn đề khó khăn nhất. Tuy tỷ trọng cho doanh nghiệp cổ phần vay vốn tín dụng ngân hàng tăng lên đáng kể trong những năm qua nhưng việc thiếu vốn kinh doanh vẫn xảy ra trầm trọng. Phần vốn này phải được trang trải bằng vốn tự có và những hình thức huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên những hình thức và xu hướng mới này vẫn chưa được xem xét và đánh giá một cách đầy đủ. Vì vậy đề tài này đã đưa ra những cái nhìn chung và đi sâu vào phân tích cũng như đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu cho các công ty cổ phần.

http://svnckh.com.vn 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động.

2. TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê

4. Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng - Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu để huy động vốn”

, ĐHNT, 2005.

5. Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động.

6. Luật Chứng khoán 2006, NXB Lao Động.

7. Niên giám thống kê 2007-2008-2009, NXB Tổng cục thống kê Việt Nam.

8. Hàm Yên, “Ngân hàng Nhà nước can thiệp mạnh để bình ổn thị trường”, Sài Gòn online (25/11/2009) - www.sggp.org.vn

9. Nguyễn Tuyết Mai (dịch từ Business week), “Huy động vốn một cách thông minh” (13/12/2007) http://bwportal.com.

10. Minh Giác, “Việt Nam phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế: đắt hàng do lãi suất”, (25/01/2010), http://cafef.vn

11.ThS. Bùi Thu Thủy “Tiềm năng thị trường trái phiếu Việt Nam”

(25/09/2009) www.stox.vn

12.“Công ty cổ phần Vincom phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế”

(19/11/2009) www.vincom.com

13.“Phong trào phát hành trái phiếu chuyển đổi” (22/6/2010),

http://svnckh.com.vn 86

14.Kevin Hamlin “Phân tích tình hình phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh Việt Nam” ( dịch), tạp chí Institutional Investor số tháng 9/2006 .

15.“Báo cáo tài chính công ty Vincom 2006 – 2007 – 2008 – 2009”,

www.vincom.com

16.“ Bản cáo bạch niêm yết lần đầu của Vincom 2007”, www.vincom.com

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom.pdf (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)